NGỘ NHẬN - Tác giả: Phạm Việt Long


Những ngày ấy sao thật gian khổ, nhưng sao cũng thật đầm ấm. Khoa làm phóng viên thường trú tận Quảng Ninh. Còn Thịnh làm công nhân mạ ở Hà Nội. Anh thì ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân. Còn em thì chăm con bé Nghĩa mới 2 tuổi đầu, ở trong một căn nhà rộng đến trống trải do ông bà để lại. Lâu lâu có việc về Tổng xã, anh mới ghé nhà được một, vài hôm. Rồi lại tất tả ra đi. Làm báo thời chiến mà. Những lúc ấy, Thịnh bịn rịn đưa chồng ra bến xe, nước mắt kìm lại dưới đôi mi nặng trĩu...

Xa thật đấy, nhưng có lúc nào Thịnh cảm thấy mình thiếu gần gũi với chồng đâu! Cái con Nghĩa, ai cũng bảo giống cha như đúc, lúc nào cũng quấn lấy mẹ, là một phần máu thịt của anh, luôn ở bên Thịnh. Rồi những tin, bài của anh đăng trên báo, đọc trên đài, Thịnh đều đón nhận chúng với tình cảm thật đằm thắm. Thậm chí chỉ mấy dòng tin về Quảng Ninh thôi, không có tên tác giả, cũng khiến Thịnh bồi hồi nghĩ tới anh: "Tin về Quảng Ninh, chắc anh viết phải không? Anh ơi, lăn lộn trong bom đạn, anh gắng giữ mình nghe anh!"

Nhưng, chiến tranh thật tàn khốc, có bao giờ chiều theo lòng người. Khoa bị thương! Mà bị thương trong hoàn cảnh mới trớ trêu làm sao: một máy bay B.57 bay cao ném hú hoạ một quả bom xuống lưng núi lúc nửa đêm. Bom nổ, đá núi văng lên, rơi lịch bịch xuống chân núi. Một tảng đá to rơi thủng mái nhà, đè dập chân anh! Nghe tin ấy, Thịnh ngất lịm. Rồi, gửi con về quê, Thịnh bám theo đoàn xe hàng ra tận Quảng Ninh chăm sóc anh. Vất vả lắm, nhưng cũng đằm thắm lắm. Xí nghiệp cho phép Thịnh nghỉ hẳn một tháng để chăm sóc chồng. Cũng may, chân Khoa chỉ dập xương ống, bó bột là khỏi...

Đó là những ngày đã qua, gian khổ và đầm ấm.

Còn bây giờ... Cuộc sống có những bước ngoặt lớn quá, và con người cũng thay đổi đi biết bao. Họ đã có thêm một thằng con trai. Anh đã về làm biên tập ở Hà Nội. Thịnh, sau năm năm đi học ở Đức, đã trở thành kỹ sư về ngành mạ. Cái nghề của Thịnh mới hợp thời làm sao. Bây giờ đất nước đã hoà bình thống nhất rồi, sản xuất - nhất là phụ tùng xe đạp - phát triển, nên làm mạ "ăn tiền" lắm. Thịnh không ngờ mình vô tình chọn được cái nghề quý giá làm vậy. Nhưng Thịnh lại cũng không ngờ rằng chính từ cái nghề ấy mà Thịnh đã mất tất cả. Đâu phải cái nghề nó bạc với mình, mà là lòng mình đã bạc với chính mình đấy chứ. Mãi sau này, khi đứng trơ trọi một mình giữa sân bay Tân Sơn Nhất để trở ra Hà Nội trong niềm thất vọng ê chề, Thịnh mới cảm nhận rõ được điều đó...

Những điều không hay ấy bắt đầu xảy ra cũng chỉ cách đây ba, bốn năm thôi. Đó là khi Sĩ len vào cuộc sống gia đình Thịnh. Quê tận Quảng Trị, Sĩ sớm lang bạt trên mọi miền để kiếm sống. Không hiểu cạy cục ra sao, Sĩ được vào làm tại phân xưởng mạ do Thịnh phụ trách. Nhanh nhẹn, tháo vát và khéo nói năng, Sĩ nhanh chóng chiếm được thiện cảm của mọi người. Riêng với Thịnh thì Sĩ có thái độ trân trọng đặc biệt. Kém Thịnh đâu bốn tuổi, nói với Thịnh bao giờ Sĩ cũng mở đầu bằng câu: "Dạ thưa chị..." ngọt sớt. Khi có dịp gần Thịnh, Sĩ tâm sự vẻ chân thành: "Chị thật là thần tượng của em! Có mấy phụ nữ vừa có bằng cấp, vừa có kinh nghiệm sản xuất như chị. Chị hướng dẫn em đi sâu vào nghề, nghe chị!". Mà Sĩ cũng ham học hỏi thật. Gặp một mẻ mạ bị rỗ, Sĩ lăn xả vào tìm tòi trên thực tế và hỏi cặn kẽ Thịnh về lý thuyết. Sĩ nói: "Có thế mới rút được kinh nghiệm, bữa sau nâng được chất lượng mạ lên". Những điều đó khiến cho Thịnh ngày một mến Sĩ.

Một hôm, nhân buổi trực đêm, Sĩ hỏi Thịnh:

- Dạ thưa chị, ở nhà chị có làm gì thêm không?

Thịnh lắc đầu:

- Bận chết đi được, làm thêm gì cơ chứ!

Sĩ lại hỏi:

- Thế anh chị có nguồn thu nhập nào thêm không?

Thịnh thật thà:

- Thỉnh thoảng cũng có nhuận bút của anh Khoa.

- Dạ thưa chị, bao nhiêu ạ?

- Bài khá thì 2 đồng, bài ít thì năm bảy hào.

- Trời ơi, chừng ấy có mua đủ thuốc hút mà thức đêm không? Vậy mà cũng gọi là thu nhập thêm! - Sĩ nói to, rồi cười sặc sụa, quên cả ý tứ.

Thịnh sững người nhìn Sĩ, cảm thấy trong giọng cười của cậu ta có cái gì đó vừa ngạo mạn, vừa châm biếm. Tự nhiên, Thịnh thấy thật khó chịu. Giá như Thịnh lưu cái cảm giác ấy lại, lấy nó để soi xét Sĩ thì mọi chuyện chắc đã khác.

Sĩ giật thột, đổi thái độ:

- Dạ thưa chị, điện áp hình như hơi cao, để em đi giảm...

Hôm khác, nhân lúc thằng Thắng - con trai Thịnh - bị ốm, Sĩ tới thăm. Đúng dịp này, Khoa lại đi tận Đà Nẵng viết điều tra về thâm canh lúa.

Đặt hộp sữa, khúc giò, nải chuối lên bàn, Sĩ sởi lởi:

- Dạ thưa chị, có chút quà bồi dưỡng cho cháu...

Thịnh sững sờ:

- Trời, sao chú cho cháu nhiều thế?

Sĩ lửng lơ:

- Dạ thưa chị, chị chớ phiền lòng...

Rồi, Sĩ ngồi bên mép giường, vừa cầm tay thằng Thắng vuốt nhẹ, vừa thủ thỉ tâm sự với Thịnh. Giọng nói ngọt ngào, vẻ mặt chân thành của Sĩ đã lừa dối Thịnh, bắt đầu dẫn dắt Thịnh đi vào con đường xa lạ...

Sĩ bảo:

- Dạ thưa chị, tình thiệt mà nói, ai mà chả phải lo cho đời sống của mình. Như em, lương công nhân bậc ba làm sao đủ ăn, còn nói chi đến tiêu sài, mua sắm.

Thịnh thở dài:

- Kể cũng lo thật, nhưng biết làm sao...

Sĩ đón lời:

- Lo thì phải biết xoay chớ chị. Mà không phải là xoay xở bất chính đâu. Xoay bằng cái óc của mình đây này.

Sĩ buông tay thằng Thắng, gõ gõ vào trán mình. Giọng cậu ta lên bổng xuống trầm:

- Em thấy chị có một không hai đó. Tài năng, nghề nghiệp như chị mà để hoài, để phí... Không, không phải để hoài, mà không biết sử dụng phục vụ cho riêng mình thì uổng quá.

- Phục vụ cho riêng mình là sao? Chú thấy đấy, tôi cũng cố gắng đem kiến thức và kinh nghiệm vào sản xuất để đưa năng suất lên...

- Dạ thưa chị, em biết rồi. Nhưng, ở đây là em nói chuyện ngoài giờ sản xuất của nhà nước kia. Lẽ ra, chị phải sử dụng tài năng riêng của mình trên những bể mạ riêng, để có thu nhập riêng. Em nói thiệt tình, dốt nát như em mà cũng là chuyên gia của một tổ mạ đấy, công việc là chỉ bảo cho họ, không phải nhúng tay làm, mà vẫn có tiền ngàn hàng tháng.

- Tiền ngàn?

- Dạ thưa chị, đúng vậy, tiền ngàn là còn ít đấy chị ạ. Giá như chị cộng tác với tụi em...

Thế là Thịnh xiêu lòng. Thịnh bồn chồn chờ Khoa về để bàn bạc. Nếp gia đình Thịnh là vậy, việc gì hai vợ chồng cũng bàn bạc với nhau kỹ càng trước lúc thực hiện.

Như thường lệ, về nhà là Khoa đem bài viết của mình ra đọc cho Thịnh nghe. Tác phong của anh là vậy: viết bài ngay tại hiện trường, về nhà chỉ cần tu chỉnh để nộp Ban biên tập. Hôm nay, nghe anh đọc phóng sự, lần đầu tiên Thịnh thấy sốt ruột quá. Sao chỉ giống với phân, mạ với lúa mà anh viết nhiều thế. Nể chồng, Thịnh kiên nhẫn ngồi, nhưng đầu óc chỉ nghĩ mông lung đến những bể mạ.

- Em thấy có được không? - Khoa hỏi, làm Thịnh giật mình.

- Được, được anh ạ.

- Có chỗ nào vô lý không em?

- Không, không, có lý cả anh ạ. Mà này anh, bài báo của anh thế là tốt rồi, anh cất đi, cho em hỏi việc này đã...

Trong đêm ấy, Thịnh đã cố thuyết phục để Khoa đồng ý cho mình đi làm thêm.

Từ đấy, các buổi tổi Thịnh thường vắng nhà, cùng Sĩ đi làm chuyên gia cho một tổ hợp tác "ma", chuyên mạ phụ tùng xe đạp.

Nếu sự việc chỉ dừng tại đó thì chuyện chẳng có gì đáng nói. Nhưng, đã là sông thì nước không bao giờ ngừng chảy, đã bước vào làm ăn thì phải đi tới cùng. Sĩ bàn với Thịnh phải tự mở xưởng mạ để thu được lợi nhiều hơn. Sĩ bảo: "Nghề ta có, khách hàng ta có, mối manh ta đã nắm hết rồi, đã đến lúc ta làm ăn lớn." Thịnh thoáng ngỡ ngàng khi được biết: trong quá trình làm ăn ở đây, Sĩ đã khéo léo làm quen với các khách hàng và lôi kép họ sang làm ăn với mình. Nhưng rồi, vốn hời hợt, Thịnh không lưu lại cái thoáng suy nghĩ ấy về bản tính Sĩ để phân tích kỹ càng...

*

Có lẽ Sĩ là con người của mọi thành công. Nhiều điều mới hôm qua còn nằm trong óc anh ta, hôm nay đã thành hiện thực. Sĩ bắt đầu điều khiển Thịnh xoay như chong chóng. Căn nhà của Thịnh bỗng chốc biến thành xưởng mạ. Và rồi, Khoa - Thịnh cứ xa dần nhau. Cả ngày bận việc nhà nước, chỉ còn bữa cơm chiều là dịp để họ ngồi với nhau lâu một chút. Nhưng ngay cả lúc ấy, Thịnh cũng vội vội vàng vàng vì còn lo chuẩn bị cho việc sản xuất buổi tối. Thói quen cả nhà quây quần chuyện trò vui vẻ bên bàn nước sau bữa ăn đã biến mất. Thịnh bao giờ cũng là người rời mâm cơm trước tiên. Chị uống vội ngụm nước rồi bước khỏi phòng, xuống xưởng mạ. Tuy thấy không vui, nhưng tính điềm đạm, Khoa lặng lẽ ăn cho xong, rồi ngồi uống nước một mình. Hai đứa bé cùng nhau thu dọn mâm bát, sau đó về bàn học. Khoa cũng đến bàn làm việc, đọc sách hoặc viết bài.

Trong khi đó, nếp sống của Sĩ cũng thay đổi hẳn. Hầu như mọi thời gian rỗi Sĩ đều dành cho xưởng mạ. Trong ánh điện vàng vàng, trong màn hơi hoá chất mờ ảo bốc lên từ bể mạ, Sĩ cùng Thịnh điều hành hoạt động của xưởng. Sĩ luôn mồm hỏi đủ điều về kỹ thuật mạ. Hình như với anh ta, hiểu biết về nghề này bao nhiêu cũng thiếu.

Dòng đời vẫn trôi đi, mỗi ngày một sôi động và mãnh liệt hơn. Tiền thu về như nước. Nhưng với Sĩ, có lẽ tốc độ ấy còn chậm quá. Anh ta tiếp tục tác động để nó quay nhanh hơn. Anh ta yêu cầu được ăn ở hẳn nhà Thịnh và thuê vài ba thợ để nâng công suất của xưởng lên. Một lần nữa, Thịnh lại bị cuốn hút theo nhịp sống của Sĩ. Thịnh thuyết phục chồng làm theo ý Sĩ. Vốn rất tin và nể vợ, tuy hơi ngỡ ngàng, anh cũng đồng ý.

Có ngờ đâu, lòng tốt, sự cả tin, cả nể của con người lại chính là mảnh đất mầu mỡ cho tội lỗi đâm hoa kết quả độc. Giờ đây, người luôn luôn gần gũi Thịnh không phải là Khoa nữa, mà là Sĩ. Một hôm, đã khuya lắm, khi thợ đã về hết, Sĩ bảo Thịnh nán lại một chút. Chẳng e dè, Sĩ nắm lấy tay Thịnh, kéo ngồi xuống chiếc ghế băng ngay bên bể mạ, rồi đột ngột ôm ghì lấy Thịnh. Đã lâu bị những công việc do Sĩ bày ra cuốn hút, ít gần gũi chồng, giờ đây nằm trong vòng tay của một người trai trẻ, Thịnh bỗng thấy run bắn người lên, không còn tự chủ được nữa. Và thật dễ dàng, Sĩ đã chiếm đoạt trọn vẹn Thịnh... Trong đêm ấy, Thịnh lạc hẳn vào một thế giới khác lạ, một thế giới đầy quyến rũ với những ma lực cứ xô đẩy Thịnh đi, đi mãi. Cái phong thái tự tin, chủ động của Sĩ trái hẳn với cách sống tế nhị có phần cả nể của Khoa. Sự khác nhau ấy của hai người đàn ông tạo ra cái hố ngăn cách giữa Thịnh và chồng, để rồi trở thành một biên giới không sao vượt qua nổi. Mọi việc, Khoa cứ ứng xử theo lòng tốt. Rồi một ngày, lòng tốt ấy được đáp lại bằng một vụ ly hôn. Cũng vẫn bằng lòng tốt thái quá, Khoa tự nhường toàn bộ căn nhà của mình cho Thịnh, để vào thành phố Hồ Chí Minh. Hai đứa bé nhất quyết theo bố.

Thế là nghiễm nhiên Sĩ trở thành chủ tất cả: chủ ngôi nhà, chủ xưởng mạ, chủ cả Thịnh nữa. Một tình yêu cuống si luôn luôn xô đẩy Thịnh ngã hẳn vào sự kiềm toả của Sĩ. Sĩ nhanh chóng cưới Thịnh và nhanh chóng nhập hộ khẩu vào nhà Thịnh. Thịnh tưởng rằng thế là đã nhanh chóng bắc xong nhịp cầu hạnh phúc mới. Nhưng, mọi việc lại quay ngược chiều. Trong câu chuyện hàng ngày, lời lẽ yêu đương đã vắng bóng. Đậm đà là lời trao đổi về kỹ thuật mạ. Sĩ khai thác triệt để kiến thức của Thịnh. Một hôm, Thịnh nũng nịu:

- Anh phải yêu em đi. Đừng hỏi về mạ nữa, chán lắm. Mà em cũng hết vốn rồi.

Sĩ giật thót mình, giọng thảng thốt:

- Sao, hết vốn thật rồi sao? Vậy kỹ thuật mạ trên nhựa, trên thuỷ tinh thế nào, cô không biết à?

Thịnh chân thật:

- Đó là kỹ thuật mới của Nhật, em học ở Đức, làm sao nắm được.

Nói xong, Thịnh sà lại dụi má vào đầu Sĩ. Đột nhiên, Sĩ nhảy dựng lên, lùi xa, nhổ nước bọt:

- Chớ động vào người tôi, tôi ghê tởm cô lắm!

Thịnh bàng hoàng, ngồi phịch xuống ghế. Trong cơn bực bội, Sĩ quát tháo ầm ĩ. Sĩ vò đầu, bứt tai:

- Trời ơi, cái con đĩ già mặt rỗ kia, mày tưởng tao yêu mày lắm hả? Tao chỉ yêu cái nghề của mày thôi. Tao đã liều hiến cả cái thân trai tơ này cho gái nạ dòng, cốt để moi hết nghề ở mày. Nào ngờ, nghề của mày cũng cạn rồi. Vậy thì cút đi, cút ngay đi !

*

Mối tình tội lỗi vụt đến và vụt đi như vậy đấy. Như một trận cuồng phong, nó đã quét sạch mọi niềm hạnh phúc trong gia đình Thịnh. Lại một cuộc ly hôn. Bây giờ, phần thua thiệt là Thịnh. Sĩ nghiễm nhiên được sở hữu một nửa ngôi nhà, cả cái xưởng mạ. Chán chường, Thịnh không buồn tranh chấp gì hết.

Cuộc sống không thể nào nguôi ngoai được. Nỗi đau về những kỷ niệm ngọt ngào xưa mà nay mãi mãi không còn với tới được nữa, nỗi nhớ con, thương chồng cũ ngày ngày gặm nhấm tâm can Thịnh, để rồi, nó trở thành một sức mạnh nén xuống hết mọi mặc cảm, đưa đẩy bước chân Thịnh tìm trở lại Khoa. Thịnh ôm ấp một niềm hy vọng vào lòng vị tha vốn tràn trề của anh.

Tình yêu hình như có mắt nên đã dẫn dắt Thịnh tìm đến nhà Khoa thật dễ dàng. Bấm chuông, đứng chờ, trong lòng Thịnh trào lên một cảm xúc mạnh mẽ và khó tả - đó vừa là sự hổ thẹn, vừa là niềm hy vọng, và bao trùm lên là một tình yêu cháy bỏng như chưa bao giờ có. Khuôn mặt thân quen nào, Khoa hay các con, sẽ xuất hiện ở khung cửa sắt này đây? Thịnh nén thở nghe tiếng chân bước nhè nhẹ, tiếng khoá kêu lách cách. Một phụ nữ trẻ có thân hình cân đối, khuôn mặt bầu bầu xuất hiện:

- Chào chị, chị cần gặp ai ạ?

- Tôi muốn gặp anh Khoa.

- Thật tiếc, nhà tôi vừa đi công tác Hà Nội. Mà mời chị vô nhà đã.

Người phụ nữ má bầu bầu nhỏ nhẹ nói với chị bằng giọng Nam Bộ ngọt ngào. Hướng đôi mắt to đen, dịu dàng nhìn vào gương mặt Thịnh, chị lộ rõ vẻ thông cảm. Rồi, chị cất tiếng gọi:

- Thắng ơi, có khách từ Hà Nội vào, con nè!

Tiếng gọi thân tình và vô tư ấy của người phụ nữ chẳng khác nào một mũi khoan xoáy vào óc Thịnh. Thịnh lùi hai bước rồi đột ngột xoay người, chạy như kẻ bị ma đuổi...

1983 – 1992

MISCONCEPTION


Those days were so hard, but they were so warm. Khoa works as a resident reporter in Quang Ninh. Thinh works as a plating worker in Hanoi. He eats meals in a group and sleeps in individual beds. As for me, I take care of Nghia, who is only 2 years old, living in a large empty house left by her grandparents. From time to time, he had to return to the General Commune, he had only been home for a few days. Then all left. Wartime journalism. At that time, Thinh was embarrassed to bring her husband to the bus station, tears were held back under heavy eyelids...

It's really far away, but there was a time when Thinh felt that she lacked closeness to her husband! The son Nghia, everyone said he was like his father, always wrapped around his mother, a part of his flesh and blood, always by Thinh's side. Then his news and articles published in newspapers and read on the radio, Thinh all received them with great affection. Even just a few lines of news about Quang Ninh, without the author's name, also made Thinh think of him: "News about Quang Ninh, must you write it? Brother, rolling around in bombs, you try to keep yourself from listening to you!"

But, war is so cruel, it never gives in to people's hearts. Faculty is injured! And how ironic it was to be injured under new circumstances: a high-flying B.57 jet hurled a bomb down the mountainside in the middle of the night. Bombs explode, rocks are thrown up, falling to the foot of the mountain. A large rock fell through the roof, crushing his feet! Hearing the news, Thinh fainted. Then, sending his children home, Thinh followed the convoy to Quang Ninh to take care of him. Very hard work, but also very loving. The factory allowed Thinh to take a month off to take care of her husband. Fortunately, Khoa's foot only stamped the tube, put a cast on it...

Those were the days gone by, hard and warm.

And now... Life has big turning points, and people have changed so much. They had another son. He returned to work as an editor in Hanoi. Thinh, after five years of studying in Germany, became an engineer in the plating industry. How trendy is Thinh's job. Now that the country has been peacefully reunified, production - especially bicycle parts - has developed, so it makes a lot of money to make plating. Thinh did not expect that he accidentally chose such a valuable profession. But Thinh did not expect that it was from that profession that Thinh lost everything. It's not that the profession is silver with me, but my heart is silver with myself. Only later, when standing alone in the middle of Tan Son Nhat airport to return to Hanoi in utter disappointment, did Thinh clearly feel it...

Those bad things started happening only three or four years ago. That's when Si entered Thinh's family life. Originally from Quang Tri, Si soon wandered all over the country to earn a living. Not understanding how to pry the bureau, Si was allowed to work in the plating workshop by Thinh in charge. Quick, resourceful and well-spoken, Si quickly won everyone's sympathy. As for Thinh, Si has a special respectful attitude. Less than four years old, when talking to Thinh, Si always opens with the sentence: "Yes, ma'am..." sweetly. When having the opportunity to be near Thinh, Si confides sincerely: "You are really my idol! There are a few women who have both degrees and production experience like her. You guide me deep into the profession, listen to me!". But Si is also really eager to learn. Encountering a batch of pitted plating, Si went to investigate in practice and asked Thinh thoroughly about the theory. Si said: "Only then can we learn from experience and improve the quality of plating the next day." These things make Thinh love Si more and more.

One day, on the night shift, Si asked Thinh:

- Yes, ma'am, what else do you do at home?

Thinh shook his head.

- Be dead busy, what more can you do!

Si asked again:

- Do you have any other source of income?

Thinh is honest:

- Occasionally, there are royalties from Mr. Khoa.

- Yes, ma'am, how much?

- Good cards are 2 dong, poor cards are five and seven dimes.

- Oh my god, do you buy enough cigarettes to stay up at night? That's also called extra income! - Si said loudly, then laughed, forgetting the meaning.

Thinh stared blankly at Si, feeling that in his laughter there was something both arrogant and sarcastic. Naturally, Thinh felt uncomfortable. If only Thinh had saved that feeling and used it to examine Si, things would have been different.

Si startled, changed his attitude:

- Yes, ma'am, the voltage seems to be a bit high, let me go down...

The other day, when Thang - Thinh's son - was sick, Si came to visit. On this occasion, Khoa went to Da Nang to write an investigation on rice intensification.

Putting a box of milk, ham, and bananas on the table, Si said:

- Yes, ma'am, I have a little gift for you...

Thinh was shocked:

- God, why did you give me so much?

Floating Soldier:

- Yes, ma'am, don't worry...

Then, Si sat on the edge of the bed, holding Thang's hand and gently stroking it, while confiding in Thinh. Si's sweet voice and sincere face deceived Thinh, starting to lead Thinh down a strange path...

Si said:

- Yes, ma'am, to be honest, who doesn't have to worry about their own life. Like me, how can a tertiary worker's salary be enough to eat, not to mention spending and shopping.

Thinh sighed.

- I'm really worried, but what can I do...

Si replied:

- If you're worried, you have to know how to turn oh sister. But it's not nefarious maneuvering. Rotate with your mind here.

Si let go of Thang's hand and tapped his forehead. His voice rose and fell.

- I see you are one of a kind. Talents and professions like hers are kept forever, wasted... No, not forever, but it's a waste if you don't know how to use them for your own use.

- What is self-serving? You see, I also try to bring my knowledge and experience into production to increase productivity...

- Yes, ma'am, I know. But, here I am talking outside the production hours of the other state. She should have used her own talents on her own plating tanks, to have her own income. I'm telling the truth, as ignorant as I am, but also an expert of a brood, my job is to teach them, not to do it, but still have thousands of money every month.

- Thousand money?

- Yes, ma'am, that's right, thousands of dollars are still small, sister. If only you could work with us...

So Thinh fell in love. Thinh anxiously waited for Khoa to return to discuss. That's the way Thinh's family is, everything the husband and wife discuss carefully before doing it.

As usual, when he got home, Khoa brought his writing out and read it to Thinh. That's his style: write articles on the spot, come home, just edit to submit to the Editorial Board. Today, listening to him read the reportage, for the first time Thinh felt so impatient. Why is it only like manure, rice seed and rice that you write so much. Respecting her husband, Thinh sat patiently, but her mind only vaguely thought about the plating tanks.

- Can I see it? - Khoa asked, surprising Thinh.

- Okay, okay sir.

- Is there anything that doesn't make sense?

- No, no, it makes sense, bro. By the way, your article is so good, you put it away, let me ask this...

That night, Thinh tried to convince Khoa to let him work part-time.

Since then, Thinh was often away from home in the evenings, and went with Si to work as an expert for a "ghost" cooperative group, specializing in plating bicycle parts.

If it just stopped there, it wouldn't matter. But, being a river, the water never stops flowing, once you have entered the business, you must go to the end. Si discussed with Thinh to open his own plating workshop to gain more profit. Si said: "The profession we have, the customers we have, the clues we have already grasped, it's time for us to do big business." Thinh was briefly surprised to know that during the course of doing business here, Si skillfully got acquainted with the customers and dragged them to do business with him. But then, being superficial, Thinh did not save that glimpse of Si's nature for careful analysis...

*

Perhaps Si is the man of every success. Many things that were new yesterday in his mind, have become reality today. Si began to control Thinh to rotate like a pinwheel. Thinh's house suddenly turned into a plating workshop. And then, Khoa - Thinh kept moving away from each other. The whole day is busy with government work, only dinner is an opportunity for them to sit together for a while. But even then, Thinh was in a hurry because he was still preparing for the evening production. The habit of the whole family gathering and chatting happily at the water table after a meal has disappeared. Thinh is always the first to leave the tray of rice. She took a quick sip of water and walked out of the room, down to the plating workshop. Although not happy, but calm, Khoa quietly finished eating, then sat down to drink water alone. The two children together cleaned up the dishes, then returned to the study table. Khoa also comes to his desk, reads books or writes articles.

Meanwhile, Si's lifestyle also changed completely. Almost all of his free time is spent in the plating workshop. In the golden light, in the faint chemical vapor rising from the plating bath, Si and Thinh run the workshop. Si always asked all kinds of questions about plating techniques. It seems to him, how much knowledge about this profession is lacking.

The flow of life is still going on, every day is more vibrant and intense. Money returns like water. But with Si, perhaps that speed is too slow. He continued to make it spin faster. He asked to eat at Thinh's house and hired a few workers to increase the capacity of the factory. Once again, Thinh was attracted to the rhythm of Si's life. Thinh convinced her husband to follow Si's will. Capital very trust and respect for his wife, although a bit surprised, he also agreed.

Unexpectedly, the kindness, gullibility, and respect of people is the fertile ground for sin to bear poisonous fruit. Now, the person who is always close to Thinh is not Khoa anymore, but Si. One day, it was very late, when the workers had all returned, Si told Thinh to stay for a while. Without hesitation, Si took Thinh's hand, pulled him to a bench right next to the pool, and suddenly hugged Thinh. Having long been fascinated by the work presented by Si, less close to her husband, now in the arms of a young man, Thinh suddenly felt shivers, no longer able to control herself. And so easily, Si completely took over Thinh... In that night, Thinh was completely lost in a different world, a world full of charms with magic forces that kept pushing Thinh away, going forever. Si's confident and proactive demeanor is in stark contrast to Khoa's delicate and respectful way of life. That difference between the two men creates a gap between Thinh and her husband, which then becomes a smart border.

g star can pass. Everything, Khoa behaves according to kindness. Then one day, that kindness was reciprocated with a divorce. Still willing to be too kind, Khoa himself gave up his entire house to Thinh, to enter Ho Chi Minh City. The two children decided to follow their father.

So naturally Si became the owner of everything: the owner of the house, the owner of the plating workshop, the owner of Thinh too. A passionate love always pushed Thinh to fall completely into Si's control. Si quickly married Thinh and quickly entered Thinh's household registration. Thinh thought that was quickly completing the new bridge of happiness. But, things turned upside down. In everyday stories, words of love were absent. Bold is the exchange of plating techniques. Si fully exploited Thinh's knowledge. One day, Thinh cooed:

- You must love me. Don't ask about plating anymore, it's boring. But I also ran out of money.

Si was startled, his voice was exclamation:

- What, is it really out of capital? So, how is the plating technique on plastic and glass, don't you know?

True Thinh:

- It's a new Japanese technique, I learned it in Germany, how can I grasp it?

After saying that, Thinh rubbed his cheek again on Si's head. Suddenly, Si jumped up, backed away, spitting:

- Don't touch me, I loathe you!

Thinh was shocked and sat down on the chair. In anger, Si shouted loudly. Si scratched his head, scratched his ears:

- Oh my god, that old pockmarked slut, do you think I love you so much? I just love your job. I risked giving up this young man's body for the maidservant, in order to get all the jobs out of you. Unexpectedly, your job is also exhausted. Then get out, get out now!

*

Guilt love comes and goes just like that. Like a hurricane, it wiped out all happiness in Thinh's family. Another divorce. Now, the loser is Thinh. Si automatically owns half of the house, the whole plating workshop. Bored, Thinh did not bother to argue at all.

Life is inescapable. The pain of old sweet memories that can never be reached anymore, nostalgia for children, love for ex-husband day by day gnawed at Thinh's heart, then, it became a force to suppress all guilt. , bringing Thinh's footsteps back to Khoa. Thinh embraces a hope in his overflowing selflessness.

Love seems to have eyes, so it was easy for Thinh to find Khoa's house. Ringing the bell, waiting, Thinh's heart surged with a strong and indescribable emotion - it was both shame and hope, and surrounded by a burning love like never before. Which familiar face, Khoa or the children, will appear in this iron door frame? Thinh held his breath and heard the sound of light footsteps, the click of the lock. A young woman with a well-proportioned, pregnant face appears:

- Hello, who do you need to meet?

- I want to meet Mr. Khoa.

- Sorry, my family just went on a business trip to Hanoi. But invite her to the house.

The pregnant woman softly spoke to her with a sweet Southern accent. Looking at Thinh's big black eyes gently, she showed sympathy. Then she called out:

- Thang, there is a guest from Hanoi, my son!

That intimate and carefree call of a woman is like a drill that whirls into Thinh's brain. Thinh took two steps back and then suddenly turned around, running like a man chased by a ghost...

1983 – 1992

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top