Câu 11: Kiến trúc ngôi nhà sàn của dân tộc người Thái tại Mai Châu ( Hòa Bình )
Câu 11: Kiến trúc ngôi nhà sàn của dân tộc người Thái tại Mai Châu ( Hòa Bình ) ? trang phục truyền thống thường ngày của phụ nữ tộc người Thái tại Mai Châu (Hòa Bình ) ?
Kiến trúc ngôi nhà sàn của dân tộc người Thái tại Mai Châu ( Hòa Bình )
Nhà sàn là một nét đẹp của văn hoá Thái, là biểu tượng của sự hài hoà giữa đất trời và thiên nhiên. Các gian nhà và cầu thang của người Thái luôn mang số lẻ, hai đầu nhà khum khum hình mai rùa, gắn với truyền thuyết về thuở khai sinh lập địa thần Rùa dạy cho người Thái cách làm nhà theo hình rùa đứng.
"Nhà có gác, sàn có cột"
Theo truyền thống, người Thái ở nhà sàn như họ đã xác định trong thành ngữ: "Nhà có gác, sàn có cột" (Hươn mi hạn quản mí xau). Nhà sàn của người Thái mang một nét đẹp riêng biệt, đơn sơ nhưng cũng không kém phần bề thế, sang trọng.
Trong ngôi nhà của người Thái xưa kia luôn có hai bếp lửa, một bếp dành cho người già và một bếp dành cho phụ nữ, nhưng ngày nay nhà sàn của người Thái chỉ còn lại một bếp lửa dành cho tất cả mọi người. Cầu thang lên nhà cũng là hai, một dành cho đàn ông, một cho đàn bà. Để trang trí nhà, người Thái khắc nhiều hoa văn họa tiết tinh xảo trên bậu cửa sổ, trên các tấm ván hình răng cưa làm chấn song cửa sổ, trên “khau cút” (hai tấm ván đóng chéo nhau hình chữ X trên đòn nóc). Các bản người Thái thường sống quần tụ ở dưới chân núi đồi, nơi những dòng suối uốn mình chảy qua.
Ngôi nhà sàn được cấu trúc bởi các loại cây thân gỗ và các loại cây như tre, vầu, nứa... lợp bằng cỏ gianh. Nếu ai đó đã quen với nếp sống thủ công nghiệp mà chưa một lần được nhìn ngắm ngôi nhà của người dân tộc Thái thì khi được tận mắt ngắm nhìn sẽ không sao tránh khỏi ngạc nhiên, vì đó là một ngôi nhà sàn khá đồ sộ như nhà của các gia đình quý tộc ngày xưa mà "không phải dùng đến một mẩu sắt nhỏ nào trong thiết kế xây dựng".
Thay vào những cái đinh là cả một hệ thống dây chằng, buộc thắt khá công phu và tinh xảo bằng lạt, tre, giang và mây, hoặc vỏ những cây chuyên dùng như năng hu, năng xa, năng xiểu. Khi làm nhà, để nối cái cột kèo, người Kinh thường lắp mộng thắt, còn nhà sàn người Thái sử dụng những đòn dầm xuyên suốt qua các lỗ đục của các cột. Kiểu kiến trúc có vẻ đơn sơ nhưng lại rất chắc chắn, nó đủ lực để chống nắng, mưa, gió, bão và đặc biệt là động đất như hiện nay. Thậm chí có những nếp nhà sàn tồn tại tới hàng trăm năm. Chính vẻ đẹp khác biệt của ngôi nhà mang đậm nét văn hóa truyền thống ấy đã đem đến nguồn cảm hứng sáng tác cho một số thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ...
Nhà người Thái … Bốn mặt hình vuông
Nhìn vào cấu trúc mái của nhà sàn, ta có thể phân biệt kiểu nhà của từng nhóm địa phương khác nhau:
Nhà sàn của người Thái trắng và người Thái đen có mái "vòm khum mui rùa" (tụp cống) và thường đặt ở hai đầu hồi, biểu tượng tạc bằng gỗ quét vôi trắng tựa như hai đôi sừng gọi là khâu cút. Khâu cút có nhiều loại như: khâu cút bẻ, khâu cút méo và khâu cút pụa là một hình thức trang trí hoa văn của dân tộc Thái đen.
Nhà sàn của người Thái trắng ở Mường Lay, Phong Thổ và Mường Tè (Lai Châu) do có mặt phẳng cắt hình chữ nhật gần vuông nên có bốn mái thẳng và gấp góc (gọi là tụp lặn). Bởi vậy, một nhà thơ người Thái đen quê ở Mai Sơn cuối thế kỷ 19, khi quan sát thấy được nét khác biệt của những nếp nhà sàn này so với nhà sàn quê mình.
Một nếp nhà sàn là một đơn vị không gian chứa đựng một tế bào của xã hội nên người Thái mới gọi là "Cộng đồng nhà" (chúa hướn). Ðó có thể là một gia đình nhỏ gồm một cặp vợ chồng và con cái chưa đến tuổi trưởng thành để lấy vợ, lấy chồng rời ra ở riêng. Hoặc đó cũng có thể là một gia đình lớn gồm ba, bốn thế hệ cùng chung sống hòa thuận bên nhau.
Thay đổi cấu trúc và cải tiến hơn
Hiện nay, trước sự phát triển và không ngừng đi lên của xã hội, người Thái đã áp dụng những khoa học kỹ thuật để tự cải tiến và thay đổi kiến trúc nhà ở của mình. Sự cải tiến và thay đổi ấy phần lớn do ảnh hưởng bởi cách làm nhà của người Kinh. Nhà sàn được kê và lắp ghép theo phương pháp nối dầm vào cột bằng mộng thắt. Sự giao thoa văn hóa giữa hai dân tộc đã tạo ra các kiểu nhà sàn đẹp đẽ và bề thế vô cùng. Ngày nay, ở nhiều nơi, đặc biệt là dọc theo đường quốc lộ và ven thị trấn, thành phố, đã có nhiều nhà sàn lắp cầu phong litô lợp ngói (vì cỏ gianh ngày càng hiếm). Mọi người đang đua nhau xây dựng nhà ngói hai, ba,... tầng hoặc các kiểu nhà có mái bằng xi-măng cốt thép. Bởi vậy, bước tới các bản Thái, nhất là vùng dọc quốc lộ và ven thị trấn, thành phố, ta khó có thể tìm ra được một nếp nhà sàn cổ có cấu trúc theo cung cách truyền thống một cách rõ rệt.
Ngày nay người Thái đang lựa chọn nhà ở hợp với không gian văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Hy vọng trong tương lai đồng bào sẽ tạo ra những kiểu nhà sàn đẹp, nhưng không để mất đi nét đẹp truyền thống ngôi nhà sàn dân tộc mình.
Trang phục truyền thống thường ngày của phụ nữ tộc người Thái tại Mai Châu (Hòa Bình )
Con gái Thái xinh đẹp, duyên dáng trong bộ váy áo dân tộc: Khăn chít ngang đầu, áo ba gang màu thiên thanh, váy đen chùm kín gót. Mỗi cô quấn quanh ngực một tấm thổ cẩm làm “cạp váy” ép chặt bộ ngực tạo nên vẻ dịu dàng, kín đáo. Không một nét phô diễn khơi gợi nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bao du khách gần xa như bài thơ “Tây Tiến” từng ca ngợi “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa/ Kìa em xiêm áo tự bao giờ”.
Theo lời các cụ cao niên trong bản, từ lâu đời người Thái Mai Châu đã biết trồng bông, dệt vải, trồng dâu, nuôi tằm để tự cấp lấy vải mặc. Người Thái nói rằng “gà đẹp nhờ bộ lông, người đẹp nhờ quần áo”. Với sự cần cù và trí tưởng tượng phong phú, người phụ nữ Thái đã trở thành người nghệ sĩ tự tạo nên những tác phẩm nghệ thuật thể hiện nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng, lối sống của dân tộc Thái, hoa văn được thêu dệt trên trang phục là các hình thiên về thiên nhiên như hoa lá, động vật, các hình khối với nhiều màu sắc được kết hợp tinh tế thể hiện mối quan hệ bền chặt của con người với thiên nhiên.
Trang phục của người phụ nữ Thái có những nét riêng nổi bật không thể pha lẫn với các dân tộc khác. Bộ trang phục ngày thường, áo (xứa cóm) chỉ cần 60cm vải là may đủ áo, áo ngắn có cổ tròn, viền nhỏ, xẻ thêm hai bên vai để chui đầu khi mặc. Tay áo may chặt bó lấy cánh tay tròn. Thân áo dài khoảng 25 - 30cm, màu áo phổ biến là màu xanh và trắng. Thân váy dài chùm gót, màu đen chàm. Ẩn hiện bên trong gấu váy là thanh vải đỏ nhỏ 2cm. Cạp váy có hai phần nửa trên (lang tềnh) dệt 2 màu đen, trắng, hoa văn đơn giản. Nửa dưới (lang tớ) gắn với thân váy dệt bằng tơ tằm xen vải nhiều màu sắc thể hiện các loại hoa văn rồng, phượng, hoa sen, hoa hồng… Nhiều chị em thích mặc thêm áo cóm vừa có tác dụng giữ ấm lại giữ sạch váy áo đẹp bên trong.
Phụ nữ Thái Mai Châu rất thích dùng đồ trang sức như: Xà tích, vòng bạc đeo cổ, đeo tay, nhẫn bạc, khuyên tai bạc, hoặc vàng. Tóc thường được búi cố định sau gáy, cài châm bạc hoặc xương thú. Khi còn trẻ, chưa chồng tóc thả buộc sau lưng, buộc chỉ màu thay cặp tóc; khăn đội đầu màu trắng gấp nếp, để nhọn trước trán.
Vào các ngày lễ xên bản, xên mường, người phụ nữ Thái Mai Châu tươi tắn, xúng xính trong bộ trang phục đẹp nhất để dành cho những ngày trọng đại: Khăn trắng, áo cóm trắng, váy đen mịn màng đính cạp rồng, cạp phượng, thắt dải lưng nhiều màu sắc, cổ tay đeo hai, ba đôi vòng bạc, tai đeo khuyên nhỏ mặt ngọc óng ánh, chùm dây xà tích bạc uốn lượn bên hông. Những nàng dâu trong nhà đ¬ược ưu tiên mặc bộ trang phục lộng lẫy hơn cả. Áo cóm màu t¬ươi (không mặc áo trắng), chiếc váy, ngoài phần cạp đẹp nhất còn có mảnh dệt hoa rộng chừng 20cm may liền với gấu, ngoài mặc thêm áo tin dài (màu xanh, đỏ hoặc vàng). Gấu áo nổi lên rực rỡ mảnh thêu cầu kỳ và những thanh vải màu đ¬ược chắp lại làm nền. Cổ áo thêu dây leo, tay áo ngắn, hơi rộng lộ ra cánh tay tròn mềm mại. Đội khăn đen chàm, cổ đeo nhiều vòng bạc.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top