Cầu Quỷ

KDL Tam Đảo không xa lạ gì với chúng ta đặc biệt với những bạn làm nghề Tourguide. Một năm ít nhất cũng vài lần chúng ta hướng dẫn khách tham quan tại điểm du lịch nằm ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển này.
Thị trấn Tam Đảo với diện tích khá khiêm tốn chỉ rộng trên 2km² những tưởng mọi ngõ ngách, địa điểm vui chơi tham quan nghỉ dưỡng mình đều nắm rõ trong lòng bàn tay. Nhưng quả thực không phải như vậy. Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như không có cô gái vô cùng xinh đẹp và dễ thương trong đoàn khách. Hôm đó, như thường lệ với vai trò là hdv Tôi đưa đoàn đi tham quan danh thắng Thác Bạc. Từ trung tâm TT Tam Đảo để đi đến Thác Bạc thì chúng ta phải đi cây cầu mang tên "Cầu Quỷ". Đoàn đang rảo bước trên cầu thì bất chợt trong đoàn vang lên tiếng nói trong trẻo của một cô gái "Anh ơi! Sao cây cầu này lại có tên là Cầu Quỷ vậy?" Quả thực, trong quãng thời giam làm tourguide trên mười năm, Tôi đã đi qua cây cầu này biết bao lần tôi không thể nhớ nhưng lần đầu tiên bắt gặp câu hỏi về Tên của cây cầu này. Câu hỏi khá là bất ngờ, định thần trong giây lát, lục tìm trong trí nhớ những thông tin hàng chục cuốn sách viết về KDL Tam Đảo mà tôi đã từng đọc nhưng không hề có dòng nào viết về cây cầu mang tên Quỷ. Thấy hơi "Coóng" và đoàn cũng đã đi qua cầu nên Tôi linh hoạt chuyển sang giới thiệu về chủ đề khác. Tuy nhiên câu hỏi đó vẫn ám ảnh Tôi suốt từ lúc đó cho đến bữa ăn tối. Sau khi lo cho đoàn ăn xong, tôi có time rảnh và bắt đầu Seach Google để tìm kiếm câu trả lời nhưng không có kết quả. Tôi bèn nhấc máy gọi điện cho Thầy giáo (người mà tôi vô cùng kính trọng và khâm phục bởi bộ óc uyên bác được ví như bộ Bách khoa toàn thư) nhưng vẫn không có được câu trả lời. Sách không ghi chép, Google không có, Thầy không rõ, cuối cùng tôi quyết định làm chuyến khảo sát thực địa mà trong ngôn ngữ chuyên ngành gọi là "Điền dã". Tôi cuốc bộ từ khách sạn ra ngồi quán nước ven cây cầu và lân la hỏi chuyện về tên gọi Cầu Quỷ. Tôi ngồi đó đến khuya kinh qua vài quán nước và hỏi đến hàng chục người vốn được xem là cư dân bản địa có tuổi từ đôi mươi cho đến cụ già tóc bạc nhưng cũng không có thông tin gì mới.
Buồn bã tôi lê bước về phòng nghỉ để giữ sức cho ngày mai chinh phục Tháp truyền hình. Nhưng tính Tôi là vậy, chưa có đáp án thì trong lòng cảm thấy bứt rứt khó chịu. Quả thực suốt đêm đó trong đầu Tôi chỉ xoáy vào 2 tiếng "Cầu Quỷ". Tôi hạ quyết tâm sẽ phải có đáp án trước khi tiếng gà rừng gáy sáng.
Tôi ngồi bật dậy và bắt đầu hồi tưởng, xâu chuỗi và liên kết tất cả những dữ liệu thông tin về KDL Tam Đảo cũng như những kiến thức về nghiên cứu và giải mã các biểu tượng văn hóa.
Sau khi tổng hợp tôi quyết định xoáy sâu vào 2 dữ liệu chính: Dòng suối Bạc và Hình tượng Phù điêu trên cầu. Khi xưa Tam Đảo có hai dòng suối nước chảy quanh năm bao bọc thị trấn có tên suối Vàng và suối Bạc. Qua thời gian không rõ vì sao dòng suối Vàng không còn nữa và giờ chỉ còn dòng suối Bạc mà thôi! Dòng suối Bạc chính là nguồn sinh dưỡng còn lại gần như duy nhất trong việc cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân và góp phần tạo nên danh thắng Thác Bạc tuyệt mỹ. Như vậy dòng suối đóng vai trò hết sức quan trọng và việc bảo vệ và duy trì nguồn nước có ý nghĩa vô cùng lớn lao.
Tôi bắt đầu liên tưởng đến Nước và thần chủ của nguồn nước trong nền văn hóa Á Đông.
Mà vị thần chủ cai quản nguồn nước đó chính là CÔNG PHÚC - Con thứ sáu của rồng, là linh vật thích nước nên được khắc làm vật trang trí ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như cầu, rãnh dẫn nước, đập nước, bến tàu, thuyền bè... với mong muốn Công Phúc luôn tiếp xúc, cai quản, trông coi lượng nước phục vụ muôn dân.
Đến lúc này tôi nhận thấy câu trả lời đang đến rất gần. Bước đầu Tôi khẳng định đó chính là hình tượng Công Phúc - vị thần cai quản và bảo vệ nguồn nước theo quan niệm của nền Văn hóa Á Đông.
Nhưng khi quan sát kỹ bức phù điêu đó thì lại mang phong cách nghệ thuật Phương Tây. Liệu đó có phải hình tượng Công Phúc?!
Quả thực, cây cầu cùng bức hình phù điêu đó cùng hàng loạt các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng chính là do người Pháp xây dựng hồi đầu thế kỷ XX. Người Pháp nô dịch bóc lột đất nước chúng ta về kinh tế nhưng họ rất coi trọng và trân quý những giá trị của nền văn hóa Á Đông. Vì lẽ đó hình tượng Công Phúc mang tính giao thoa văn hóa đã được đắp trên cầu với mong muốn Thần sẽ ban ơn và giữ cho nguồn nước mãi chảy không thôi.
Qua thời gian, khi người Pháp rút về nước dân gian chỉ thấy trên những cây cầu có hình tượng kỳ quái trông dữ tợn giống mặt Quỷ xa lạ nên gọi "Cầu Quỷ" vì lẽ đó.
Vậy là Tôi đã có câu trả lời của riêng mình về nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi "Cầu Quỷ" cũng là lúc gà gáy canh năm gọi mặt trời lên

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #bt