Rượu và Nước
GÓC CHIA SẺ
NƯỚC VÀ RƯỢU - VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA TRONG TẾ LỄ
1. NƯỚC
Nước và rượu là 2 thành tố cơ bản hiện diện thường xuyên trong các nghi lễ cúng tế từ phạm vi gia đình cho đến làng xã, quốc gia.
Nước giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống vừa là môi trường sinh sống vừa là nguồn sinh dưỡng nuôi sống nhiều loài sinh vật trong đó có loài người chúng ta.
Trong hoạt động văn hóa tâm linh, nước cũng giữ vị trí vai trò vô cùng quan trọng, là thành tố cơ bản không thể thiếu trong các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng như: Bao Sái, Mộc Dục, Cúng Tế,...
Nước quan trọng là vậy nhưng không phải loại nước nào cũng có thể sử dụng trong nghi lễ. Nước dùng trong cúng tế là nước sạch - Thanh Thủy, tức là nước không màu, không mùi và không vị. Nước thường được đựng trong chén hoặc bát chuyên dụng.
Xuất phát từ thực tế sinh hoạt đời sống cũng như quan niệm Trần sao thì Âm vậy, tức là con người muốn sống cần phải uống nước thì các vong linh cũng cần phải uống nước để duy trì Chân Khí nơi địa phủ.
Quan niệm đó khá thực tế và không thể phủ nhận. Tuy nhiên dưới nhãn quan của các nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh thì nước còn có ý nghĩa lớn lao hơn.
Nước chính là nơi ngự của thần linh, tổ tiên và anh linh những người đã khuất. Nước là một thực thể thành tố tự nhiên có nhiều dạng thù hình như: Thể rắn, thể lỏng và thể khí.
Chính bởi tính chất vật lý hiện hữu đó mà nước được xem là nơi trú ngụ (tạm thời) lý tưởng của những Vong Linh - Chân Khí vô cùng mỏng manh.
Nước là nơi dễ đến và dễ đi nhất. Từ thể lỏng vô định hình thì nước đã có một hình dáng hiện hữu thông qua dáng hình đồ đựng. Và trong số những hình dáng hiện hữu trên ban/bàn thờ thì nước được xem như là thực thể MỀM và dễ tiếp xúc cũng như dễ xâm nhập nhất. Nước vừa dễ xâm nhập cũng vừa dễ để cho Chân Linh thoát ra nhất thông qua tính chất bay hơi để về cõi Thượng Thiên hoặc theo dòng nước mà trở về nơi Hoàng Tuyền.
Phải chăng chính vì lẽ đó mà nước luôn được chọn là một thành phần không thể thiếu trong các nghi lễ cúng tế xưa nay.
2. RƯỢU
Không được phổ quát như nước bởi trong nghi thức lễ Phật thì rượu không được sử dụng. Hơn nữa trên phương diện nào đó rượu được xem là đồ uống "sa sỉ" và không sẵn có như nước. Đó cũng là yếu tố hạn chế phần nào sự hiện diện của rượu trong các nghi lễ tôn giáo.
Cũng là chất lỏng như nước, cũng là một đồ uống hấp dẫn, song rượu lại có thêm nhiều tính khác biệt.
Rượu là hỗn hợp chất lỏng được chưng cất từ các loại thực phẩm lên men nên có chứa Cồn (Methanol) mùi thơm, vị cay và tính nóng.
Rượu là chất lỏng có chứa cồn nên dễ dàng bùng cháy mỗi khi tiếp xúc với lửa.
Như vậy, rượu vừa mang tính Âm (nước) lại vừa mang tính Dương (lửa). Và rượu được xem như là ngọn lửa Âm Ty thiêu đốt mọi sự vật hiện tượng để chuyển hóa về cõi Âm.
Phải chăng vì lẽ đó mà mỗi khi hóa vàng mã thì chúng ta thường lấy rượu từ những chén rượu cúng để rải lên trong giai đoạn cuối của quá trình.
Khi ngọn lửa sắp tàn rượu được rải lên để thổi bùng ngọn lửa Âm Ty thiêu đốt tiền vàng mã nhanh chóng xuống đến cõi Âm
...
(còn nữa)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top