Ngộ độc barbituric

Ngộ độc barbituric

Có 2 loại barbituric thường dùng: loại có tác dụng dài như Phenobarbital, Veronal, loại có tác dụng nhanh như Thiopenthal …

1. Triệu chứng:

Thuốc chủ yếu gây ức chế thần kinh trung ương.

- Ngộ độc nhẹ: bệnh nhân chưa hoàn toàn mất trí giác nhưng đã lẫn tinh thần, còn phản ứng lại khi gây đau hoặc khi tiêm. Đôi khi có trạng thái kích động giống như say rượu. Hô hấp còn giữ được bình thường. Phản xạ giác mạc và phản xạ gân xương vẫn còn nhưng giảm, đôi khi có rung giật nhãn cầu và nói khó.

- Ngộ độc nặng: ngủ lịm rồi đi vào hôn mê sâu dần. Mạch nhanh, huyết áp hạ, thở nông và chậm, có lúc ngừng thở. Đồng tử thường co lại và chỉ giãn ra ở giai đoạn cuối cùng, phản ứng yếu ớt hoặc không phản ứng với ánh sáng. Phản xạ giác mạc, phản xạ gân xương, phản xạ ho giảm, thân nhiệt giảm.

- Kiểm tra ngộ độc quá nặng, tử vong do liệt trung tâm hô hấp hoặc do ngừng tim phổi, do suy thận, có thể do ùn tắc các chất tiết ở đường thở gây suy hô hấp cấp hoặc bệnh nhân nôn và hít vào đường thở.

2. Xử trí:

- Rửa dạ dày, dù bệnh nhân đến muộn sau 12 giờ:

+ Bệnh nhân còn tỉnh: đặt ống thông qua mũi để bơm rửa dạ dày.

+ Bệnh nhân đã hôn mê: Đặt ống nội khí quản, bơm phồng bóng chèn rồi mới đặc xông rửa dạ dày qua mồm để tránh trào ngược nước rửa vào đường hô hấp. Rửa bằng dung dịch Natri clorua 0,9% 5 – 10 lít, rửa xong bơm qua xông dạ dày dung dịch chứa 30g MgSO4.

- Than hoạt hấp thu tốt các barbituric, nên cho liên tục khi rửa dạ dày.

- Tăng đào thải thuốc qua nước tiểu và kiềm hoá nước tiểu.

+ Lasix 20mg tiêm tĩnh mạch, tiêm nhắc lại 6 giờ 1 lần.

+ Truyền tĩnh mạch dung dịch Natri clorua 0,9% và glucose 5% ngày 3 – 4 lít, dung dịch Natri bicarbonat 8,4% 200ml. Bổ sung 2 – 3 g Kaliclorua trong dịch truyền.

- Chống rối loạn hô hấp: hút đờm rãi, thở ôxy.

- Trợ tim mạch: nếu huyết áp tụt, dùng Noradrenalin hoặc Dopamin vào trong dung dịch truyền tĩnh mạch để nâng huyết áp lên.

- Kháng sinh chống bội nhiễm.

Với những bệnh nhân nặng, nhất là những bệnh nhân đã suy hô hấp, bệnh nhân sẽ còn diễn biến phức tạp, sau khi rửa dạ dày và hồi sức tim mạch, cần chuyển di bệnh viện sớm để có điều kiện xử lý tiếp theo kịp thời và tốt hơn.

3.Điều kiện chuyển tuyến sau:

- Bệnh nhân tạm thời ổn định: tự thở, mạch đều rõ, huyết áp tối đa > 90mmHg có thể chuyển bệnh nhân về tuyến sau. Vừa hồi sức và chuyển.

- Nếu bệnh nhân vẫn còn nặng, điều kiện vận chuyển khó khăn, phải mời tuyến sau lên chi viện.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: