Chùa BĐ mới

Tam quan

Tam quan là 3 cửa, theo đạo Phật, đó là Không quan, Trung quan, Giả quan;

Tam Quan- cổng dẫn vào chùa Bái Đính mới

Tam quan cũng có nghĩa là 3 cửa: cửa khổ, cửa vô thường, cửa vô ngã; Khi quý khách bước qua ngưỡng cửa tam quan cũng có nghĩa là quý khách đã bước vào cõi thiêng, vào một thế giới khác tục, một thế giới có nhiều tính thánh thiện, để tìm lẽ cân bằng của cuộc sống. Những tín đồ đến đây như muốn đem hoà cá thể vào mênh mông, đem hữu hạn hoà vào vô hạn để tìm thấy chính mình

Tam quan được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, để xây dựng tam quan, người ta đã sử dụng khoảng 550 tấn gỗ tròn. Tam quan có lối kiến trúc kiểu chồng giường, cao 16,5m, rộng 13m, dài 32m.

Phía trước tam quan, hai bên tả hữu có hai con sư tử bằng đá, là biểu hiện sức mạnh của trí tuệ. Trong trường hợp đặt trước Tam quan nó còn mang ý nghĩa kiểm soát tâm hồn kẻ hành hương.

Vào Tam quan, theo hướng nhìn của khách từ ngoài vào trong, bên phải có đặt tượng thần Khuyến thiện, tay cầm viên ngọc, biểu tượng cho đạo pháp; bên trái là tượng thần Trừng ác, tay cầm kiếm. Cả hai vị thần đều ngồi trên con sư tử, mang ý nghĩa: lấy nền tảng của trí tuệ để hành đạo, hướng con người tới chân – thiện – mỹ.

Bên trên tam quan có hình tượng bánh xe luân hồi, được chạm thông phong, biểu tượng sự chuyển vần không ngừng của phật pháp, của trời đất. Ở giữa có chữ Vạn, tượng trưng của ngọn lửa tam muội (lửa thiêng). Chữ Vạn còn tượng trưng cho trí tuệ và lòng từ bi, quảng đại của đức Phật. Chữ Vạn mở rộng ra hai bên biểu

thị sự vận động vô hạn của Phật lực, kéo dài tới 4 phương, mở rộng vô cùng tận. 3 Từ Tam quan, chúng ta đi theo hành lang phía tay phải.Tại sao chúng ta lại vào phía bên phải mà không phải bên trái trước?

Theo quan niệm của đạo Phật, vào chùa chúng ta vào từ bên phải của khách(tức bên trái của chùa) có nghĩa là đi theo chiều quay của chữ Vạn, cũng là đi từ dương sang âm để làm tịnh tiến thiện căn.

Hành lang (La Hán Đường)

Hành lang được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ, các vì kèo mái được kết cấu kiểu giá chiêng chồng giường con nhị. Dọc hai hành lang tả, hữu đặt 500 pho tương La Hán, chất liệu bằng đá, do các nghệ nhân làng nghề đá Ninh Vân( Hoa Lư) chế tác. Vì vậy hành lang còn gọi là La Hán Đường. La Hán Đường gồm hai dãy, mỗi dãy 117 gian, dài 526m. Người ta đã sử dụng khoảng 3500m.

La Hán là các đệ tử của Phật Thích Ca, họ chưa thành Phật nên gọi là La Hán. Vì vậy chúng ta thấy, La Hán đường chỉ được sắp đặt từ tam quan đến gần điện Pháp chủ, đây cũng là con đường tượng trưng cho con đường đến với cõi Phật. Mỗi vị La Hán đều có tên và ý nghĩa riêng.

Tại sao các vị La Hán lại được thờ ở hành lang?

Vì ở vị trí này, họ thường xuyên gần gữi, giáo dưỡng, dìu dắt chúng sinh. Trên con đường này, nếu để ý hai bên, chúng ta thấy rất nhiều những cây mít được trồng. Tại sao vậy? Trong đạo Phật mít là Paramita. Âm Hán Việt là Ba-la-mật-đa, nghĩa là đáo bỉ ngạn(đến bờ giác ngộ). Ý nghĩa của cây mít là đại giác ngộ, đỉnh cao của giải thoát. Vì thế, cây mít là cây thiêng, gắn với Phật đạo(gỗ mít dùng làm mõ chùa, làm tượng Phật, lá mít dùng đặt oản lễ Phật…). Thực ra, mít nó không mang yếu tố đơn thuần là chất liệu với những gân xoắn biểu hiện nghệ thuật, cao hơn, nó biểu hiện miền đất thoát tục.

Gác chuông

Giới thiệu về kiến trúc: Gác chuông kiến trúc hình bát giác, có 3 tầng mái cong, chiều cao 18,25m, đường kính 17m, mang dáng dấp của bông sen. Gác chuông có một lối lên và một lối xuống. Để lên gác chuông, mời quý khách lên phía cầu thang bên phải(theo lối nhìn của khách từ tam quan vào).

Giới thiệu về quả chuông: Đây là quả chuông đồng nặng 36 tấn, do các nghệ nhân ở Huế đúc. Qủa chuông này đã được trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận là quả chuông bằng đồng lớn nhất Việt Nam.

Như quý khách có thể thấy, quả chuông có 15 vành hoa văn. Tính từ trên xuống, các vành hoa văn được trang trí như sau:

Vành hoa văn 1, 2, 3, 4, 5, 10, 13: khắc chữ Hán.

Vành hoa văn 6 trang trí hoa văn lá đề cách điệu.

Vành hoa văn 7 là vành hoa văn ở giữa, rộng nhất, trang trí các bài minh văn bằng chữ Hán.

Vành hoa văn 8, 14 trang trí hoa văn cúc dây.

Vành hoa văn 9 trang trí hình ảnh lưỡng long chầu quả lôi đang bốc lửa và các chữ Hán.

Xin nói thêm về hình ảnh quả lôi đang bốc lửa: Về ý nghĩa văn hoá tâm linh, hình tượng rồng chầu “quả lôi” biểu hiện ý thức cầu nguồn nước, cầu mưa. Đối với cư dân nông nghiệp, cầu nguồn nước chính là cầu no đủ, hạnh phúc.

Vành hoa văn 11, 12 trang trí hoa văn chữ “Vạn” cách điệu, giữa hai vành này, ở bốn phía là các rốn chuông.

Vành hoa văn 15 (vành cuối cùng) trang trí hoa văn sóng nước. Các hoa văn này được thiết kế mang phong cách thời Lý.

Theo quan niệm của nhà Phật, tiếng chuông khi gõ vào sáng sớm là cảnh tỉnh, buổi chiều là thu không. Mỗi khi tiếng chuông vang lên, mọi thế giới hành tội nghỉ ngơi, những kẻ tội lỗi khi nghe tiếng chuông thì tội lỗi cũng sẽ được tiêu tan. Với quan niệm, tiếng chuông chùa càng ngân xa bao nhiêu, càng xua nỗi khổ của chúng sinh đi bấy nhiêu, vì vậy, gác chuông của chùa được đưa lên rất cao. Khi những hồi chuông được gióng lên, thì ở cách xa hàng chục km vẫn có thể nghe thấu.

Với phật tử, nghe tiếng chuông buổi sớm như nhắc nhở nghiệp bồ tát vị tha; tiếng chuông chiều: diệt trừ sầu não. Tiếng chuông cũng như thúc đẩy cho muôn loài sinh sôi, vì toà nhà đó mang yếu tố dịch học. Cả toà nhà coi như thái cực. Mái trên nhẹ (+), mái dưới nặng (-). Âm dương đối đãi, vạn vật sinh sôi, nảy nở.

Như quý khách có thể thấy, chày kình để đánh được quả chuông này cũng rất lớn. Chày kình bằng gỗ có chiều dài khoảng 5m, đường kính 30cm, nặng gần 500kg (5 tạ).

Điện Quan Thế âm Bồ tát.

Giới thiệu về kiến trúc: Đây là công trình được làm hoàn toàn bằng gỗ, khoảng 900m

3 gỗ tròn đã được sử dụng làm công trình này. Điện thờ gồm 7 gian, chiều cao 14,8m, chiều rộng 16,8m, chiều dài 40,4m.

Giới thiệu về pho tượng Quan Thế âm Bồ tát: Đây là pho tượng đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận là tượng Quan Thế âm bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Tượng cao 5,4m, nếu tính cả bệ tượng là 9,57m; nặng 80 tấn, nếu tính cả bệ tượng là khoảng 100 tấn.

Như chúng ta đã biết, Quan âm là vị phật đại diện cho tứ đại vô lượng tâm:đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, vì vậy, ở bất kể đâu, phật Quan âm cũng luôn tượng trưng cho sự từ bi, cứu khổ, cứu nạn mọi chúng sinh. Pho tượng tại đây là hình ảnh tượng Quan âm thiên thủ thiên nhãn (tức là Quan âm nghìn tay nghìn mắt). Theo truyền thuyết, bà là con gái vua Thủy Tề, bỏ mặc giàu sang phú quý đi tu Phật, bà hy sinh cả đôi tay, đôi mắt của mình để chữa bệnh cho chúng sinh. Vì thế Phật cho bà tăng lên nghìn con mắt, nghìn bàn tay để bà làm được nhiều việc công ích và nhìn, thấu hiểu nỗi khổ của chúng sinh nghìn lần hơn nữa.

Như chúng ta thấy, tượng Quan âm ở đây được thể hiện có 3 khuôn mặt chồng lên nhau, tương truyền, bà suy nghĩ về chúng sinh nhiều quá nên đầu vỡ làm 3; cũng có người giải thích đó là tam giáo đồng tôn: nho – đạo – phật. Tượng có 5 đôi tay lớn, mỗi đôi tay thể hiện một cách kết ấn khác nhau, có đôi tay kết ấn Thiền định, có đôi tay kết ấn Liên hoa… nhưng dù là cách kết ấn nào thì cũng thể hiện lòng từ bi, bác ái của Quan âm bồ tát, của đạo Phật đối với chúng sinh.

Điều đặc biệt là tượng Quan âm được tạc ngồi trên đài sen, có quỷ đội. Như vậy, chúng ta có thể hiểu đây cũng là hình ảnh của tượng Quan Âm Nam Hải. Sở dĩ gọi là Quan Âm Nam Hải là vì ở biển phương Nam. Và con quỷ đội đài sen ấy có tên là Ô-ba-nan-đà long vương (gọi tắt là Nan đà long vương).

Hình tượng quỷ đội đài sen biểu hiện rằng, uy lực của phật pháp đã thấm nhuần tới cả cõi âm ti.

Điện Pháp chủ

Giới thiệu về hồ phóng sinh: Trước cửa điện Pháp chủ là hồ phóng sinh, diện tích khoảng 5000m. Xung quanh hồ trồng nhiều cây bồ đề. Đây là những cây do các đồng chí lãnh đạo, các nguyên thủ quốc gia đã trồng khi về thăm chùa.

(Có thể giới thiệu thêm về cây bồ đề (âm Hán Việt là Bu – đa) nghĩa là người giác ngộ. Cây bồ đề là cây thiêng gắn với đạo Phật, mang yếu tố giác ngộ nên nó được đặt ở phía ngoài. Với chúng ta hiểu, bồ đề là giác ngộ trên nền tảng trí tuệ hướng đến điều thiện. Vì vậy, cây bồ đề trồng phía ngoài, nhắc nhở phật tử phải dẹp lòng trần, khởi lòng tĩnh, hướng đến đất Phật).

Điện Tam thế

Giới thiệu về vị trí phong thủy của khu chùa Bái Đính (Tại sân điện Tam thế, vì ở vị trí này khách có thể nhìn bao quát toàn cảnh). Từ sân điện Tam thế nhìn về phía Tam quan:

Bên hữu (phải) có dãy núi Hàm Rồng, núi Hàm Xà.

Bên tả (trái) có núi Lê, núi Khám, núi U Bò, núi Ba Chạc, núi Thờ.

Phía trước chính diện có hồ Đàm Thị, xa hơn là núi Hàn Cay, tựa bức bình phong của khu chùa, xa hơn nữa là dòng Hoàng Long đầy ắp huyện thoại. Chúng ta có thể thấy, phía trước khu chùa là một bức tranh sơn thủy hữu tình, âm dương đối đãi. Có thể nói thêm phía bên kia bờ Hoàng Long là quê hương của vua Đinh Tiên Hoàng, cũng là quê hương của Quốc sư Nguyễn Minh Không, người có công đầu xây dựng ngôi chùa Bái Đính cổ.

Phía sau là núi Bái Đính, nơi có ngôi chùa cổ.

Giới thiệu về kiến trúc: Điện Tam thế được xây dựng với kiến trúc 3 tầng mái, gồm 7 gian, 2 chái, với tổng cộng 66 cột lớn nhỏ đúc bê tông, ốp gỗ. Phật điện cao 34m, dài 59,10m, rộng 40,50m, diện tích lòng điện 2364m

Con đường nhất chính đạo từ Tam quan đến điện Tam thế dài 812m.Bức phù điêu đá (trước thềm tòa Tam thế) có kích thước 10m x 10m, được chạm khắc tứ linh: long, ly, quy, phượng.

Giới thiệu về bộ tượng Tam thế: Đây là bộ tượng đồng, do các nghệ nhân đúc đồng ở Ý Yên (Nam Định) chế tác. Bộ tượng đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận là bộ tượng Tam thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam.

Mỗi pho tượng cao 7,20m, nặng 50 tấn, đặt trên bệ đá cao 1,5m. Tam thế có nghĩa là 3 thời: quá khứ, hiện tại, tương lai. Tên đầy đủ của bộ tượng này trong đạo Phật là Tam thế thường trụ diệu pháp thân, có nghĩa là Phật luôn tồn tại kỳ diệu khắp mọi nơi, mọi lúc. Ý nghĩa của bộ tượng này là các vị Phật của các thời luôn nối tiếp nhau để giáo hóa chúng sinh. Các vị Phật có kích thước và hình dáng giống nhau, đều ngồi thế tọa thiền kiết già toàn phần (yoga)

Vị Phật ngồi giữa là tượng hiện tại thế, còn gọi là Hiền kiếp. Vị phật này thể hiện cách kết ấn Thiền định với ý nghĩa giữ cho tâm thanh, lòng tĩnh, chống lại mọi tà loạn.

Vị Phật ngồi bên trái (theo hướng nhìn của khách từ ngoài vào) là tượng quá khứ thế, còn gọi là Trang nghiêm kiếp. Vị phật này thể hiện cách kết ấn Thuyết pháp với ý nghĩa dùng đạo Phật để giáo hóa chúng sinh.

Vị Phật ngồi bên phải là tượng vị lai thế, còn gọi là Tinh tú kiếp. Vị phật này thể hiện cách kết ấn Vô úy với ý nghĩa diệt mọi trừ tà ma, tội lỗi.

Một số công trình khác (sẽ được xây dựng trong tương lai gần, như thảo
viên, khu bảo tàng Phật giáo, nhà thờ Mẫu, khu tháp, nhà thờ Tổ…). Đây cũng là

những công trình có kiến trúc đồ sộ, hoành tráng, tạo nên một quần thể chùa Bái

Đính ấn tượng, độc nhất vô nhị của Việt Nam.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #bt