Vạn An

1. DU THUYỀN HOÀNG GIA
1, Mục đích
- HS được tìm hiểu thêm thông tin lịch sử Vua lê trả gươm – đề cao yêu chuộng tinh thần yêu nước, yêu chuộng hòa bình
- HS được trải nghiệm đi thuyền trên mặt hồ thăm tháp rùa, cầu Thê húc
 Bước 2: Gioi thiệu, dẫn dắt hoạt động
Chào mừng các bạn xe số 3 đã đến với hoạt động trải nghiệm Du thuyền hoàng gia của khu trải nghiệm Vạn An. Các bạn đã được đi thuyền bao giờ chưa? … Ở những khu vực nào thì chúng ta cần đến thuyền để làm phương tiện đi lại trên mặt nước? Những khu vực có sông (muốn di chuyển từ bờ bên này sang bờ bên kia sông), khu vực miền trung nhiều sông nước, thuyền bè là phương tiện để ngư dân đi đánh bắt, và đặc biệt ở miền Tây Nam Bộ - miền sông nước thì thuyền bè là phương tiện đi lại chính của người dân đấy các bạn ạ (ở đó có hệ thống kênh rạch chằng chịt, người dân ở trên thuyền, bè, họp chợ trên các dòng sông, chợ nổi…), thế còn ở đồng bằng chúng ta, thuyền được sử dụng ít hơn và chủ yếu dùng cho mục đích ngắm cảnh, du ngoạn. Ngày hôm nay đến với Vạn An, chúng ta không những được đi thuyền ngắm cảnh trên hồ mà còn được nghe và tái hiện lại một sự tích rất nổi tiếng liên quan đến vua Lê đánh giặc Minh, các bạn có biết đó là sự tích gì không?...
 Bước 3: Nội dung chính của hoạt động
Đó là sự tích Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm). Sự tích này nói về sự kiện vua Lê trả lại gươm báu cho Rùa Vàng sau khi đánh thắng giặc Minh, ca ngợi tinh thần yêu nước, yêu hòa bình của nhân dân ta. Sau đó, để ghi nhớ sự kiện linh thiêng này, ta đã xây dựng tháp rùa trên gò nổi giữa mặt Hồ Hoàn Kiếm mà ngày nay chúng ta vẫn được quan sát, có bạn nào chưa nhìn thấy tháp rùa không? Ngày hôm nay, đến với Vạn An, chúng ta được nghe tái hiện lại sự tích Hồ Hoàn Kiếm, và sẽ được trải nghiệm ngồi trên chiếc thuyền hoàng gia, tận mắt quan sát mô hình Tháp Rùa, các bạn có thích không? Ngoài ra, các bạn còn được nhìn thấy mẫu hình Rùa vàng trên Tháp nữa nhé! Các bạn đã nhìn thấy cụ rùa ở Hồ HK bao giờ chưa? Vậy thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau quan sát nhé!
 Bước 4: Phổ biến cách thức  hoạt động
Các bạn sẽ được trải nghiệm du ngoạn trên mặt hồ và cùng tái hiện vòng lịch sử. Vậy thì trước tiên, các bạn có biết để đảm bảo an toàn khi đi thuyền trên mặt nước chúng ta cần những gì không ạ?
Đầu tiên, các bạn phải mặc áo phao thật chắc chắn, điều kiện cốt yếu các bạn nhé, bạn nào không có áo phao sẽ không được lên thuyền đâu nha!
Thứ hai, Mỗi một lượt thuyền chúng ta chỉ được phép 20 bạn lên và 1 người lớn thôi các bạn nha
Thứ ba, khi lên thuyền, các bạn lần lượt từng bạn lên một, không chen lấn xô đẩy nhau và tuyệt đối nghe theo sự hướng dẫn và sắp xếp của bác lái thuyền.
Thứ tư, trong khi thuyền đang chạy, các bạn không cho tay ra ngoài nghịch nước, không đùa xô đẩy nhau trên thuyền. Các bạn rõ chưa?
Và cuối cùng, để thể hiện chúng ta kết hợp giữa trải nghiệm và học tập, các bạn quan sát giúp cô xem, mô hình tháp rùa của chúng ta có mấy tầng các bạn nhé, xem các bạn có thấy mô hình rùa không, lát cô sẽ hỏi lại đấy nhé!
Các bạn đã nghe rõ những quy định của cô chưa? Nhắc lại giúp cô các lưu ý nào?........
Bây giờ 2 hàng chúng ta sẽ cử ra 1 bạn để oản, hàng nào thắng sẽ tham gia trải nghiệm trước, lần lượt theo lượt cho đến hết các bạn nhé.
Chúc mừng hàng đầu tiên chúng ta sẽ đi trước, 20 bạn đầu tiên mặc áo phao và lên thuyền đi ạ…
Cả xe chúng ta trải nghiệm có thấy thích không? Bạn nào muốn đi thêm nữa, giơ tay? Rất nhiều bạn, tuy nhiên thời gian của chúng ta có hạn và còn rất nhiều khu khác chúng ta chưa đi nên hẹn các bạn lần sau nha. Bây giờ, các bạn trả lời cho cô biết, mô hình Tháp rùa của chúng ta có mấy tầng? À, Tháp Rùa có kết cấu 4 tầng rất rõ ràng đúng không. Và các bạn có nhìn thấy mô hình rùa không?
 Bước 5: Tổng kết hoạt động
 Bước 6: Chào kết thúc hoạt động






2. HOÀNG THÀNH ĐẤT VIỆT
Trạng Tí tập trận
Chào mừng các bạn đã đến với mảnh đất Hoàng Thành Thăng Long của Khu trải nghiệm Vạn An, chúng ta sẽ cùng nhau tham gia một trải nghiệm vô cùng thú vị mang tên “Trạng Tí tập trận”. Trước khi ra thao trường tập trận chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại Bản Lĩnh Thần Đồng để xem Trạng Tí đã dùng chiến thuật, mưu kế gì mà có thể đánh tân đội quân hùng mạnh của bắc triều  ra khỏi kinh thành các bạn nhé
A1. Thửa xưa, Nước Nam ta sông liền sông, núi liền núi bên người hàng xóm khổng lồ Bắc quốc. Với tham vọng thôn tính nước ta Bắc Quốc cử hàng vạn quân tinh nhuệ cùng nhiều Đại Pháo ùn ùn kéo đến Kinh Thành. Ngày nay cổng bắc thành vẫn còn lưu lại dấu vết đạn lớn của chúng để lại. Chúng vô cùng hung bạo đất nước ta rơi vào thế ngàn cân treo sợi tóc.
A2. Lúc đó Quốc công tiết chế Thần đồng Lê Tí đã dùng liên hoàn kế để phá tan âm mưu đó của Bắc Quốc.(A2.1) Đầu tiên Trạng dùng kế “Vườn Không Nhà Trống” ( biến hoàng thành Thăng Long trở thành 1 kinh thành bỏ hoang) di chuyển toàn bộ dân chúng, của cải lương thực ra khỏi kinh thành đẻ giặc chiếm được thành 1 cách dễ dàng nhưng không có lương thực để sử dụng. Chúng buộc phaỉ đưa lương thực từ Bắc Quốc sang tiếp viện. (A2.2)Và Trạng tiếp tục dùng kế “SÚC VẬT NỔI LOẠN” – (dùng động vật thay quân sĩ đánh giặc do lúc đó binh lực của ta rất ít). Ông cho người đeo lục lạc, gáo dừa vào cổ chó để khi chạy sẽ tạo ra tiếng động hệt như đoàn kỵ binh hùng hậu khiến giặc hoảng loạn bắn tất cả số cung tên mà chúng có.Ông lại cho người buộc bùi nhùi rơm vào đuôi trâu đốt lửa khiến đàn trâu chạy toán loạn trong quân doanh của địch hậu quả  xe lương của địch bắt lửa cháy rụi không còn lương thực tiếp viện.(A2.3) Kế thứ 3 “ Súng Thần công đại chiến” – dùng đại pháo đánh cho quân tướng Bắc triều tan tành xác pháo.
A3. Sau khi quân tướng giặc trong thành không có quân lương tiếp viện bị đói bị dịch bệnh tấn công không còn sức chiến đấu lại bị ta đánh úp không kịp trở tay nên thất bại ê chề.Chúng ta đã lấy lại được Hoàng thành Thăng Long cuộc sống lại trở về an bình nhờ công Trạng Tí. Tướng giặc Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy thoát thân.
Chúng ta vừa được tìm hiểu rất nhiều chiến lược hay của quốc công tiết chế Lê Tí và giờ các bạn đã sẵn sàng để đến với trải nghiệm bắn đại pháo thần công chưa nhỉ?Nếu đã sẵn sàng xin mời 2 đội chia thành 4 hàng đứng trước các khẩu đại pháo và chúng ta sẽ chon ra 1 bạn làm quốc công tiết chế Lê Tí chỉ huy tập trận.
Nhiệm vụ: toàn quân  Đại Việt ta là dùng đại pháo thần công bắn vào mục tiêu là trại ngựa, kho lương và doanh trại của Bắc Quốc.
Cách sử dụng súng thần công: Các bạn nạp đạn vào máng súng, kéo căng dây mồi khai hỏa, gạt cần khai hỏa kích nổ.
( Trong quá trình học sinh trải nghiệm hdv hướng dẫn và đưa ra bình luận giao lưu với hs.Kết thúc hoạt dộng hdv có thể tổng kết( hỏi về các kế sách đã kể trong bảng nội dung) chào tạm biệt đoàn giới thiệu (khơi gợi) Đoàn đến với mô hình tiếp theo)
Lưu ý:
Quản lý trang phục( 1 áo choàng cho tướng quân + mũ đỏ, áo choàng và mũ vàng cho binh sĩ). Xếp gọn gàng trên giá sau khi trải nghiệm.
Quản lý đạn ( lưu ý học sinh trả lại đạn vào vị trí các giỏ sau khi hoàn thành nhiệm vụ)
Không để học sinh đứng trước khu vực đường bắn của súng thần công.
Không gây hỏng hóc và tiếp cận các khu vực mục tiêu.













3. GHI DANH BẢNG VÀNG
1, Mục đích
- Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc thi cử thời xưa
- Trải nghiệm kiệu quan trạng vè làng
2, Dụng cụ
- Quan trạng
- Kinh sách
3, Tổ chức hoạt động
Chào mừng các bạn đã đến với hoạt động Ghi Danh Bảng Vàng của Khu Thần Đồng Đất Việt. Các bạn ơi, trước khi chúng ta bắt đầu hoạt động, các bạn hãy cùng cô đọc thật to hai câu tự sau đây nha:
“ Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
Đây là hai câu thơ nổi tiếng trong bài “Đi thi tự vịnh” của tác giả Nguyễn Công Trứ, khi đọc hai câu thơ trên, chúng ta có thể hiểu là: đã được sinh ra và có mặt trong trời đất này thì ắt hẳn chúng ta phải có trí lớn, có danh tiếng để đời, giúp ích cho non sông đất nước đấy các bạn ạ.
Ngày nay, các bạn học sinh đã và đang phấn đấu học hành thật giỏi giang để sau này lớn lên giúp ích cho đất nước đúng không. Vậy thì, thời xưa, để có danh với núi sông và công trạng với đất nước, người trai phải trải qua những kỳ thi cực kỳ khó khăn, đòi hỏi người dự thi phải có đủ đức, đủ tài và đủ kiến thức thì mới vượt qua đươc (hdv nhìn tranh giới thiệu tiếp):
Đầu tiên, khi đã nuôi trong mình chí lớn rồi, thì Tí và tất cả các bạn sẽ phải trau dồi kiến thức, đạo đức tốt vượt qua kỳ khảo hạch (khảo sát)
Sau đó là kỳ thi Hương, đỗ kỳ thi hương thì được gọi là Hương Cống
Thi Hương xong, các bạn sẽ phải vượt qua kỳ thi Hội, đỗ đạt thi Hội sẽ được gọi là Đại Khoa
Sau thi Hương, sẽ là thi Đình, từ kỳ thi đình, sẽ tuyển chọn ra 3 vị với ba cấp tương ứng, cấp đệ tam (xếp thứ ba) được gọi là thám hoa, cấp đệ nhị (xếp thứ hai) được gọi là bảng nhãn, và cấp đệ nhất (xếp đầu tiên, đứng đầu) là trạng nguyên các bạn nhé.
HDV hướng dẫn phần trải nghiệm: trạng tí đi thi
Và trạng nguyên ngày xưa thì sẽ tương ứng với học vị cao nhất thời bây giờ đó chính là tiến sĩ đó các bạn ạ. Có bạn nào trong số chúng ta muốn trở thành trạng nguyên không?
Vậy thì ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng với Trạng tí chuẩn bị kinh sách để vượt qua các kỳ thi các bạn nhé: các bạn nhắc lại các kỳ thi chính mà các bạn sẽ phải vượt qua nào: Khảo hạch, thi hương, thi hội, thi đình.
Chúng ta sẽ chia thành 2 đội, mỗi đội sẽ lần lượt đi chuyển qua các kỳ thi phía bên này (hdv chỉ dẫn), lưu ý các kỳ thi của chúng ta sẽ có những khó khăn nhất định tương ứng với quãng đường di chuyển không hề dễ dàng, yêu cầu các bạn phải đủ thông minh, khéo léo và kiên trì để đỗ học vị cao nhất là trạng nguyên phía trên kia (hdv chỉ dẫn) sau đó tiếp tục di chuyển trở về vị trí ban đầu để chuẩn bị rước kiệu Trạng Tí về làng. Vừa di chuyển các bạn sẽ phải cầm theo 1 kinh sách (lưu ý kinh sách phải luôn sạch đẹp gọn gàng – nơi cất tri thức).  Các bạn hãy thật cẩn thận nhé!
HDV hướng dẫn phần rước kiệu Trạng Tí về làng
Các bạn ơi, sau khi thi đỗ Trạng nguyên, ghi danh vào bảng vàng rồi thì lúc này trở về quê hương xóm làng chúng ta có thấy vinh dự  không ạ? Vậy thì bây giờ chúng ta hãy cùng rước kiệu trạng tí về làng trong niềm hân hoan đó nhé! Mỗi lượt đi sẽ có 2 bạn, các bạn di chuyển khéo léo tương tự như vượt qua các kỳ thi nhé! Lần lượt từng đôi một cho đến khi hết các thành viên. Các bạn đã rõ chưa?
Bây giờ chúng ta sẽ cùng hô khẩu hiêu “Sẵn sàng” để chúng ta cùng bắt đầu Phần đầu tiên, trạng tí đi thi…3..2..1.. bắt đầu..( quá trình học sinh cầm kinh sách đi thi, hdv có thể bình luận thêm nội dung hoạt động và những lưu ý khi di chuyển).
Sau khi học sinh hoàn thành phần đi thi, chuyển sang phần rước kiệu trạng tí về làng. Thực hiện tương tự.
4, Tổng kết hoạt động
- Các kỳ thi học trò thời xưa phải trải qua để trở thành trạng nguyên
- Tinh thần kiên trì, vượt khó
5, chào và kết thúc hoạt động
4. LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN
1, Mục đích
- Hs biết thêm kiến thức về trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, tấm gương hiếu thảo, chịu khó.
- Hs được trải nghiệm kỹ năng vận động thô phần thân dưới
 Bước 2: Chào hỏi, dẫn dắt hoạt động
Chào mừng các bạn đã đến với Vùng đất thần đồng Đất Việt cùng với chuỗi vận động thân dưới mang tên Băng rừng kiếm củi. Tại vị trí khu vực đang đứng đây chúng ta sẽ cùng được tìm hiểu một trong những vị trang nguyên kỳ tài trong lịch sử khoa bảng của nước ta, đó là trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.
Mạc Đĩnh Chi tuổi nhỏ vượt khó để học tập, hiểu biết tinh thông nên được mệnh danh là thần đồng Đất Việt, lớn lên ông thi đỗ trạng nguyên ở hai quốc gia và được phong làm Lưỡng quốc trạng nguyên đó các bạn ạ. Lưỡng là hai và quốc là nước các bạn nha.
 Bước 3: Gioi thiệu nội dung hoạt động
Sau đây, mời các bạn cùng tìm hiểu tấm gương hiếu học MĐC đã vượt khó học tập như thế nào thông qua những bức tranh sinh động trên đây : (hdv nhìn tranh và giới thiệu nội dung):
A1: MĐC được sinh ra trong 1 gia đình nghèo, mồ côi cha từ bé. Hằng ngày, MĐC vào rừng kiếm củi phụ mẹ
A2: Vì nhà nghèo, không đủ tiền đi học, MĐC ngồi ngoài cửa lớp trộm nghe thầy giảng bài
A3: Tối đến, ánh sáng không đủ, MĐC bắt đom đóm cho vào vỏ trứng làm đèn học
Bây giờ, chúng ta sẽ cùng hóa thân thành MĐC thể hiện tinh thần kiên trì, bền bỉ và  vượt khó để học tập, cùng nhau làm thần đồng Đất Việt các bạn có đồng ý không??? Đó là chúng ta sẽ cùng hóa thân làm MĐC: Băng rừng già, vượt lưới nhện , đi cầu vượt lũ, leo núi và vượt thác ( hdv chỉ vào A4, A5, A6, A7). Bật bí với các bạn, với phần hóa thân này, các bạn không những trưởng thành giống như những thần đồng Đất Việt mà các bạn còn được rèn luyện sức khỏe dẻo dai nhờ phát triển vận động thô đấy các bạn ạ.
Các bạn có biết vận động thô phần thân dưới là gì không? Vận động thô chính là vận động cử động phần cơ lớn trên cơ thể của chúng ta: mông, chân, gối và lưng các bạn nhé. Ở phần trải nghiệm này chúng ta được vận động phần thân dưới bao gồm: mông, gối, cẳng chân và kết hợp với cơ cánh tay và sự quan sát tinh nhanh của các bạn nữa, các bạn thấy thú vị không ạ? Bây giờ cho cô hỏi, chúng ta đang được tìm hiểu về trạng nguyên tên là… và chúng ta được trải nghiệm vận động thô bao gồm các cơ lớn nào?...
 Bước 4: Phổ biến cách thức hoạt động
Thế nhưng, chúng mình đã biết cách thức tham gia hoạt động này chưa nhỉ? Đầu tiên cô chia xe mình thành hai đội, 1 đội nam và 1 đội nữ, hai đội tự tin đội nào sẽ giành chiến thắng hô to lên ạ???
Tiếp theo, mỗi đội sẽ cử ra 2 đội trưởng để cùng oản, đội nào thắng sẽ có thành viên đi trước, sau đó xen kẽ thành viên của đội sau, lần lượt như thế cho đến hết.
Cách để thành viên các đội tham gia như sau: Đầu tiên Chúng ta sẽ băng qua rừng già một cách khéo léo, càng về cuối khu rừng càng khó vượt qua, chân bước chắc và tay bám chặt trên các thân cây gỗ.
Tiếp theo, các bạn phải băng qua 2 lưới nhện cực kỳ khó khăn, các bạn phải thật khéo léo và nhanh nhẹn, kinh nghiệm là chúng ta sẽ cho 2 chân qua trước sau đó trườn người qua các hình tròn, tam giác, hình vuông.
Phần thứ ba, có thể nói là khó nhất ở chuỗi thân dưới này các bạn nhé, các bạn sẽ phải đi qua cầu để vượt lũ, những chiếc cầu này rất chòng chành khó đi, tay các bạn phải bám thật chặt, chân phải bước nhanh, mỗi bước đi phải thật thận trọng.
Sau khi qua cầu vượt lũ xong, các bạn sẽ phải leo núi và vượt thác.
Cuối cùng, khi đã vượt qua rất nhiều khó khăn rồi, các bạn sẽ được săn đom đóm bằng cách các bạn bật nhảy thật cao ở phía trong. Sau đó di chuyển ra ngoài, trở về khu tập kết, hoàn thành nhiệm vụ, Lưu ý khi di chuyển vào trong đệm bật nhún để săn đom đóm, mỗi lượt lên chỉ có 1 bạn thôi nhé. Đội nào hoàn thành hết người chơi xong trước sẽ giành chiến thắng. Các bạn đã rõ cách tham gia chưa ạ? ( nếu chưa mời 1 bạn đi mẫu). Đội nào tự tin giành chiến thắng vỗ tay thật to?
Các bạn đã sẵn sàng rồi, phần thi của chúng ta bắt đầu….
 Bước 5: Tổng kết hoạt động
Tổng kết đội giành chiến thắng và nội dung hoạt động
Bước 6: Chào và hẹn gặp l
5. TRẠNG NGUYÊN DANH DỰ
1, Mục đích
- HS hiểu biết thêm kiếm thức về trạng nguyên Nguyễn Hiền
- HS được tham gia trải nghiệm phát triển vận động thô phần thân trên
 Bước 1: Dẫn dắt vào hoạt động
.Chào mừng các bạn đến với khu Trạng nguyên danh dự trên vùng đất Thần đồng Đất Việt. Các bạn ơi, các bạn có biết tại sao lại gọi là trạng nguyên danh dự không?  Vậy các bạn cho cô biết trạng nguyên nhỏ tuổi nhất của nước ta tên là gì không? À, rất nhiều câu trả lời khác nhau, và đáp án chính xác: trạng nguyên đầu tiên và nhỏ tuổi nhất của nước ta đó chính là Nguyễn Hiền, ông đỗ trang nguyên năm bao nhiêu tuổi ạ? ( năm 13 tuổi các bạn nhé)? Sau khi Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên, vì tuổi còn nhỏ nên chưa được giữ chức quan trong triều đình, ông về quê tiếp tục đọc sách và phụng dưỡng mẹ, đây là lý do ông Nguyễn Hiền được gọi là trạng nguyên danh dự các bạn ạ.
Tuổi thơ ông Nguyễn Hiền gắn liền với nhiều điển tích nổi tiếng, nên ông cũng được mệnh danh là thần đồng của Đất Việt. Trong đó, nổi tiếng là điển tích xâu chỉ qua vỏ ốc. (HDV nhìn bảng biển để dẫn dắt nội dung)
Phần thách đố:
Có 1 lần sứ giả nước Trung Hoa sang thăm nước ta và thách đố vua quan nhà Trần như sau: Ta đố các ngươi làm thế nào để xâu chỉ qua vỏ ốc?, lúc này vua quan triều đình đưa ra rất nhiều cách để giải đố: có cách đập tan vỏ ốc, có cách bôi sáp vào chỉ nhưng đều không tìm ra cách giải đố trọn vẹn.
Phần giải đố:
Lúc này, triều đình cử người đến hỏi Nguyễn Hiền. Ông giải đố rất nhanh bằng 4 câu thơ sau đây, các bạn hãy cùng đọc thật to nhé:
“Tích tịch tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thì lấy giấy mà bưng
Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang”
Nghe xong, các bạn có biết đáp án của việc xâu chỉ qua vỏ ốc như thế nào không? À, sự việc này cho thấy trạng nguyên Nguyễn Hiền rất thông minh và tài giỏi, ông đã chỉ ra cách rất đơn giản, đó là mượn đặc tính của kiến càng hay thích mồi thơm, sau đó buộc sợi chỉ ngang lưng  kiến, bôi mỡ vào vỏ ốc, kiến thấy thơm sẽ bò qua, lúc đó ta lấy giấy chắn đầu bên này lại (để tránh kiến bò lại), là ta đã có sợi chỉ xuyên qua mình ốc rồi. Các bạn thấy có hay không ạ?
Vậy ngày hôm nay các bạn có sẵn sàng cùng với trạng nguyên Nguyễn Hiền mô phỏng hành động xâu chỉ qua vỏ ốc không?, những trải nghiệm này không những để các bạn ghi nhớ cốt lõi liên quan đến nhân vật lịch sử, mà còn giúp các bạn vận động và phát triển các phần cơ lớn của cơ thể chúng ta, đó là cánh tay, bả vai, lưng, và kết hợp với chân và mông nữa.
 Bước 3: Hướng dẫn, mô phỏng hoạt động
Trước tiên các bạn nghe cô hướng dẫn các hành động mô phỏng nhé! (hdv có thể nhìn bảng hoặc mô phỏng trực tiếp)
Đầu tiên chúng ta sẽ phải tìm bắt bạn kiến càng, các bạn sẽ chui qua các tổ kiến, nhớ là phải tìm đúng đường ra nha.
TiẾp theo, các bạn sẽ chuyền qua dây bôi mỡ bằng liên hoàn 2 dãy tay cầm phía bên phải đây, tay bám chắc vào hệ thống tay cầm, chân đi chắc trên thanh gỗ làm sao để di chuyển thật nhanh để cán đích.
Cuối cùng, các bạn sẽ mô phỏng luồn chỉ qua vỏ ốc bằng cách ngồi trên ghế chắc chắn đu di chuyển từ phía trên xuống.
Kết thúc các bạn trở về vị trí tập kết ban đầu. Các bạn nhớ rõ chưa ạ?
Nhắc lại giúp cô, bước 1 chúng ta sẽ mô phỏng hành động gì ạ? (chui qua hang bắt kiến càng). Bước 2: Kéo chỉ đào. Bước 3: chuyền qua dây bôi mỡ. Bước 4: luồn chỉ qua vỏ ốc. Cô mời lớp trưởng lên đi mẫu nhé…. Bây giờ, Các bạn đã sẵn sàng để tham gia chưa?
 Bước 4: Tổ chức hoạt động
HDV Cho học sinh di chuyển theo sự hướng dẫn, lần lượt qua các hành động: bắt kiến, bÔi mỡ, xâu chỉ. Đối với hoạt động xâu chỉ, hdv cs thể nhờ sự hỗ trợ từ hdv tuyến, giáo viên và phụ huynh đi cùng đoàn để tạo sự gắn kết.
Để không khí sôi nổi, hdv có thể chia nhóm tranh đấu
 Bước 5: Tổng kết hoạt động
HDV tổng kết về phần nội dung chính và chuối kỹ năng vận động thô phát triển thân trên
 Bước 6: Chào và hẹn gặp lại.




















6. SỨ GIẢ  LONG VƯƠNG
1, Mục đích
- Học sinh biết nhận biệt một số loại cá thường gặp, tập tính và thức ăn của chúng
2, CSVC cần
- Các biển bảng in hình cá mè, cá trôi, cá chép… theo phân tầng nước
- Thức ăn cho cá: cám công nghiệp, cỏ, thóc, cây chuối thái…
- Fomex, hũ đựng cám
 Bước 2: Chào hỏi, dẫn dắt hoạt động
Chào mừng các bạn xe số 6 đã đến với Sứ Gỉa Long Vương của Khu trải nghiệm Vạn An. Đến đây các bạn sẽ được tỉm hiểu rất nhiều loại cá thú vị. Vậy Các bạn cho cô hỏi ở gia đình chúng ta có nhà bạn nào nuôi cá không? Vậy các bạn hãy kể tên các loại cá các bạn thường gặp nào?....
Các bạn xe số 6 rất thông minh và có trí nhớ tốt, nhưng các bạn có biết tại sao chúng ta lại có thể nhận biết các loại cá đó không? À, các bạn còn rất mơ hồ đúng không, vậy hôm nay cô sẽ cùng các bạn tìm hiểu một số loại cá sinh sống theo tầng, đặc điểm thức ăn của chúng và cùng tham gia trải nghiệm cho cá ăn nhé! Các bạn đã sẵn sàng chưa?
 Bước 3: Hướng dẫn nội dung phân loại các tầng cá
Các bạn cùng quan sát lên bảng trên này nhé!
Chúng ta có 3 tầng nước (Tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy), mỗi tầng sẽ có những loại cá khác nhau sinh sống.
Các bạn sẽ cùng với cô đọc bài đồng dao rất quen thuộc mà qua đó các bạn sẽ nhớ được các bạn cá tiêu biểu ở mỗi tầng nhé! Bạn nào đọc to, đều sẽ nhận được quà:
Cá mè ăn nổi
Cá chép ăn chìm
Con tép lim dim
Trong chùm rễ cỏ
Con cua áo đỏ
Cắt cỏ trên bờ
Con cá múa cờ
Đẹp ơi là đẹp
Các bạn đọc rất tốt, bây giờ chúng ta cùng quan sát lên đây nha, qua bài đồng dao vừa rồi ta có thể biết ở tầng mặt là bạn cá mè ăn nổi, tầng đáy ăn chìm có bạn cá chép, tầng giữa là bạn cá trôi. Vậy chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm của mỗi tầng nước, và thử xem xem ở mỗi tầng, ngoài các bạn cá chúng ta vừa nhắc đến, còn có những bạn cá nào nhé!
Tầng đầu tiên là tầng mặt nước, ở tầng này là nơi sống của những loài cá không có chỗ ẩn náu như cá nhám, cá trích…để tránh kẻ thù, chúng có mình dài, khúc đuôi to khỏe, bơi nhanh, và tiêu biểu đó chính là bạn cá mè .
Bây giờ, các bạn nhìn vào tầng giữa, khác với tầng mặt nước, các loài cá sống ở tầng giữa có khúc đuôi yếu và bơi châm hơn. Loại cá tiêu biểu đó là bạn cá trôi. .
Cuối cùng là tầng đáy, các bạn ơi, nếu như ở tầng mặt đặc điểm của các loại cá là sẽ có các bộ phận vây đuôi to khỏe, bơi nhanh, tầng giữa các loại cá sẽ có vây đuôi kích cỡ trung bình và bơi chậm hơn, vậy thì theo các bạn ở tầng đáy, các bộ phận đó của các loài sẽ như thế nào ạ? À, vây ngực, vây hông sẽ tiêu giảm đi, và lúc này, những loài sống ở tầng đáy sẽ sống chui luồn dưới đáy bùn và có mình rất dài, chúng ta quan sát như có bạn lươn, bạn trạch đúng không ạ? Tuy nhiên, ở tầng đáy còn có những loại cá ăn động vật đáy là chính, và vẫn có thể sống ở tầng giữa và tầng mặt đó là bạn cá chép.
Đó là một số loại cá ở 3 tầng mà chúng ta được tìm hiểu, các bạn nhắc lại giúp cô tầng mặt nước là cá gì? Tầng giữa là cá gì? Và tầng đáy? Các bạn đã nhớ hết đặc điểm của các bạn cá đó chưa?
 Bước 4: Hướng dẫn thông tin phân loại thức ăn cho cá
Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn thức ăn của các bạn cá nhé. Chúng ta có thể chia thức ăn của các bạn cá theo 2 cách. Cách thứ nhất, dựa vào đặc điểm sinh học và không gian của mỗi tầng nước, cách thứ hai, ta chia thành 2 dạng: thức ăn tự nhiên và thức ăn thức ăn bổ sung do con người cung cấp. Với cách thứ nhất chúng ta sẽ thấy như sau:
• Tầng mặt nước: rất gần với chúng ta có nhiều oxi, ánh sáng ấm áp  đây là ngôi nhà yêu thích của bạn cá phát tài, cá mè hoa. Các bạn ấy thích ăn các loại thực vật phù du tảo
• Tầng giữa: nước lạnh hơn, trong hơn ngôi nhà yêu thích của bạn cá trôi Ấn Độ. Bạn ấy cực yêu thích các loại bã hữu cơ (phân của các loại động vật), bèo tấm, cỏ.
• Tầng đáy:  nghèo oxi, ít ánh sáng, nhiều kim loại nặng độc hại nếu nước ô nhiễm. Đây là ngôi nhà yêu thích của bạn cá chép, cá chạch. Các bạn ấy thích ăn các loại động vật sống dưới đấy ao hồ như giun ,ấu trùng tôm, ốc nhỏ...
Còn lại, cách thứ hai, chúng ta phân thành 2 dạng chung hơn các bạn nhé!
• Dạng 1, Thức ăn tự nhiên:  là những loại thức ăn tự sản xuất trong vực nước gồm: Thực vật phù du (các loại tảo), thực vật bậc cao (các loại rong, cỏ nước), động vật phù du (thủy trần, giáp xác nhỏ) và sinh vật đáy (các loại ấu trùng muỗi,, giun, ốc, hến).                    Các loại thức ăn này có chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cá. Mặt hạn chế là số lượng chỉ có giới hạn nhất định, nên cần tác động của con người.
• Dạng 2, Thức ăn bổ sung gồm thức ăn tinh (cám gạo, bột ngô, bột sắn, bột cá…), thức ăn hỗn hợp nhiều thành phần thức ăn viên “còn gọi là thức ăn công nghiệp”, thức ăn phối trộn nằm rải ven ao cho cá, tôm ăn “gọi là thức ăn chế biến”, thức ăn xanh (các loại cỏ cạn, rong, bèo… không đắng độc với cá), thức ăn là phế thải của nông nghiệp như (bã đậu, bã rượu, bã bia, đầu tôm, đầu cá, phế thải lò mổ…)
 Bước 5: Hướng dẫn trải nghiệm cho cá ăn
Đó là các cách chúng ta chia thức ăn cho các bạn cá, và ngày hôm nay, để dễ dàng trong việc di chuyển và cho cá ăn tại Khu trải nghiệm Vạn An, chúng ta sẽ được trải nghiệm cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp có dạng viên các bạn nhé, đây là thức ăn cho cá cho nên chúng ta lưu ý đặc biệt không được cho vào mồm nhé, lát nữa chúng ta sẽ lên rửa tay.
Trước khi bắt đầu, cô lưu ý với các bạn như sau, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu và trải nghiệm về các loại cá trên 1 chiếc cầu rất đẹp, các bạn quan sát giúp cô xem cầu dược làm bằng chất liệu gì là chủ yếu? là gỗ, tre, nứa, vậy thì khi di chuyển xuống phía dưới, các bạn tuyệt đối không được chạy nhảy, xô đẩy nhau và không tự ý với tay ra ngoài, các bạn đã nhớ chưa? Cạnh các thành cầu cô đã bố trí thức ăn trong các gáo dừa, hàng bên phải sẽ lần lượt lấy thức ăn phía thành cầu bên phải, hàng bên trái lần lượt lấy thức ăn phía thành cầu bên trái, trong các gáo đựng thức ăn, các bạn sẽ đi qua lấy lần lượt, mỗi bạn 1 nắm và di chuyển lên phía cao của cầu, lưu ý không xô đẩy và tranh nhau nhé các bạn. Cô sẽ chấm điểm thanh lịch cho cả 2 hàng. Các bạn đã sẵn sàng tham gia chưa ạ?
Bây giờ, mời cả xe chúng ta di chuyển theo hàng lối cùng trải nghiệm nhé!
Bước 6: Tổng kết và hẹn gặp lại























7. SÁNG TẠO XẾP GỖ
1, Mục đích
- HS biết tư duy sáng tạo
2, CSVC cần
- Gỗ
- Mô hình xếp mẫu
 Bước 2: Chào hỏi, giới thiệu
Các bạn xe số 8 đang có mặt tại mô hình xếp gỗ sáng tạo của khu trải nghiệm Vạn An. Ở đây, có bạn nào đã từng được tham gia hoạt động này hoặc được tự chơi ở nhà rồi giơ tay? Rất nhiều bạn, vậy ở nhà các bạn thường hay xếp những hình gì nào? Đã bạn nào xây được tòa tháp chọc trời chưa?...
Hôm nay, đến với Mô hình xếp gỗ của Vạn An, các bạn sẽ được thỏa sức sáng tạo, và chủ đề dành cho các bạn đó là xây dựng các công trình kiến trúc độc đáo. Các bạn thử kể tên cho cô các công trình kiến trúc nổi tiếng mà các bạn biết được không? Cả trên thế giới và ở Việt Nam nhé! À, có Kim tự tháp Ai Cập, có Vạn Lý Trường Thành – Trung Quốc, Tháp nghiêng PIZA, tháp Effien… Còn ở Việt Nam, cụ thể ở Hà Nội nào? À, chúng ta có Lăng bác, Chùa một cột, Tháp rùa, Tòa nhà cao vút Keangnam 72 tầng, Bảo tàng Hà Nội mới có hình Kim tự tháp ngược… và rất nhiều những công trình kiến trúc khác mà bạn nào cũng biết như Bệnh viên, bưu điện, công viên, nhà cao tầng… Vậy theo các bạn, để xây dựng lên các công trình đó, chúng ta cần nhiều thời gian, công sức và của cải vật chất không? Và quan trọng, để có thể thi công, chúng ta sẽ cần những ai nhỉ?... À, kiến trúc sư, những nhà thiết kế thi công và công nhân công trường đúng không? Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng thử làm những kiến trúc sư nhí, biết đâu sau hoạt động này các bạn lại có thêm ý tưởng cho nghề nghiệp trong tương lai, các bạn có thích không? Đã sẵn sàng để chúng ta cùng tham gia chưa? Vậy thì hãy dành 1 tràng pháo tay thật lớn để chúng ta bắt đầu nào?
 Bước 3: Phổ biến cách thức tham gia hoạt động
Các bạn ơi, cô đã bố trí cho chúng ta 1 không gian rất thoải mái để các bạn sáng tạo, nhưng để chúng ta là những nhà kiến trúc sư khoa học hơn, trí tuệ hơn thì cô sẽ lưu ý với các bạn những điều sau, các bạn chú ý lắng nghe thật kỹ nhé!
1, đó là xe của chúng ta sẽ chia thành 5 nhóm mỗi nhóm tối đa 10 bạn, vì sao các bạn biết không? Vì bất kỳ một công trình nào cũng cần những đội nhóm đoàn kết và sáng tạo, “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao”. 5 nhóm này của các bạn sẽ cố định đến khi chúng ta kết thúc hoạt động này nhé.
2, mỗi nhóm sẽ nhận được 1 lượng gỗ trong khay cố định, trong quá trình tham gia, chúng ta không được tự ý tranh giành gỗ của nhóm khác, mọi sự di chuyển gỗ phải qua thương lượng giữa các trưởng nhóm với nhau và được sự cho phép của cả nhóm.
3, các nhóm sẽ thực hiện dưới sự yêu cầu của cô, cô sẽ làm trọng tài cho xe của chúng ta.
4, Chúng ta sẽ trải qua 3 phần thi. Phần 1: Đặt tên nhóm, tìm đội trưởng, phân chia nhiệm vụ, các bạn có 3 phút để thực hiện phần này, nhóm nào xong trước là đội thắng. Lưu ý, chúng ta chỉ tìm ra đội thắng qua mỗi vòng, còn lại sẽ là đội thua. Phần 2: Làm quen với gỗ, cô sẽ đưa ra một hoặc hình mẫu bất kỳ trên bảng, đội nào xếp xong trước báo cô kiểm tra và thắng cuộc. (Các hình ở phần này tương đối đơn giản), thời gian tối đa là 10p. Phần ba, phần cuối cùng, đội nào thắng sẽ là đội thắng chung cuộc. Mỗi đội sẽ tự xây 1 công trình kiến trúc bất kỳ và phải thuyết trình về công trình đó. Đội nào xây đẹp, thuyết trình hay sẽ chiến thắng, phần này cô sẽ mời cô giáo cn/ hdv làm ban giám khảo cùng.
 Bước 4: Tổ chức hoạt động
Các bạn đã rõ luật chưa ạ? Đã sẵn sàng chưa? Bây giờ chúng ta sẽ làm từng bước theo hướng dẫn của cô nhé.
Bước 1: nhanh chóng tìm cho mình đồng đội, 10 bạn 1 nhóm. Nhanh ….. nhanh… nhanh. Nhóm nào xong báo xong. Các bạn có đội của mình chưa? Bây giờ mời các bạn bỏ hết giày dép ở ngoài và ngồi lần lượt theo 5 nhóm cô chỉ: 1,2,3,4 và 5. Nhanh chóng ổn định.
Bước 2: Cô sẽ chia gỗ cho cả 5 nhóm, các bạn để nguyên chưa chạm vào gỗ nhé, đội nào chạm trước sẽ bị tính thua luôn.
Bước 3: Chúng ta chính thức bước vào phần thi
Phần 1, các bạn có 3 phút để đặt tên nhóm và phân chia nhiệm vụ… Các bạn đã có tên nhóm chưa? Nhóm nào xong rồi báo cô luôn nhé! Xin chúc mừng nhóm 2, các bạn có tên nhóm là? Đội trưởng tên là? Các thành viên khác đã có nhiệm vụ hết chưa ạ? Rất nhanh, rất nguy hiểm, các nhóm khác chúng ta vẫn phải hoản thành nhiệm vụ thật nhanh nhé các bạn. … Các bạn có tên nhóm hết chưa ạ? Nhóm 1..3…4…5 , lần lượt báo tên nhóm đi ạ. Bây giờ, nhóm nào tự tin mình giành chiến thắng hô to tên nhóm lên ạ? To nữa lên? Rất tuyệt vời cho tinh thần của các bạn xe số 8. Đây mới chỉ là phần khởi động làm tăng tinh thần của các bạn thôi ạ.
Phần 2, Làm quen với gỗ, phần này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về độ dài và cách xếp những thanh gỗ các bạn được giao làm tiền đề cho phần thi số 3, như sau, tất cả các bạn quan sát lên bảng trên này, chúng ta có rất nhiều hình mãu khác nhau, tuy nhiên, cả 5 nhóm sẽ xếp cho cô 3 hình: hình đồng hồ, hình con cá và hình bông hoa. Các bạn nhớ chưa ạ? Nhắc lại cho cô chúng ta phải hoàn thành mấy hình? Gồm những hình nào? Các bạn có tối đa 10p để thực hiện. 10p bắt đầu… Bình luận: Các bạn lưu ý, chúng ta xếp làm sao để tiết kiệm diện tích nhất, đẹp nhất và nhanh nhất, chúng ta chấm cả điểm khoa học nhé, máy ảnh của chúng tôi đang chụp trực tiếp các bạn đấy ạ, có vẻ như các bạn rất thông minh và khéo léo đấy ạ. Nhóm nào xong cả nhóm hô to tên đội. Đội nào sẽ là đội xong đầu tiên đây? A.. Xin chúc mừng đội…các bạn giỏi quá, các đội còn lại tiếp tục đi ạ, lát nữa chúng ta sẽ chấm xem đội nào xếp đẹp nhất nữa… Xin chúc mừng đội… đã giành chiến thắng trong phần 2 này. Và các bạn ơi, các bạn thấy có thú vị không ạ? Đã quen với kích thước các thanh gỗ chưa? Phần 3 là phần khó nhất và quyết định đấy nhé! Các bạn sẵn sàng chưa?
Phần 3 như sau: mỗi đội hãy tự thảo luận và đưa ra 1 công trình các bạn thích, sau đó tiến hành thi công thể hiện bằng các thanh gỗ vốn có. Các chủ đề có thể giống nhau, nhưng tuyệt đối không được copy mô hình của nhóm khác, 2 đội xếp giống nhau sẽ bị loại luôn nhé. Các bạn có 15p để xếp, sau đó chúng ta sẽ cử ra bạn xuất sắc nhất để thuyết trình về công trình của nhóm. Sau đó chúng ta sẽ cùng cô giáo nhận xét và chấm điểm. Cô cho các bạn 5p để tìm ra chủ đề. Gợi ý, các bạn có thể xây dựng trường học, công viên, khu vui chơi, tòa nhà… Lưu ý, mỗi công trình phải có điểm nhấn riêng nhé các bạn, sẽ đánh giá cao sự sáng tạo của các bạn…. Hết 5p, bây giờ có 15p để chúng ta thi công. 15p bắt đầu…
Wow các bạn xe số 8 cực kỳ sáng tạo, cô quan sát thấy các bạn đang làm rất tốt, trong tương lai các bạn sẽ có khả năng trở thành những nhà kiến trúc sư nổi tiếng.
Có 2 nhóm đã hoàn thiện công trình, 3 nhóm, 4 nhóm, chúng ta cùng cổ vũ để nhóm cuối cùng hoàn thành nhiệm vụ nào? Cố lên, cố lên…

 Bước 5: Công bố kết quả cuối cùng
Như vậy, cả 5 nhóm đã hoàn thành xong, bây giờ đến phần quan trọng nhất, phần thuyết trình, trước khi chúng ta thuyết trình, mời các bạn di chuyển ra ngoài, chúng ta có 1 cuộc triển lãm 5 công trình, tới nhóm nào nhóm đấy cử đại diện lên thuyết trình. Lưu ý, khi lên thuyết trình chúng ta phải đảm bảo đủ các yếu tố sau:
1: Tên công trình là gì?
2: Cấu trúc của công trình? Gồm mấy phần, mấy khu?
3. Thông điệp của cả nhóm thông qua công trình.
Các bạn nhớ rõ chưa ạ? Bây giờ, đội nào tự tin lên trả lời trước ạ? Đội nào lên trước sẽ được cộng thêm điểm…
Lần lượt 5 đội lên…
Cả 5 đội đều rất xuất sắc và tài giỏi, bây giờ cô sẽ mời cô giáo cn cho nhận xét và chấm điểm công bố đội thắng nhé! Xin mời cô,…. Cảm ơn cô, và chúc mừng đội… đã giành chiến thắng, các đội còn lại chớ vội buồn nhé, cô đánh giá rất cao những công trình và ý tưởng của các bạn. Về nhà các bạn có thể tiếp tục phát triển ý tưởng của mình nhé!
Các công trình của các bạn rất đẹp, bây giờ từng nhóm sẽ cùng lên chụp ảnh với công trình của mình sau đó gọn gàng gỗ của nhóm mình vào giúp cô nhé!
 Bước 6: Tổng kết, Chào kết thúc hoạt động
Như vậy, chúng ta đã kết thúc hoạt động tại mô hình xếp gỗ rồi, tổng kết lại các bạn xe số 8 đã rất tài giỏi và thông minh, các bạn để lại cho cô rất nhiều ấn tượng và ý tưởng, truyền cảm hứng cho rất nhiều bạn đúng không ạ. Hy vọng, trong tương lai xe số 8 có nhiều bạn trở thành những kiến trúc sư nổi tiếng nha. Bây giờ, xin chào và hẹn gặp lại tất cả các bạn.
Chúng ta nhanh chóng xếp hàng theo cô chú hdv để đến với các mô hình tiếp theo.






8. PHƯỜNG RỐI DÂN GIAN
(Con rối đá bóng)
Mục đích: - Giới thiệu về các loại hình nghệ thuật rối cạn dân gian
- Học sinh biết cách thực hành điều khiển con rối.
LỜI DẪN:
Chị Trùm Phường xin được gửi lời chào mừng các bạn  xe số 01 đã đến với Phường rối dân gian Hoàng Gia của khu trải nghiệm Vạn An. ( Chúng mình có biết tại sao chị lại tên là Trùm không nhỉ. (À LÀ VÌ Ở MỖI MỘT GÁNH RỐI, PHƯỜNG RỐI NGƯỜI TRƯỞNG NHÓM, DẪN DẮT VÀ HƯỚNG DẪN MỌI NGƯỜI SINH HOẠT MÚA RỐI NGƯỜI TA ĐỀU GỌI LÀ ÔNG TRÙM)
Cho chị hỏi ngày hôm nay chúng mình có sẵn sàng cùng chị khám phá một bộ môn nghệ thuật kết hợp giữa truyền thống và hiện đại chưa nhỉ? Chúng mình thử đoán xem bộ môn nghệ thuật mà chị nhắc tới tên gọi là gì ? À bộ môn nghệ thuật mà chị nhắc tới Đó chính là nghệ thuật múa rối cạn và các bạn sẽ có 1 trải nghiệm rất thú vị tự tay điều khiển con rối đá bóng trên sân bóng mini .
Cung cấp thông tin
Nhưng trước khi tham gia trải nghiệm chúng mình cùng khám phá với chị xem múa rối cạn có bao nhiêu hình thức biểu diển nhé. Múa rối cạn có rất nhiều hình thức biểu diễn nhưng ngày hôm nay chị sẽ giới thiệu với các bạn 3 loại hình rối cạn phổ biến nhất đó là rối tay, rối dây, rối bóng.... ( hdv dùng các con rối thị phạm)
A1  Múa rối tay: là dạng con rối mà nghệ sĩ có thể dùng tay để biểu diễn. Chúng ta có thể dùng ngón tay hoặc cả bàn tay để biểu diễn như thế này ( mô phỏng bằng hình ảnh thực tế)
A2 Múa rối bóng: là các con rối được  nghệ sĩ điều khiển các cử động sau 1 tấm màn và khán giả chỉ nhìn thấy bóng của chúng trên tám màn chứ không thể nhìn thấy hình ảnh trực tiếp của chúng.
A3 Con rối dây: là dạng con rối nghệ sĩ dùng dây để biểu diễn, điều khiển cử động của con rối. Ví dụ như bộ con rối Tứ hoàng leo dây các bạn đang nhìn thấy đây.
Hướng dẫn thực hành
Đối với học sinh mầm non: Con rối leo dây ( 4 nhân vật chính trong Thần đồng Đất Việt thi leo dây)
Ngay bây giờ anh (chị) sẽ mời tất cả các bạn nhỏ xe 01 sẽ  cùng nhau đến với trải nghiệm Con rối leo dây. Nhiệm vụ của các bạn  là dùng 2 tay của mình cầm 2  chiếc nút gỗ và kéo luân phiên từng chiếc nút gỗ về phía mình để điều khiển các con rối leo dây lên cao. Bạn nào có thể nhanh tay khéo léo điều khiển được con rối về đích trước thì bạn đó sẽ thắng cuộc. Các bạn  cùng nhìn anh (chị) thị phạm trước nhé! Chúng mình có thấy đơn giản không nhỉ?  Chúng mình đã sẵn sàng bước vào cuộc đấu CON RỐI LEO CÂY chưa nào. 3.2,1 Bắt đầu.
Đối với học sinh tiểu học, cấp 2: Con rối ghi bàn (điều khiển con rối đá bóng trên sân bóng mini)
Các bạn xe số 01 cho chị hỏi chúng mình đã nhìn thấy sân bóng mini nằm trên bàn chưa nhỉ? Giờ chị sẽ phát cho các bạn các cầu thủ rối và chúng ta sẽ đưa tay xuống dưới sân bóng khéo léo điều khiển các cầu thủ dùng  chân sút bóng vào cầu môn đối thủ nhé. Lưu ý sân bóng mini và các cầu thủ rối các nghệ nhân phải chế tạo rất tỉ mỉ, công phu  nên các bạn nhớ giữ gìn cẩn thận nhé.Và bây giờ chúng ta sẽ đến với trận cầu đỉnh cao của các thần đồng nào! 321 BẮT ĐẦU!
(Sau khi học sinh trải nghiệm tầm 5-10 phút thì tổng kết hoạt động và gợi ý cho học sinh đến với trải nghiệm khác )
Thời gian trải nghiệm tại mô hình Phường rối dân gian đã hết rồi. Xin mời các bạn xe số 01 trả lại các con rối cho chị và nhanh chóng tập hợp cùng anh HDV đến với các hoạt đọng trải nghiệm khác nào.








9. LỚP HỌC ĐỒ KIẾT
1, Mục đích
- Hs có thêm kiến thức về truyền thống tôn sự trọng đạo, kthuc về nghề in khắc
- Được trải nghiệm thành quả của nghề in khắc – làm tranh dân gian Đông Hồ
2, CSVC cần có
- Mẫu khắc gỗ
- Biển bảng liên quan
- Đồ dân gian Đông Hồ
3, Nội dung dẫn
 Bước 2: Gioi thiệu hoạt động
Chào mừng các bạn đã có mặt tại lớp học Đồ Kiết.  Đã bạn nào được đọc tập truyện Thần Đồng Đất Việt và biết đến lớp học của thầy đồ Kiết chưa? Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về lớp học này, về truyền thống tôn sư trọng đạo và cùng nhau trải nghiệm in tranh để mang quà về cho người thân các bạn nhé . Các bạn cùng nổ một tràng pháo tay thật lớn để chúng ta bắt đầu nào.
Trước tiên, khi nhắc đến lớp học, thì chúng ta sẽ nghĩ đến hai nhân vật quan trọng là thầy và trò. Từ xưa đến nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn là truyền thống xuyên suốt của con dân Đất Việt. Điều đó được thể hiện qua những câu văn thơ và thành ngữ nào, các bạn có biết không? “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (1 chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy)”, không thầy đố mày làm nên, trọng thầy mới được làm thầy…”. Theo đó, chúng ta phải biết lễ phép, kính trọng vầ biết ơn thầy cô đúng không nào?
Giới thiệu về lớp học hà tiện và thầy đồ Kiết
Ngày hôm nay, đến với Khu trải nghiệm Vạn An, chúng ta sẽ cùng làm quen với thầy trò  trong Lớp học Đồ Kiết, đây là lớp học thầy đồ Kiết dạy học trò của mình các bài học về sự tiết kiệm. Thầy dạy những bài học tiết kiệm về ăn mặc, chi tiêu, trong đó đặc sắc nhất là bài học về ăn uống. Đó là cách thầy mang 1 con cá gỗ ra, dạy học sinh của mình treo ngược lên trước mỗi bữa ăn, chỉ cần nhìn cá và nhuốt là sẽ thấy no và thỏa cơn thèm, thay vì cá gỗ các trò có thể treo thịt gỗ, gà gỗ…Các bạn có thấy như vậy là tiết kiệm không? À, không những tiết kiệm mà còn rất thú vị đúng không nào? Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau hóa thân thành học trò của thầy đồ Kiết, tìm hiểu về nghề khắc in, về làng nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, và cùng thực hành tính tiết kiệm nhé! (hdv bắt đầu nhìn tranh và giới thiệu)

• Nguồn gốc
Các bạn ơi, nghề khắc in là nghề có mặt từ rất lâu đời rồi và vẫn còn ứng dụng đến ngày nay là các con dấu, các bản khắc gỗ dân gian các bạn nhé.
A1: Các bạn quan sát lên đây, ông tổ của nghề khắc in Việt Nam chúng ta có tên là Lương Như Hộc, ông là người quê ở Hải Dương, thông minh, tài giỏi, học rộng tài cao, từng thi đỗ đại khoa, có công học hỏi và mang kỹ thuật in về cho quê hương, cho nên, sau khi qua đời ông được tôn là ông tổ nghề in đấy các bạn ạ.
A2: Nghề in khắc là nghề rất độc đáo và những người làm ra những bản khắc sẽ được gọi là tử nhân các bạn nhé.
• Nguyên liệu sử dụng
Tiếp theo, các bạn quan sát lên đây, để làm ra bất kỳ một tác phẩm nào cũng cần rất nhiều những công đoạn và dụng cụ nguyên liệu, bí kíp khác nhau đúng không?. Cô sẽ giới thiệu cho các bạn các nguyên liệu cơ bản để có thể làm bản khắc in, điều đặc biệt các bạn nên ghi nhớ, đó là tất cả các nguyên liệu đó đều làm từ tự nhiên các bạn nhé:
A3: Đầu tiên đó là phải lựa chọn gỗ để làm ván, loại gỗ này phải có sức bền, hút mực tốt và nhả mực tốt, không bị mối mọt. Loại gỗ thông thường ta dùng đó là gỗ thị các bạn nhé. Nhưng lưu ý, chọn gỗ thị phải là cây gỗ già (thường là những cây không ra quả nữa) để tránh bị khô và co ngót khi sử dụng.
Tiếp theo, đó là giấy, giấy để sử dụng in ở đây sẽ là giấy dó, giấy được làm từ thân của cây dó, giấy này dễ thấm mực và dễ dàng trong quá trình in.
Và loại mực để khắc in là  mực màu đen, phương pháp dân gian sẽ là dùng lá tre đốt thành tro, sau đó ngâm vào hũ, khi dùng cho thêm một chút hồ nước hoặc nước keo để tạo chất kết dính.
Ngoài ra, các dụng cụ cần thiết để tạo nên các bản khắc đó là các mũi đục, bút để viết đó các bạn ạ.
Đó là các nguyên liệu cơ bản để tiến hành làm khắc in, các bạn nhắc lại cho cô xem, gỗ để khắc in là gỗ gì nào? ( Gỗ Thị), giấy là giấy gì ạ (giấy dó), mực làm từ? tro của lá tre. Các bạn nhớ thật kỹ nhé.
• Uứng dụng của khắc in
A4, 5,6: Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về ông tổ nghề Lương Như Hộc, về nguyên liệu làm khắc in, vậy các bạn có biết từ xa xưa, cho đến ngày nay người ta dùng những bản khắc in đó để phục vụ trong những việc gì không? Ban đầu, Khắc in dùng trong việc in sử sách đó các bạn, sau đó phát triển lên thành in tranh, các dòng tranh nổi tiếng đó là: tranh Hàng trống, tranh Đông Hồ và tranh Kim Hoàng. Cho đến ngày nay, ứng dụng khắc in còn dùng làm con dấu cho các công ty đó các bạn ạ.
Bước 3: Gioi thiệu sản phẩm của in khắc, tranh Đông Hồ
Đến với lớp học Đồ Kiết, với truyền thống tôn sư trọng đạo, chúng ta sẽ được tìm hiểu sản phẩm của khắc in, một dòng tranh ngày nay vẫn còn giữ được những khuôn cổ và nghệ nhân truyền nghề, đó là tranh dân gian Đông Hồ.
 Làng tranh dân gian Đông Hồ có nguồn gốc từ làng Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chúng ta quan sát một số bức tranh nổi tiếng của tranh Đông Hồ như: Bức tranh Đám cưới chuột, tranh Cóc múa Kỳ Lân, tranh trai tài ôm cóc tía, gái sắc bế rùa xanh, lơn đàn âm dương….và rất nhiều bức tranh, mỗi bức lại có ý nghĩa khác nhau.
Tiêu biểu cô sẽ giới thiệu cho các bạn bức tranh cặp nổi tiếng tại lớp học Đồ Kiết của chúng ta, đó là bức tranh “Thầy đồ cóc giảng học”, các bạn quan sát: (HDV chỉ vào bức tranh và mô tả): Phía trên là thầy đồ cóc đang ngồi giảng bài, bên cạnh có học trò pha nghiên mực, học trò dâng nước, trong lớp các học trò bảo nhau học bài. Một bức tranh sinh động về truyền thống  tôn sư trọng đạo đúng không ạ.
Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách để tạo ra 1 bức tranh Đông Hồ đẹp như vậy nhé!
Trên tay cô là mộc bản, chính là sản phẩm của nghề khắc in đấy các bạn ạ. Đối với thời xưa, sử dụng mộc bản để in chữ thì 1 tập sách có bao nhiêu trang thì sẽ có bấy nhiêu mộc bản như thế này đấy các bạn ạ, còn đối với tranh Đông Hồ khác ở chỗ, bức tranh có bao nhiêu màu thì cũng có bấy nhiêu bản. Khi muốn in bức tranh nào đó, việc đầu tiên sẽ là tuyển chọn tranh, sau đó khắc lên gỗ thì chúng ta sẽ có những mộc bản hình tranh như thế này các bạn nhé. Gỗ để làm mộc bản các bạn nhắc lại cho cô là gỗ gì nào?...
Tiếp theo, cô có bàn in dùng để quét mực, ang đựng mực, chổi chét thông. Xơ mướp để chà cho mực ngấm vào giấy, mực đen làm từ tro của lá tre. Và các loại màu dùng trong tranh dân gian Đông Hồ cũng đều lấy từ tự nhiên các bạn nhé! Ta có màu đỏ làm từ gạch đỏ son, màu vàng từ hoa hòe, màu tím của quả mồng tơi.. Việc thực hiên in màu tốn rất nhiều thời gian, chỉ các bác nghệ nhân mới hoàn thành được nên chúng ta sẽ cùng nhau in viền màu đen của bức tranh, về nhà các bạn có thể tự tô màu sắc cho sinh động nhé.
Giay làm tranh Đông Hồ cũng là giấy dó. Tuy nhiên, đây là loại giấy hiện tại rất quý và khó thực hiện đối với các bạn, nên hôm nay chúng ta sẽ được thực hành bằng giấy nhăn các bạn nhé!
 Bước 4: Tiến hành làm thử
Bây giờ, các bạn cùng quan sát cô làm thử, sau đó, cô sẽ mời những bạn nào trả lời được câu hỏi của cô sẽ được lên đây trải nghiệm luôn, các bạn có đồng ý không?
Đầu tiên, cô sẽ lấy mực đổ vào ang mực, dùng chổi chét thông chấm mực và quét thật đều lên bàn in, sau đó cô dùng mộc bản xoa thật đều lên mặt bàn in sao cho mực thấm đều. Tiếp theo, cô dặt mộc bản lên giấy thiệp thật ngay ngắn và giữ thật chặt, lúc này cô dùng xơ mướp chà thật đều lên mặt của tờ giấy, lưu ý chúng ta sẽ không chà quá mạnh và quá nhẹ nhé, vì như thế bức tranh của chúng ta rất xấu.
Các bạn đếm 1…2….3. để cùng xem bức tranh của cô nào…. Tén tén ten, có đẹp không các bạn, vậy thì hãy dành cho cô 1 tràng pháo tay thật lớn đi ạ. Bây giờ,  Bạn nào muốn trải nghiệm cùng cô nào? ….
Các bạn lưu ý, chúng ta đang học bài học về tiết kiệm, nên mỗi bạn trải nghiệm chỉ được phát 1 tờ giấy duy nhất, và khi in chúng ta sẽ dùng lượng mực vừa phải, in thật khéo léo để có bức tranh đẹp nhất nha.
 Bước 5: Học sinh trải nghiệm
Ngay sau đây, bạn nào trả lời được câu hỏi của cô sẽ được lên trên đây in và đóng dấu. Câu đầu tiên, các bạn cho cô biết, ông tổ của nghề khắc in nước ta tên là gì?.... Lương Như Hộc… Mời 1 bạn lên in…
Câu thứ 2, Nguyên liêu sử dụng để làm khắc in cơ bản lấy từ đâu và gồm những nguyên liệu gì? … Từ tự nhiên, gồm gỗ thị, giấy dó, mực từ tro của lá tre…. Mời 1 bạn lên in
Câu thứ ba, Từ xa xưa, ta đã ứng dụng nghề khắc ván in để làm gì?... Viết sách, in tranh, làm con dấu…. Mời 1 bạn lên
Câu thứ 4: Các bạn được trải nghiệm dùng sản phẩm của nghề khắc để in dòng tranh dân gian nổi tiếng có tên là?.... có nguồn gốc từ….? Tranh Đông Hồ và có nguồn gốc ở Tỉnh Bắc Ninh…. Mời tiếp 1 bạn lên in
Câu thứ 5: Kể tên 2 bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng các bạn đã được nghe giới thiệu?... Mời tiếp 1 bạn lên.
 Bước 6: Tổng kết hđ, chào kết thúc
Như vậy, cô đã tìm được 5 bạn xuất sắc nhất lên để trải nghiệm in và đóng dấu, 5 câu cô hỏi cũng là 5 nội dung cơ bản các bạn cần ghi nhớ khi đến với lớp học Đồ Kiết. Còn bạn nào chưa nắm rõ không? ( nếu hs chưa rõ thì tóm tắt lại).
Cảm ơn các bạn, bây giờ, các bạn hãy nhanh chóng xếp hàng cùng chú hdv để tham gia những hđ tiếp theo của Khu trải nghiệm Vạn An nhé! Hẹn gặp lại các b















10. TRÒ CHƠI DÂN GIAN
1, Mục đích
- HS hiểu được ý nghĩa của các trò chơi dân gian trong các dịp lễ hội
- HS được trải nghiệm các trò chơi dân gian, phát huy được tính đoàn kết
2, CSVC cần
• Múa rồng: 02 con rồng
• Cà kheo: 3 đôi
• Bao bố: 06 cái
• Dây kéo co: 01
• Quần áo: 16 bộ
3, Nội dung dẫn
 Bước 1: Chào hỏi, giao lưu và dẫn dắt
Chào mừng các bạn lớp 5a trường tiểu học Đông Mỹ đã đến với khu trò chơi dân gian của Khu trải nghiệm Vạn An
Các bạn ơi, hôm nay chúng ta đã tham gia được nhiều hoạt động của Vạn An chưa? Các bạn cùng kể tên các hoạt động nào? À, rất nhiều hoạt động đúng không, và đó đều là những hoạt động các bạn được cung cấp kiến thức, được học tập và trải nghiệm, còn ở hoạt động hiện tại, các bạn sẽ được tham gia chơi nhiều hơn nhưng không có nghĩa là chúng ta không rút ra được bài học gì nhé. Những trò chơi của cô sẽ cần các bạn đưa ra chiến thuật, huy động tinh thần đồng đội và tinh thần đoàn kết của cả lớp. Lớp 5a chúng ta có tự tin để tham gia nhiệt tình, tham gia hết mình hoạt động này không ạ?
Bây giờ, 1 câu hỏi rất thú vị cho các bạn, các bạn hãy kể tên các trò chơi hiện đại ngày nay các bạn trẻ hay chơi? Bài UNO, điện tử, các trò chơi thông minh, xếp hình, xếp lego… Rất nhiều trò chơi khác nhau, chúng sẽ kích thích trí tò mò và tư duy của các bạn, và chúng mình chơi những trò đó vào thời điểm nào nhỉ? À, giờ ra chơi, giờ nghỉ, ngày nghỉ đúng không. Vậy theo các bạn, ngày xưa, ông bà chúng ta, các bác nông dân giải trí theo cách nào và vào thời điểm nào? Điều này rất ít bạn biết nha. Bật mí với các bạn, thời xưa, và một số khu vực cho tới bây giờ, sau mỗi vụ mùa màng, sau mỗi một năm hoặc đầu xuân, người dân Việt Nam đều tổ chức rất nhiều lễ hội, trong lễ hội sẽ thể hiện những nét đẹp văn hóa riêng như: ăn mừng ngày mùa, chào đón năm mới, cầu phúc…đặc biệt ở đó, sẽ diễn ra rất nhiều trò chơi dân gian vừa mang ý nghĩa sâu sắc vừa mang tính giải trí rất cao, các bạn có muốn biết đó là những trò chơi gì không?
 Bước 2:GIỚI thiệu các trò chơi, chia đội
Đó là múa rồng, là đi cà kheo, nhảy bao bố và kéo co. Những trò này sẽ giúp các bạn đoàn kết, khỏe khoắn và rất nhiều tiếng cười. Các bạn có thấy thú vị không? Nếu có cả lớp chúng ta dành 1 tràng pháo tay thật lớn để chúng ta cùng bắt đầu hoạt động nào.
Trước tiên, cô chia lớp chúng ta thành hai đội, đội con trai và đội con gái, chúng ta có 3 phút để ngay ngắn thành đội và đặt cho đội mình 1 cái tên thật ngầu nhé! …. Đội con trai chúng ta sẽ tên là?... còn đội con gái? Đội nào tự tin giành chiến thắng hô to tên đội nào??? Rất tuyệt vời. Bây giờ, các bạn sẽ nghe cô hướng dẫn, cô là trọng tài và luật như sau:
Điều 1: Trọng tài luôn đúng; Điều 2: Nếu trọng tài sai, quay lại điều 1.Các bạn nhắc lại đi ạ?
Rất tuyệt, chúng ta sẽ chơi lần lượt các trò: Múa rồng,  cà kheo, bao bố, kéo co, bắt chạch trong chum.
 Bước 4: Tiến hành tổ chức lần lượt các trò chơi
• Múa rồng
Trò đầu tiên, múa rồng: Múa rồng: rồng là đại diện cho sức mạnh, dũng mãnh phát đạt và hạnh phúc. Mỗi đội sẽ nhận 1 con rồng, đội nam rồng xanh, đội nữ rồng vàng, trong đó có 3 điểm chốt quan trọng nhất (đầu, thân, đuôi), các bạn phải phân bố làm sau các thành viên phải đứng và tất cả cùng điều khiển con rồng cho khéo léo. Cách để hình rồng của chúng ta đẹp, uốn khúc như sau: chúng ta có các động tác chủ yếu : nâng lên, hạ xuống, nghiêng sang trái phải, uốn khúc. Nghe theo nhịp trống, trống cành nhanh rồng càng phải chạy nhanh, lưu ý không được phá đội hình, đội nào đứt đuôi, đứt thân sẽ là đội thua.Đội nào múa đẹp hơn, chuẩn yêu cầu sẽ giành chiến thắng. Vạch đích của chúng ta từ đầu sân bên này đến đầu sân bên kia rồi quay lại. Kết thúc phần chơi này đội thắng giành được 100 điểm, đội thua chỉ có 50 điểm thôi. Các bạn đã rõ luật chơi chưa? Chuẩn bị…3…2…1 bắt đầu…
Kết thúc trò đầu tiên, đội thắng thuộc về… các bạn đội.. đừng nản nhé, chúng ta vẫn còn rất nhiều cơ hội.
• Đi cà kheo
Trò thứ hai, đi cà kheo, trò này cực kỳ khó và cần sự khéo léo của các bạn, các bạn phải giữ được thăng bằng và sức khỏe để kết hợp cả tay và chân, phần chơi này, mỗi đội chỉ cần cử ra hai bạn khỏe nhất, khéo léo nhất, mỗi đội nhận được 2 đôi cà kheo, nhiệm vụ rất đơn giản, mỗi bạn sẽ lần lượt đi cà kheo từ vạch đích sân này đến cuối của sân phía bên kia, trong vòng 10p đội nào hoàn thành xong cả 2 người chơi nhanh hơn đội đó sẽ được 100 điểm, đội về sau vẫn phải hoàn thành và nhận số điểm 50. Lưu ý, các bạn đi tới đâu bị ngã, được phép tiếp tục di chuyển từ đó cho đến khi về đích, những thành viên còn lại của 2 đội sẽ cổ vũ thật to, cô sẽ chấm điểm đồng đội cổ vũ. Các bạn đã hiểu rõ luật chơi chưa? Đã sẵn sàng chưa? 3…2…1
Vâng, kết thúc trò thứ hai, cô thấy các bạn nữ khéo hơn, nhưng các bạn nam khỏe hơn, chúng ta đang giữ phong độ rất tốt, cả 2 đội cầm hòa, cô sẽ giành cho cả 2 đội mỗi đội 100 điểm, xin chúc mừng.
• Nhảy bao bố
Tiếp theo, trò nhảy bao bố, mỗi đội cử ra 4 bạn bất kỳ, hiểu nhau càng tốt, sau đó mỗi đội sẽ được nhận 2 chiếc quần bao bố , mỗi ống quần là 1 bạn, lưu ý chúng ta phải cho cả 2 chân vào nhé, các bạn nhảy làm sao thật nhịp nhàng, để tránh ngã, tránh rách quần và quan trọng sẽ về đích thật nhanh. Cách tính điểm như sau: cũng trong vòng 10p đội nào hoàn thành xong người chơi nhanh nhất đc 100đ, đội về sau vẫn phải hoàn thành và nhận 50đ. Lưu ý, Khi nào 2 bạn đầu tiên nhảy được 1 vòng lên đích trên kia rồi quay về vị trí xuất phát ban đầu thì 2 bạn tiếp theo mới được tiếp tục, trên đường di chuyển, ngã tới đâu tiếp tục tới đó, các bạn còn lại của 2 đội sẽ cùng cổ vũ. Các bạn rõ luật chơi chưa ạ? Các bạn sẽ được thảo luận trong 2p. Phần thi thứ 3 của 2 đội bắt đầu…
• Kéo co
Chiến thắng thuộc về đội… Các bạn ơi, chúng ta còn phần thi sẽ làm nhân đôi số điểm cộng cho cả hai đội. Đó là phần thi kéo co. Phần này chúng ta sẽ chỉ kéo 1 lượt duy nhất. Đội thắng sẽ được 200đ, đội thua được 100 điểm cộng vào số điểm các bạn đang có qua 3 vòng. Các bạn sẵn sàng chưa? Mỗi đội đứng ở 1 bên dây đi ạ, phần này chúng ta phải có chiến thuật để kéo không mất sức mà vẫn giành chiến thắng, thật nhanh lên ạ.
3…2….1 Bắt đầu…. Chúng ta đang có 1 trận đấu ngang tài ngang sức đến từ hai đội của lớp 5a tiểu học Đông Mỹ, các bạn quá ngang tài ngang sức và khỏe mạnh siêu nhiên… Và chiến thắng chung cuộc thuộc về đội….
 Bước 5: Công bố đội thắng cuộc
 Bước 6: Tổng kết, chào và hẹn gặp lại

11. QỦA TRỨNG LẠC MẸ
1, Mục đích
- Học sinh biết cách phân biệt các loại trứng: gà, vịt, chim, ngỗng.
2, Nội dung dẫn
 Bước 1: Chào hỏi, Gioi thiệu hoạt động
Các bạn ơi, các bạn đã tham gia được nhiều hoạt động chưa? …. Hiện tại, chúng ta sẽ được trải nghiệm thêm 1 hoạt động vô cùng ý nghĩa nữa, và ở hoạt động này không những chúng ta nhận được nhiều lượng kiến thức mới mà bạn nào xuất sắc sẽ nhận được quà. Các bạn có muốn nhận được quà không? …Cả xe 08 các bạn đã sẵn sàng chưa? Hô to nữa lên ạ,….
Tinh thần của các bạn xe 08 rất tuyệt vời, các bạn ơi chúng ta đang có mặt tại mô hình Qủa trứng lạc mẹ
Bước 2: Hướng dẫn nội dung hđ!
Đầu tiên, các bạn cho cô hỏi các bạn có biết phân biệt gia súc và gia cầm không?... Có rất nhiều bạn bị nhầm lẫn nhé. Gia súc là những bạn động vật có 04 chân được nuôi ở khu vực gia đình như: trâu, bò, dê, ngựa, lợn… còn gia cầm là những bạn động vật có 2 chân được nuôi ở khu vực gia đình như: gà, chim, vịt, ngan, ngỗng… Các bạn gia súc và gia cầm thì thường được chăn nuôi trong các chuồng, trại. Các bạn quan sát đây là mô hình chuồng của các bạn gà, vịt. Vị trí chăn nuôi các bạn gia súc gia cầm sẽ gần khu vực vườn, ao và cách xa nơi ở gia đình.
Để cùng nhau hiểu sâu hơn nội dung vừa rồi, chúng ta sẽ cùng tham gia một trải nghiệm tiếp theo vô cùng thú vị, các bạn hãy trả lời cho cô biết gia súc và gia cầm thì loài nào đẻ trứng và loài nào đẻ con? (gia súc đẻ con, gia cầm đẻ trứng). Đối với gia súc, khi sinh con chúng ta dễ dàng nhận biết đó là con của loài nào, nhưng với gia cầm thì khó hơn rất nhiều, vậy ở đây có bạn nào biết phân biệt trứng của các bạn gia cầm không?
 Bước 3: Hướng dẫn phân biệt trứng
Ngay bây giờ cô sẽ giúp các bạn phân biệt trứng của 4 bạn gia cầm chúng ta thường gặp, đó là trứng gà, trứng vịt, trứng chim bồ câu và trứng ngỗng.
Thứ nhất, về kích cỡ, các bạn quan sát: Trứng ngỗng là trứng to nhất trong bốn loại, trứng chim bồ câu là trứng bé nhất , trứng vịt với trứng gà kích cỡ trung bình và trứng vịt to hơn trứng gà xíu. Các bạn nhắc lại cho cô, trứng ngỗng là trứng… trứng chim là trứng… trứng vịt với trứng gà trứng nào to hơn?
Thứ hai, về màu sắc, các bạn quan sát, trứng ngỗng và trứng chim bồ câu có màu trắng sáng, trứng gà có màu trắng hồng, trứng vịt có màu trắng xanh. Các bạn nhắc lại cho cô,…
Từ hôm nay, các bạn đã tự tin để đi chợ chọn trứng cho gia đình chưa?
 Bước 4: Tổ chức game
Ngày hôm nay, những quả trứng đáng yêu của cô đang bị lạc mất mẹ của mình và đang nằm trong 4 khay phía trên đây, cô giao nhiệm vụ cho tất cả các bạn đó là hãy đem những quả trứng này trở về đúng với mẹ của chúng.
Để dễ dàng hơn, Chúng ta nhanh chóng chia thành 4 đội (mỗi đội phụ trách 1 loại trứng, hdv chỉ dẫn chuồng:
Đội 1, phân biệt trứng chim bồ câu - ổ trên cây
Đội 2, trứng gà – lảm ổ trong chuồng
Đội 3, trứng vịt – đẻ rơi vãi
Đội 4, trứng ngỗng – đẻ trong chuồng
Trong vòng 2 phút, mỗi đội sẽ cử lần lượt các thành viên lên lấy trứng và đặt vào đúng khu, mỗi đội phân biệt đủ 20 quả, đội nào đủ 20 quả đầu tiên sẽ báo xong, các đội còn lại vẫn tiếp tục đến khi hoàn thành, kết quả sẽ được công bố dựa vào thời gian và phân biệt đúng trứng. Lưu ý, điểm sẽ không được tính nếu các đội không có lần lượt đủ các thành viên tham gia. Các bạn hiểu luật chơi chưa ạ?
Cô cần 4 bạn theo dõi chéo 4 nhóm, đội nào phạm quy sẽ bị trừ điểm nhé các bạn.
Các bạn đã sẵn sàng chưa? Đội nào tự tin chiến thắng hô thật to “có”
3…2…1 bắt đầu
‘Hdv tính giờ, cổ vũ khi các đội tham gia, công bố đội thắng cuộc”
 Cảm ơn các bạn xe số 8 rất nhiều, các bạn đã có những kiến thức trải nghiệm và những phần chơi bổ ích tại khu Qủa trứng lạc mẹ, thu nạp thêm thông tin về các loại trứng
 Bước 5: Tổng kết hđ, chào hẹn gặp lại





















12. VƯỜN CÂY NGƯỢC ĐỜI
Mục đích: - Học sinh nhận biết về khu vườn quê với nhà tranh mái lá, ao làng, giếng quê, vườn cây ăn quả, chiếc cối xay
- Trải nghiệm vui vẻ với game “ Khoai lang leo giàn – Mướp bò dưới đất ” Phân biệt được vị trí mọc của các loại rau củ quả trong vườn
Lời dẫn:
Chào mừng các bạn đã đến với mô hình Vườn cây ngược đời của Khu bếp ngự trù Vạn An. Ngày hôm nay chúng mình sẽ cùng nhau đến với không gian quen thuộc của làng quê truyền thống và tham gia trò chơi rất đặc sắc mang tên “ Khoai lang leo gian – Mướp bò dưới đất”. Các bạn đã sẵn sàng cùng chị Ngọ Chằn khám phá Vườn cây ngược đời chưa nhỉ? Nếu đã sẵn sàng thì hãy hô khẩu hiểu “SẴN SÀNG” thật to và dõng dạc nào!
Trong khu vườn ngược đời của khu trải nghiệm Vạn An các bạn sẽ thấy đây là ngôi nhà liêu xiêu của anh Chí Phèo và chị Thị Nở xinh đẹp. Đây là chiếc cối giã gạo để chị Nở nấu cháo hành. Bên cạnh đây là chiếc giếng nước thân quen để anh Chí lấy nước tắm những trưa hè. Xa xa là vườn cây nhỏ với Cây ăn quả lâu năm như: Mít, khế, hồng. Cây ăn lá như: cây hẹ, rau ngót. Lại có thêm những cây làm cảnh như cây lộc vừng, cây si...
Và đặc biệt ở đây còn có 1 trò chơi rất ngầu về các loài cây. Đó là trò chơi : Khoai lang leo giàn- Mướp bò dưới đất. Các bạn có muốn thử trải nghiệm trò chơi thú vị này cùng Ngọ Chằn không?
Luật chơi như sau: 2 đội xếp thành 2 hàng thật thẳng, lần lượt các thành viên sẽ di chuyển thật nhanh về phía giàn cây. Mỗi một thành viên sẽ có nhiệm vụ vận chuyển 1 loại nông sản ( củ, quả, cây) về ví trí cây Tổ đặt đúng vị trí mọc của nó trong vườn.
Gợi ý cho chúng mình nhé! Các loại quả sẽ mọc trên cành, cách loại  dây leo sẽ cuốn trên giàn, các loài củ sẽ vùi mình trong đất.
Mỗi đội sẽ có 5 phút để cùng thực hiện thử thách. Sau 5 phút cứ mỗi 1 loại nông sản đặt đúng vị trí đội bạn sẽ có 10 điểm và ngược lại bạn sẽ bị trừ 10 điểm nếu để nông sản mọc sai vị trí trong vườn. Các bạn đã hiểu luật chơi chưa nhỉ? 321 BẮT ĐẦU.
( Trong quá trình học sinh trải nghiệm. HDV LƯU Ý GIỮ GÌN CÁC DỤNG CỤ, NGUYÊN LIỆU TRONG MÔ HÌNH, KHÍCH LỆ HỌC SINH THAM GIA TRẢI NGHIỆM TÍCH CỰC VUI VẺ)
Kết thúc: Tổng chết tạm biệt đoàn – gợi ý hoạt động trải nghiệm tiếp theo.
13. HOẠT ĐỘNG BẮT CÁ –HỌC LÀM BÁC NÔNG DÂN ĐA TÀI
1, Mục đích
- Hs có thêm kiến thức về các dụng cụ bắt cá
- Dược trải nghiệm bắt cá
2, Dụng cụ cần có
- Nơm
- Vợt
- Rổ
3, Nội dung dẫn
 Bước 2: Chào hỏi, dẫn dắt hoạt động
Chào mừng tất cả các bạn đã đến với khu học làm bác nông dân đa tài của Khu trải nghiệm Vạn An, 1 tràng pháo tay cho tất cả các bạn trai xinh gái đẹp đến từ…. ạ. Cảm ơn các bạn.
Ngày hôm nay cô sẽ cùng với các bạn trải nghiệm một hoạt động cực kỳ hấp dẫn và vui nhộn. Trước khi bắt đầu, cho cô hỏi, các bạn đã được tham gia những hoạt động gì của khu trải nghiệm Vạn An rồi? …. Rất nhiều đúng không? Kể tên cho cô 2 hoạt động liên quan đến sông nước đi ạ? (Bơi thuyền, cho cá ăn). Cả 2 hoạt động đó có thú vị không ạ? Nếu như 2 hoạt động đó, chúng ta mới chỉ làm quen với khu vực sông nước và mới chỉ nhìn thấy cá, thì bây giờ đến với hoạt động của cô các bạn được tiếp xúc, cầm và bắt cá, các bạn có thấy hứng khởi không?
 Bước 3: Gioi thiệu dụng cụ hoạt động
Ở đây có bạn nào đã được trải nghiệm bắt cá dưới bùn rồi giơ tay?... Các bạn thấy bắt cá có khó không ạ? Rất khó đúng không, vậy để cho việc bắt cá dễ dàng hơn chúng ta phải cần đến các dụng cụ bắt cá, gọi chung là ngư cụ các bạn nhé! Ở mỗi khu vực, người nông dân lại sử dụng những loại ngư cụ khác nhau, phù hợp với địa hình cá sinh sống và để thuận tiện hơn trong việc đánh bắt cá. Có rất nhiều loại chúng ta có thể biết như: dậm, đơm, đó, lờ…. và ngày hôm nay cô sẽ giới thiệu kỹ hơn cho các bạn một vật dụng rất quen thuộc, đó là nơm.
Các bạn quan sát trên tay cô là cái nơm, các bạn nhắc lại cho cô đây là cái gì ạ? Nơm là ngư cụ dùng để khai thác các loài cá ở ruộng, ao, đầm.
Nơm có hình chuông nón cụt, thông hai đầu, được làm từ nhiều thanh tre (vê tròn) liên kết với nhau bằng 2-3 vành đai mây (giàng) chắc chắn; miệng trên tròn, đường kính 0,2 – 0,25m, có cạp để cố định các thanh tre, đồng thời để người đánh cá cầm và điều khiển nơm, đáy dưới thủng. Đáy dưới có đường kính từ 0,5-0,7m, độ cao của nơm khoảng từ 0,5-0,8m.
Cách để chúng ta sử dụng nơm như sau: chúng ta lội xuống nước, tay cầm miệng nơm úp liên tục từ trên xuống, khi phát hiện có cá quẫy bên trong dùng tay bắt qua miệng nơm.
Dụng cụ tiếp theo, giúp cho các bạn bắt cá dễ hơn đó là chúng ta có thêm vợt và rổ. Các bạn quan sát, đây là cái vợt và đây là cái rổ, cách thức dùng vợt và rổ sẽ khác hẳn với dùng nơm các bạn nhé, nhưng cũng yêu cầu sự khéo léo của tất cả các bạn. Đó là chúng ta sẽ dựa vào đặc tính của cá bơi theo đàn và theo dòng, ta sẽ lùa cá sau đó vớt nhanh tay theo hướng lên trên, khác hẳn với dùng nơm đúng không ạ.
Các bạn đã nhớ những dụng cụ mà chúng ta tìm hiểu chưa? Nhắc lại cho cô đó là những dụng cụ gì nào? Rất tốt, vậy bây giờ các bạn có muốn tham gia bắt cá không?
 Bước 4: Phổ biến cách thức tham gia
Để tham gia hoạt động của cô, k hề dễ dàng các bạn nhé, muốn bắt được cá, trước là các bạn phải hiểu cách sử dụng dụng cụ, sau đó các bạn sẽ phải tuân thủ những quy định sau đây:
1 đó là chúng ta sẽ chia thành 2 đội, mỗi hàng là 1 đội.
2 khi vào trong bể bắt cá, các bạn tuyệt đối không được chạy, nhảy, xô đẩy nhau. Đặc biệt không được té nước vào bạn của mình.
Thứ ba, để đảm bảo an toàn , khi dùng nơm, các bạn dùng khéo và nhẹ nhàng, tránh phần chân của nơm va chạm vào da của chúng ta, các bạn nhớ rõ quy định chưa ạ?
Bây giờ, để không khí chúng ta sôi động hơn, mỗi đội có 2p để đặt tên đội. Đội nào đặt xong trước sẽ được cộng 100 điểm tiếp theo. 2P bắt đầu…
Chúng ta sẽ có đội đầu tiên là đội…. đội thứ 2 là đội…? Đội nào tự tin giành chiến thắng hô to tên đội lên…
Các bạn có 15p, mỗi lượt vào của mỗi đội chỉ được phép 5 bạn, số còn lại sẽ đứn ngoài cổ vũ, đội nào không cổ vũ và cổ vũ hời hợt sẽ bị tính thua cuộc luôn, trong 5p đội nào hoàn thành bắt được 5 con cá trước đội đó sẽ giành chiến thắng, cả 2 đội cùng hoàn thành đủ số lượng cô sẽ cộng điểm cổ vũ. Các bạn sẵn sàng chưa? 
 Bước 5: Tổ chức hoạt động
Lượt đầu tiên, mời 5 bạn của đội,… và 5 bạn của đội…, lượt 1 các bạn có 3p, thời gian bắt đầu, phía ngoài các bạn hô to tên cổ vũ cho đội mình đi ạ.
Lượt 2… Lượt 3…. ( làm tương tự như lượt 1)
Thời gian đã hết, trước khi công bố kết quả, các bạn nhanh chóng tập kết dụng cụ lên đây thật gọn gàng cho cô nào,
Cả 2 đội đều rất xuất sắc, tuy nhiên, tinh thần cổ vũ của đội... cao hơn rất nhiều so với đội... nên chiến thắng sẽ thuộc về đội...
Các bạn đội còn lại có quyết tâm lấy lại phong độ ở những trải nghiệm tiếp theo không?
 Bước 6: Tổng kết hoạt động
Vậy trước khi kết thúc, các bạn nhắc lại cho cô chúng ta vừa tham gia hoạt động gì? Những dụng cụ các bạn dùng để bắt cá bao gồm?...
 Bước 7: Chào hẹn gặp lại
Các bạn rất thông minh và nhanh nhẹn, ngay bây giờ các bạn xếp hàng ngay ngắn cùng với anh chị hướng dẫn viên để tham gia các hoạt động tiếp theo nhé.
Cảm ơn và hẹn gặp lại tất cả các bạn.







14. TRƯỜNG ĐUA ĐỘNG VẬT
    Mục đích: Học sinh có thêm hiểu biết về tốc độ và tập tính di chuyển của các loài động vật.
Học sinh cuồng nhiệt với cuộc đua tốc độ trên tình thần đoàn kết, chơi đẹp.
Lời dẫn:
Chào mừng các bạn xe số 01 và 02 (hoặc chia đội nam - nữ nếu cùng 1 xe) đã đến với trường đua động vật của khu trải nghiệm Vạn An. Ngày hôm nay anh Tí Sún sẽ mời các bạn cùng anh khám phá tốc độ của các loài thú cưng và chúng ta sẽ thử vận may để xem đội nào sẽ rinh quà thắng cuộc.
Luật chơi. Chúng ta sẽ có 2-4  đội đua. Mỗi đội đua sẽ có 1 đường đua riêng biệt được đánh số theo tên đội.
B1: Quay số chọn thú cưng: mỗi đội cử 1 đội trưởng lên quay vòng quay may mắn. Kim may mắn dừng ở vị trí nào thì tương ứng với con vật mà đội sẽ sở hữu để chạy đua.
B2: Chạy đua thần tốc: Các đôiụ sẽ dùng chiến thuật và hiểu biết của mình về tập tính sinh hoạt và di chuyển thú cưng của đội mình để nhử con vật của đội tăng tốc về đích sau hiệu lệnh xuất phát.
B3: Về đích: Con vật nào vượt qua vạch đích trước đội đua đó  sẽ được cộng 60 điểm. Đội nào có tinh thành cổ vũ sung nhất, cuồng nhiệt nhất sẽ được cộng 20 điểm. Đội có chiến thuật dụ thú cưng độc đáo nhất sẽ được cộng 20 điểm.
Và bây giờ chúng ta sẽ đến với Trường đua động vật của các bạn xe số...
( Trong lúc hoạt động diễn ra Hdv tương tác bình luận khuyến khích các đội tham gia tạo không khí cuộc đua thực sự. Kết thúc cuộc đua phân thắng bại và chảo tạm biệt đoàn )
Lưu ý: Không để học sinh chọc phá động vật đua.
Giữ vệ sinh đường đua và chuồng động vật, bảo quản tại sản cẩn thận tránh mất mát hỏng hóc.

















Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #bt