Giới thiệu về chùa Tam Chúc
Share
Chùa Tam Chúc hay nói đúng hơn là quần thể du lịch tâm linh Tam Chúc là một khu du lịch mới, đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, gắn liền với truyền thuyết “Tiền lục nhạc – Hậu thất tinh”.
Ngôi chùa này mang trong mình rất nhiều điều bí ẩn và hàng loạt những kỷ lục khiến bất cứ ai nghe tới cũng đều cảm thấy hãnh diện.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngôi chùa bí ẩn và linh thiêng này nhé!
I. Giới thiệu về chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”. Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Tích xưa kể lại cả 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn. Dân làng gọi đó là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”. Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt đó. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa “Thất Tinh” sau này được đổi thành chùa “Ba Sao” và thị trấn Ba Sao (Kim Bảng) cũng được lấy tên gọi từ tích ấy.
Quần thể chùa Tam Chúc nhìn từ trên cao
1. Địa chỉ chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc thuộc địa phận thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, chỉ cách ngôi chùa Bà Đanh nổi tiếng hơn 8km và cách trung tâm thành phố Phủ Lý khoảng 12km.
Để đến được chùa Tam Chúc, bạn có thể đi theo 2 lựa chọn cung đường khác nhau:
+ Cung đường 1: Đi theo lối chùa Hương nhưng khi đến đoạn rẽ phải vào đền Trình thì không rẽ mà tiếp tục đi thẳng, đi thêm khoảng 5km nữa là đến chùa Tam Chúc. Nếu đi theo cung đường này thì tổng quãng đường là khoảng 65km.
Mách nhỏ cho hướng dẫn viên du lịch
Cơ hội tăng thêm thu nhập dễ dàng khi dịp tết nguyên đán sắp tới. Chỉ cần giới thiệu đặc sản trứ danh đất Hà Thành, với mỗi khách mua hàng nhận ngay 50k tiền COM.
Xem chi tiết tại đây.
+ Cung đường 2: Đi theo hướng quốc lộ 1 (cao tốc Pháp Vân) đến thành phố Phủ Lý sau đó đi theo chỉ dẫn của Google Maps thêm khoảng 12km nữa là tới. Tổng quãng đường của cung đường này là khoảng 62km.
Nếu bạn đi chùa Tam Chúc bằng ô tô thì nên đi theo cung đường 2, còn đi bằng xe máy thì nên đi theo cung đường 1 vì nếu đi xe máy theo cung đường 2 bạn sẽ phải đi qua Thường Tín, nơi có đoạn đường đông và hẹp nên không thể di chuyển nhanh được.
2. Quần thể chùa Tam Chúc
Quần thể khu du lịch chùa Tam Chúc bao gồm rất nhiều hạng mục, bao gồm:
Khu trung tâm đón tiếp
Khu văn hóa tâm linh Tam Chúc
khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng
Hồ Tam Chúc
Khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc
Khu sân golf Kim Bảng
Hồ Ba Hang
Trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch
Trong khu văn hóa tâm linh Tam Chúc sẽ có những hạng mục sau:
Chùa Ngọc (Đàn Tế Trời): Chùa Ngọc được xây dựng trên đỉnh núi Thất Tinh. Từ dưới chân núi, du khách phải leo gần 200 bậc thang đá mới lên được đến chùa. Trong chùa có 3 ngôi tượng phật được làm từ đá granit nguyên khối nhập khẩu từ Ấn Độ và một pho tượng Phật được làm từ ngọc quý.
Chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi Thất Tinh đang trong quá trình hoàn thiện
Điện Tam Bảo: Điện Tam Bảo là công trình bạn sẽ nhìn thấy đầu tiên ngay sau khi bước chân vào chùa Tam Chúc. Điện Tam Bảo có diện tích lên tới 5100m2, có thể chứa được khoảng 5000 người. Bên trong điện Tam Bảo có 3 bức tượng Phật bằng đồng, mỗi bức có trọng lượng tới 80 tấn, tượng ngồi trên đài sen nặng 30 tấn, phía sau là cánh sen dát vàng có trọng lượng 15 tấn.
Điện Tam Bảo với 3 pho tượng Phật bằng đồng nặng 80 tấn
Điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni: Bên trong điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni có pho tượng Phật khổng lồ nặng 200 tấn, được công nhận là pho tượng Phật lớn nhất ở Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.
Pho tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á trong điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni
Vườn kinh: Khu vườn kinh là nơi có 99 cột kinh bằng đá, mỗi cột cao 13,5m, nặng 200 tấn. Người ta phải làm móng sâu dưới lòng đất tới 30m để có thể dựng lên các cột kinh bằng đá này. Trên các cột kinh có khắc những bài tụng kinh để phật tử và du khách có thể chiêm ngưỡng và niệm Phật ngay tại chỗ.
Cột kinh nặng 200 tấn trong Khu Vườn Kinh
Đình Tam Chúc: Đình Tam Chúc là nơi thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt. Đinh Tiên Hoàng Đế và thần Bạch Mã. Sự tích cho biết rằng khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, đã đến vùng Kim Bảng ngày nay chiêu mộ binh mã, tích trữ lương thảo đã tiến đến đền thần Linh Lang Bạch Mã cầu đảo. Khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng lệnh cho dân Kim Bảng lập đền thờ Thần Linh Lang Bạch Mã.
Trước cửa đình Tam Chúc
Theo Ngọc phả làng Đặng Xá, Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, thì khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh đem tướng sĩ về Hoa Lư chiêu mộ hào kiệt đi dẹp loạn 12 sứ quân. Ngài đã được vợ chồng vị hào trưởng Dương Đỉnh và vợ tên là Đặng Thị Kính (vốn người Đặng Xá, Kim Bảng) gả con gái tên là Dương Thị Nguyệt về làm vợ và đã sinh ra con gái Đinh Thị Ngọc. Đinh Bộ Lĩnh đã về Kim Bảng lập đồn trại và truyền hịch Cần Vương dẹp giặc và đã có trên 600 người ứng mộ cùng với 180 tráng đinh thuộc các xã Văn Xá, Đồng Hóa, Khả Phong, Ba Sao. Bình được 12 sứ quân thống nhất đất nước, đón Dương Nguyệt Nương về kinh đô Hoa Lư lập làm Hoàng hậu. Bà Hoàng hậu quê Hà Nam cũng chính là người đã truyền dạy trò Xuân Phả hiện còn lưu giữ đến ngày nay ở Thanh Hóa.
Hiện vật cổ còn lại của đình Tam Chúc cũ
Khi Đinh Tiên Hoàng mất, Hoàng hậu Nguyệt Nương cùng công chúa Ngọc Nương đã trở về quê hương Đặng Xá sinh sống đến cuối cuộc đời. Sau này khi Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đã truyền chỉ cho thiên hạ cứ nơi nào vua Đinh Tiên Hoàng đã lập đồn trại… thì đều được rước sắc về lập đền thờ cúng. Tại di tích Nghè Xuân Phả ở xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bà Hoàng hậu người Hà Nam cũng được người Việt đúc tượng thờ cùng Đại Hải Long Vương với vai trò là người truyền dạy trò Xuân Phả cho dân làng.
Cả khu đình Tam Chúc được nối liền với chùa Tam Chúc bằng một lối đi bộ hình Zig Zag được dựng trên hồ Tam Chúc. Vào mùa sen nở, cả khu hồ ngập tràn sắc hoa sen khiến du khách có cảm giác mình đang dạo bước trên một vườn sen khổng lồ vậy.
Lối đi vào đình Tam Chúc bắc ngang hồ Lục Nhạc
3. Trụ trì chùa Tam Chúc
Trụ trì chùa Tam Chúc là hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, hiện đang là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời là Trụ trì chùa Bái Đính (Ninh Bình). Ngoài ra, chùa Tam Chúc còn là nơi các thiền sư Khuông Việt, Đỗ Pháp Thuận, Đặng Huyền Quang, Trương Ma Ni tu hành.
4. Tượng phật ở chùa Tam Chúc
Hiện tại ở chùa Tam Chúc có 8 ngôi tượng Phật, trong đó nổi bật nhất là ngôi tượng Phật ở điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni nặng hơn 200 tấn, được công nhận là ngôi tượng Phật bằng đồng lớn nhất tại Đông Nam Á hiện nay.
Tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á ở chùa Tam Chúc
5. Điểm đặc biệt của chùa Tam Chúc
+ Chùa Tam Chúc là nơi lưu giữ phiến đá thiên thạch mặt trăng có trọng lượng 5,5kg được đặt tên là “The Moon Puzzle” trị giá trên 600.000 USD tương đương 14 tỷ đồng.
Được biết, thạch mặt trăng rơi từ không gian vũ trụ xuống sa mạc Sahara từ hàng nghìn năm trước, được tìm thấy vào năm 2017. Ngày 19/10/2018, tại Trung tâm đấu giá RR Auction, bang Boston (Mỹ), Doanh nghiệp Xuân Trường tại Ninh Bình đã trúng đấu giá khối đá này.
+ Chùa Tam Chúc cũng được vinh dự đón nhận cây Bồ Đề quý do Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng. Đây là cây bồ đề được chiết từ “Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường” (Jaya Sri Maha Bodhi) ở Thánh tích Mahamegha, Cố đô Anuradhapura – Sri Lanka. Cây bồ đề này có tuổi thọ 2.250 tuổi và được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka. Năm 247 (trước công nguyên), Vua A Dục đã cho chiết một nhánh phía nam của cây bồ đề thiêng ở Bodh Gaya – Ấn Độ (nơi đức Phật thành đạo) và phái Công chúa Sanghamitta đem sang tặng cho quốc đảo Sri Lanka.
Cây Bồ Đề quý ở chùa Tam Chúc
+ Chùa Tam Chúc có vị thế đắc địa: Phía sau là núi Thất Tinh, phía trước là hồ Lục Nhạc với 6 hòn đảo đá nổi lên từ dưới lòng hồ. Tương truyền 6 hòn đảo đá đó chính là 6 chiếc chuông của nhà trời đưa xuống.
Hồ Lục Nhạc ở trước mặt quần thể chùa Tam Chúc
+ Các bức tường trong chùa Tam Chúc được ghép thành từ 12000 bức phù điêu được tạc thủ công bằng đá lấy từ miệng núi lửa của đất nước Indonesia. Trên các bức phù điêu này là những điển tích, những câu chuyện truyền thuyết về cuộc đời của Đức Phật. Mỗi bức phù điêu có một mã số riêng, khi du khách muốn tìm hiểu về các bức phù điêu này, chỉ cần nhập mã của bức phù điêu lên ứng dụng trên điện thoại là toàn bộ chú thích sẽ được hiện ra.
Các bức phù điêu được tạc thủ công bằng tay từ những viên đá lấy từ miệng núi lửa ở Indonesia
+ Chùa Tam Chúc cổ có niên đại hơn 1000 năm và là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại Việt Nam.
+ Trong chùa Tam Chúc có vườn ươm cây giống, là nơi lưu giữ những cây thiên tuế và hàng vạn cây đại có tuổi đời lên đến hơn 100 năm.
6. Những kỷ lục của chùa Tam Chúc
+ Ngôi chùa có diện tích lớn nhất Thế Giới: Quần thể chùa Tam Chúc có tổng diện tích gần 5.000ha và được công nhận là ngôi chùa có diện tích lớn nhất trên Thế Giới tính đến thời điểm hiện tại.
Chùa Tam Chúc tự hào là ngôi chùa có diện tích lớn nhất Thế Giới
+ Ngôi chùa có tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: Đó chính là ngôi tượng Phật nằm trong điện thời Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni có trọng lượng 200 tấn.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top