ÁNH SÁNG TỪ BIÊN GIỚI - (Việt - Englick) Tác giả: Phạm Việt Long
Căn phòng dùng làm nơi ghi hoá đơn gạo chật ních người và đầy ắp tiếng ồn. Người ta chen nhau xếp sổ lương thực. Người ta hỏi nhau về số lượng mì, gạo được mua đợt này. Đôi người cằn nhằn về việc lương thực khó khăn, mua đong mất thời gian. Nhưng, đột nhiên, tiếng quát của một thanh niên vang lên, dìm mọi tiếng ồn kia xuống:
- Tôi ở phòng tuyến về!
Theo tiếng quát, anh ta gạt mọi người, len về phía chiếc bàn có hai cô nhân viên lương thực đang ghi hoá đơn. Đó là một thanh niên trạc 20 tuổi, tóc quăn, da xạm đen, mặt điểm mấy nốt trứng cá.
- Tôi vừa ở phòng tuyến về, vừa ở phòng tuyến về!
Anh ta lắp đi lắp lại đến gần chục lần cái câu ấy. Mọi người ngơ ngác, không hiểu anh ta muốn gì? Giữa lúc ấy, một bà cụ từ ngoài cửa len vào, gọi với:
- Tập ơi, thì hãy từ từ chứ!
Bắt gặp cái nhìn ngạc nhiên của mọi người, bà cụ phân trần:
- Cháu nó đi đắp phòng tuyến. Khi đi, đã cắt lương thực. Bây giờ về, đem theo giấy chuyển lương, nhưng cửa hàng lại không cho đong.
Hình như không quan tâm đến sự khó chịu của mọi người, Tập vẫn sấn sổ lách tới. Anh ta đập tay đánh bốp xuống bàn, làm lọ mực nảy dựng lên, suýt đổ. Rồi bàn tay gân guốc ấy ngửa lên, xoè ra một tờ giấy nhàu nát:
- Đây, xem đi, tôi vừa ở phòng tuyến về!
Cô nhân viên ngồi phía ngoài cầm lấy tờ giấy, vuốt vuốt cho thẳng, chăm chú đọc, rồi bảo:
- Anh phải nhập tiêu chuẩn vào sổ lương thực của gia đình rồi mới đong được. Anh ra văn phòng nhập đã nhé.
- Thì tôi vừa ở phòng tuyến về, phải bán cho tôi chứ!
Dường như muốn tăng thêm sức mạnh cho lời nói, anh ta lại giáng nắm đấm xuống bàn. Một người nào đó mai mỉa:
- Tay khoẻ đấy, nhưng để thụi bọn giặc thì hơn.
Tập mím môi, quắc mắt nhìn quanh, như muốn tìm địch thủ để trừng trị. Song, đôi mắt ấy vội cụp ngay xuống, khi gặp toàn những nét mặt khó chịu hoặc những ánh mắt trách móc chiếu vào mình. Cô nhân viên lương thực từ tốn nói với bà cụ mẹ Tập - lúc này đang đứng cạnh Tập:
- Cụ ạ, đã cắt thì phải nhập. Cụ tới văn phòng nhập, rồi quay lại, chúng cháu ghi hoá đơn ngay cho.
Bà cụ gật gật đầu. Mấy người xung quanh góp ý:
- Đúng đấy cụ ạ. Thằng cháu nhà tôi cũng đi phòng tuyến về, tôi đã nhập cho nó từ nửa tháng nay rồi.
- Sao cụ không nhập từ đầu tháng?
Một bác to béo nói nhát gừng:
- Chưa nhập thì ai cho đong. Thế mà cũng ầm ĩ...
Cái bản tính sỗ sàng kéo ngay Tập về với tiếng quát:
- Bà im đi, biết gì mà nói. Tôi ở phòng tuyến về đây này.
Lập tức, anh ta lại bị chìm trong tiếng phản đối nhao nhao:
- Vô lễ thế. Bác ấy đáng tuổi mẹ cậu đấy!
- Riêng gì anh đi phòng tuyến mà cứ nhắng lên thế. Bao nhiêu người đi bộ đội, đổ máu hy sinh, mà họ có vỗ ngực như anh đâu!
- Thôi, đừng lấy tí chút thành tích ấy làm ngoáo ộp doạ người nữa!
Bị phản đối mạnh quá, Tập đứng né vào một góc, nhưng mặt vẫn hầm hầm:
- Được, tôi chờ ở đây đến cuối giờ, xem có bán cho tôi không thì bảo.
Cũng lúc này, một cô gái mặc bộ quần áo xanh công nhân, dáng người rắn chắc, từ ngoài sân bước lên hè. Cô gạt những sợi tóc dính bết mồ hôi, hỏi một chị mặc áo trắng:
- Chị ơi, ghi hoá đơn gạo ở đây phải không ạ?
- Đúng đấy cô ạ.
Cô gái rút cái khăn tay từ trong túi xách ra, thấm thấm mồ hôi trên mặt, lắc lắc đầu:
- Gớm, thế mà em tìm mãi. Em cứ tưởng ghi hoá đơn ở của hàng cơ, chứ đâu biết là ở tận đây.
Chị áo trắng giải thích:
- Ấy, từ dạo lương thực khó khăn, cửa hàng cắt lịch bán theo khối cho công bằng, khỏi đông. Cô không đi đong gạo bao giờ hay sao mà không biết ?
Cô gái mủm mỉm cười:
- Dạ, em mới đi khỏi Hà Nội 2 năm mà lạc hậu thế đấy. Để em vào xếp sổ nhé...
Từ nãy đến giờ, có hai người rất chăm chú nghe câu chuyện của cô gái. Đó là bác Thăng - cán bộ thông tin của tiểu khu - và bác Hồng, người bán sách báo ở quầy đầu ngã tư. Bác Hồng thì thào:
- Hình như đúng là cô ấy, bác nhỉ.
Bác Thăng quả quyết:
- Dứt khoát là cô ấy rồi. Tôi nhớ lắm chứ. Ảnh in trên báo rõ rành rành mà. Lại cả một bài viết dài nữa, tôi vẫn giữ ở nhà ấy.
Câu chuyện bị cắt ngang bởi mấy tiếng gọi giật giọng:
- Nguyễn Văn Hồng. Ai là Hồng, đến lượt rồi.
Bác Hồng luống cuống:
- Tôi đây, à... à... tôi đây.
Lại một câu trách móc:
- Đến lượt rồi mà cứ chuyện trò suốt. Có mau lên không. Sắp hết ngày rồi ông ạ.
Bác Hồng vừa dạ dạ như để xin lỗi, vừa lách người về phía bàn ghi hoá đơn.
"Nào, bác mua nốt tiêu chuẩn cả tháng nhé?" - vừa lúi húi ghi chép, cô nhân viên lương thực vừa nói. Rồi cô chìa tay ra: "Bác đưa cháu 9 đồng". Không thấy bác Hồng nói gì, cô ngạc nhiên nhìn lên. Hoá ra, bác Hồng đang mải nhìn cô gái mặc bộ quần áo công nhân:
- Cô là Tuyết phải không?
- Vâng ạ... mà... sao ạ?
Không trả lời Tuyết, bác quay sang phía cô nhân viên lương thực, sởi lởi:
- Để tôi mua sau, tôi nhường cô này mua trước.
Cô nhân viên lương thực lục lục chồng sổ để tìm sổ gạo của Tuyết. Tuyết đỏ mặt:
- Ấy chết, bác mặc cháu, để cháu đong sau.
- Không, dứt khoát là tôi nhường lượt cho cô mà.
Vẫn chưa thấy sổ gạo của Tuyết - từ nãy đến giờ có tới chục người nữa xếp sổ, nên nó đã lẫn vào giữa. Có tiếng phản đối:
- Thôi, mất thì giờ quá !
- Đề nghị cứ bán theo số thứ tự.
Bác Hồng ấp úng phân trần:
- Chẳng là... chẳng là... cô ấy là...
Ai đó dài giọng:
- Ông hâm ơi, cất cái máu tốt của ông đi cho con cháu nhờ với.
Thấy vậy, bác Thăng len tới, nói to:
- Bà con bình tĩnh đã nào. Cô này - bác chỉ Tuyết - là dũng sĩ diệt bọn xâm lược, ở biên giới về đấy.
Mọi người "à" lên một tiếng, rồi lặng đi. Từ lâu nay, "biên giới" đã trở thành hai tiếng thân thương với mỗi người dân Hà Nội này rồi. Hai tiếng ấy gợi lên chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Hai tiếng ấy đã gọi lớp lớp thanh niên lên đường chiến đấu. Thế nhưng, khi hai tiếng ấy hiện thân vào cô gái bình dị này, trong cái hoàn cảnh bình thường này, thì ai cũng thấy ngỡ ngàng, lạ lẫm. Ai cũng muốn xích lại gần cô gái. Và ai cũng muốn làm cái gì đó để tỏ thiện cảm với cô. Tự thấy mình phải có trách nhiệm làm cho mọi người hiểu cô gái hơn nữa, bác cán bộ thông tin nói rành rọt:
- Trên báo đã có ảnh, có bài viết về cô đây. Cô là Đoàn Thị Tuyết, 20 tuổi, con gái Hà Nội, (bác nhấn mạnh 4 chữ "Con gái Hà Nội"), công nhân lâm trường. Trong một ngày, cô đã chiến đấu dũng cảm, một mình diệt 1 tiểu đội quân xâm lược... à... mà để cô Tuyết kể cho bà con nghe thì hơn.
Từ nãy đến giờ, Tuyết vẫn đứng bẽn lẽn bên bàn. Khuôn mặt bầu bầu, có đôi mắt to đen đằm thắm của cô ửng đỏ. Cô cúi đầu, di di ngón chân cái trên chiếc dép cao su, ấp úng:
- Dạ, dạ... cháu cũng cùng các anh ấy đánh lại bọn nó, có gì đâu mà kể ạ.
Mọi người vây tròn lấy cô, quên cả chuyện đong gạo. Ai cũng năn nỉ:
- Nào, cô kể đi cho bà con nghe với.
- Cô nhớ lại xem đã đánh tụi nó thế nào thì kể lại vậy.
Tuyết càng lúng túng. Cô chưa từng làm diễn giả bao giờ. Nhất là bây giờ lại phải nói về mình trước đông người... Hiểu rõ điều khó xử của Tuyết, bác Thăng nói: "Thôi, để tôi kể vậy nhé". Rồi bác cao giọng:
- Hôm ấy, cô Tuyết đã nhận được điện báo tin mẹ ốm nặng. Lâm trường đã cấp giấy phép cho cô. Nhưng trước tình hình biên giới căng thẳng, cô đã tự nguyện ở lại tham gia giữ chốt.
Một bà cụ xuýt xoa với người bên cạnh:
- Khổ, tôi ở gần nhà cô ấy, tôi biết. Bà cụ cô ấy phải đi cấp cứu đấy.
Tiếng bác Thăng vang vang trong phòng. Không ai còn nhận ra đây là nơi bán lương thực nữa. Bác chỉ kể lại điều bác đọc trên báo, mà sao nghe hấp dẫn thế. Phải chăng, vì nhân vật chính trong câu chuyện ấy đang ở ngay trước mặt người nghe? Chính cô ấy đã dùng tới 5 thứ súng để đánh giặc. Chính cô ấy đã nhường nắm cơm cuối cùng, giọt nước cuối cùng cho đồng đội. Cũng chính cô ấy đã cõng đồng chí bị thương luồn rừng, lách địch về nơi an toàn. Và bây giờ, thì cô ấy đây, đang xếp hàng mua gạo như mọi người. Cô ấy đứng nép bên bàn, như muốn thu nhỏ mình lại. Thế nhưng, như ánh sáng rực rỡ của mùa xuân, cô vẫn ngời lên trước mọi người. Các chú thiếu niên thấy ở cô sức mạnh của lý tưởng, và thấy lòng háo hức ra trận lập công. Nhưng, với những người đứng tuổi - mà phần đông trong phòng là những người đứng tuổi, thì ánh sáng của cô lại soi rọi vào mặt đạo đức nhiều hơn. Có những người thấy tự hào, vững tin ở mình hơn khi thấy mình đã sống xứng đáng với cô. Nhưng cũng có những người phải giật mình bởi chính mình, như người ốm nằm lâu trong buồng kín, khi ra ngoài trời chợt hoảng hốt, vì dưới ánh nắng họ chợt nhận ra nước da tái nhợt của mình, những đường gân xanh nhằng nhịt của mình, và lớp ghét lưu cữu đóng dày trên da thịt mình. Mấy người mà hồi nãy lớn tiếng phản đối việc bác Hồng nhường chỗ cho cô gái, đứng lùi lại sau bác Thăng, mong bác đừng nhận ra mình. Mấy người đã trót lợi dụng lúc lộn xộn xếp chèn xổ của mình lên trên, ngượng ngập nhìn chồng sổ. Nhiều người lại thấy ân hận về những lời phàn nàn của mình trước việc phải ăn mì, mầu, bớt gạo. Thế đấy, người ta đã thực lòng hô nhiều khẩu hiệu thể hiện quyết tâm đánh thắng giặc xâm lược, và khi cần thì sẵn lòng ra trận, nhưng khi còn ở tại Thủ đô, tại vị trí đương nhiệm của mình, cần phải hy sinh chút ít quyền lợi, cần phải làm nhiều hơn chút nữa vì đồng bào biên giới, thì không phải ai cũng thấy lòng thanh thản...
Mọi người vừa lắng nghe, vừa suy nghĩ. Duy chỉ có cô nhân viên lương thực vừa nghe vừa lật lật chồng sổ. Cô ghé vào tai bạn, thì thầm:
- Có nhớ sổ chị ấy tên là gì không?
Cô kia thì thào:
- Trần Thị Bích.
Lát sau, sổ gạo của gia đình Tuyết đã nằm ngay bên quyền sổ hoá đơn.
... Khi bác Thăng kể xong, mọi người càng xích lại gần Tuyết hơn. Một bác hỏi:
- Thế bà cụ đã khoẻ chưa cô?
- Cảm ơn bác, mẹ cháu được đưa đi bệnh viện, đã khỏi, nay sắp khoẻ rồi ạ.
Một bà cụ âu yếm:
- Vậy mà hồi nãy con không nói trước, để cửa hàng bán ưu tiên cho. Thế hôm nào con đi?
- Thưa cụ, ngày mai con đi ạ.
- Ôi, sao vội thế? Ở thêm dăm bảy ngày nữa cũng được chứ gì?
- Đơn vị cháu cho nghỉ một tuần, thế là nhiều rồi ạ.
- Khổ chưa, mai đã ra địa đầu, trước thằng giặc, mà hôm nay còn xếp hàng mua gạo cho mẹ. Thế không có ai đỡ cô à?
Tuyết cười hồn hậu:
- Mẹ cháu đang mệt. Em cháu hôm nay lao động ở công trường Tô Lịch. Cháu đi mua là phải, có gì đâu ạ.
Bác Thăng ghé sang nói với bác Hồng:
- Nghĩ cũng hay, bác nhỉ. Nhiều khi, mình biết làm việc đại sự mà lại quên những việc nhỏ bé nhưng thiết thực. Đấy, mình đã từng dự hàng bao cuộc mít tinh, dán hàng bao nhiêu khẩu hiệu, nhưng mấy ai nghĩ tới những việc làm thật chi ly, như quan tâm đến gia đình cô Tuyết này chẳng hạn, để bà con trên đó yên tâm chiến đấu? Kỳ này về họp tiểu khu, tôi phải có ý kiến mới được.
- Ừ, phải đấy bác ạ
... Trời đã về chiều. Ánh nắng xế gay gắt xuyên qua cửa sổ, rọi vào khắp căn phòng. Cô nhân viên lương thực đứng lên:
- Thưa các bác, chúng ta lại vào việc chứ ạ. Bây giờ đến chị Tuyết vào ghi hoá đơn nhé.
- Cả ông Hồng nữa! - Mọi người đồng thanh vui vẻ.
Lúc này, không ai còn nhớ đến anh chàng Tập hung hăng hồi nãy nữa. Mà anh chàng cũng đã biến đâu mất, như giọt nước đọng trên phiến đá, nhanh chóng bay hơi dưới ánh nắng mùa hè, không để lại dấu vết gì.
LIGHT FROM THE BORDER
The room used as a place to record rice bills was packed with people and filled with noise. People jostle for food. People asked each other about the amount of noodles and rice bought this time. Some people grumble about how difficult it is to buy food and take time to buy it. But, suddenly, a young man's shout rang out, drowning all the noise:
- I'm on the front line!
With a shout, he brushed everyone off, and crept toward a table where two food clerks were writing bills. It was a young man about 20 years old, with curly hair, dark skin, and a few acne spots on his face.
- I was both on the front line and back on the front line!
He repeated that sentence nearly ten times. People are bewildered, do not understand what he wants? In the meantime, an old woman came in from outside the door and called out:
- Exercise, then take it slow!
Seeing everyone's surprised looks, the old woman explained:
- He went to build a defense line. When he left, the food was cut. Now go back, bring the pay slip, but the store won't let me measure it.
Seemingly unconcerned with everyone's discomfort, Xi still rushed over. He slams his fist on the table, causing the inkwell to jump up, almost spilling. Then the sinewy hand turned up, revealing a crumpled sheet of paper:
- Here, look, I just got back from the front line!
The employee sitting outside took the paper, straightened it, read it attentively, and then said:
- You have to enter the standard in the family's food book before you can measure it. Go to the office to enter.
- Then I just came back from the front line, I have to sell it to me!
As if wanting to add strength to his words, he slammed his fist down on the table again. Someone sarcastically:
- Hands are strong, but to beat the enemy is better.
Practice pursed lips, scowling around, as if looking for an opponent to punish. However, those eyes quickly dropped, when they met with unpleasant facial expressions or reproachful eyes were directed at him. The food worker slowly said to Xi's mother, who was now standing next to Xi:
- Uncle, if you cut it, you have to import it. He went to the import office, then came back, we wrote the invoice right away.
Grandma nodded. People around commented:
- That's right, Grandpa. My nephew also went to the front line, I have been importing for him for half a month now.
- Why don't you enter from the beginning of the month?
A fat uncle said shyly:
- If you haven't entered, who will measure it? But it's noisy...
The rude nature immediately pulled Tap back with a shout:
- Shut up, you know what to say. I'm on the front line here.
Immediately, he was again engulfed in protests:
- That's impolite. He's the same age as your mother!
- Why don't you just go to the front line and go on like that. How many people go to the army, shed blood and sacrifice, but they don't beat their chest like you!
- Well, don't use a little bit of that achievement to scare people anymore!
Being strongly opposed, Xi stood in a corner, but his face was still pitiful:
- Okay, I'll wait here until the end of the hour, see if you can sell it to me.
At the same time, a girl wearing blue work clothes, with a solid body, stepped out from the yard into the summer. She brushed away her sweat-stained hair and asked a sister in a white shirt:
- Sister, write the rice bill here, right?
- That's right, ma'am.
The girl took out a handkerchief from her bag, soaked the sweat on her face, and shook her head:
- Damn, that's why I kept looking. I thought the invoice was at the store, but I didn't know it was here.
The white lady explained:
- Well, since the food was difficult, the store cut the schedule to sell in blocks to be fair, not crowded. You never go to measure rice or why don't you know?
Smiling girl:
- Yes, I've only been out of Hanoi for 2 years, but I'm so backward. Let me check in...
Up until now, two people had been listening attentively to the girl's story. It was Uncle Thang - the information officer of the sub-district - and Uncle Hong, who sold books and newspapers at the counter at the intersection. Uncle Hong whispered:
- It seems to be her, bro.
Uncle Thang affirmed:
- It's definitely her. I do remember. The photo printed in the newspaper is clear. Another long post, I keep it at home.
The story was interrupted by a few loud calls:
- Nguyen Van Hong. Who is Hong, it's your turn.
Uncle Hong panicked:
- I'm here, ah... ah... I'm here.
Another reprimand:
- It's your turn to talk all the time. Do you want to go up? The day is almost over, sir.
Uncle Hong just felt like apologizing, just squirming towards the table to write the bill.
"Now, will you buy the full month standard?" - While taking notes, the food worker said. Then she held out her hand: "I gave you 9 dong". Not seeing Uncle Hong say anything, she looked up in surprise. As it turned out, Uncle Hong was busy looking at the girl wearing work clothes:
- Are you Snow?
- Yes... but... why?
Without answering Tuyet, he turned to the food worker and said:
- Let me buy it later, I let her buy it first.
The food worker rummaged through the stack of books to find Tuyet's rice book. Snow blushes:
- That's it, I'll wear you, let me measure later.
- No, I will definitely give you your turn.
Still haven't seen Tuyet's rice book - there have been dozens of other people stacking it up until now, so it got mixed up in the middle. There are objections:
- Well, what a waste of time!
- Recommend to sell by order number.
Uncle Hong hesitantly explained:
- Is not... is not... she is...
Someone said loudly:
- Grandpa, please save your good blood for your children and grandchildren.
Seeing this, Uncle Thang came over and said loudly:
- You guys calm down. This girl - Uncle Tuyet - is a hero to kill invaders, come back from the border.
Everyone "ah" raised a voice, and then fell silent. For a long time, "border" has become two familiar words to every Hanoian. Those two words evoke the sacred sovereignty of the Fatherland. Those two hours called the youth class to go to war. However, when those two voices appeared in this ordinary girl, in this normal situation, everyone was surprised and strange. Everyone wants to get close to the girl. And everyone wanted to do something to show her sympathy. Feeling himself responsible for making people understand the girl better, the information officer said clearly:
- There are pictures and articles about her in the newspaper. She is Doan Thi Tuyet, 20 years old, a daughter of Hanoi, (he emphasizes the 4 words "Hanoi's daughter"), a forestry worker. In one day, she fought bravely, single-handedly defeated a squad of invaders... well... but it would be better for Ms. Tuyet to tell her relatives.
Until now, Tuyet has been standing shyly at the table. Her face was pregnant, her large, loving black eyes were red. She lowered her head, ran her big toe on the rubber slipper, stammering:
- Yes, yes... I also fought them with them, nothing to say.
Everyone surrounded her, forgetting about measuring rice. Everyone begged:
- Come on, tell them to your friends.
- You remember how you beat them, then tell them.
Snow is more confused. She has never been a speaker. Especially now I have to talk about myself in front of many people... Understanding Tuyet's dilemma, Uncle Thang said: "Well, let me tell you that". Then he raised his voice:
- That day, Ms. Tuyet received a telegram that her mother was seriously ill. The Forestry Department granted her a permit. But in the face of the tense border situation, she voluntarily stayed to take part in keeping the pin.
An old woman whispered to the person next to her:
- Damn, I live near her house, I know. Her grandmother had to go to the ER.
Uncle Thang's voice echoed in the room. No one realizes this is a food stall anymore. I just recounted what I read in the newspaper, but it sounded so interesting. Is it because the main character in that story is right in front of the listener? It was she who used up to 5 guns to fight the enemy. It was she who gave up the last handful of rice, the last drop of water to her teammates. It was she who carried the wounded comrade through the forest and evaded the enemy to a safe place. And now, here she is, waiting in line to buy rice like everyone else. She crouched by the table, as if she wanted to shrink herself. However, like the bright light of spring, she still shines in front of everyone. The boys saw in her the power of ideals, and their eagerness to go to war and score goals. But, with the elderly - and the majority in the room are elderly people, her light shines more on the moral side. There are people who feel proud and confident in themselves when they see that they have lived worthy of her. But there are also people who have to be startled by themselves, like a sick person lying in a closed room for a long time, when they go outside, they suddenly panic, because in the sunlight they suddenly realize their pale skin, the veins are blue. of me, and a layer of lingering hatred thickened on my flesh. A few people who loudly protested against Uncle Hong giving way to the girl, stood back behind Uncle Thang, hoping that he would not recognize me. A few people took advantage of the messy time of arranging their books on top, embarrassedly looking at the stack of books. Many people regret their complaints about having to eat noodles, color, and less rice. Well, people have sincerely shouted many slogans showing their determination to defeat the invaders, and when necessary, they are willing to go to war, but while still in the capital, in their incumbent positions, they must sacrifice their lives. few rights, need to do a little more for the sake of the border people, not everyone finds peace of mind...
Everyone listens and thinks at the same time. Only the food worker listened while flipping the stack of books. She leans into your ear and whispers:
- Do you remember what her name is?
The other girl whispered:
- Tran Thi Bich.
Moments later, Tuyet's family's rice book was right next to the bill book.
... When Uncle Thang finished, everyone got closer to Tuyet. An uncle asked:
- How is your grandmother?
- Thank you, my mother was taken to the hospital, recovered, and will be fine now.
A loving grandmother:
- But I didn't say it before, let the shop give priority. So when do you go?
- Grandpa, I will go tomorrow.
- Oh, why in such a hurry? Is it okay to stay a few more days?
- My unit gave me a week off, that's a lot.
- Miserable, tomorrow has gone to the front, before the enemy, but today I still queue to buy rice for my mother. So no one to help you?
Snow smiled heartily.
- My mother is tired. My brother and sister are working at To Lich construction site today. I'm going to buy it, it's okay.
Uncle Thang stopped by and said to Uncle Hong:
- Good idea, bro. Sometimes, I know how to do great things but forget the small but practical things. Well, I've attended many rallies, pasted many slogans, but few people think about doing very detailed things, like taking care of this Ms. Tuyet's family, for example, so that the people on it can feel secure. fight? This time about the sub-district meeting, I must have a new opinion.
- Yes, that's right, bro
... It was late afternoon. The harsh afternoon sunlight streamed through the window, illuminating the room. The food worker stood up:
- Gentlemen, let's get back to work. Now it's time for Ms. Tuyet to write the bill.
- Mr. Hong too! - Everyone cheered in unison.
At this time, no one remembers the aggressive Xi from earlier. And the guy also disappeared, like a drop of water on a stone, quickly evaporating under the summer sun, leaving no trace.
Hà Nội, 1979
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top