Chương 22: Cây ước nguyện

Chương 22: Cây ước nguyện (Sơn Hải Kinh*)

Editor: Phượng Vỹ

Beta: tieudieututai

Người xưa đối với thần thụ luôn luôn tôn sùng, từ trong "Sơn hải kinh" thì có thể thấy được. Gần như ở mỗi phần trong "Sơn hải kinh" luôn có thần thụ "Nhược mộc", "Phù tang" được ghi chép lại, chỉ có điều Thanh Đồng thần thụ, cho đến bây giờ mới được ghi chép lại rõ ràng, chỉ có tam tinh đôi.

Chú thích:

Sơn hải kinh*: là cổ tịch thời Tiên Tần của Trung Quốc, trong đó chủ yếu mô tả các thần thoại, địa lý, động vật, thực vật, khoáng vật, vu thuật, tông giáo, cổ sử, y dược, tập tục, dân tộc thời kỳ cổ đại. Sơn Hải Kinh nguyên bổn có hình vẽ mô tả hẳn hoi, gọi là "Sơn Hải Đồ Kinh", nhưng bản này đến đời Ngụy Tấn thì thất truyền. Có học giả cho rằng, Sơn Hải Kinh không chỉ đơn thuần là quyển sách ghi lại truyện thần thoại, mà là thứ sách địa lý thời cổ đại, bao quát nhiều loài chim thú khắp núi sông vùng Hoa Hạ lẫn các lãnh thổ hải ngoại. Tác giả và thời gian hoàn thành Sơn Hải Kinh chưa được xác định, trước thì cho rằng do Bá Ích và Đại Vũ làm, nhưng hiện giờ các học giả Trung Quốc cho rằng thời gian để hoàn thành sách này trải qua nhiều kỳ, làm bỡi nhiều tác giả khác nhau, niên đại vào khoảng từ thời Chiến Quốc kéo dài cho đến đầu thời Hán. Sách có thể là do nhiều người ở nước Sở, Sơn Đông, Ba Thục cùng người từ nhiều địa phương khác, đến thời Hán thì được tập hợp lại để làm sách dạy học.

Sơn Hải Kinh chuyển tải nhiều thần thoại cố sự mang màu sắc thần bí với hàng loạt quái thú kỳ dị. Trong sách có rất nhiều chuyện được viết từ lời truyền khẩu, tập hợp thành nhiều bản khác nhau. Bản sách được cho là sớm nhất được hai cha con Lưu Hướng, Lưu Hâm soạn thành. Thời Tấn có Quách Phác chú thích và khảo chứng Sơn Hải Kinh. Thời Minh có Vương Sùng Khánh làm "Sơn Hải Kinh thích nghĩa", Dương Thận làm "Sơn Hải Kinh bổ chú", Ngô Nhâm Thần làm "Sơn Hải Kinh nghiễm chú". Thời Thanh, Ngô Thừa CHí soạn "Sơn Hải Kinh địa lý kim thích", Tất Nguyên làm "Sơn Hải Kinh Tân Giáo Chánh", Hác Ý soạn "Sơn Hải Kinh tiên sơ". Thời Dân quốc có lưu hành bản "Sơn Hải Kinh giáo chú" của Viên Kha rất đáng quan tâm.

Toàn bộ Sơn Hải Kinh có 18 quyển, trong đó Sơn Kinh có 5 quyển, Hải Kinh có 8 quyển, "Đại hoang kinh" có 4 quyển, "Hải nội kinh" một quyển, cộng lại khoảng 31.000 chữ. Nó mô tả trọn 100 quốc gia (nhỏ, bên trong Trung Quốc thời xưa), 550 núi, 300 thủy đạo, cùng các phong cảnh địa lý, phong thổ, sản vật của các nước. Trong Sơn Kinh còn có một bộ phận mô tả về vu sư, phương sĩ, và từ quan - những lớp người chuyên cầu đảo phong thuật rất thịnh hài thời xưa. Kinh được miêu tả theo lối truyền kỳ, nhưng có có chút ít giá trị khoa học, rất đáng tham khảo cho người nghiên cứu về sử học, văn học, và ... dịch thuật. Trong Sơn Kinh có bảo tồn nhiều nghi thức tế lễ thần thánh, có thể làm bản đối chiếu và nghiên cứu "Chu lễ" thời xưa, ví dụ như các bản mối được phát hiện thêm như "Bao sơn sở giản", "Vọng sơn sở giản", "Tân Thái sở giản". Truyền thuyết về Nữ Oa thời cổ đại cũng là từ Sơn Hải Kinh mà ra. Các kiệt tác trứ danh khác bao gồm: "Khoa phụ đuổi theo mặt trời", "Nữ oa vá trời", "Hậu nghệ bắn rụng chính mặt trời", "Hoàng đế đại chiến Xi Vưu", "Thần Cộng Công giận quá đập đầu vào Chu sơn dẫn đến cơn Đại hồng Thủy", "Cổn (Cha của vua Hạ Vũ/Đại Vũ) trộm Tức nhưỡng trị thủy thành công", "Thiên đế lấy lại Tức nhưỡng, giết Cổn, cho đến khi vua Đại Vũ trị thủy thành công.

Ngoài ra, Sơn Hải Kinh còn ghi lại những sự kiện kỳ quái mà hầu hết cho đến nay vẫn còn đang được tranh luận. Sách này án theo đất đai ghi lại sự kiện, chứ không ghi theo thời gian. Trong đó, hầu hết sự vật đều phát sinh từ hướng nam, sau đó mới dần lên hướng Tây, hướng Bắc, rồi tới trung bộ (Cửu Châu) của đại lục. Cửu Châu được vây quang bỡi Đông Hải, Tây Hải, Nam Hải, Bắc Hải. Việc thuận theo hướng Nam - Tây - Bắc - Đông này rất khác với thuận hướng Đông Nam Tây Bắc sau này, so với các thư tịch ghi lại chuyện các đại đế thời cổ thường ngồi xoay mặt về hướng nam, rồi quan niệm "thiên nam địa bắc" ... nhất định có liên quan. Từ thời cổ đại, Trung Quốc cứ nhất mực lấy Sơn Hải Kinh làm sách tham khảo cho các đại sử gia, ngay cả như Tư Mã Thiên cũng nhận định trong Sử Ký của mình: "Chí Vũ Bổn kỷ, Sơn Hải Kinh sở hữu quái vật, dư bất cảm ngôn chi dã"

Sơn Hải Kinh có 18 quyển, tạm thời phân ra 5 quyển phần Sơn kinh và 13 quyển Hải kinh:

Sơn Kinh

Quyển 1: Nam Sơn Kinh: Bao gồm Thước Sơn, Chiêu Diêu Sơn, Đường Đình Sơn, Viên Dực Sơn, Nữu Dương Sơn, Để Sơn, Đản Viên Sơn, Cơ Sơn, Thanh Khâu Sơn

Quyển 2: Tây Sơn Kinh

Quyển 3: Bắc Sơn Kinh

Quyển 4: Đông Sơn Kinh

Quyển 5: Trung Sơn Kinh

Hải Kinh

Quyển 1: Hải Ngoại Nam Kinh

Quyển 2: Hải Ngoại Tây Kinh

Quyển 3: Hải Ngoại Bắc Kinh

Quyển 4: Hải Ngoại Đông Kinh

Quyển 5: Hải Nội Nam Kinh

Quyển 6: Hải Nội Tây Kinh

Quyển 7: Hải Nội Bắc Kinh

Quyển 8: Hải Nội Đông Kinh

Quyển 9: Đại Hoang Đông Kinh

Quyển 10: Đại Hoang Nam Kinh

Quyển 11: Đại Hoang Tây Kinh, bao gồm: Bất Chu Sơn, Hàn Thử Tuyền, Thấp Sơn, Mạc Sơn, Vũ Công và Công Quốc Sơn, Thục Sĩ Quốc, Nữ Oa Chi Tràng, Thạch Di, Cuồng Điểu, Bạch Dân Quốc, Trường Hĩnh Quốc, Tây Chu Quốc, Thúc Quân, Xích Quốc, Song Sơn, Phương Sơn, Quỹ Cách Tùng, Tiên Dân Quốc, Bắc Địch Quốc, Mang Sơn, Quế Sơn, Dao Sơn, Thái Tử Trường Cầm, Hoàng Điểu, Loan Điểu, Phượng Điểu, Xa Tự Ngọc Môn Sơn, Linh Sơn, Thập Vu, Tây Vương Mẫu Sơn, Hải Sơn, Hác Sơn, Ốc Quốc, Thanh Điểu, Long Sơn, Tam Náo, Nữ Sửu Thi, Nữ Tử Quốc, Đào Sơn, Kiền Thổ Sơn, Trượng Phu Quốc, Yểm Châu Sơn, Minh Ô, Hiên Viên Quốc, Yểm Tư, Nhật Nguyệt Sơn (Ngô Cơ Thiên Môn Sơn), Hư, Thiên Ngu, Thường Hi, Huyền Đan Sơn, Hoàng Ngao, Mạnh Dực Công, Chuyên Húc Trì, Ao Ngao Cự Sơn, Bình Bồng, Vu Sơn, Hác Sơn, Kim Môn Sơn, Hoàng Cơ Thi, Bỉ Dực Điểu, Bạch Điểu, Thiên Khuyển, Côn Lôn Sơn, Côn Lôn Thần, Nhược Thủy, Viêm Hỏa Sơn, Tây Vương Mẫu, Thường Dương Sơn, Hàn Hoang Quốc, Nữ Tế, Thọ Ma Quốc, Hạ Canh Chi Thi, Ngô Hồi, Cái Sơn Quốc, Chu Mộc, Nhất Tí Dân, Đại Hoang Sơn, Tam Diện Nhất Tí Nhân, Hạ Khải, Hỗ Nhân Quốc, Linh Kiết, Ngư Phụ, Đại Vu Sơn, Kim Sơn...

Quyển 12: Đại Hoang Bắc Kinh O

Quyển 13: Hải Nội Kinh

Nguồn: Sơn Hải Kinh - Thiên Hạ Kỳ Thư

Còn nghe thiên hạ đồn rằng Sơn Hải Kinh giống như một tuyển tập những truyện ly kỳ mà tác giả trên đường đi đã viết lại, giống Liêu trai chí dị thêm kiến thức địa lý

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #daomu