Chương 30: Những loại quái vật đã gặp
Chương 30: Những loại quái vật đã gặp
Editor: Phượng Vỹ
Beta: tieudieututai
Thi miết (bọ ăn xác)
Thi miết là một loại côn trùng giáp xác, cảm giác nó rất giống một hợp thể của con rận nước và rết nước. Nhưng nó lại rất khác với *long sắt khoa* ở chỗ, hai chân trước của chúng vô cùng sắc bén và mạnh mẽ, hơn nữa cái đầu cũng lớn hơn nhiều, chỉ sống trong bóng tối, sợ ánh sáng.
Loại côn trùng này di chuyển cực kỳ mau lẹ, mà còn là động vật lưỡng cư, thức ăn của chúng là thi thể bị thối rữa và những sinh vật nhỏ sống ở trong nước, bình thường thì luôn tập trung thành đàn bơi xung quanh thi thể, tụ tập thành nhóm, và chúng cũng ăn thịt đồng loại.
Tôi đã từng bị loại sâu này tấn công, cảm thấy chúng nó không có quá nhiều khả năng sinh ra mối đe doạ quá lớn đối với động vật có lớp da dày, nói thí dụ như tê giác xuống nước tắm sẽ không có vấn đề gì. Nhưng đối với con người, thực sự là một sự uy hiếp rất lớn, bởi vì bọn chúng luôn theo bản năng tấn công vào vùng bụng chính là vùng yếu nhất của con người. Nếu như không thể lên bờ đúng lúc, chúng sẽ chui vào phá bụng dẫn đến chảy máu quá nhiều mà gây chết người.
Thi miết có rất nhiều ở sông hồ sâu trong núi hoặc là ở vùng đầm lầy, có lẽ là do khi lũ quét hoặc lỡ đất, mới xuất hiện một lượng lớn như vậy.
Huyết thi:
Rất nhiều vùng có truyền thuyết nói về huyết thi. Mộ có huyết thi thật ra cũng chỉ là một loại cơ quan để bảo vệ huyệt mộ dưới lòng đất mà thôi. Chẳng hạn như là loại cơ quan lửa, hay là acid (axit), hoặc là chu sa, khi dùng xẻng Lạc Dương sạn thăm dò, đất sẽ xuất hiện màu đỏ. Đặc biệt là cơ quan acid, đất sẽ có màu đỏ tươi như máu, thật ra là do bên trong có chứa một lượng chu sa rất lớn. thường những cổ mộ có cấu trúc như vậy, chứng tỏ cổ mộ đó quy cách rất cao, cho nên mới hình thành câu nói mộ có huyết thi thì bên dưới toàn là bảo bối.
Vậy thì làm sao họ có thể biết được cổ mộ bên dưới sẽ có huyết thi?
Một mặt có thể là do nghe nhầm đồn bậy, còn về phương diện khác, chu sa là một vật dùng để trừ tà, cho nên cổ mộ sử dụng tầng chu sa dưới đất, nhất định là muốn làm cản trở một thứ gì đó bên trong cổ mộ, vì sử dụng chu sa để niêm phong cổ mộ, thi thể đương nhiên sẽ có chút dị biến. Mà trên thực tế, huyết thi cũng không hẳn là giống như tên của nó là đỏ tươi như máu, mà lại có màu đỏ tía.
Hồ ly mắt xanh:
Khối xác ướp cổ này thực rất kinh khủng và quỷ dị, rất khó để diễn tả được. Đó đương nhiên là người thế mà có thể phát triển giống như một con hồ ly bị trụi lông, e rằng không chỉ do bị di dạng mà có khả năng trở thành như vậy được. Tôi không thể tưởng tượng ra được khối xác ướp cổ này trước khi nó bị mục nát và khô quắc là có bộ dạng gì nữa.
Bàn Tử nói nguyên nhân ở đây là do trúng tà, nhưng theo một lượng lớn các lý thuyết đã kiểm chứng thì có thể nói, đây cũng là một loại dị dạng hiếm gặp, nếu muốn phân loại, chắc do là một chứng bệnh ở tiểu não, có thể khiến cho gương mặt phát triển đặc biệt dài. Cũng có khả năng giống như người Inca và Ai Cập, từ nhỏ đã sử dụng một loại phiến nẹp có thể làm cho đầu và gương mặt thay đổi. Bởi có một thần thoại sinh ra hiện tượng này, bởi vì người xưa tin rằng khi đang ở chiến trường, kẻ địch nhìn thấy một quái vật như vậy, nhất định vừa nghe thấy đã sợ mất mật.
Công dụng chủ yếu của mặt nạ chính là tượng trưng cho thần, hoặc cũng có thể nói theo cách khác, Lỗ Thương Vương là một trong số bộ phận rất ít thờ phụng vật tổ là hồ ly. Trong lịch sử hình như chỉ có phần nhỏ dân tộc người Tây Tạng tin và thờ phụng hồ ly, chuyện này thực sự là vô cùng kỳ lạ.
Cửu đầu xà bách:
Tôi không hề tìm được bất kì tài liệu nào nói về loại thực vật này, chỉ có một ít tài liệu không chính quy, có nói về hệ thống các loại thực vật ăn thịt cỡ lớn khác, trong đó có một loại cây ăn thịt người có tên khoa học: Carnivorous trees.
Trong truyền thuyết nước ngoài, cùng loại với Cửu đầu xà bách được gọi "Chưng ngư thụ", nó có thể liên tục quấn chặt để giết chết con mồi rồi tiêu hoá nó, loại cây này thường được người địa phương gọi là "Ác ma chi thụ". Cuối cùng trong quyển nhật ký của một nhà thám hiểm người Đức khi đang điều tra thực tế có phân tích, cách tấn công của loại thực vật này căn bản xuất phát từ bản năng của giống loài, cũng giống như bệnh tai xanh chỉ mắc phải trên da động vật có bộ lông thưa, tương tự, loại thực vật này cũng sẽ theo bản năng quấn lấy và giết chết bất kì thứ gì đến gần nó.
Tôi cho rằng, nếu loại cây trong truyền thuyết này thực sự tồn tại, rất có khả năng nó chính là Cửu đầu xà bách, đặc trưng sinh thái của nó đại khái là: Sau khi giết chết động vật, nó sẽ dựa vào mùi thối rữa thi thể mà dẫn dụ côn trùng tới, truyền bá thụ phấn.
Bọ ăn xác bị thi thể trên cây hấp dẫn, tụ tập ở chung quanh cây, hơn nữa theo kinh nghiệm của tôi thì thấy, Cửu đầu xà bách cũng không thể tự mình giết chết con mồi được, con mồi chết thường là do bọ ăn xác gây nên, đây thực sự đúng là một mối quan hệ cộng sinh xảo diệu. Đồng thời chất thải của thi miết cũng một nguồn dinh dưỡng cực tốt, so với thi thể bị thối rữa thì thích hợp hơn cho thực vật phát triển.
Loại quan hệ cộng sinh này bên trong cũng sẽ có nhiều loại động thực vật khác giống vậy, chỉ là ở trong này, tôi cảm thấy có khả năng quan hệ cộng sinh này là do con người sắp xếp. Giống như là nuôi cá ở trong ruộng lúa nước, đây chính là kiến thức nông nghiệp.
Cấm bà
Truyền thuyết nói về cấm bà rất phổ biến ở dân tộc thiểu số phía Nam, từ bộ tộc Miêu Dao ở Vân Nam cho đến ngư dân ở Hải Nam khi đó, cấm bà vẫn thường xuyên xuất hiện trong khái niệm trong những truyền thuyết của họ.
Vào lúc đó ngư dân ở Hải Nam cho rằng, cấm bà chính là một thứ đại diện cho tật bệnh, tai nạn, hình tượng của cấm bà là một người phụ nữ mang thai, cả người ẩm ướt, thứ này cùng với mỗi lần sóng thần đi qua, trên bãi biển liền xuất hiện rất nhiều xác chết trôi giống như vậy, mà nhiều thi thể tụ tập lại một chỗ nhất định sẽ gậy ra bệnh dịnh hoành hành. Cho nên tôi đoán, cái được gọi là cấm bà, có thể là do ấn tượng của ngư dân về thi thể chết trôi và tai nạn mấy ngàn năm nay mà hư cấu tạo thành. Vào thời đó mọi người không biết là người chết, tai nạn và bệnh tật là có liên quan với nhau.
Sau khi chúng tôi đi vào cổ mộ dưới đáy biển nhìn thấy quái vật cấm bà đầy tóc kia, hoàn toàn giống y như là thi thể đã bị ngâm trong nước thời gian rất dài, khiến cho tôi tới bây giờ chỉ cần nhìn thấy thấy quá nhiều tóc người thì trong lòng ngay lập tức cảm thấy sợ hãi.
Hải hầu tử:
Ở vùng ven biển vẫn thường nghe nói tới truyền thuyết nói về một sinh vật, nghe nói ở đập lọc nước Quảng Tây quả thực là đã từng phát hiện qua. Ở Trường Sa, hải hầu tử được gọi là "Lộ thủ quỷ", ở Quế Lâm lại kêu "Thủy sư quỷ". Loại sinh vật trong truyền thuyết này khác với những loại động vật bình thường khác, truyền thuyết nói về nó gần như ở vùng nào cũng có, cái này thực sự ý vị quá sâu xa, có lẽ nói cho đúng thì con người đối với sinh vật dưới nước này không biết là có kinh sợ hay không. Người già mỗi lần nói đến hầu như là đều có tồn tại ở những nơi có nước, bao gồm giếng nước, thậm chí là lu nước.
Chi tiết của những truyền thuyết này không hề giống nhau, tuy nhiên vẫn có một vài điểm chung, chính là loại động vật này có hình người, ở trong nước sức mạnh vô cùng lớn. Nhưng mà, nói thật, so với hình ảnh tôi tưởng tượng trong đầu, thì vẫn còn kém xa thứ to lớn đáng sợ kia.
Nhân diện điểu
Hầu như tất cả những nền văn mình trên thế giới, đều có nhắc đến nhân diện điểu. Kể cả trong tôn giáo hay thần thoại đều có loại sinh vật này xuất hiện. Đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc và Ấn Độ thì càng thêm nổi bật. Vấn đề này cũng không phải do Trung Quốc bị Phật giáo ảnh hưởng quá sâu, chỉ cần cẩn thận quan sát sẽ phát hiện, ngay cả truyền thuyết của hoàng đế Trung Hoa, còn có xuất hiện nhân diện điểu Cửu Thiên Huyền Nữ. Khi đó Phật giáo vào thời Lưỡng Hán mới bắt đầu được truyền vào Trung Quốc, đến triều đại Ngụy Tấn Nam Bắc, Phật giáo mới thực sự phát triển, cho nên hình mẫu đầu tiên của nhân diện điểu Cửu Thiên Huyền Nữ chắc chắn không phải là Già Lăng Tần Già trong "Diệu Âm điểu" Phật giáo. (Tuy rằng trong "Sơn hải kinh" có ghi chép rất nhiều về nhân diện điểu, thế nhưng từ những truyện ở phần sau quyển sách đều là những tác phẩm giả của đời sau viết, vì vậy tôi cũng không thể tin tưởng được.)
Hiện tại ở Trung Quốc có tượng hình nhân diện điểu lâu đời nhất, được phát hiện ở trong di tích"Hồng sơn văn hóa" nằm ở giữa vùng sa mạc Mao Não Hải Sơn thuộc vùng Nội Mông Cổ Lão Hắc Hà Bắc, thuộc thời đại đá mới. Các chuyên gia khảo cổ cho rằng đây là một loại chim *si kiêu* cổ đại, hiện tại đã bị tuyệt chủng có ngoại hình rất giống nhân diện điểu.
Si kiêu là một giống cú tai mèo hoặc được gọi là miêu đầu ưng.
Vào thời cổ đại, vùng Nội Mông Cổ cách xa nền văn hoá của Trung Nguyên, thuộc về cùng đất phía Bắc rộng lớn, nhưng mà nằm gần sát vùng Đông Bắc, không rõ loại nhân diện điểu mà chúng tôi nhìn thấy ở núi Trường Bạch, có phải là loại si kiêu này hay không?
Ở trong phần lớn truyện thần thoại, nhân diện điểu cũng giống như trong "Giáo lý Phúc Âm" đều là một nhân vật có trách nhiệm truyền đạt, bất kể là Cửu Thiên Huyền Nữ trao tặng chiến thư cho hoàng đế, hoặc là Già Lăng Tần Già truyền đạt Phật Gia Diệu Âm, tất cả đều mang tinh thần hướng tới văn hoá trời cao mà truyền đạt rộng rãi cho người dân. Mà tương đối kỳ quái là, Trung Quốc còn có tượng hình nhân diện điểu của người trần, chẳng hạn như thần y Biển Thước cũng chính là một nhân diện điểu. Sau này tôi mới biết được, cái này chỉ là một quan niệm không cố định.
Trên thực tế thì Biển Thước có rất nhiều, vào thời Xuân Thu, danh y đều được gọi chung là Biển Thước. Mà danh y Biển Thước thật sự là một nhân vật trong thần thoại vào thời đại Hiên Viên, và cũng thuộc hàng giống như hoàng đế, vì thế tôi nghi ngờ rằng nhân diện điểu thần y Biển Thước và Cửu Thiên Huyền Nữ là cùng một loại sinh vật.
Ở trong thần thoại Trung Hoa các hình tượng như vậy rất phổ biến, không khó làm cho con người sinh ra liên tưởng. Dựa vào lo lắng hiện nay, tôi cảm thấy có thể là có một nền văn minh cổ đại nào đó mà chúng tôi vẫn chưa phát hiện ra hay không, người như thế nào mới thuần dưỡng được nhân diện điểu si kiêu, đồng thời đối với quá trình huấn luyện, ở trong chiến tranh, hay trong quá trình vận chuyển thật sự là có tác dụng vô cùng to lớn.
Trong trận chiến giữa các bộ tộc, loại si kiêu này liên tục xuất hiện, là một trong những lực lượng, có khả năng vận chuyển được một lượng lớn tin tức và thuốc men, có thể vì các bộ tộc khác không biết nó mới khiến cho họ lầm tưởng chúng là hiện thân của thần linh.
Nền văn minh thần bí cổ đại này, tuy rằng vô cùng khiêm tốn, cũng có lẽ là do họ theo chủ nghĩa thần bí, làm cho toàn bộ tư liệu được lưu lại trên đời dần dần bị mai mục. Phía sau cánh cửa Thanh Đồng khổng lồ kia, có thể là một phần không nhiều lắm còn sót lại. Nhân diện điểu mà bọn họ huấn luyện, cũng đã tuyệt chủng khi nền văn minh của họ suy tàn, chỉ còn lại một số ít may mắn sống sót tiếp tục ở lại trong lòng đất để bảo vệ di tích cuối cùng của chủ nhân mình.
Nghe như vậy đúng là có chút vô nghĩa, nhưng mà tôi vẫn cảm giác rất có đạo lý, hơn nữa, sử dụng si kiêu để truyền đạt tin tức, làm tôi nhớ tới hình ảnh thầy phù thuỷ ở Âu Châu vào thời Trung Cổ. Nơi đó tất cả thầy phù thuỷ đều có một con si kiêu làm sủng vật, cái này đúng là có chút thú vị. Chẳng lẽ phía sau cánh cửa Thanh Đồng cửa cực lớn kia, là thế giới ma pháp Hoắc Cách Ốc Tì sao?
Thiên thủ Quan Thế Âm thi:
Đây là một khối thi thể làm cho người ta phải suy nghĩ không ngừng, không riêng gì việc nó có nhiều tay giống như một con nhện. Tuy tôi không biết đây có phải là một loại dị dạng hiếm gặp hay là một loại bệnh lý dị biến nào khác, thế nhưng nhìn qua thì các cánh tay đó vô cùng linh hoạt và mạnh mẽ, ít nhất cũng sẽ không gây trở ngại gì cho chất lượng sinh hoạt của họ. Tất nhiên tôi không thể nghĩ ra được phải khống chế nhiều tay như vậy thì sẽ có cảm giác gì, song rất dễ nhận ra, nếu là sinh sống trong vách đá triền núi, kiểu dị dạng này ngược lại có thể khiến cho hoạt động của họ như cá gặp nước. Đây là không phải là một sự tiến hóa, hoặc cũng là vì một sự lựa chọn?
Nói ví dụ như, ở trong thị tộc của Vạn Nô Vương, địa vị được quyết định bởi số tay sau lưng. Chỉ hai cánh tay có vẻ thấp hơn, số lượng tay càng nhiều, đồng thời mức độ dị dạng càng nặng, ngược lại địa vị sẽ càng cao, chính vì nguyên nhân đó mọi người trong tộc luôn hy vọng đứa con của mình sẽ có thật nhiều tay, bởi vì tay càng nhiều địa vị càng cao, thê thiếp đoạt được cũng càng nhiều hơn.
Cũng như các bộ lạc ở Châu Phi, có một số bộ lạc trong vùng tôn thờ người mắc chứng bệnh bạch tạng, vì người bị bệnh bạch tạng ở trong bộ lạc sẽ được đãi ngộ giống như thần thánh, nên bọn họ luôn cố gắng để cho người bị bạch tạng thông hôn với nhau để có được làn da trắng bạch của "Thần". Cũng vì lẽ đó, khi bọn họ nhìn một người màu trắng giống như thần xuất hiện, lập tức khuất phục ngay, hầu như cũng không dám phản kháng.
Tất cả hình ảnh đều được lấy trên google và trong truyện tranh:
http://blogtruyen.com/truyen/dao-mo-but-ky/chap-1
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top