CHÚ BÉ VÙNG RANH - Tác giả: Phạm Việt Long
Cô giao liên trạm hai mươi bốn tươi cười bảo chúng tôi: "Ba, giao liên mới của các anh đó!". Theo tay cô, tôi nhìn thấy ở đoạn đường trước mặt một chú bé dẫn đầu một đoàn người đang bước tới. Chú đội cái mũ lưỡi trai to tướng, sụp cả xuống vầng trán, trông thật ngộ. Lưng chú mang một cái túi bằng bao bột mì. Vai chú khoác một khẩu AK báng xếp. Khẩu súng, mặc dầu đã được xếp báng lại khá gọn gẽ, vẫn có vẻ dài lượt thượt so với thân hình lũn cũn của chú. Bước tới gần chúng tôi, Ba ngẩng mặt lên, nhoẻn cười:
- Chào hết mấy anh nghe!
Hấp háy đôi mắt, chú nghiêng đầu về phía cô giao liên trạm hai mươi bốn:
- Đi nhanh dữ chị? Rứa là em lại đến sau chị rồi, tức thiệt! Nói rồi chú cười. Trên khuôn mặt tròn vành vạnh của chú, nụ cười thật rạng rỡ. Với dáng dấp lanh lợi đó, Ba đã thu hút được cảm tình của tôi ngay từ đầu.
Ba mang gùi công văn, vai vác AK đi đầu. Chúng tôi nối hàng một bước theo. Đường xuyên qua một khu rừng bị rải chất độc vào mùa hè năm trước. Mặc dầu đã là mùa xuân, khu rừng vẫn còn mang nặng dấu tích của sự tàn phá. Những cây to vẫn trụi lá, giơ những cành khẳng khiu, khòng khoeo lên trời. Chỉ những cây nhỏ là đang nứt lên những chồi non xanh mơn mởn. Tôi im lặng bước theo Ba. Đường chúi xuống dốc. Đất gan gà pha sỏi lạo xạo dưới chân trơn lạ lùng. Tôi trượt hoài. Ba ngoái lại, cười:
- Con đường của em lạ rứa đó, nắng thì trơn, mưa lại êm! Đấy, anh coi, những hòn sỏi như những bánh xe lăn đôi dép đi ấy.
Rồi em hạ thấp giọng, vẻ quan trọng:
- Đi đường cũng phải rút kinh nghiệm anh nhỉ! Những đoạn này mà cứ cúm rúm dò từng bước, chỉ tổ trợt xoạc cẳng. Phải mạnh dạn bước từng bước chắc chắn, bước nọ tiếp bước kia mới được.
Im lặng một lúc, như chợt nhớ ra điều gì, Ba hỏi tôi, một câu hỏi chẳng ăn nhập gì vào câu chuyện đang nói cả:
- Anh, ở căn cứ anh có nuôi gà rừng bao giờ chưa? Trên đó nhiều thứ gà, chim đẹp lắm nhỉ?
- ừ, nhiều lắm, nhưng anh chưa nuôi gà rừng bao giờ cả!
- Bữa hổm, em lượm được ba trứng gà rừng, cho gà của trạm ấp, nở ra ba con gà con. Chao, nó đen thui như Mỹ đen, trông phát phiền anh à!
Rồi, như bị cuốn hút vào cái việc nuôi gà thú vị ấy, Ba dấn bước vượt lên đỉnh dốc, vừa thở phì phò, vừa nói liến láu:
- Cái giống rừng nó vẫn quen rừng anh ạ! Vừa xuống ổ là chạy rúc bụi liền! Em phải đem cái lồng, nhốt chúng vào trong. Anh có biết làm cách nào cho chúng quen nhà không?
Ba hay có những câu hỏi đột ngột, thật khó trả lời. Và em lại hay tự trả lời những câu hỏi đó. Em say sưa:
- Chắc rồi hắn sẽ quen anh hỉ? Cứ đi trực về là em đưa sắn vụn vào tận trong lồng cho chúng ăn. Mình chăm hắn rứa, lẽ nào hắn lại không ưng mình?
Tôi chăm chú theo dõi câu chuyện ngộ nghĩnh ấy của Ba. Ba vẫn bước thoăn thoắt phía trước, cái đầu lắc qua lắc lại. Khi lên tới đỉnh dốc, Ba dừng lại, quay nhìn chúng tôi:
- Ráng lên các anh, tới đây mát lắm!
Em tháo gùi, đặt xuống một tảng đá gần đó. Anh em trong đoàn lần lượt đặt ba lô, gùi xuống, thở phào khoan khoái. Tôi và Ba ngồi trên một tảng đá cao, to. ở đây, tầm mắt chúng tôi trải rộng ra, phóng khoáng. Trước mắt tôi, con đường chúi xuống một cái dốc rồi khuất dần sau những dải đồi bát úp lúp xúp. Xa hơn nữa là những nà, những ruộng um tùm cỏ. Và tít tắp dưới kia, bao la, phóng khoáng, là đồng bằng, là biển. Lẽ ra, cái thảm cây cỏ đó phải phủ đầy màu xanh dịu dàng. Nhưng, chiến tranh đã ghi lên những dấu tích lở lói. Có những khoảng rừng cây cối khô trụi, phơi mầu mông mốc dưới nắng. Có những vạt rẫy cây cối vàng ruộm. Đó là kết quả của những trận máy bay Mỹ - Nguỵ rải chất độc hoá học. Lỗ chỗ khắp nơi là những hố bom, hố đại bác đỏ lói.
Một luồng gió từ biển thổi thốc về, mát rượi. Ba chợt thốt lên:
- Mát quá anh hè! Gió ni là gió cá chuồn đây!
Tôi hỏi lại:
- Gió cá chuồn?
Ba lấy tay quệt mồ hôi trán, vẻ thành thạo:
- Trời cứ gió như ri đi biển là trúng lắm, cá chất đầy thuyền!
- Em có đi biển?
- Quê em vùng biển.
Ba đưa tay chỉ về phía xa xa:
- Quê em, Kỳ Anh đó!
Rồi em say sưa:
- Ông già em làm nghề biển. Em chỉ được ra bãi biển đón thuyền vô, chớ chưa được đi biển anh à! Hồi đó em có chút chun mà. Má em gánh cá, em chạy theo. Chao, vui lắm.
Ba lại chợt hỏi:
- Anh được ăn cá chuồn với bánh tráng chưa? Chưa à? Chà, ngon tuyệt! Má em hay cho em ăn món đó lắm!
Tôi hỏi:
- Giờ, ba má em vẫn đi làm biển?
Giọng Ba chợt giận dữ:
- Đâu có được, anh!
Ba dừng lại một chút. Em nhìn mãi ra xa. Sao ở đôi mắt ngây thơ ấy lại có cái nhìn xa xăm đến như vậy. Một tràng bom nổ rền làm cắt ngang câu chuyện của chúng tôi. Ba đứng dậy:
- Lại thằng B.57. Thôi, đi, mấy anh!
Ba dặn dò:
- Từ quãng này đường trống, địch chú ý lắm. Các anh nhớ đi thưa hàng và nhanh theo em nghe! Mà các anh sửa lại đai dép, dây mang cho chắc đã!
Tôi đứng chăm chú nhìn Ba xốc lại gùi. Chú bé thật hồn nhiên, song lại có những nét thật cứng cáp. Bắt gặp cái nhìn chăm chú của tôi, Ba bỗng đỏ ửng mặt lên, lúng túng. Em giật cái mũ lưỡi trai trên đầu xuống, bóp nhàu trong tay:
- Em đội cái mũ ni lấc cấc lắm hả anh? Trước, em cũng có chiếc mũ Giải phóng xinh lắm, nhưng pháo lượm mất rồi!
Mọi người đã rục rịch bước đi. Ba bỏ dở câu chuyện, vượt lên:
- Đoạn này em phải đi trước. Nhớ cảnh giác bám đường nghe mấy anh!
Đường vượt qua một dãy đồi bát úp rồi trườn xuống một cái nà lớn. ở đây, cỏ dại mọc um tùm, thỉnh thoảng có vài bụi lách, tuyệt không có một chòm cây lớn nào! Một dòng sông lớn cắt ngang nà, nước loá lên trong ánh nắng. Nắng vàng ong ong. Cỏ và bùn hấp hơi nóng, bốc lên mùi hăng hăng, tanh tanh. Bầu trời trong xanh, tít xa điểm mấy chấm đen của những chiếc máy bay trực thăng. Im lặng một cách kỳ lạ! Ba vẫn đi trước, ghìm chắc trong đôi tay nhỏ bé khẩu AK. Chúng tôi rảo bước theo em. Chợt Ba ngoái lại, vẫy tay rồi rúc vào một bụi cỏ. Chúng tôi nhanh nhẹn làm theo em, ngồi im thin thít. Có tiếng động cơ máy bay phành phạch, phành phạch. Ba chiếc HU1A bay ngang đầu chúng tôi rồi lướt về phía Tam Kỳ. Ba gọi chúng tôi, vụt ra khỏi bụi và lại rảo bước. Sắp tới con sông, Ba ra hiệu cho chúng tôi dừng lại. Em men theo các bụi cỏ, lom khom bước tới. Phía trước em là một bãi cát trắng. Bãi cát loá nắng, vắng lặng, chỉ có tầng không khí bị nung nóng khẽ xao động. Ba nghe ngóng, dò xét rồi vụt chạy ra, vẫy tay cho chúng tôi chạy theo. Cát xào xạo dưới chân. Rồi nước! Nước con sông đã ôm gọn đôi chân tôi. Mát rượi! Dòng sông vào mùa này trong suốt, hiền từ như một dải lụa. Ba đã lội qua bờ bên kia. Chúng tôi cũng lội ào qua, đạp nước tung toé. Lại đạp lên cát xào xạo, sỏi lổn nhổn mà chạy vào xóm trước mặt. Thoáng nhìn, giữa bãi cát, một vũng máu đen kịt. Chắc lại có người bị bọn Mỹ "lết" phục kích bắn chết. Thoáng nghĩ vậy mà vẫn lao nhanh về phía trước...
Vào tới xóm, Ba để chúng tôi ngồi nghỉ ở một vườn cây và bảo:
- Các anh nghỉ chút, em đi nắm tình hình rồi quay lại liền!
Vừa bước được mấy bước, gặp một tốp người từ phía Bắc đi lại, Ba chợt reo lên:
- A, anh Luyện!
Mới kịp giáp mặt, Ba đã tíu tít:
- Sao anh, tình hình đường ra sao?
Luyện nắm tay Ba, ân cần:
- Lũ Mỹ "lết" mới qua Dương Tranh, Bầu Tre, không đi đường ni được em ạ!
Ba nhíu mày:
- Vậy phải vòng qua Đèo Sỏi?
Hình như mỗi con đường đều hằn rõ trong óc Ba nên em mới có thể nói một cách chắc chắn như vậy. Luyện gật đầu:
- Chỉ có con đường nớ thôi. Em đi, chú ý pháo nghe! Bọn anh đi bám địch đây!
Ba dẫn chúng tôi rẽ ngoặt về hướng Tây. Luyện đưa anh em du kích tiến về hướng Bắc. Bóng những người du kích vai vác AK, CKC khuất dần sau những hàng cây rậm rạp.
Trời đổ ập bóng tối xuống, trùm kín chúng tôi. Con đường chỉ hiện lên mờ trắng trước mặt. Trước khi vượt qua một cánh đồng lớn, Ba đứng lại căn dặn:
- Các anh chú ý nghe pháo. Có chuyện chi thì lăn xuống con mương cạn ngay bên phải đường. Cánh đồng ni bọn em gọi là cánh đồng toạ độ đó!
Bóng Ba mất hút trong màn đêm. Chúng tôi cứ căng mắt theo con đường mờ trắng mà vọt theo. Có tiếng pháo đề pa ở phía Nam "ùng". Tiếp đó là tiếng rít: "víu...!". Sau đó là tiếng nổ "oàng" ở phía xa. Tiếng Ba vang lên: "Kệ nó! Thằng Trà Bồng đó! Nổ xa". Tiếng "ùng!... viu... oàng" cứ nối tiếp, nối tiếp điểm nhịp bước chân của chúng tôi. Rồi đột nhiên im bặt. Chỉ còn tiếng những bước chân chạy thình thịch trên đất. Gió đột nhiên tràn về mát rượi. Vừa thoáng nhớ tới lời Ba: "Gió cá chuồn" thì tôi bỗng giật nảy người lên vì tiếng thét: "Nằm xuống!"
Chỉ kịp lăn bừa xuống con mương khô, đã thấy trước mặt bung ra một quầng lửa chói loà rồi một tiếng nổ dữ dội. Những quầng lửa như vậy cứ liên tiếp bùng lên khắp cánh đồng như những đốm ma trơi khổng lồ, nổ chát chúa. Rồi lại im. Tiếng Ba vang lên: "Có ai hề chi không?" Chúng tôi ngồi dậy: "Không!". Ba dằn giọng:
- Thằng Gò Gai đó! Các anh chú ý, nghe tiếng xoẹt trên không là lăn xuống mương liền nghe. Thôi đi!
Con đường, cánh đồng với những đốm ma trơi nổ choang choác đã ở sau lưng chúng tôi. Ba dẫn chúng tôi rẽ vào một xóm nhỏ. Xóm im lìm chìm trong màn đêm đen đặc. Dò dẫm từng bước một thì vào một căn nhà nhỏ. Căn nhà bỏ hoang, không phên vách, không mái. Duy chỉ có cái hầm là còn tốt. Ba dẫn chúng tôi xuống ngồi trong hầm. Em cười:
- Mệt không các anh? Các anh hút thuốc đi, ngồi đây hút được đó!
Trong khi người lục túi lấy thuốc, người sửa lại bao mang, thì Ba đã nhảy lên khỏi hầm, biến mất trong bóng đêm. Lát sau, Ba trở lại:
- Uống hớp nước, các anh. Chắc khát hung rồi!
Chúng tôi ồn lên vì sung sướng. Trải qua một ngày nắng gắt, một thôi chạy, ai nấy mệt nhoài, khát cháy họng. Những hớp nước Ba mang lại lúc này thật quý vô cùng. Những đốm lửa thỉnh thoảng lại loé lên từ đầu những điếu thuốc. Có ai đó quẹt thùng diêm làm bừng sáng lên một góc hầm, Ba ngồi ở góc đó, mắt sáng long lanh, vẻ sung sướng. Đột nhiên, có một tiếng kêu: "Chết cha tui rồi!". Ba thảng thốt:
- Chi đó anh?
Một tiếng đàn ông ồm ồm đáp lại:
- Trời ơi, cái xắc tài liệu của anh sút đai, rớt lúc nào rồi!
- Cái xắc? Nó mới rơi?
- Chắc vậy, trước khi vượt cánh đồng, anh còn nắn đai nó mà!
Ba ngồi im lặng. Còn anh em khác thì cứ ồn lên trách móc anh cán bộ già đã đánh mất cái xắc:
- Sao không cột đai cho chắc?
Anh cán bộ rầu rĩ:
- Cực quá, xắc đó đựng toàn tài liệu quan trọng! Làm sao bây giờ?
Ba đứng vụt dậy:
- Để em đi kiếm về!
Có tiếng can ngăn:
- Biết ở mô mà kiếm, em?
- Pháo bắn dữ rứa!
Nhưng Ba đã nhảy phốc lên mặt đất, mất hút trong màn đêm. Cả căn hầm rì rầm, xao động. Có ai đó thốt lên:
- Thằng nhỏ dễ thương quá!
Một giọng khác tiếp:
- Thằng nhỏ mau lớn dữ! Mới cách đây chưa đầy năm, nó chút chun chứ mấy!
Rồi vẫn giọng đó kể:
- Hồi nớ bọn mình đi từ dưới lên, cũng qua vùng ranh này, nhưng đường còn tĩnh, không ác liệt như bữa ni mô. Các ông biết đó, cánh già bọn mình đi bết lắm, đã chậm lại nghỉ nhiều. Thấy giao liên là một chú bé mười hai, mười ba tuổi, bọn mình đòi nghỉ luôn. Cứ đi chừng hơn nửa tiếng lại: "Ba, uống nước cam đã em", hoặc: "Chà, chỗ ni mát rứa, không nghỉ cũng uổng, Ba...".
Ba cứ lặng lẽ chiều theo bọn mình. Nhưng khi mặt trời gần đứng bóng, không nén được nữa, chú bé van vỉ: "Các chú đi mau lên, không quá giờ, trạm trên bỏ trực, con bị phê bình". Rồi nó oà lên khóc.
Một anh cười lớn:
- Ô, thế thì chuyến đi của mình với Ba lại khác hoàn toàn. Bữa ấy không có Ba chắc mình chết mất. Chẳng là bữa ấy, Ba cũng dẫn mình qua bãi trống hồi trưa bọn mình vượt qua đấy. Chẳng may dép của mình tuột quai. Thằng "chuồn đen" ở đâu lại lùi lũi đến. Hoảng quá, mình chạy quýnh cẳng giữa bãi trống. Thằng "chuồn đen" nghiêng cánh, thế là pháo nã tới tấp, tung bụi mù mịt. Mình không biết chạy đường nào nữa. Chính lúc đó Ba lao ra hét lớn: "Nằm xuống!" rồi kéo mình nhào xuống một hố đạn gần đấy. Thằng "chuồn đen" quần lượn nhòm ngó, và mỗi lần nó nghiêng cánh là pháo lại dập tới. Ba ngước mắt nhìn trời, bảo mình: "Anh, chạy theo em nghe!". Rồi Ba kéo tay mình, lao lên. Hễ thằng "chuồn đen" quay đi thì Ba kéo tay mình chạy. Lúc nào nó vòng lại thì Ba kéo mình nằm xoài xuống, giấu thân trong cỏ. Rồi cũng thoát. Hai anh em chạy vào trong xóm ngồi thở. Mình nhìn Ba bỗng giật mình. Trên đầu Ba một dòng máu đang chảy ri rỉ. Chiếc mũ tai bèo của em đâu mất...
Một anh sốt ruột hỏi:
- Sao? Ba bị thương à?
- Bị thương, Ba bị thương... Nhưng em chỉ nhoẻn cười, đưa tay vuốt dòng máu: "Không hề chi anh, như con vắt cắn thôi". Chúng mình lại đi. Lúc này, một chiếc "tàu rọ" cùng mấy chiếc HU1A nữa bay tới, quần sát sạt bãi nà. Thật hú hồn! Nếu cứ quýnh ở đó thì nó chộp cổ rồi!". Điếu thuốc tắt từ lúc nào anh không hay. Anh móc thùng diêm quẹt quẹt... Bữa ấy, Ba cứ đầu trần vậy mà đi dưới nắng. Một anh trong đoàn có cái mũ lưỡi trai của lính nguỵ, không hiểu lượm được ở đâu, vẫn nhét trong túi ba lô, liền đưa cho Ba, nói mãi chú bé mới nhận. Nhưng vừa chụp nó lên, em lại giật xuống ngay: "Dị òm anh, cái mũ thằng nguỵ coi lấc xấc, thôi trớt". Bọn mình phải xúm lại giải thích mãi, chú bé mới chịu...
Lại một đợt pháo nữa dội tới. Chúng tôi nhổm lên nhìn lại phía cánh đồng. Trong bóng tối, những chớp sáng loé lên liên tục. Tiếng nổ chát chúa. Căn hầm rung lên. Trái tim tôi như có ai bóp thắt lại. Tôi lo cho Ba. Tôi bỗng thấy thương em vô hạn. ở em, sao cái ngây thơ, hồn nhiên lại kết hợp hài hòa với cái cứng rắn đến thế. Tôi bỗng nhớ đến những mầm non ở những cánh rừng bị chất độc hoá học. Những thử thách với chúng thật lớn. Song, chúng vẫn bật dậy mạnh mẽ và xanh tươi mơn mởn. Mỗi khi nhắc lại những ngày qua, Ba hay nói: "Hồi đó em còn bé"... Đúng là giờ đây em đã lớn, lớn vụt lên rồi.. Nhưng những gì ngây thơ của con trẻ, em vẫn còn nguyên.
Những chớp lửa ma quái, những tiếng nổ độc địa cứ chụp lên con đường kia. Những con đường đã biết bao lần in dấu chân em... Ngoài đồng, tiếng pháo vẫn nổ. Còn trong hầm thì im lặng. Chỉ có những đốm lửa thuốc lá loé lên và di động. Anh cán bộ già lại thở dài. Tiếng muỗi vo ve, vo ve thật khó chịu. Đột nhiên pháo im bặt. Sự chờ đợi như bình khí khổng lồ bị nén lại. Rồi, pháo lại gầm lên. Lần này, tiếng pháo nặng lắm và dồn dập hơn. Người có kinh nghiệm nhận ra ngay đó là đợt pháo bầy mà bọn địch thỉnh thoảng vẫn dùng nhằm huỷ diệt mục tiêu. Tiếng nổ trầm đục là tiếng pháo biển, xuyên sâu xuống lòng đất mới phát nổ nhằm phá hầm hố. Còn tiếng nổ chát chúa là tiếng pháo chụp nổ ngay trên không, toá mảnh xuống giết những người ở trên mặt đất. Pháo từ biển, từ mấy trận địa tập trung dội vào cánh đồng này, mỗi lúc một dồn dập hơn. Ba, em đang ở đâu?
May thay, Ba đã trở về. Em như một làn gió mát rượi của vùng biển quê em đột nhiên tràn tới. Em nói như reo lên:
- Cái xắc đây anh!
Anh cán bộ già nhào ra phía cửa hầm ôm lấy Ba. Nhưng Ba đã nói to:
- Đi, mấy anh! Đi mau về còn nghỉ!
*
Buổi sáng ở đồng bằng thường đến sớm hơn ở miền núi. Mới khoảng bốn giờ, bầu trời đã chuyển sang mầu trắng đục. Chúng tôi dậy nấu cơm. Phải nấu cả cơm sáng, cơm trưa. ở những vùng gần địch, người ta quen làm như vậy.
Ba ăn cơm xong từ lúc nào, đang ngồi băm vụn mấy củ sắn. Bên cạnh em là mấy cái lồng gà. Con gà mẹ xù lông, cục cục. Ba con gà đen thui kêu chíu chít, rúc mỏ qua những kẽ nan. Tôi hỏi:
- Sao có ba con thôi em?
Ba ngẩng lên:
- Bữa địch càn, phải làm thịt con gà cồ. Sợ nó gáy, địch nghe thấy. Gà mái không có cồ, đẻ trứng ra không ấp được. Ba con gà ni, trứng gà rừng nở ra, mà em nói với anh đó.
Ba nhoẻn miệng cười rồi chúm môi "huýt huýt"... Bầy gà con kêu chiêm chiếp... Ba nghiêng đầu, một tay mở cửa lồng, một tay vốc sắn đưa vào trong. Bầy gà tranh nhau mổ sắn trên tay Ba.
Ăn cơm xong, chúng tôi xếp đồ đạc gọn ghẽ, ba lô sẵn sàng. Anh em trong trạm mang những đồ dùng lặt vặt trong nhà như con rựa, thùng nước... giấu vào những bờ bụi quanh trạm. Bầy gà được nhốt vào hai cái lồng lớn. Con heo độc nhất còn sót lại sau đợt càn vừa qua, cũng được cột chân lại, cho vào một cái rọ lớn. Đó là cách nghe ngóng xem địch có càn không. Nếu có thì có thể lánh kịp, không để cho địch phá.
Mặt trời vừa dậy đã nhăn nhó phóng những tia nắng chói chang xuống. Bầu trời cao hẳn lên, vời vợi. Tiếng động cơ xe tăng rú phía xa. Nơi ấy là đồn địch. Vài chiếc tàu rọ quần lượn cao cao. Vài chiếc tàu vận tải bay qua bay lại nặng nề. Có những tiếng pháo điểm cầm chừng. Xa xa lại có tiếng súng máy nổ liên thanh. Và bầy bồ chao ngủ muộn giật mình choàng dậy, hỏi nhau rối rít, tranh cãi nhau loạn xạ. Như vậy là buổi sáng yên lành. Chừng chín, mười giờ có thể đi làm những việc cần thiết.
Anh em trong trạm lục tục mang gùi, rựa, kéo nhau đi. Chỉ còn cô trạm trưởng ở nhà với khách. Chúng tôi lấy võng ra, cột nằm một chút. Căn nhà của trạm đơn sơ, giống như mọi căn nhà của đồng bào vùng ranh này. Nói nhà thì hơi quá, bởi vì nó không phên, vách, không bàn, ghế, giường. Chỉ có mấy hàng cột với hai mái tranh sơ sài. Tuy nhiên, căn hầm lại rất chắc chắn. Nó được đào rộng bằng cả nền nhà, trên lát một lớp cây lớn, lấp một lớp đất dầy. Căn hầm đủ chỗ cho chín mười người cột võng nằm được. Tôi nhìn khắp gian nhà, suy nghĩ mung lung... Cuộc sống của người giao liên vùng ranh này giản đơn vậy đó. Với căn nhà xuyềnh xoàng, với những đồ dùng gọn, anh chị em trụ bám ở một vùng ác liệt, thầm lặng đưa bộ đội, cán bộ qua lại. Họ nối liền căn cứ với đồng bằng. Con đường của ta thành mũi dao thọc vào tim kẻ thù. Hằng ngày, chịu biết bao gian khổ ác liệt, nhưng họ vẫn sống lạc quan, vui vẻ, yêu đời.
Cô San, trạm trưởng, mang sổ ra hí hoáy ghi chép số khách. Xong, cô mở một quyền vở học sinh, lẩm nhẩm đọc:
Em là mạch chứa dòng máu nóng
Em nối liền căn cứ với tiền phương
Con đường em cháy bỏng yêu thương...
Đọc tới đó, San cười rúc rích và hỏi tôi:
- Anh, có phải bài thơ ni nói về giao liên chúng em không?
Tôi gật đầu:
- ừ, bài thơ ca ngợi các đồng chí đấy!
San lắc đầu quầy quậy:
- Không, chúng em có gì đâu mà ca ngợi!
Tôi cười:
- Nói lạ chưa! Đó, như Ba chẳng hạn, thật là một cậu bé thông minh, dũng cảm!
Nghe nói tới Ba, San kể:
- Gia đình Ba tội lắm anh à! Cha hắn làm biển bị bo bo bắn chết cùng hơn chục bà con khác. Nhà chỉ còn hai má con hắn, lại bị bọn địch bắt vào khu đồn.
Xếp chồng công văn lại, cô trạm trưởng hào hứng kể tiếp:
- Rồi đồng bào cũng nổi dậy phá banh khu đồn. Bữa ấy có đội công tác về. Ba bám riết anh đội trưởng nằn nì xin đi. Bị từ chối, hắn khóc dẫy lên rồi kéo tay anh đội trưởng tới chỗ má hắn. Ba vừa nói, vừa nấc, tấm tức: "Má, má nói giùm con... Con đi trả thù cho cha...". Anh đội trưởng không nỡ từ chối. Rứa là hắn theo về huyện. Các anh ở huyện lại chuyển cho trạm chúng em...
Mải nói chuyện, xế chiều rồi mà chúng tôi không hay. Anh em trong trạm đã trở về, mang theo mấy gùi bắp. Những trái bắp nếp bao còn xanh, phốp pháp.
Lại nhen lửa nấu ăn. Trạm bắc một nồi lớn, nấu đầy bắp trái. Cô trạm trưởng tươi cười:
- Hôm nay liên hoan nghe mấy anh!
Thế là cả trạm nhộn nhạo cả lên:
- Hoan hô trạm!
- Trạm sang dữ hè!
- Mà sao lại ăn bắp non, uổng chết!
- Không, trạm em không lãng phí mô! Những đám bắp trước thu hết rồi, trái nào trái nấy khô cứng, hạt rắn đanh. Đám bắp ni bọn em trỉa muộn, nắng quá, héo cả cây, cả trái, để cũng uổng.
Chúng tôi, cả khách và giao liên, quây quần bên rổ bắp bốc hơi nghi ngút. Những trái bắp nếp ngắn ngày trông mỡ màng, ăn dẻo như xôi và ngọt lừ. Ba gặm hết một trái, quẳng cùi vào cái sọt, vui vẻ:
- Các anh xem, trạm em nghèo rứa đó, ăn sắn, ăn bắp thôi!
Một anh đế vào:
- Khoai bắp, tình quê rất thiệt thà. Nghèo mà được như ri là quý rồi.
Tất cả cười vang. Sau nhịp cười sôi nổi đó, San đứng dậy dặn dò:
- Các anh ăn xong thu dọn đồ đạc cho gọn nghe! Dây mang cột cho chặt. Đai dép rút sít vô cho dễ chạy. Ba và anh Phước, trạm trưởng trạm hai mươi sáu, sẽ dẫn các anh đi.
Chúng tôi vượt mấy cánh đồng trống, vượt một con sông thì trời đã nhá nhem tối. Lại vượt qua một bãi tranh lớn. Bãi tranh này bị bọn địch rải xăng đốt trụi, rộng thênh thang như một sân bay. Ba đi đầu. Phước đi cuối hàng. Khi qua khỏi bãi tranh, bước lên một đồi sim thì Phước vượt lên, khẽ gọi:
- Ba, dừng lại đã!
Chúng tôi cũng dừng lại, đặt ba lô xuống nghỉ. Ba và Phước ngồi chồm hổm bên một bụi sim. Tôi nghe hai người rầm rì:
- Em ở chờ đoàn khách, anh bám đường nghe!
- Không, em bám đường, anh ở chờ!
- Không được, anh quen đoạn đường này hung rồi!
- Không, anh đi họp về, anh cũng là khách thôi. Em là giao liên, em phải bám đường!
- Thằng nhỏ này ngang dữ. Đoạn đường này thuộc về trạm anh. Anh là trạm trưởng, mi phải nghe lời!
Hai anh em vẫn tiếp tục tranh cãi, mỗi lúc một gay gắt hơn. Tôi ngồi nghe, lòng đầy xúc động. Ai đã từng đi qua vùng ranh những ngày ác liệt mới thấy hết ý nghĩa cao quý của sự tranh giành đó. Phía trước kia là con đường xe chạy. Bọn địch thường ra phục kích. Cái chết rình mò trong từng bụi sim, trên từng bước đường.
Cuộc tranh cãi chấm dứt. Có lẽ là Ba thua. Phước đã ôm súng lẹ bước ra phía lộ. Ba hậm hực quay lại chỗ chúng tôi:
- Anh Phước giành đi trước rồi! Các anh ngồi chờ một chút! Nếu nghe anh Phước ra hiệu thì khẩn trương theo em. Còn nếu nghe tiếng súng thì các anh chạy quay lại nhà ông Phấn.
... Bầu trời đen xẫm. Tĩnh mịch. Không một tiếng máy bay. Không một tiếng pháo. Ba ngồi nhấp nhổm không yên. Bỗng một tiếng súng vang lên. Ba bật dậy, lao vút đi. Tiếng súng AR15 nổ loạn xạ như mè rang. Tiếng AK đáp lại, nhịp ba viên một, chắc chắn. Rồi một tiếng lựu đạn M.26 nổ "ầm". Và im lặng...
Chúng tôi ngồi trong nhà ông Phấn, bồn chồn ngóng đợi. Ba đã về kia, tay xách một khẩu AK. Chiếc mũ của em đã văng đâu mất. Mái tóc tơ đẫm mồ hôi, dính bết trước trán. Trong ánh đèn dầu, gương mặt em trông vàng võ lạ. Chúng tôi hỏi dồn dập:
- Phước đâu?
- Phước về chưa?
Ba chỉ ra sân, giọng lạc hẳn đi:
- Anh Phước ngoài đó...!
Chúng tôi xách đèn, đổ xô ra. ánh đèn dầu toả ra sân cỏ một vùng sáng vàng yếu ớt. Hai anh du kích đứng ở đó từ lúc nào, lặng im. Còn Phước thì nằm trên nệm cỏ. Tôi cúi xuống nhìn Phước, xót xa. Phước nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, cánh tay phải bị gẫy nát, cánh tay trái nắm chặt, hơi giơ lên trong tư thế cầm súng bắn. Máu thấm ra ướt cả tấm dù bọc thi thể anh. Chúng tôi đều im lặng. Mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng. Tôi thấy hình ảnh Phước cứ hiện rõ trước mặt, vui tươi, cởi mở. Phước trạc ngoài hai mươi, cao gầy, có nụ cười rất đôn hậu, khiến người ta vừa nhìn thấy là mến, tin ngay...
Hai anh du kích dậm chân, thỉnh thoảng lại chép miệng. Tiếng một anh trầm trầm chìm trong màn đêm: "Lũ chúng mình chậm quá! Nếu đi sớm một chút, đặt kịp mìn ở đoạn trên thì chúng "xoang" rồi, mà anh Phước khỏi hy sinh". Anh kia ngậm ngùi: "Chúng mình có lỗi, đi phục kích lại bị trễ hơn chúng".
Ba từ trong nhà bước ra, giọng thảng thốt:
- Anh Phước, anh Phước ơi!
Các anh du kích lại bên Ba, dỗ dành:
Thôi đừng khóc nữa em! Nhớ trả thù cho anh Phước! Em đi làm nhiệm vụ đi! Dẫn khách đi vào lúc này là tốt hơn cả.
Hình như nghe nói đến nhiệm vụ, Ba tỉnh táo lại. Em lặng lẽ đứng dậy, xách cái bao bột mì loang lổ máu của Phước, mở ra lấy cái võng, tấm đi mưa, đưa cho anh du kích, giọng bùi ngùi:
- Các anh đưa anh Phước đi dùm em!...
Em chỉ cái bao:
- Trong nớ còn một ít hom sắn, anh Phước xin ở trạm em, trù xuống đó trồng. Các anh lấy trồng quanh nơi anh Phước nằm. Anh Phước siêng lắm, cứ rảnh việc là lại cầm cuốc tăng gia.
Quay sang chúng tôi, Ba giục:
- Các anh, lên đường nghe!
Giọng em rắn đanh lại. Trong đôi con ngươi còn lóng lánh nước mắt của em, ánh đèn dầu sáng lung linh như hai ngọn lửa. Không hiểu sao, tôi bỗng nghĩ rằng, từ đôi mắt ấy sẽ phát ra những tia sáng diệu kỳ, soi tỏ màn đêm, rạch ròi từng bờ cây, bụi cỏ, rõ lối cho chúng tôi đi...
(Kỷ niệm chuyến công tác vùng ranh Quảng Nam - 1970)
THE BOY BOUNDARY ZONE
The twenty-fourth inter-station attendant smiled and told us: "Dad, it's your new inter-station!". Following her hand, I saw in the road ahead a young boy leading a group of people walking. He wore a big cap that fell over his forehead, looking so funny. On his back he carried a bag of flour sacks. On his shoulder he carried an AK with a stockpile. The gun, though neatly folded, still seemed elongated compared to his squishy body. Approaching us, Ba raised his face and smiled.
- Hello everyone!
Blinking his eyes, he tilted his head towards the twenty-fourth interchange:
- Go fast, sister? After all, I came after you, really angry! Then he smiled. There was a smile on his round, round face. With that shrewd appearance, Ba attracted my affection from the very beginning.
Dad carried a bag of documents, his shoulder carried AK in the lead. We line up one step at a time. The road through a forest was sprayed with poison last summer. Even though it was spring, the forest still bore heavy traces of devastation. The big trees were still bare of leaves, holding their thin branches, stooping to the sky. Only small trees are cracking up with green young shoots. I silently followed Dad. The road goes downhill. The soil of chicken liver mixed with gravel crunched under strangely slippery feet. I keep slipping. Dad looked back and smiled.
- Your road is strange, the sun is slippery, the rain is quiet! See, you see, the pebbles are like wheels rolling the sandals.
Then she lowered her voice, looking important:
- Going on the road also has to learn from experience! In these passages, the flu falters step by step, only to fall apart. You have to boldly take each step firmly, one step after another.
Silence for a while, as if suddenly remembering something, Dad asked me, a question that has nothing to do with the story being said:
- Have you ever raised wild chickens at the base? There are many beautiful chickens and birds on it, isn't it?
- Yes, a lot, but I have never raised wild chickens!
- In the morning, I collected three wild chicken eggs, gave them to the chickens of the incubation station, and hatched three chicks. Wow, it's as black as black America, looks annoying!
Then, as if absorbed in that interesting chicken farming, Ba stepped up the slope, panting, and slurred:
- The forest like it is still familiar with the forest, brother! As soon as I got down to the drive, I ran into the dust immediately! You have to bring the cages, lock them in. Do you know how to get them used to home?
Dad often has sudden questions, which are difficult to answer. And I often answer those questions myself. I'm raving:
- Surely he will know you? Every time I go home, I put the shredded cassava into the cage to feed them. I take care of him, why doesn't he like me?
I attentively followed the funny story of Ba. Dad was still walking briskly ahead, his head bobbing back and forth. When we reached the top of the slope, Ba stopped and turned to look at us:
- Come on guys, it's cool here!
I unpacked the bag and set it down on a nearby rock. The brothers and sisters in the group put their backpacks in turn, put them down, and breathed a sigh of relief. Me and Dad sat on a tall, big rock. Here, our eyes are wide open, liberal. In front of my eyes, the road slopes down a slope and disappears behind the rolling hills. Further away are the fields, luxuriant fields of grass. And far down there, vast, liberal, is the plain, is the sea. That carpet should have been covered with gentle green. But, the war has left a trail of traces. There are areas of dry forest, exposed to moldy colors in the sun. There are fields of yellow trees. It was the result of the American-Pipe wars that sprayed toxic chemicals. Holes everywhere were bomb craters, red cannon pits.
A cool breeze blew from the sea. Dad suddenly exclaimed:
- You're so cool! Wind ni is the wind of flying fish!
I asked again:
- Wind fish flying?
Ba wiped the sweat of his forehead with his hand, looking proficient:
- If it's windy, it's good to go to the sea, fish is full of boats!
- Do you go to the beach?
- Homeland by the sea.
Ba raised his hand and pointed in the distance:
- My hometown, Ky Anh!
Then I raved:
- My old man works in the sea. I can only go to the beach to pick up the boat, but not go to the beach yet! I was a bit chubby back then. My mother carries the fish, I run. Wow, so much fun.
Dad suddenly asked:
- Have you eaten flying fish with rice paper? Not yet? Well, delicious! My mom used to let me eat that!
I ask:
- Now, your parents are still working in the sea?
Dad's voice suddenly became angry:
- Can't get it, man!
Dad paused for a moment. I looked away. Why is there such a distant look in those innocent eyes. A series of explosive bombs interrupted our conversation. Dad stood up:
- B.57 again. Come on, go, guys!
Three instructions:
- From this distance, the road is empty, the enemy pays a lot of attention. You guys remember to go and follow me quickly! But make sure you fix the straps and straps for sure!
I stood attentively looking at my father and his bag. The boy is so innocent, but he has strong features. Catching my attentive gaze, Ba suddenly blushed, embarrassed. She pulled the cap off her head, squeezing it in her hand.
- Do you wear a very loose hat? Before, I also had The Liberation Hat frog is very pretty, but the firecrackers have been stolen!
Everyone was hurrying to go. Ba left the story, went ahead:
I have to go first at this point. Remember to be careful on the road, guys!
The road passed a series of upside down hills and then slid down to a large house. Here, weeds are overgrown, sometimes there are a few sedge bushes, absolutely not a big bunch of trees! A large river cuts through this, the water glistening in the sunlight. Golden sunshine bees. The grass and mud are steaming hot, giving off a pungent, fishy smell. The sky was clear blue, in the distance the black dots of helicopters. Strangely silent! Dad was still ahead, holding the AK in his small hands. We walked after her. Suddenly Ba looked back, waved and huddled in a bush. We quickly followed her, sitting quietly. There was the sound of an airplane engine rattling. Three HU1As flew over our heads and then glided towards Tam Ky. Dad called out to us, darting out of the dust and walking again. Approaching the river, Ba motioned for us to stop. I followed the grass, stooped forward. In front of me is a white sand beach. The sandy beach is sunny, quiet, only the layer of heated air is slightly stirred. Dad listened, examined and then ran out, waving for us to follow. Sand rustling underfoot. Then water! The river water hugged my legs. Cool! The river in this season is transparent and gentle like a silk ribbon. Dad waded across to the other side. We also waded through, splashing water. Stepping on the rustling sand again, the gravel ran into the neighborhood in front. At a glance, in the middle of the sand, a black pool of blood. Maybe someone was shot and killed by the Americans "dragging" in ambush. Thinking so, still rushing forward...
Into the hamlet, Ba let us rest in a garden and said:
- You guys take a break, I'll go check the situation and come back right away!
After walking a few steps, he met a group of people from the North walking by, Ba suddenly shouted:
- Ah, Mr. Luyen!
Just in time to face him, Ba was headlined:
- What's up, how's the road?
Practice holding Dad's hand, being considerate:
- The Americans "scratched" just passed Duong Tranh, Bau Tre, I can't go that way!
Dad frowned.
- So we have to go around the Pebble Pass?
It seems that every road is imprinted in Dad's mind so I can say it with certainty. Practice nodding.
- There's only a dirt road. You go, pay attention to the firecrackers! We are going to follow the enemy here!
Dad led us to turn a corner to the west. Practice bringing the guerrillas to the North. Shadows of guerrillas carrying AKs and CKCs disappeared behind dense trees.
The sky poured darkness, covering us. The road only appeared blurred white in front. Before crossing a large field, Ba stopped and warned:
- Pay attention to the firecrackers. If anything happens, roll into the shallow ditch right on the right side of the road. The field we call the field of coordinates!
Shadow Three disappeared into the night. We kept straining our eyes along the dim white road and sped along. There is the sound of firecrackers in the south "ung". Followed by the hiss: "wow...!". Then there was a "bang" sound in the distance. Ba's voice sounded: "Ignore it! That Tra Bong! Explode far". The sound of "uh!... viu... oang" continued, following the rhythm of our footsteps. Then suddenly there was silence. Only the sound of footsteps pounding on the ground. The wind suddenly blew in coolly. As soon as I briefly remembered Ba's words: "The wind and fish fly", I suddenly jumped up because of the scream: "Lie down!"
Just in time to roll into the dry ditch, I saw a flash of fire in front of me and then a violent explosion. Such flames continued to burst across the field like giant ghosts, exploding. Then shut up. Ba's voice rang out: "Is there anyone who cares?" We sat up: "No!". Three stammering:
- That Goose Boy! You pay attention, when you hear the sound of rustling in the air, you will immediately hear it when you roll into the ditch. Stop it!
The road, the field with the flaming ghosts, was behind us. Dad led us into a small hamlet. The hamlet fell silent in the pitch black night. Groping step by step, he entered a small house. The house was abandoned, no walls, no roof. Only the cellar is good. Father led us down to sit in the cellar. I laugh:
- Are you tired? You guys smoke, sit here and smoke!
While he was rummaging through his bag for medicine, and while he was fixing his sack, Ba jumped out of the cellar and disappeared into the darkness. Moments later, Ba returned:
- Drink some water, guys. Must be thirsty!
We squealed with joy. Experiencing a hot sunny day, one stop running, everyone is tired, thirsty and burning throat. The sips of water brought by Ba at this time are very precious. Flames occasionally flared from the ends of the cigarettes. Someone lit a matchbox to light up a corner of the cellar, and Dad sat in that corner, his eyes bright and happy. Suddenly, there was a cry: "Die my father!". Three exclaimed:
- What are you?
A male voice answered loudly:
- Oh my god, when did your document bag lose its belt?
- The wallet? Did it just fall?
- Surely, before crossing the field, you still belted it!
Dad sat in silence. As for the other brothers, they kept shouting at the old cadre who had lost the bag:
- Why don't you tie your belt?
eh?
The officer scoffed:
- That's great, that bag is full of important documents! How now?
Dad stood up.
- Let me go find it!
There is a dissenting voice:
- You know where to find it, baby?
- Firecrackers fired fiercely!
But Ba jumped to the ground and disappeared into the night. The whole cellar rumbled, agitated. Someone exclaimed:
- The little boy is so cute!
Another voice continued:
- The little boy grew up big! Just less than a year ago, it was a little chunky!
Then the same voice said:
- When we were young, we went from the bottom up, also through this boundary, but the road was still quiet, not as fierce as the previous day. You know, we old people travel a lot, and we have to slow down and rest a lot. Seeing that the courier was a boy of twelve or thirteen years old, we asked to take a break. Go for more than half an hour: "Dad, drink orange juice, brother", or: "Wow, this place is cool, it's useless to stop, Dad...".
Dad quietly followed us. But when the sun was about to stand still, he couldn't hold it any longer, the boy pleaded: "You guys hurry up, it's not overtime, the station is on duty, I'm being criticized." Then it burst into tears.
One brother laughed loudly.
- Oh, then my trip with Ba was completely different. That day without Dad, I would have died. Not that day, Dad also took me across the clearing at noon we passed there. Unfortunately, my sandals slipped off the straps. Where is the "black dragonfly" who retreats to. Panicked, I ran around in the middle of the clearing. The "black dragonfly" tilted his wings, so the cannons were fired and dusted. I don't know which way to run. It was then that Ba rushed out and shouted: "Lie down!" then dragged me into a nearby bullet hole. The "black dragonfly" looked around, and every time he tilted his wings, the firecrackers came back. Dad looked up at the sky and told himself: "Brother, follow me!". Then Dad pulled his hand and jumped up. Whenever the "black dragonfly" turned away, Dad pulled his hand and ran. Whenever it turns around, Dad pulls me down and hides in the grass. And then exit. The two brothers ran into the neighborhood to breathe. I looked at my father in surprise. There was a trickle of blood on Ba's head. Where's my beanie hat...
An impatient brother asked:
- Star? Is Dad injured?
- Injured, injured... But I just smiled, reaching out to stroke the blood: "It doesn't matter to you, just like a baby biting". We go again. At this time, a "gabion ship" and a few more HU1A aircraft flew over, close to the beach. It's soulful! If you stay there, it will grab your neck!". The cigarette went out when he did not know. He pulled out a box of matches to match... That day, Ba went bareheaded in the sun. One brother in the group had a puppet soldier's cap, which he couldn't understand where he found it, still stuffed it in his backpack, immediately gave it to Ba, saying that the boy didn't accept it until after he said it. But as soon as I took it up, I immediately pulled it down: "I'm sorry, the hat is considered insolent, stop it". We had to gather around and explain, the boy accepted...
Another round of cannons came. We rose to look back at the field. In the darkness, flashes of light flashed continuously. Loud explosion. The cellar vibrated. My heart felt like someone was squeezing it. I take care of Dad. I suddenly felt infinite love for you. In me, why is the innocence and innocence combined with the tough one? I suddenly remembered the sprouts in the forests that were poisoned with chemicals. The challenges with them are great. However, they still bounced back strong and green. Whenever I recall the past few days, Dad often says: "I was a kid back then"... It's true that I've grown up now. I've grown up. But what's innocent of a child, I'm still the same.
Ghostly flashes of fire, poisonous explosions shot up the other road. The roads have been imprinted with your footsteps many times... In the fields, the sound of firecrackers still explodes. In the cellar, it was silent. Only cigarette fires flickered and moved. The old officer sighed again. The sound of mosquitoes buzzing and humming is annoying. Suddenly the cannon went silent. The wait was like a giant compressed gas cylinder. Then, the cannon roared again. This time, the sound of the cannon was louder and more intense. Experienced people immediately recognized that it was a swarm of artillery that the enemy sometimes used to destroy the target. The dull explosion is the sound of sea cannons, penetrating deep into the ground to explode in order to destroy the pit. The loud explosion is the sound of cannons exploding right in the air, falling to kill people on the ground. Cannons from the sea, from several concentrated battlefields poured into this field, more and more intense each time. Dad, where are you?
Fortunately, Ba is back. You are like a cool breeze of the sea in your hometown that suddenly overflows. I said as if shouting:
- Here's the bag, man!
The old officer rushed to the hatch and hugged Ba. But Ba said aloud:
- Go, guys! Go back and take a break!
*
Mornings in the plains usually come earlier than in the mountains. Only about four o'clock, the sky had turned a cloudy white. We wake up and cook. You have to cook both breakfast and lunch. In areas near the enemy, people are used to doing so.
When did Dad finish eating, he was chopping up some cassava roots. Next to me are a few chicken cages. The mother hen ruffled feathers, lumps. Three black chickens chirped and creaked their beaks through the cracks. I ask:
- Why only have three children?
Dad looked up:
- When the enemy invades, you have to kill an old rooster. Fear it neck, the enemy heard. Hens do not have a cot, laying eggs that cannot be incubated. Three hens, wild chicken eggs hatched, that I told you.
Dad smiled and then pursed his lips to "whistle"... The chicks chirped... Father tilted his head, opened the cage door with one hand, and scooped up the cassava in one hand. Chickens compete to peck cassava in Ba's hand.
After eating, we packed our things neatly, and our backpacks were ready. The brothers in the station brought sundries in the house such as a machete, a bucket of water... hidden in the dusty banks around the station. The chickens were kept in two large cages. The only pig left after the last raid, was also tied up, put in a large basket. That's the way to listen to see if the enemy is aggressive. If there is, they can escape in time, not let the enemy destroy.
As soon as the sun rose, it grimaced and released its bright rays. The sky is so high, wonderful. The sound of a tank engine howled in the distance. That place is the enemy post. Several gabion ships hovered high. Several transport ships flew back and forth heavily. There were intermittent cannons. In the distance, there was the sound of machine gun fire. And the group of late-sleeping lovers woke up startled, questioning each other, arguing wildly. Such a peaceful morning. Around nine or ten o'clock you can go to do necessary things.
The brothers in the station continuously carried bags, machetes, and pulled each other away. Only the stationmaster remained at home with the guests. We take out the hammock, the pole lies a little. The house of the station is simple, like all the houses of the people in this border area. It's a bit too much to say house, because it doesn't have a coffee table, walls, table, chair, or bed. Only a few rows of columns with two sketchy thatched roofs. However, the cellar is very solid. It was dug as wide as the floor of the house, covered with a layer of large trees, covered with a thick layer of soil. The basement has enough room for nine or ten people to sleep in hammocks. I looked around the house, thinking... The life of this cross-border courier is so simple. With a modest house, with neat utensils, brothers and sisters stayed in a fierce area, silently sending soldiers and cadres back and forth. They connected the base to the plain. My path is like a knife to the enemy's heart. Every day, despite many harsh hardships, they still live optimistically, happily, and love life.
Ms. San, the station chief, brought out a notebook to record the number of guests. Finished, she opened a student notebook, mumbled reading:
You are the vessel containing the warm blood
I connected the base to the front
The way I burn with love...
Reading that, San giggled and asked me:
- Brother, is this poem about our relationship?
I nodded.
- Yes, the poem praises the comrades!
San shakes his head to stir.
- No, we have nothing to praise!
I smile:
- Say it strange! That, like Ba for example, what a smart, brave boy!
Hearing about Ba, San said:
- Ba's family is very guilty! His father who made the sea was shot and killed by Bo Bo along with more than a dozen other relatives. Only his mother and son remained at home, but the enemy captured him in the garrison.
Stacking the documents, the stationmaster excitedly continued:
- Then the compatriots also rebelled to destroy the garrison. That day, a work team came back. Dad clings to the captain, begging to go. Rejected, he burst into tears and pulled the captain's hand to his cheek. Dad just said, hiccuping, angry: "Mom, you tell me... I'm going to avenge my father...". The captain refused to refuse. After all, he followed the district. The brothers in the district transferred to our station...
Busy talking, it's late afternoon and we don't know. The brothers in the station returned, bringing a few bags of corn. The glutinous corn is still green and French.
Cooking fire again. Station north a large pot, cooked full of left corn. The stationmaster smiled.
- Listen to the party today guys!
Then the whole station burst into laughter:
- Hooray station!
- Summer station!
- But why eat baby corn, it's a waste!
- No, my station does not waste tissue! The previous bunches of corn have all been collected, each fruit is dry and hard, and the seeds are hard. The corn we pruned late, the sun was too hot, the whole tree withered, the whole fruit, it was also a waste.
We, both customers and couriers, gathered around a basket of steaming corn. The short-term sticky corn looks fat, eats like sticky rice and is sweet. Dad gnawed on one fruit, threw the pulp into the basket, happily:
- You see, my station is poor, eat cassava, eat corn!
A brother came in:
- Sweet potato, country love is very honest. Being poor is precious.
All laughed. After that lively laughter, San stood up and instructed:
- After you finished eating, tidy up your things! The rope is tied tightly. The shoe straps are retracted for ease of running. Father and Mr. Phuoc, station commander of station twenty-six, will lead you.
We crossed some open fields, crossed a river, it was already dark. Crossing a big picture field again. This picture field was burned by the enemy with gasoline, as wide as an airport. Dad takes the lead. Phuoc goes to the end of the line. When crossing the picture field, stepping on a hill of myrtle, Phuoc crossed over and softly called:
- Dad, stop it!
We also stopped, put our backpacks down to rest. Father and Phuoc sat squatting beside a myrtle bush. I heard two people whispering:
- I'm waiting for the delegation, you follow the road!
- No, you stick to the road, I'm waiting!
- No, you are used to this road already!
- No, you come back from a meeting, You are also a guest. I'm a courier, I have to stick to the road!
- This little guy is fierce. This stretch of road belongs to my station. I am the station chief, you must obey!
The two brothers continued to argue, more and more fiercely. I sat and listened, heart filled with emotion. Those who have been through the boundary of the fierce days can see the noble meaning of that competition. In front is the driveway. Enemies often ambush. Death lurks in every myrtle bush, every step of the way.
The controversy ended. Maybe Ba lost. Phuoc grabbed his gun and quickly walked out onto the road. Father angrily turned to us:
- Mr. Phuoc won first! Wait a minute guys! If you hear Mr. Phuoc's signal, you should follow me urgently. If you hear gunfire, you run back to Mr. Phan's house.
... The sky is dark. Quiet. Not a plane sound. Not a single firecracker. Dad sat restlessly. Suddenly a gun shot rang out. Dad got up and ran away. The sound of AR15 guns exploded like roasted sesame seeds. AK's reply, three-by-one, sure. Then an M.26 grenade exploded "bang". And silence...
We sat in Mr. Phan's house, anxiously waiting. Dad was back there, carrying an AK. My hat is gone. His hair was wet with sweat, sticking to his forehead. In the light of the oil lamp, her face looks strangely golden. We ask incessantly:
- Where's the blessing?
- Have you returned yet?
Dad just went to the yard, his voice lost:
- Mr. Phuoc is out there...!
We took the lights, rushed out. The kerosene lamp radiated a weak yellow light on the lawn. The two guerrillas stood there since then, silent. And Phuoc was lying on the grass mattress. I looked down at Phuoc, sorry. Phuoc lies on his back, legs straight, right arm broken, left arm clenched, slightly raised in a shooting position. Blood soaked through the umbrella covering his body. We were all silent. Each person pursues a separate idea. I see Phuoc's image clearly in front of me, cheerful and open. Phuoc is in his twenties, tall and thin, with a very kind smile, making people love and believe it as soon as they see it...
The two guerrillas stomped their feet, occasionally copying their mouths. A deep brother's voice sinks into the night: "We're too slow! If you go a little early and place the mines in the above section, they will be "sinus", but Mr. Phuoc will not sacrifice". The other man regretted: "We were at fault, we were late to ambush them".
Three words from the house came out, in a panic:
- Mr. Phuoc, Mr. Phuoc!
The guerrillas came to Ba, coaxing:
Please don't cry anymore! Remember to avenge Mr. Phuoc! I go on a mission! Bringing guests in at this time is better.
Apparently hearing about the mission, Ba came to his senses. She quietly got up, carried Phuoc's bloody bag of flour, opened it, took out the hammock and rain blanket, and gave it to the guerrillas, with a sad voice:
- You take Mr. Phuoc for me!...
I show the bag:
- There are a few cassava cuttings in the country. Phuoc asked at my station to go down there and plant them. The brothers planted around where Mr. Phuoc lay. Mr. Phuoc is very diligent, when he is free to work, he takes the hoe to increase.
Turning to us, Ba urged:
- Guys, listen up!
My voice is hard. In her eyes that still sparkled with tears, the light of the oil lamp shimmered like two flames. For some reason, I suddenly thought that, from those eyes, there would be magical rays of light, illuminating the night, clearly distinguishing each tree, bush, and path for us to go...
(Commemorating a business trip to Quang Nam border area - 1970)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top