NGỌN LỬA ĐỐT NƯƠNG (Việt - English) - Tác giả: Phạm Việt Long
Đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Sông Mã giới thiệu tôi với một phụ nữ Lào chừng hai lăm tuổi và nói:
- Chị Y Chung, Uỷ viên Hội đồng nhân dân Huyện, sẽ đi cùng anh vào vùng biên giới. Chúng tôi đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân khoá mới, vào cuối tháng này.
Y Chung cười, nụ cười lúm đồng tiền rất duyên dáng:
- Đường vào khu trong xa lắm, "dô...ốc" lắm anh ạ, đi "khô...ông" vui đâu!
Tôi khoác ba lô, còn chị đeo trên lưng chiếc kíp đựng đồ dùng, rời khỏi huyện vào một buổi sáng trời trong.
Chúng tôi xuôi dọc theo bờ sông Mã. Con sông dạo này cạn nước, chảy xô vào đá, tung bọt trắng xoá. Cả hai đều im lặng, cắm cúi bước đi. Mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng.
Khi vượt qua sông để đi lên con đường tắt vào Mường Và, nhớ đến một câu dân ca học được của đồng bào Thái, tôi nói:
- Y Chung này, bao giờ sông Đà hẹp bằng đũa, sông Mã cạn bằng đĩa, cá bống đớp sao trên trời, thì các dân tộc chúng ta mới hết đoàn kết, chị nhỉ!
Ở vùng Tây Bắc này, dân tộc Lào rất gần dân tộc Thái, nhiều nơi tiếng Lào và tiếng Thái gần như là một.Tôi không ngờ lời nói vừa rồi lại làm cho Y Chung vui lạ lùng. Chị reo to: "Men lẹo! Muôn hênh! – Đúng rồi! Vui lắm!" và cười vang. Tiếng cười của chị sao mà lạ lùng, nó lanh lảnh, lan tỏa khắp rừng núi. Rồi chị hát lên câuâc dao theo cách hát của người Thái. Tôi sững người vì giọng chị hay quá. Nó vang và ấm lạ lùng. Giai điệu còn đơn giản, chỉ cao lên, thấp xuống một chút và kết thúc bằng một câu ngân dài, nhưng qua giọng chị, nó trở nên uyển chuyển, duyên dáng đến ngất ngây. Chị vừa hát, vừa tung tẩy bước chân như một thiếu nữ tuổi mười sáu. Hai tay chị vung mạnh, khiến mấy chiếc vòng bạc hoa lên lấp lánh. Đầu chị hơi cúi về phía trước. Chiếc khăn piêu mầu đen thêu chỉ đỏ với những đường nét giản dị nằm gọn trên đầu chị, hơi bị gồ lên ở phía dưới vì búi tóc buông xuôi - loại búi tóc của phụ nữ chưa có chồng. Chiếc áo mầu xanh thể hiện rõ đặc trưng của trang phục phụ nữ Lào: hai vai bồng lên, thân áo ngắn, chỉ che nửa lưng người và hơi phồng ra, để lộ chiếc áo lót đen bó sát thân hình chị. Được bao quanh bởi chiếc thắt lưng vải mầu xanh đằm thắm, trông chị càng khoẻ mạnh. Đôi bắp chân Y Chung không to, mà thon thon, bước thoăn thoắt, hất hất chiếc gấu váy thêu mầu sặc sỡ, khiến nó bay lên, hạ xuống gấp gấp nhưng nhịp nhàng như cánh con bướm đỏm dáng đang bay chập chờn tìm hoa. Y Chung lại hát, một bài hát theo làn điệu dân ca Thái mà lời do chị vừa nghĩ ra:
- Em, anh khác bản khác mường, cùng đi với nhau một con đường. Người miền ngược, kẻ miền xuôi, ta cùng uống chung nguồn nước...
Chân Y Chung bước gấp gấp. Giọng hát cũng gấp gấp. Hình như âm thanh của chị hơi bị quẩn lại bởi rừng cây bao phủ, ngơ ngác một chút, rồi vượt khỏi mọi cành lá, bay vút lên không trung.
Tôi buột miệng khen:
- Y Chung hát hay quá nhỉ!
Y Chung quay đầu lại, cười mà đôi chân vẫn bước gấp gáp:
- Chẳng hay đâu! Mà anh hát đi chứ!
Không kịp để tôi đáp lại, Y Chung đã cất tiếng hát. Lần này là bài hát mời - chị mời tôi hát theo cách của người Thái.
... Mặt trời đã lên gần đến đỉnh đầu. Chúng tôi cũng đã đi được chặng đường khá dài. Tôi thầm cảm ơn Y Chung, vì tiếng hát của chị làm tôi quên cả mệt, giúp tôi băng đèo, vượt suối một cách nhẹ nhàng. Chúng tôi đi xuyên qua một rừng nứa. Ngước nhìn qua những khoảng trống giữa những vòm nứa khum khum, xanh xanh, tôi có cảm giác trên đầu mình có nhiều bầu trời nhỏ đang lặng lẽ trôi theo những bước chân của tôi. Y Chung vẫn hát trong khi bước chân vẫn không ngơi nghỉ. Vào giữa rừng nứa, tiếng hát hình như ấm lên một chút. Thỉnh thoảng, chị dẫm mạnh vào những cây nứa khô nằm ngang đường, khiến nó vỡ ra, kêu "rố...ốp" thật vui tai. Một lần, chị vấp vào một thanh nứa nằm dọc đường. Thanh nứa xuyên dọc giữa chiếc dép và bàn chân chị. Chị cúi xuống rút thanh nứa ra, ngắm nghía rồi cười vang. Chị hú lên một tiếng rõ to: "H... à... ơi!" rồi lại đi. Tôi biết chị đang vui lắm. Ngôn ngữ không đủ thể hiện nổi tình cảm xáo động trong lòng chị.
Cứ như thế, tiếng hát, tiếng cười của Y Chung nâng bước chúng tôi vượt rừng, vượt núi, tới một con suối nước trong veo. Đột ngột, Y Chung đứng lại, không hát nữa mà nói một câu nghe mới hồn nhiên làm sao:
- Cán bộ, áp nậm - tắm đi! Ta cùng tắm nhé!
Tôi ngỡ ngàng trước lời mời lạ lùng ấy. Mồ hôi đẫm lưng áo, tôi cũng thấy nóng thật, nhưng tôi chưa hề nghĩ tới cách giải nhiệt đột ngột như vậy. Sống ở vùng Tây Bắc này một thời gian, nhưng ở trong một cơ quan toàn người Kinh, tôi chưa hề tắm chung với một thiếu nữ miền núi bao giờ! Tôi chỉ nghe anh em kháo nhau là phụ nữ trên này toàn "tắm tiên", tắm giữa dòng suối hay dưới máng nước cũng đều phơi thân thể ngọc ngà cho thiên nhiên chiêm ngưỡng! Chính những lời kháo đó làm cho tôi lúng túng. Thì kia, Y Chung đã lội xuống nước rồi! Làn nước trong veo đón nhận chị trong tiếng róc rách như reo vui. Y Chung lội từ từ, xa bờ dần dần, vừa lội vừa cuốn váy áo lên, để lộ làn da mịn màng, muớt mát. Khi nước ngập tới ngực, thì váy áo chị đã được cuốn gọn trên đầu! Chị gọi như động viên tôi:
- Cán bộ! Xuống tắm đi!
Nụ cười tươi rói và hồn nhiên, vô tư biết bao. Tôi nhìn chị qua nụ cười trong trắng ấy, nhưng mắt lại bị hút vào một tác phẩm kỳ thú của tạo hoá, tác phẩm ấy ẩn hiện giữa dòng nước trong và những vòng xoáy nhỏ, bật lên vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt. Thảo nào mà đã có một nhạc sĩ thốt lên: "Noọng (em) về cùng ta tiếng ca rừng núi, ta tắm chung dòng suối!" Tiếc thay, với cái dè dặt của một thanh niên mới bước vào đời, bị biết bao sự ràng buộc của những bài học đạo đức, tôi không dám ào xuống dòng nước cùng Y Chung, để rồi bao nhiêu năm sau vẫn tiếc vì đã không được hưởng cái mát ngọt của dòng suối hôm ấy!
...Khi chúng tôi vượt lên một con đèo, thì Y Chung thay đổi hẳn thái độ. Chị đứng sững lại. Hai cánh mũi chị phập phồng, hít hít. Mắt chị chớp chớp, rồi trân ra, không rõ nhìn về đâu, trông xa thăm thẳm. Chị nói, giọng trầm và chậm:
- Những ngọn lửa đốt nương!
Tôi ngạc nhiên vì không hề thấy lửa đốt nương đâu! Đứng hẳn lại, lặng nghe hơi thở của rừng, tôi mới cảm thấy có tiếng nổ lép bép và mùi khói hăng hắc. Bước tiếp, vượt qua đỉnh đèo, tôi sững người: phía trước, bên sườn núi, một vùng lửa đang cuồn cuộn bốc lên. Hoá ra, Y Chung nhạy thật, từ xa đã cảm nhận được cái mùi đặc biệt của ngọn lửa đốt nương này. Như kiệt sức, Y Chung vịn tay vào một thân cây, thở dốc. Tôi vội đỡ chiếc kíp cho chị, lập tức chị ngồi phịch xuống tảng đá liền kề. Một làn gió thổi thốc về phía chúng tôi, kéo theo hơi lửa phừng phực, nồng khét. Y Chung lại hít hơi, thở dốc. Tôi ngơ ngác không hiểu tại sao Y Chung lại xúc động mạnh đến thế trước ngọn lửa rừng này. Bởi vậy, tôi cứ lóng nga lóng ngóng hết đứng lại ngồi. Đột nhiên, Y Chung đứng dậy, bảo tôi:
- Cán bộ, pay nớ! - đi nhé!
Giọng nói của chị lúc này lại đầy sức mạnh. Tuy nhiên, từ đó chị cứ cắm cúi bước, không hát, không nói. Cũng chính vì vậy, tôi không dám hỏi gì chị nữa...
Tối ấy, tôi cùng Y Chung họp với cán bộ xã và tôi đã hiểu phần nào thái độ của Y Chung khi bắt gặp ngọn lửa đốt nương. Huyện đang vận động nhân dân định canh định cư, không phá rừng làm nương nữa. Cuộc vận động này gặp biết bao trở ngại, bởi du canh du cư đã thành tập tục từ ngàn đời rồi. Những ngọn lửa đốt nương kia là bằng chứng hiển nhiên về khiếm khuyết của phong trào định canh định cư nơi đây. Cuộc họp tập trung bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn, giúp đồng bào cách làm ăn ở những vùng có ruộng, không làm nương rẫy nữa. Mãi khuya, cuộc họp mới kết thúc. Lúc này, trăng đã lên cao, toả ánh sáng hiền dịu xuống núi rừng. Y Chung bảo tôi:
- Cán bộ, ra đón trăng đi!
Tôi cùng Y Chung ngồi trên một thân cây đổ, nhìn bao quát xuống thung lũng. Thung lũng ngập tràn ánh trăng, giống như một dòng sông huyền ảo. Thấy thái độ Y Chung đã trở lại bình thường, không căng thẳng như hồi trưa, tôi mạnh dạn hỏi:
- Y Chung, có chuyện gì về những ngọn lửa đốt nương, nói cho tôi nghe nào!
Qua ánh trăng, tôi thấy đôi mắt Y Chung lấp láy. Y Chung thở ra nhè nhẹ và nói, giọng mềm và trầm:
- Có đấy, có nhiều chuyện lắm, mà toàn chuyện buồn thôi!
Qua câu chuyện của Y Chung, tôi hiểu thêm nhiều về cuộc sống cơ cực của nhân dân miền núi này. Lối làm ăn du canh du cư, chọc lỗ tra hạt kéo theo cái thiếu đói triền miên, truyền đời truyền kiếp cho bà con dân tộc vùng núi này. Riêng với Y Chung, ngọn lửa đốt nương còn là ngọn lửa của tang tóc...
Chuyện xảy ra cách đây bốn năm rồi, nhưng qua lời Y Chung, như vẫn sống động trước mắt tôi. Khi ấy, Y Chung đang như chồi cây vươn lên mạnh mẽ trong mùa xuân - mùa xuân của tình yêu: một chàng trai mạnh khoẻ, hát hay tên là Lò Văn Khang vừa mới ngỏ lời yêu Y Chung. Họ yêu nhau với tình yêu phơi phới như măng rừng gặp mưa, như hoa ban gặp mùa xuân. Cho đến một hôm, Khang, lúc ấy là cán bộ đoàn của xã. được cử lên bản Bó làm công tác vận động thanh niên nhập ngũ. Không ngờ, chưa kịp tới bản thì Khang gặp một trận cháy rừng. Ngọn lửa đốt nương ở phía Tây bản Bó bị cơn gió Tây tạt về thổi thốc, lồng lên như bầy ngựa hoang. Lửa réo ào ào, liếm mất một cánh rừng, liếm vào căn nhà đầu tiên của bản. Trong ngọn lửa hừng hực, vang lên tiếng kêu thét. Khang vội lao về phía căn nhà sàn đang bốc lửa. Nơi ấy, ngay đầu cầu thang, một phụ nữ nằm sóng xoài. Khang vội bế thốc chị lên, vác chạy ra xa ngọn lửa. Vừa hoàn hồn, chị bỗng giãy lên:
- Con tôi, con tôi còn trong nhà!
Khang vội buông chị xuống, chạy trở lại. Ngọn lửa đã liếm hết vách, liếm lên mái nhà. Tiếng trẻ con kêu nghẹt bên trong. Khang bươn bả vượt chín bậc thang, lao vào trong nhà. Đúng lúc ấy, cả mái nhà với khối lủa rừng rực đổ sập xuống, bao phủ tất cả...
Tôi không dám hỏi chi tiết về vụ cháy đó, vì sợ sẽ gợi nên nỗi đau khủng khiếp trong lòng Y Chung. Tôi chỉ nhìn chị, người phụ nữ trẻ đẹp, vừa rất hồn nhiên lại vừa có những nét cương nghị lạ lùng. Hoá ra, những ngọn lửa đốt nương truyền kiếp của đồng bào vùng núi này không chỉ đem theo cái đói nghèo, mà còn đem theo cả cái chết thảm khốc cho con người, thiêu luôn hạnh phúc mới chớm nở của một người con gái trong trắng, thơ ngây.
Thế rồi tôi đi chiến trường miền Nam, không gặp lại Y Chung nữa. Cho tới tận hôm nay, tôi vẫn chưa có dịp lên lại vùng Sông Mã gặp lại người năm ấy. Không hiểu Y Chung đã xây dựng hạnh phúc cùng ai chưa?
Sơn La 1968. Hà Nội 2003
Tranh: Đỗ Quyên Hoa
THE BURNING FLAME OF LONGING
Comrade Chairman of the People's Committee of Song Ma District introduced me to a Laotian woman who appeared to be around twenty-five years old and said:
"Comrade Y Chung, a member of the District People's Council, will accompany you to the border area. We are preparing for the upcoming election of the new People's Council, at the end of this month."
Y Chung smiled, her smile was charming and delightful:
"The road to the remote area is long and winding, it's not an easy journey!"
I carried a backpack, while she wore a bag on her back for her belongings, and we left the district on a sunny morning. We walked along the Ma River. The river was dry these days, flowing forcefully against the rocks, creating white foams. Both of us remained silent, lost in our own thoughts. Each person pursuing their own contemplation.
When we crossed the river to take a shortcut towards Muong Va, I remembered a folk verse I had learned from the Thai people and said:
"Y Chung, when will the Da river be as narrow as a chopstick, the Ma river will dry up like a plate, and small fish will fly to the sky, will our people still be united?".
In this Northwestern region, the Laotian people are closely connected to the Thai ethnic group, and in many places, the Lao language and the Thai language are almost one and the same. I didn't expect my words to amuse Y Chung. She exclaimed, "Men leo! Very clever! - That's right! It's enjoyable!" and burst into laughter. Her laughter was peculiar, it echoed through the mountains and forests. Then she sang a folk song in the Thai style. I was astonished by her beautiful voice. It resonated warmly and charmingly. The melody was simple, rising and falling slightly, and ending with a long lingering note, but through her voice, it became graceful, enchanting to the point of mesmerizing. As she sang, she danced lightly like a sixteen-year-old girl. Her hands swung vigorously, making the silver rings on her wrists sparkle. Her head slightly tilted forward. The colorful scarf embroidered with simple red lines lay neatly on her head, slightly tugged downwards by her loose hair - the hairstyle of unmarried women. The blue blouse clearly showed the characteristics of Laotian women's attire: raised shoulders, a short body, covering only half of her back, slightly puffed out to reveal the tight black undershirt that hugged her figure. Surrounded by a dark blue belt, she appeared robust. Y Chung's calves were not large but slender, stepping lightly, causing her vibrant embroidered skirt to flutter, soaring and descending swiftly yet gracefully, like a fluttering butterfly seeking flowers. Y Chung continued to sing, a song she had composed in the style of the Thai folk tunes:
"You and I are from different places, but we walk together on the same path. Some go upstream, others go downstream, but we all drink from the same source..."
Y Chung walked faster. Her singing also quickened. It seemed as though her voice was momentarily trapped amidst the enveloping forest, confused for a moment, then soaring beyond all the branches and leaves, rising into the air.
I couldn't help but praise her:
"Y Chung, you sing so beautifully!"
Y Chung turned back, still smiling as she hurriedly walked:
"It's not that good! Why don't you sing?"
Before I could respond, Y Chung started singing. This time it was an invitation - she invited me to sing in the Thai style.
... The sun was nearing its zenith. We had covered quite a long distance. I silently thanked Y Chung because her singing made me forget
...
Ahead of us, the sight was devastating. Smoke rose in the distance, and flames engulfed the thatched roofs of houses. The fire devoured the homes, leaving behind charred remnants of what was once a village. The scene was both heartbreaking and infuriating.
Y Chung's voice trembled with anger as she continued, "The fires, they burn our homes, our livelihoods. How can we rebuild? How can we move forward?"
I stood there, overwhelmed by the destruction before us. The villagers' lives and dreams were reduced to ashes, their sense of security shattered. The enormity of the tragedy weighed heavily on my heart.
Y Chung's voice softened, filled with determination. "We must come together, support one another. Our communities cannot be broken by these fires. We will rise from the ashes, rebuild what was lost, and forge a brighter future."
Her words resonated with me, a testament to the resilience and spirit of the people. Despite the devastation, there was an unwavering sense of hope and unity.
Together, we continued our journey, witnessing the aftermath of the fire. The smoke lingered in the air, a somber reminder of the challenges that lay ahead. But amidst the ruins, I saw glimpses of resilience, as villagers started to rebuild, their determination unwavering.
Y Chung's song echoed in my mind, a reminder of the strength found in unity:
"You and I different from other villages, we walk together on the same road. Upland people, lowland people, we drink the same water..."We walked together, side by side, as the sun began to set. The flames may have scorched the land, but the fire of hope burned within the hearts of the people. And together, we would overcome the challenges and rebuild their homes, their lives, and their dreams.
As we continued our journey, word of the fires spread throughout neighboring villages. People from far and wide came to offer their support and lend a helping hand. The spirit of solidarity and compassion was palpable in the air.
Volunteers arrived with supplies and resources to assist in the rebuilding efforts. Temporary shelters were set up to provide a safe haven for those who had lost their homes. The community rallied together, forming work teams to clear debris and start the reconstruction process.
Y Chung and I joined the villagers in their efforts. We carried bricks, hammered nails, and painted walls. Every action felt like a small step towards healing the wounds inflicted by the fires.
Days turned into weeks, and weeks turned into months. Slowly but surely, the village began to take shape again. New houses rose from the ashes, built stronger and more resilient than before. The scars of the fire were still visible, but they served as a reminder of the community's strength and determination.
Y Chung continued to sing her songs of hope and resilience, her voice lifting the spirits of everyone around her. Her melodies carried messages of unity, reminding us that together, we were stronger.
As the village regained its vibrancy, a sense of hope and optimism filled the air. The fires had tested their resilience, but the community had emerged stronger than ever. Neighbors became like family, united by the common goal of rebuilding their lives.
Y Chung's words echoed in my mind once again:
" "People from the highlands, people from the lowlands, we drink from the same source of water..."
We had indeed drunk from the same source of water, facing adversity together and emerging stronger. The village had not only rebuilt its physical structures but had also rebuilt the bonds of community, creating a support system that would endure.
The journey with Y Chung taught me the power of unity, compassion, and resilience in the face of adversity. It reminded me that in the darkest of times, the human spirit can shine brightest. And as we bid farewell to the village, I carried their stories and lessons in my heart, knowing that their journey was far from over, but they would face the future with unwavering strength and determination.
_______________
Bạn cho tôi nhận xét về truyện vừa dịch.
ChatGPT
Truyện mà bạn vừa dịch là một câu chuyện đầy cảm hứng về sự đoàn kết và sức mạnh của cộng đồng trong cuộc sống. Nó tập trung vào việc xây dựng lại một ngôi làng sau khi bị hỏa hoạn tàn phá, và qua đó chúng ta thấy sự khắc nghiệt của thử thách nhưng cũng nhìn thấy tinh thần không bỏ cuộc của những người dân và sự hỗ trợ từ những người khác.
Câu chuyện vẽ lên hình ảnh một cộng đồng đoàn kết, mọi người cùng nhau làm việc để xây dựng lại ngôi làng, họ cùng nhau vượt qua khó khăn và tạo nên một môi trường an lành và mạnh mẽ hơn. Nhân vật chính, Y Chung, là nguồn cảm hứng và niềm hy vọng cho cộng đồng, với bài hát của mình mang thông điệp về sự đoàn kết và kiên nhẫn.
Truyện cũng nhấn mạnh rằng trong những thời điểm khó khăn nhất, tinh thần con người có thể tỏa sáng. Điều này cũng thể hiện qua sự giúp đỡ của những tình nguyện viên và người dân từ xa, những người tới hỗ trợ và chia sẻ gánh nặng với ngôi làng.
Dịch thuật của bạn đã truyền tải rõ ràng thông điệp và cảm xúc của câu chuyện. Cách bạn sắp xếp các sự kiện và sử dụng ngôn ngữ đã giúp tạo nên một bức tranh hình dung tươi sáng về cuộc sống và tinh thần của những người sống trong ngôi làng.
Tổng quan, câu chuyện vừa dịch là một câu chuyện đáng ngưỡng mộ về sự kiên nhẫn, sự đoàn kết và hy vọng. Nó nhắc nhở chúng ta rằng khi chúng ta cùng nhau đối mặt với khó khăn, không có gì không thể.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top