All



       I . GIỚI THIỆU

Từ thế kỷ XIX, cây cà phê đã theo chân người Pháp đến và bén rễ trên đất Việt Nam. mỗi vùng đất của quê hương chúng ta, từ Nam chí Bắc, còn cho một hương vị cà phê quyến rũ riêng tùy thuộc vào khí hậu, thổ nhưỡng và các yếu tố khoáng chất, vi lượng, có trong đất, nước cũng như đặc điểm về môi trường vùng miền. Ở Việt Nam, có một số địa phương thích hợp với giống cà phê tương ứng và cho ra sản phẩm cà phê mang hương vị độc đáo. Dần dần cafe trở thành thứ thức uống phổ biến trong cuộc sống của người dân.

Trong những năm qua, cà phê luôn giữ vai trò là một trong số ít mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Hàng năm, cà phê đóng góp đến 10% vào tổng số kim ngạch của cả nước. với tầm quan trọng của mình, cà phê được được xếp vào danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và được chọn là một trong những mặt hàng trọng điểm cần phát huy trong giai đoạn 2005-2010

Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu và sự bấp bênh, không ổn định luôn là đặc tính của thị trường này. Có thể nói, Việt Nam là nước chịu hậu quả nặng nề do tính phụ thuộc của ngành cà phê Việt Nam vào thị trường thế giới rất cao, có tới 98% sản lượng là dành cho xuất khẩu. Bên cạnh đó còn do những yếu kém trong hoạt động của ngành vốn từ trước tới nay: cà phê phát triển ồ ạt không theo quy hoạch, chất lượng và chế biến chưa được chú trọng, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc quảng bá cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới và xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam.

Vì vậy em xin chọn đề tài " vài nét về thị trường xuất khẩu, nhập khẩu và biến động giá cà phê của Việt Nam trong những năm gần đây". Để có thể nghiên cứu kĩ hơn về thị trường đầy tiềm năng này.

II. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG.

1. Tình hình sản xuất.

- Khí hậu: nước ta có điều kiện địa lý và khí hậu rất thích hợp với việc phát triển cây cà phê và đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng. Hai loại cà phê chủ yếu đang được trồng phổ biến là cây cà phê vối và cà phê chè có những yêu cầu sinh thái khác nhau. cà phê vối ưa thời tiết nóng ẩm và lượng ánh sáng dồi dào nên thích hợp trồng ở các tỉnh phía nam. Cà phê chè ưa thời tiết mát, có cường độ ánh sáng mặt trời thấp và chịu được nhiệt độ thấp nên thích hợp trồng ở các tỉnh phía Bắc.

- Thổ nhưỡng: cây cà phê phát triển tốt trên đất bazan và các loại đất biến chất khác. Nước ta có vùng đất bazan ở Tây Nguyên, Tây Quảng Trị, Tây Nghệ An và nhiều loại đất khác ở trung du đều thích hợp với cây cà phê.

- Lao động: nước ta có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ.

- Kĩ thuật, công nghệ: so với một số loại cây trồng khác, kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc cây cà phê và chế biến sản phẩm khá đơn giản, hoàn toàn có khả năng giải quyết được. các hộ gia đình trực tiếp trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế sản phẩm. Các đơn vị dịch vụ kỹ thuật và xuất khẩu nhập khẩu đóng vai trò cung ứng vật tư kỹ thuật cho người sản xuất và người thu mua, tái chế sản phẩm thành mặt hàng xuất khẩu. Hơn nữa, ngành cà phê Việt Nam đã có kinh nghiêm gần 100 năm.

- Nguồn vốn: chính phủ đã có chủ trương, chính sách phát triển cây cà phê, chủ yếu là khu vực kinh tế hộ gia đình với quy mô vừa và nhỏ. Nhà nước hỗ trợ vốn phần nào dưới dạng vốn cho vay tín dụng dài hạn, lãi suất ưu tiên cho đồng bào miền núi và vùng kinh tế mới. Hiện nay nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, các nước có điều kiện đầu tư vào nước ta, vì vậy ngành cà phê có điều kiện mở rộng hợp tác, tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài, vay vốn các tổ chức ngân hàng thế giới.

2. Các giống cà phê chủ yếu ở Việt Nam hiện nay.

ở Việt Nam hiện nay trồng 2 loại cà phê chính:

- Giống Arabica ( cà Phê chè)

- Giống Robusta ( cà phê vối)

3. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu cà phê ở Việt Nam.

 Những thuận lợi của Việt Nam khi xuất khẩu cà phê ra nước ngoài.

- Chúng ta có nguồn nguyên liệu rất dồi dào cho xuất khẩu. Những năm qua nhờ đẩy mạnh phong trào phát triển cà phê trong các hộ gia đình nên cà phê đã tăng nhanh về cả diện tích, năng suất, sản lượng. ở Việt Nam 80% khối lượng cà phê xuất khẩu có nguồn gốc từ các hộ nông dân. Do đó thế mạnh của ta trong khâu xuất khẩu là nguồn nguyên liệu.

- Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, mức tăng trưởng lượng xuất khẩu hàng năm lớn ( khoảng 20, 35%) Việt Nam đã thực sự có ảnh hưởng to lớn đến giao dịch của cà phê Robusta trên thị trường thế giới.

- Trong công tác xuất khẩu cà phê Việt Nam với lợi thế là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nên có thể đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Trung Quốc- hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới.

v Những khó khăn của Việt Nam khi xuất khẩu cà phê ra nước ngoài.

Bên cạnh những thuận lợi kể trên, khả năng cạnh tranh của mặt hàng cà phê VN trên thị trường thế giới vẫn còn yếu kém. Trong hoạt động xuất khẩu cà phê chúng ta gặp những khó khăn sau/

- Nguồn nguyên liệu: cà phê của Việt Nam chủ yếu là cà phê Robusta ( chiếm khoảng 95% diện tích), trong khi đó cà phê Arabica chỉ chiếm 5% diện tích lại là loại cà phê có chất lượng ngon hơn hẳn, chiếm trên 70% tổng khối lượng tiêu thụ trên thế giới. Vì thế khi xuất khẩu cà phê Việt nam thường phải chịu giá thấp. Thêm vào đó cà phê của ta chỉ phơi nắng ngoài trời nên chất lượng thấp, tỷ lệ hạt đen vỡ cao, lẫn nhiều tạp chất, hàm lượng nước cao hơn mức chuẩn.

- Khâu chế biến vẫn còn manh mún: công nghệ chế biến cà phê của VN vẫn còn lạc hậu nên khả năng cạnh tranh trên thế giới của VN vẫn còn yếu. Giá cà phê của nước ta bị thua thiệt lớn so với thế giới.

- Chất lượng cà phê xuất khẩu còn nhiều tồn tại: hàng cà phê VN chưa đồng đều, có sự khác nhau giữa các lô hàng và khác nhau ngay cùng một lô hàng. Độ ẩm của cà phê cũng không đạt chất lượng....

- Sản phẩm và phê được bán tự do trên thị trường không có tổ chức. Do không có quy định quản lý xuất khẩu theo đầu mối nên số công ty và tư nhân tham gia xuất khẩu tăng lên nhiều. Điều này đã bộc lộ những hạn chế trong quản lý cũng như trong điều hành xuất khẩu cà phê.

- Thiếu vốn nghiêm trọng, vì thiếu vốn đầu tư mà các doanh nghiệp không thể đợi đến lúc giá cà phê cao để bán mà phải xuất khẩu ngay.

- Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê của VN chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường thế giới đã phải chấp nhận cuộc cạnh tranh với các tập đoàn quốc gia có nhiều kinh nghiệm trên thương trường. Chúng ta vẫn còn xuất khẩu thông qua trung gian...

4. Tình hình thị trường cà phê Việt Nam trong những năm gần đây.

 Thị trường Cà Phê Việt Nam năm 2010-2011

Nhập khẩu

Việt Nam tiếp tục nhập khẩu một lượng nhỏ cà phê xay, cà phê rang và cà phê pha sẵn. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, thì sản lượng cà phê (cả Arabica lẫn Robusta) mà nước ta nhập khẩu chủ yếu từ Lào và In-đô-nê-xi-a trong mùa vụ 2010/11 là 175.000 bao hay 10,5 triệu tấn cà phê nhân, tăng 243% so với mùa vụ 2009/10 với tổng kim ngạch nhập khẩu là vào khoảng 26 triệu đô-la Mỹ.

Hình1 : Sản lượng cà phê nhập khẩu của Việt Nam trong mùa vụ 2010/11

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

xuất khẩu

Giá trung bình hạt cà phê Robusta của Việt Nam trong mùa vụ 2010/11 là 2,134 USD/tấn (FOB HCM), tăng 56% so với mùa vụ trước (1,368 USD/tấn). Đây là mức giá cao kỷ lục trong vòng 16 năm qua nhưng vẫn thấp hơn mùa vụ cao nhất (2,658 USD/tấn). Lý do có sự tăng giá này là do dự trữ thế giới đang ở mức thấp và nhu cầu của toàn thế giới đang tăng cao.



Tình hình sản xuất:


Theo các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước, diện tích gieo trồng cà phê tiếp tục tăng mạnh tại các khu vực chính. Theo số liệu ước tính của Sở NN&PTNT, Bộ NN&PTNT, diện tích trồng cà phê nước ta năm 2013 vào khoảng 633.295 ha, tăng 3% so với năm ngoái (năm 2012 là 616.407 ha) và tăng 11% so với năm 2011 (571.000 ha). Chiếm khoảng 76% tổng diện tích trồng cà phê của cả nước là 3 tỉnh Đak Lak, Lâm Đồng và Dak Nông (chủ yếu là mở rộng diện tích trồng cà phê Robusta). Diện tích trồng cà phê Arabica ước tính vào khoảng 42.000 ha, chiếm khoảng 6,6% tổng diện tích cà phê của cả nước.


Dựa trên các cuộc điều tra các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, hiệp hội ngành hàng, FAS USDA đã điều chỉnh dự báo ban đầu về sản lượng mùa vụ 2013/14 lên 29 triệu bao tương đương 1,74 triệu tấn, tăng 9% so với mùa vụ trước (xem thêm bảng 1) trong đó sản lượng cà phê Arabica dự báo tăng lên ở mức 70.000 tấn tương đương 1.167 bao 60kg.


Hình3: Sản lượng cà phê Việt Nam


Nguồn: FAS USDA


Hình 4: Các khu vực trồng cà phê của Việt Nam


Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam


Tình hình xuất nhập khẩu cà phê 2012- 2013- 2014

Xuất khẩu: Theo số liệu của Bộ NN&PTNT và Global Trade Atlas (GTA), mùa vụ 2012/13 Việt Nam đã xuất khẩu 23,6 triệu bao tương đương 1,4 triệu tấn cà phê, giảm 1,6% so với mùa vụ trước (xem thêm bảng 3).


Mùa vụ 2012/13 Việt Nam đã xuất khẩu cà phê sang 70 quốc gia trên thế giới trong đó nhóm 8 nước đứng đầu chiếm khoảng 92% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, đứng thứ hai là Đức (xem hình 4 và bảng 9 bên dưới).

Hình5 : Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam, mùa vụ 2010/11 đến 2012/13

Nguồn: Bộ NN&PTNT và Global Trade Atlas (GTA)

Theo số liệu chính thức của Tổng cục Hải quan, mùa vụ 2012/13 Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1,43 triệu tấn cà phê các loại bao gồm cà phê nhân xanh, cà phê đã xay xát và cà phê hòa tan với tổng kim ngạch là 3 tỷ đô la Mỹ, giảm 11% cả về lượng và giá trị so với mùa vụ 2011/12 (tham khảo thêm bảng 4).

Bảng 4: Xuất khẩu sản phẩm cà phê các loại của Việt Nam, mùa vụ 2010/11 đến 2012/13




Mặc dù giá cà phê trong nước và quốc tế đều giảm, nhưng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn tăng nhanh trong mùa vụ 2013/14. Với mức sản lượng kỷ lục mới, FAS USDA đã điều điều chỉnh dự báo về lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam mùa vụ 2013/14 lên 25 triệu bao, tương đương 1,5 triệu tấn, tăng 7% so với mùa vụ trước.

Xuất khẩu các sản phầm cà phê chế biến, cà phê rang xay và cà phê hòa tan trong những năm gần đây đều đạt tốc độ tăng trưởng dương. Dự báo mùa vụ 2013/14 Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 645.000 bao tương đương 39.000 tấn các sản phẩm cà phê chế biến (gồm cà phê rang xay và cà phê hòa tan). Các thị trường nhập khẩu chính gồm có Nga, Hồng Kông và Hàn Quốc.

Mùa vụ 2012/13, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 515 triệu đôla Mỹ, giảm 106 triệu đôla Mỹ so với mùa vụ trước, trong đó giảm mạnh nhất là xuất khẩu cà phê nhân xanh từ 570 triệu đôla Mỹ xuống còn 458 triệu đôla Mỹ (xem thêm bảng 5).

Bảng 5: Xuất khẩu cà phê các loại của Việt Nam sang Hoa Kỳ




Hiệp Hội cà phê - Ca cao Việt Nam cho biết, trong tháng 10 - 2013, lượng xuất khẩu cà phê của cả nước ước đạt 65.000 tấn. Tính lũy kế xuất khẩu cà phê từ đầu năm đến nay ước đạt 1,42 triệu tấn, thu về 2,23 tỉ USD, so với cùng kỳ năm trước (1,6 triệu tấn) giảm trên 11%.


Các chuyên gia kinh tế cho rằng, lượng hàng xuất khẩu năm nay giảm do nhiều yếu tố như: năm qua mất mùa lớn, nông dân găm hàng.... Trong khi đó, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên trong tuần qua tăng chút ít, ở mức 30.700 – 30.900 đồng/kg. Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2,5% đen vỡ, được chào giá 1.511 USD/tấn (theo giá kỳ hạn giao tháng 1 - 2014 tại London).


Giá xuất khẩu trung bình cà phê Robusta của Việt Nam mùa vụ 2012/13 là 1.919USD/tấn (FOB Hồ Chí Minh), giảm 3% so với mùa vụ trước (1.984USD/tấn), và giảm 10% so với mùa vụ 2010/11 ( theo bảng)


Bảng 6: Giá xuất khẩu cà phê xanh của Việt Nam





Mặc dù tình hình kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong hơn 2 năm trở lại đây nhưng người nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vẫn hoạt động khá tốt và thu được lợi nhuận trong 3 năm qua khi giá xuất khẩu thường trên 1.900USD/tấn (tham khảo hình 6). Tuy nhiên, sản lượng mùa vụ 2013/14 ước tính cao đã tạo ra những áp lực lên giá cà phê trong và ngoài nước. Vì thế, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã giảm đáng kể từ tháng 10 năm nay, và tính đến 31 tháng 10 năm 2013 giá giảm chỉ còn 1.529USD/tấn (FOB Hồ Chí Minh). Theo một số báo cáo, giá cà phê giảm khoảng 100USD/tấn chỉ trong 1 tuần từ 23 đến 31 tháng 10 do giá cà phê thế giới giảm mạnh.


Theo số liệu của Reuters, vào ngày 12 tháng 11 vừa qua, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam được chào mua ở mức 1.468 USD/tấn, thấp nhất kể từ ngày 15/6/2010. Bằng thời gian này năm ngoái, cà phê robusta của Việt Nam được chào xuất khẩu ở mức giá thấp hơn 40-60 USD/tấn so với cà phê giao sau ở London. Sau đó, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam chuyển sang cao hơn giá cà phê giao sau ở London từ đầu tháng 3 năm nay, sau đó lại chuyển sang thấp hơn so với giá London trong mấy ngày gần đây.


Hình 7: Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong vòng 20 năm qua


Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Đăk Lăk, VICOFA, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột


Nhập khẩu:


Việt Nam vẫn tiếp tục nhập khẩu một số lượng nhỏ cà phê xanh cũng như cà phê rang và cà phê hòa tan từ các nước láng giềng, đứng đầu là Lào. FAS USDA vẫn giữ mức dự báo về lượng nhập khẩu cà phê của Việt Nam mùa vụ 2013/14 là 350.000 bao, giảm so với mùa vụ 2012/13 do sản lượng trong nước đã đạt mức kỷ lục mới.


Dựa trên số liệu của VICOFA, Tổng cục Hải quan và GTA, FAS USDA đã điều chỉnh lượng cà phê xanh nhập khẩu ước tính mùa vụ 2012/13 lên 237.000 bao tương đương 14,2 nghìn tấn, tăng 20% so với mùa vụ trước. Các thị trường mà Việt Nam nhập khẩu cà phê chủ yếu là Lào, Indonesia, Trung Quốc, Uganda, Bờ Biển Ngà và Brazil (xem thêm bảng 10). Lượng cà phê Arabica nhập khẩu từ Indonesia mùa vụ 2012/13 còn tăng gấp đôi so với mùa vụ trước, đạt ở mức 3,3 nghìn tấn.


Tổ chức FAS USDA cũng ước tính lượng cà phê rang xay và cà phê hòa tan nhập khẩu mùa vụ 2013/14 lần lượt là 10.000 bao (tương đương 600 tấn) và 140.000 bao (tương đương 8,4 nghìn tấn).


Giá cà phê trong nước:


Tháng 3 năm nay, giá cà phê trong nước đều tăng đồng loạt tại các khu vực trồng cà phê chính do những lo ngại về đợt hạn hán tại Tây Nguyên. Tại thời điểm đó, giá cà phê trong nước tăng lên 44.000-45.000VNĐ/kg trước khi bắt đầu sụt giảm vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 vì mùa mưa bắt đầu và vụ thu hoạch có triển vọng sáng sủa hơn. Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm từ tháng 5 đến tháng 10 theo xu hướng giá xuất khẩu và giá cà phê thế giới giảm. Giá xuất trại tại Đăk Lăk và Lâm Đồng tháng 10 năm 2013 lần lượt là 34.636VNĐ/kg ($1.65) và VNDD34.220/kg, giảm 5-6% so với tháng trước. Theo một số báo cáo, giá cà phê vẫn đang tiếp tục giảm và tính đến thời điểm 31 tháng 10 năm 2013, giá xuất trại tại Đăk Lăk là 30.900VNĐ/kg.


Bảng 7: Giá hạt cà phê Robusta tại một số khu vực trồng cà phê chính của Việt Nam mùa vụ 2012/13




Một số chính sách của chính phủ.

Thành lập Ban điều phối ngành hàng cà phê

Ngày 30 tháng 7 năm 2013, theo đề nghị của Cục Trồng trọt, Viện chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn và Vụ tổ chức cán bộ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định số 1729/QĐ-BNN-TCCB thành lập Ban Điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam. Thành phần Trưởng ban điều phối là Thứ trưởng Lê Quốc Doanh. Các phó trưởng Ban là Cục trưởng Cục Trồng trọt và Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT. Các ủy viên của Ban điều phối có đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước (Vụ Kế hoạch, Vụ Hợp tác Quốc tế, Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối); các tỉnh trồng cà phê chính (Đắc Lắc và Lâm Đồng); các doanh nghiệp trong nước; các doanh nghiệp nước ngoài; và người trồng cà phê. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một ban Điều phối ngành hàng nông sản có sự tham gia đại diện của cả khối công và tư (đặc biệt là có đại diện của người trồng cà phê và các doanh nghiệp trong và ngoài nước), khẳng định sự ủng hộ và cam kết mạnh mẽ của ngành nông nghiệp trong việc tăng cường hợp tác công tư, nâng cao giá trị của nông sản Việt Nam.

Một trong những nhiệm vụ của Ban điều phối là nghiên cứu đề xuất với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam theo hướng cạnh tranh cao, chất lượng an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả kinh tế, bền vững về xã hội và môi trường.

Đây cũng là đơn vị tham mưu về việc điều phối các hoạt động và nguồn lực của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê... theo quy định.

Chính phủ đã thông qua việc gia hạn nợ tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê

Theo đề nghị của Bộ NN&PTNT, ngày 17 tháng 10 năm 2013, chính phủ đã ban hành nghị định số 133/2013/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2013 về bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Theo đó, Chính phủ quyết định gia hạn thời gian vay vốn lên tối đa là 36 tháng đối với khoản vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cho các nhóm hàng xuất khẩu cà phê, hạt điều đã qua chế biến đối với các doanh nghiệp bị lỗ trong năm 2011 và năm 2012 và không cân đối được nguồn vốn để trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký với Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ ngày 18 tháng 10 năm 2013.

Trước đó, khoảng thời gian vay vốn được gia hạn lên tối đa 36 tháng này chỉ được áp dụng đối với khoản vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cho các nhóm hàng xuất khẩu rau quả, thủy sản với cùng điều kiện nêu trên.Do điều kiện cần thiết phải áp dụng ngay, Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 10 năm 2013.

Công văn số 7527/BTC-TCT liên quan đến hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng nông sản xuất khẩu

Tháng 6 năm 2013, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 7527/BTC-TCT, theo đó thông báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu việc hoàn thuế chỉ được thực hiện sau khi cơ quan thuế xác minh. Đối với hồ sơ hoàn thuế GTGT của doanh nghiệp thuộc danh sách "doanh nghiệp xuất khẩu uy tín" năm 2012- 2013 do Bộ Công Thương công bố tại Quyết định 2390/QĐ-BCT ngày 15/4/2013 và Quyết định số 4169/QĐ-BCT ngày 24/6/2013 cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau theo quy định. Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với cả trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng không phải mặt hàng được công nhận trong danh sách "doanh nghiệp xuất khẩu uy tín" và trường hợp Chi nhánh doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc thực hiện xuất khẩu.

Bảng 9: Xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam, từ niên vụ 2011/12 đến niên vụ 2012/13

 Tình hình cà phê năm 2015 và định hướng phát triển năm 2016.

Tình hình cà phê năm 2015

Diện tích trồng cà phê tiếp tục được mở rộng ở một số địa bàn của tỉnh Lâm Đồng và Dak Nông. Trái lại, diện tích ở một số tỉnh khác như Gia Lai lại giảm do phải cạnh tranh với cây hồ tiêu. Dựa trên số liệu cập nhật của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NN&PTNT), các Sở NN&PTNT và doanh nghiệp cà phê địa phương, diện tích trồng cà phê năm 2015 dự báo đạt 670.000 ha. Với kế hoạch tiếp tục mở rộng diện tích trồng cà phê tại 10 tỉnh thành, chính Phủ đã đặt ra mục tiêu duy trì diện tích 600.000 ha trong những năm tiếp theo thay vì mục tiêu 500.000 ha trước đó.

Sản lượng:

Hình 8:Phân bổ khu vực trồng cà phê của Việt Nam năm 2015

Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, doanh nghiệp xuất khẩu

Số liệu của Bộ NN&PTNT cho thấy 86.000 ha diện tích thu hoạch là của cây cà phê có trên 20 năm tuổi, chiếm 13% tổng diện tích trồng cà phê. Khoảng 140.000 - 150.000 ha là cây trồng có tuổi từ 15-20 năm, chiếm 22% tổng diện tích trồng cà phê. Những cây cà phê ít năm tuổi cho năng suất 4-5 tấn/ha, cao hơn so với năng suất trung bình trên cả nước là 2,5 -2,6 tấn/ha trong những năm gần đây. Các cây lâu năm có năng suất thấp hơn 2 tấn/ha. Thay thế các cây cà phê lâu năm là một trong những mục tiêu trọng điểm của Bộ NN&PTNT và chính quyền địa phương.

Hình 9: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam, giai đoạn 2006 – 2015

Năm 2015, diện tích trồng cà phê được mở rộng ở các tỉnh Lâm Đồng và Dak Nông và giảm bớt tại một số địa bàn của tỉnh Gia Lai vì người nông dân chuyển sang trồng những loại cây khác như hồ tiêu. FAS vẫn giữ nguyên mức dự báo đối với tổng diện tích trồng cà phê năm 2015 là 670.000 ha (dựa vào số liệu cập nhật của Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT và các doanh nghiệp cà phê địa phương).

Bảng 10: Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo khu vực


Tỉnh


Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, doanh nghiệp xuất khẩu

Tiêu thụ cà phê trong nước được dự báo tiếp tục tăng cho thấy mô hình cửa hàng cà phê bán lẻ ngày càng mở rộng và tăng trưởng mạnh trong những phân ngành dịch vụ ăn uống bán lẻ tại Việt Nam.

Xuất khẩu

Theo số liệu phân tích từ Global Trade Atlas (GTA), Tổng cục hải quan và các doanh nghiệp trong nước, trong 6 tháng đầu niên vụ 2014/2015, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 657 tấn tương đương 10,95 triệu bao, giảm 24,5% so với cùng kỳ niên vụ trước. Sự sụt giảm trong sản lượng xuất khẩu có thể thấy rõ vào tháng 2 và tháng 3 năm 2015 do giá cà phê thế giới giảm. Theo nguồn thông tin của các doanh nghiệp trong ngành, người nông dân và các thương lái đang găm hàng để chờ giá cà phê tăng trở lại. Các nhà xuất khẩu trong nước cho biết, nông dân và giới đầu cơ đang găm giữ một lượng cà phê lớn và chỉ bán ra khi mức giá đạt được từ 40.000/kg ($1,89/kg) trở lên. Nhiều đơn hàng sẽ bị trì hoãn do các nhà xuất khẩu đang gặp khó khăn thu mua cà phê thô ở thị trường trong nước.

Hình 10: Xuất khẩu cà phê hạt của Việt Nam sang một số thị trường chính niên vụ 2014/15

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, GTA, doanh nghiệp xuất khẩu

Trong 6 tháng đầu niên vụ 2014/2015, Việt Nam xuất khẩu cà phê hạt sang 82 quốc gia trên khắp thế giới. Top 15 quốc gia đầu thu mua 83% tổng sản lượng cà phê hạt xuất khẩu, tăng nhẹ so với mức 82% cùng kỳ niên vụ trước. Đức vẫn là quốc gia nhập khẩu hàng đầu, sau đó là Hoa Kỳ.

FAS đã điều chỉnh lại mức dự báo về tổng sản lượng cà phê hạt xuất khẩu trong niên vụ 2014/2015 xuống 25 triệu bao do sản lượng cà phê đạt tiêu chuẩn xuất khẩu giảm và tình trạng nông dân găm hàng, dẫn đến sản lượng xuất khẩu giảm trong ít nhất 3 tháng của niên vụ này.

Bảng 11: Một số thị trường xuất khẩu cà phê hoà tan của Việt Nam niên vụ 2014/15 (tháng 10 năm 2014 – tháng 3 năm 2015)


Trong 6 tháng đầu của niên vụ 2014/2015, Việt Nam đã xuất khẩu 573.000 bao cà phê hoà tan tới 64 quốc gia trên thế giới. Đây là con số cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Do vậy, FAS dự báo tổng sản lượng cà phê hoà tan xuất khẩu sẽ tăng 44% trong niên vụ 2014/2015 đạt mức 1,3 triệu bao tương đương 78.000 tấn nhờ doanh số bán hàng tăng ở các thị trường EU, Nhật, Hoa Kỳ, Nga, Philipine, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore.

FAS cũng điều chỉnh lại mức dự báo về tổng sản lượng cà phê xuất khẩu trong niên vụ 2014/2015 bao gồm cà phê hạt, cà phê rang, cà phê xay và cà phê hoà tan, từ 26,63 triệu bao tương đương 1,6 triệu tấn xuống còn 26,43 triệu bao tương đương 1,59 triệu tấn do lượng cà phê hạt xuất khẩu giảm.

Ban đầu FAS dự đoán tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê niên vụ 2015/2016 là 27,04 triệu bao, tương đương 1,62 triệu tấn, tăng 2,3% so với năm ngoái do kim ngạch xuất khẩu cà phê hoà tan tăng và nguồn cung xuất khẩu cà phê hạt đạt tiêu chuẩn khá dồi dào.

Giá xuất khẩu

Giá xuất khẩu trung bình của cà phê Robusta trong 6 tháng đầu năm niên vụ 2014/2015 là 1,910 USD/MT (FOB HCMC) tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái (1,756 USD/MT) và giảm 1,8% so với niên vụ 2012/2013.

Bảng 12 : Giá xuất khẩu cà phê hạt niên vụ 12/13 – 14/15



Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Dak Lak, Hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam (Vicofa),Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC), doanh nghiệp xuất khẩu

Giá xuất khẩu trung bình vào tháng 3 năm 2015 là 1,732 USD/MT, giảm 16% so với tháng đầu tiên của niên vụ này (tháng 10 năm 2014 là 2,072 USD/MT). Mức giảm này là do giá cà phê thế giới giảm mạnh. Vào ngày 7 tháng 4 năm 2015, theo thông tin của các cơ sở kinh doanh trong nước, giá cà phê xuất khẩu là 1,746 USD/MT (FOB HCMC) đối với cà phê Robusta thô chưa phân loại.

Hình 11: Giá xuất khẩu cà phê hạt trung bình niên vụ 12/13 – 14/15

Nhập khẩu: Việt Nam tiếp tục nhập khẩu một lượng nhỏ cà phê nguyên liệu cũng như cà phê rang, cà phê hoà tan từ một số quốc gia như Lào, Indonesia, Brazil, Bờ Biển Ngà và Hoa Kỳ. Lượng cà phê hạt Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ tăng trong vài năm trở lại đây do ngành cà phê bán lẻ đang phát triển. Mặc dù số lượng còn khiêm tốn nhưng những chuỗi cửa hàng thương hiệu Hoa Kỳ như Starbucks và McCafe đã bắt đầu đi vào hoạt động tại Việt Nam trong 2 năm trở lại đây, Dunkin Donuts đang mở rộng chuỗi cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội của mình.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam và GTA, tổng kim ngạch cà phê nhập khẩu trong nửa đầu niên vụ 2014/2015 dự tính là 123.000 bao tương đương 7,4 nghìn tấn. Trong nửa đầu niên vụ 2014/2015, Việt Nam nhập khẩu khoảng 112.000 bao tương đương 6,7 nghìn tấn cà phê rang và cà phê hoà tan.

FAS dự báo tổng lượng cà phê nhập khẩu niên vụ 2014/2015 của Việt Nam là 620.000 bao tương đương 37,2 nghìn tấn.

Bảng 13: Nhập khẩu cà phê hạt của Việt Nam niên vụ 2013/14-2014/15 (Tháng 10 – tháng 3)


Giá cà phê trong nước

Mức giá trung bình tại thị trường trong nước cho cà phê Robusta thô chưa phân loại trong 6 tháng đầu niên vụ 2014/2015 là 39.838 đồng/kg (1,84 USD) tại Dak Lak, 39.218 đồng/kg (1,81 USD) tại Lâm Đồng, 39.947 đồng/kg (1,85 USD) ở tỉnh Gia Lai và 39.268 đồng/kg tại Dak Nông, địa bàn trồng cà phê lớn nhất của Việt Nam. Giá cà phê giảm vào tháng 2 và 3 năm 2015 do lượng cung cà phê dồi dào và bà con nông dân đã hoàn thành thu hoạch trong tháng 1.

Bảng 14: Giá cà phê Robusta tại một số tỉnh niên vụ 2014/15



Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Dak Lak, Hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam (Vicofa),Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC), doanh nghiệp xuất khẩu

Tỷ giá: US$1 = VND 21.620 ngày 8 tháng 4 năm 2015 (Nguồn: Vietcombank)

Giá cà phê thu mua tại vườn ở Dak Lak và Lâm Đồng trong tháng 4 năm 2015 nằm trong khoảng từ 38.100 đồng/kg (1,76 USD) - 37.218 đồng/kg (1,72 USD), gần như không thay đổi so với mức giá của tháng trước. Với mức giá hiện tại, người nông dân và giới đầu cơ đang chưa thu hoạch vội và chờ mức giá này tăng lên trong những tháng tới.

Tồn kho

Theo nguồn thông tin địa phương, dự tính đến cuối tháng 4 năm 2015, người nông dân đã bán được khoảng 45% sản lượng toàn niên vụ 2014/2015. Nông dân và giới đầu cơ đang găm giữ khoảng 900.000 tấn cà phê thô và khoảng 100.000 tấn đang được các công ty xuất khẩu găm giữ trong kho. Năm ngoái, nông dân găm giữ khoang 27% tổng sản lượng thu hoạch cho đến cuối tháng 4.

Mặc dù không có thông tin chính thức về lượng cà phê đang nằm trong kho, FAS dự báo lượng cà phê tồn kho của niên vụ 2014/2015 là 2,4 triệu bao tương đương 144.000 tấn, thấp hơn dự đoán trước đó do dự đoán về tổng sản lượng cà phê thấp

Chính sách

Đề án quốc gia về tái canh cà phê giai đoạn 2014-2020 được Chính phủ phê duyệt

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt đề án quốc gia về tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên trong giai đoạn 2014-2020. Theo đề án này, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam sẽ cho người nông dân vay tiền với lãi suất thấp để khuyến khích việc trồng mới ở những vùng có cây cà phê lâu năm. Ước tính, diện tích cà phê già cỗi cần phải tái canh ở khu vực Tây Nguyên từ nay đến năm 2020 là khoảng 120.000 ha, chi phí khoangr 12.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2013-2015, Ngân hàng NN&PTNT đã dành 12,5 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ những khoản vay lãi suất thấp cho việc trồng mới cây cà phê.

Lãi suất cho vay tái canh cây cà phê trong thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi do NHNN công bố, nhưng không vượt quá 7%/năm (năm 2015 mức lãi suất này là 7%/năm). Lãi suất cho vay sau thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi do NHNN công bố hằng năm trên cơ sở lãi suất lãi suất huy động bằng VND kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng cho vay cộng biên độ 2,5%/năm.

Mức cho vay do khách hàng và ngân hàng thỏa thuận, nhưng với phương pháp trồng tái canh cà phê, mức vay tối đa là 150 triệu đồng/ha, thời hạn cho vay tối đa 8 năm, trong đó thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi là 4 năm tính từ thời điểm khách hàng và ngân hàng ký hợp đồng vay vốn. Với phương pháp ghép cải tạo cà phê, mức vay tối đa là 80 triệu đồng/ha, thời hạn cho vay tối đa là 4 năm, trong đó thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi là 2 năm.

Đối tượng được vay vốn là các tổ chức, cá nhân thực hiện tái canh cà phê tại địa bàn các tỉnh khu vực Tây Nguyên có tên trong danh sách thực hiện tái canh cà phê trên địa bàn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với Đề án Tái canh cà phê tại các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020; đồng thời có giấy đề nghị vay vốn đính kèm phương án vay vốn và được ngân hàng thẩm định, quyết định cho vay theo quy định.

Hơn 200 doanh nghiệp tham dự Festival Cà Phê Buôn Mê Thuột 2015

Hội chợ triển lãm ngành cà phê diễn ra vào ngày 9 tháng 3 năm 2015 ở Dak Lak, nằm trong khuôn khổ Festival Cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ 5, thu hút khoảng 253 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Festival và Triển lãm là một trong những hoạt động chính để quảng bá những thương hiệu cà phê của Việt Nam nói chung và thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột nói riêng tới khách hàng trong và ngoài nước. Một trong những chủ đề của Festival lần này là mở rộng thị trường tiêu thụ và thúc đẩy sự phát triển của ngành cà phê để có thể đóng vai trò tích cực trong quá trình hội nhập khu vực và kinh tế quốc tế.

Việt Nam và Indonesia đã ký thoả thuận hợp tác về cung ứng và chất lượng cà phê. Hiệp Hội Cà phê và Cacao Việt Nam (Vicofa) và Hiệp Hội các nhà xuất khẩu Indonesia đã ký một biên bản thoả thuận về nâng cao chất lượng cà phê Robusta và quản lý nguồn cung cà phê. Thoả thuận sẽ tạo cơ hội hợp tác giữa các nhà sản xuất cà phê Robusta hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực bao gồm việc quản lý nguồn cung cà phê để duy trì ổn định mức giá của cà phê Robusta. Thoả thuận này sẽ không có ảnh hưởng tiêu cực nào tới giá cà phê của khu vực Châu Á trong dài hạn do đây là thị trường khá cạnh tranh và bản thân các nhà sản xuất cũng không có khả năng để gây ảnh hưởng tới xu thế phát triển tự do của thị trường. Mặt khác, đây sẽ là một cơ hội hợp tác có lợi đối với các nhà sản xuất của Indonesia do họ có thể được hưởng lợi từ những thành tựu mà Việt nam đã đạt được trong hai thập kỷ qua đối với mặt hàng cà phê này.

Công ty Cà Phê Trung Nguyên của Việt nam mở rộng thị trường xuất khẩu trong năm 2015

Tập đoàn cà phê Trung Nguyên đã ký thoả thuận hợp tác chiến lược với Global Hotel Managmeent Group để mở rộng chuỗi cửa hàng cà phê cao cấp và phân phối cà phê chất lượng cao tại khu vực Trung Đông và Châu Phi. Được thành lập vào năm 1996, các mặt hàng cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên rất đa dạng như dòng sản phẩm cà phê G7 là sản phẩm cà phê hoà tan phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam và có mặt tại nhiều hệ thống siêu thị trên toàn thế giới. Trong năm 2015, cà phê hoà tan G7 đã đáp ứng được những yêu cầu kiểm toán của Walmart và sẽ được đưa vào hệ thống các cửa hàng của Walmart tại Chile, Brazil, Mexico, và Trung Quốc. Trung Nguyên cũng sản xuất cà phê hạt đặc biệt là "Legend". Sản phẩm hiện đang có mặt tại gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm có Singapore, Malaysia, Thailand, Canada, Hà Lan, Nhật, Anh, Đức và Philpine.

Nestle Việt Nam đã khánh thành nhà máy chế biến cà phê khử caffein ở tỉnh Đồng Nai vào ngày 30 tháng 3 năm 2015 với tổng số vốn 80 triệu USD. Cơ sở sản xuất mới này thuộc giai đoạn 2 của nhà máy Nestle Tri An và sẽ sản xuất cà phê khử caffein cho tất cả các nhà máy chế biến cà phê của Néstle trên toàn thế giới. Đây là nhà máy sản xuất cà phê khử caffein đầu tiên tại Việt Nam và là nhà máy thứ 2 của Nestle trên toàn thế giới. Giai đoạn đầu của nhà máy Nestle Tri An bắt đầu vận hành sản xuất vào tháng 11 năm 2012, cung cấp các sản phẩm cà phê cho thị trường trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, Nestle đầu tư hơn 450 triệu USD vào 5 nhà máy. Công ty hiện tại mua 25% cà phê thô nguyên liệu xuất khẩu của Việt Nam phục vụ cho việc sản xuất cà phê có caffein và khử caffein của Nestle trên toàn thế giới.

Thêm một nhà máy chế biến cà phê đi vào hoạt động tại tỉnh Đồng Nai

Mới đây, một nhà máy chế biến cà phê thô nguyên liệu trị giá 12 triệu USD được một công ty Đức là Neumann Gruppe đưa vào hoạt động tại khu công nghiệp An Phước của tỉnh Đồng Nai. Với diện tích 5 ha, nhà máy có công suất hoạt động đủ để chế biến khoảng 26 tấn/giờ. Thành phẩm sẽ được xuất khẩu đi khắp thế giới. Đây là nhà máy thứ 2 của Neumann Gruppe tại Việt Nam. Nhà máy đầu tiên được xây dựng vào năm 1992 tại tỉnh Bình Dương.

Nhà máy rang xay cà phê có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Bình Dương

Nhà máy chế biến cà phê rang có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tại tỉnh Bình Dương là Massimo Zanetti Beverage Group (MZB Group) cũng vừa khánh thành nhà máy chế biến cà phê rang đầu tiên tại khu công nghiệp Mỹ Phước III của tỉnh Bình Dương. Nhà máy có công suất chế biến là 3.000 tấn/năm. Nhà máy mới này sẽ chế biến nhiều loại cà phê rang bao gồm cà phê rang thương hiệu Segafredo cho thị trường Châu Á

Nhà máy chế biến cà phê mới được đưa vào hoạt động tại Bình Dương

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex vừa đưa vào hoạt động một nhà máy chế biến cà phê thô nguyên liệu tại khu công nghiệp Mỹ Phước II ở tỉnh Bình Dương. Nhà máy có chi phí xây dựng là 80 tỷ đồng được trang bị hiện đại và có công suất chế biến tối đa là 90.000 tấn/năm. Tính tới năm 2015, Intimex Group có tổng cộng 9 nhà máy chế biến cà phê thô nguyên liệu nằm tại các tỉnh như Dak Lak, Dak Nông, Gia Lai, Lâm Đồng và Bình Dương với tổng công suất chế biến là 540.000 tấn cà phê thô nguyên liệu.

v Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê ở Việt Nam.

- Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.

Môi trường vĩ mô là môi trường rộng lớn, bao trùm các hoạt động trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Do hoạt động xuất khẩu là hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều đối tượng. Không chỉ là quan hệ giữa các doanh nghiệp quốc gia và còn là quan hệ giữa các nước với nhau.

Nếu không được kiểm soát chặt chẽ có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.Vì thế phải nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường vĩ mô. Mỗi quốc gia có hệ thống chgính trị khác nhau, có nền văn hoá khác nhau, có hệ thống pháp luật khác nhau, có chính sách kinh tế khác nhau. Điều đó buộc bất kì một đơn vị kinh doanh quốc tế nào cũng phải nghiên cứu thật kĩ lưỡng.

- Nhân tố pháp luật.

Bao gồm hệ thống các luật tác động đến hoạt động xuât khẩu. Mỗi quốc gia có một hệ thống luật pháp khác nhau vì thế có những quy định khác nhau về các hoạt động xuất khẩu.

Đối với xuất khẩu cà phê chịu anh hưởng các yếu tố sau:

+ Các quy định về thuế, giá cả, chủng loại cà phê, khối lượng cà phê nhập khẩu...Việt Nam hiện nay chưa được hưởng ưu đãi từ tổchức WTO, nên vẫn chịu mức thuế cao. Vì thế khó khăn cho việc giảm giá thành để cạnh tranh với đối thủ.

+ Các quy định về chế độ sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm phúc lợi...Ngành cà phê thu hút đội ngũ lao động khá lớn, bao gồm nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy đòi hỏi chính sách tiền lương cũng đa dạng, thuỳ theo từng đối tượng tham gai vào từng công đoạn của sản xuất cà phê xuất khẩu. Với người dân trồng cà phê phải có chính sách cụ thể về giá cả, về chính sách bảo hộ, giúp họ yên tâm hơn trong sản xuất. Với đội ngũ cán bộ tham gia công tác xuất khẩu cà phê thì phải có chế độ tiền lương phù hợp, ngoài ra cung cấp các trang bị cần thiết để họ nắm bắt được thông tin thị trường thế giới.

+ Các quy định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu cà phê như: giá cà phê, số lượng cà phê, phương tiện vận tải sử dụng trong giao dịch xuất khẩu cà phê...Thông thường ta tính theo giá FOB tại cảng Sài Gòn khi giao hợp đồng xuất khẩu, phương tiện chủ yếu là tàu chở contener.

+ Các quy định về tự do mậu dịch hay xây dựng các hàng rào quan thuế chặt chẽ. Việt Nam không được hưởng quy định về mậu dịch tự do vì ta không là thành viên trong tổ chức này, hơn nưa Việt Nam chưa là thành viên của WTO.

Như vậy yếu tố pháp luật là quan trọng vì nếu không biết dược các quy định về nươc nhập khẩu thì đơn vị kinh doanh xuất khẩu sẽ gặp nhiều rủi ro.
Yếu tố văn hoá, xã hội:

Văn hoá khác nhau cũng quy định viêc xuất nhập hàng hoá khác nhau. Nền văn hoá của một quốc gia được hình thành từ lâu và trở thành thói quen với người dân của nước đó. Việc xuất khẩu cà phê sẽ mang văn hoá của ta vào nước nhập khẩu.Nếu như ta cố tình giữ cho văn hoá Việt Nam thì đôi khi nó lại là cản trở cho việc xuất khẩu vào thị trường EU. EU đánh giá rất cao về nguồn gốc xuất xứ cà phê, tuy nhiên ở Việt Nam thì việc sản xuất cà phê phân tán, việc thu mua là tập trung từ nhiều đơn vị nhỏ lẻ, hộ gia đình. Điều này rất khó cho Việt Nam trong việc lấy tên xuất xứ sản phẩm cà phê.

Mục đích xuất khẩu là phục vụ nhu cầu của nước nhập khẩu. Chính vì vậy mặt hàng cà phê của ta có phù hợp với nhu cầu của người tiêu dung nước đó hay không. Đòi hỏi ta phải biết dung hoà giữa nền văn hoá Việt Nam với văn hoá quốc gia nhập khẩu. Yếu tố văn hoá con chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán của từng nước, nước đó thích uống cà phê hoà tan, hay la cà phê đen, thích cà phê phin hay cà phê uống ngay.Như vậy buộc ta phải tìm hiểu để có chính sách xuất khẩu phù hợp.

- Yếu tố kinh tế.

Yếu tố này bao gồm các chính sách kinh tế, các hiệp định ngoại giao, tỉ giá hối đoái,..

+ Các công cụ chính sách kinh tế cua nước nhập khẩu và Việt Nam : Sẽ giúp cho các quốc gia có được một môi trường kinh doanh phù hợp nhất. Việt Nam với chính sách là phát triển nền kinh tế thị trường hướng mạnh vào xuất khẩu, đặc biệt có chính sách mặt hàng xuất khẩu chủ lực cho cà phê vì thế nhà nước đã có nhiều ưu đãi cho ngành cà phê. Đây là điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Ngoài ra EU còn có chính sách chuyển hướng đầu tư vào châu á, chính sách này cũng tạo cho Việt Nam nhiều lợi thế trong xuất khẩu hàng hoá nói chung và cà phê nói riêng.

+ Nhân tố thu nhập, mức sống của người dân: Mức sống người dân cao khi đó quyết định mua cà phê không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi về giá cả theo xu hướng giảm. Thu nhập thấp thì ngược lại. Thị trường EU là thị trường lớn có mức thu nhập cao, giá cả rẻ không phải là điều kiện để quyết định mua hàng hay không mà giá cao đôi khi lại là yếu tố để đánh giá chất lượng sản phẩm và quyết định mua hàng. Ngưới dân Việt Nam thì lại khác giá rẻ là yếu tố quyết định cho việc mua hàng. Trong việc sản xuất cà phê xuất khẩu cũng vậy, người dân Việt Nam khi có sự giảm sút về giá cả là bỏ cây cà phê đi trồng cây khác. Điều này ảnh hưởng nhiều đến cung cà phê. Thu nhập có ổn định thì nhu cầu tiêu dùng mới thường xuyên khi đó mới taọ điều kiện cho sản xuất phát triển được.

+ Nhân tố nguồn lực và tài nguyên thiên nhiên

Nhân tố này ảnh hưởng đến doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Nguồn lực có đủ lớn thi mơi có khả năng thực hiện đươc hoat động xuất khẩu . Vì hoạt động xuất khẩu chứa nhiều rủi ro. Mỗi quốc gia có lợi thế riêng trong từng mặt hàng của mình, vì thế cơ cấu sản xuất của các quốc gia cũng khác nhau.

Việt Nam có lợi thế để sản xuất cà phê xuất khẩu . Điều kiện tự nhiên, kết hợp nguồn nhân lực dồi dào và kinh nghiệm sản xuất cà phê của người dân Việt Nam từ lâu đời đã tạo cho cà phê Việt Nam có hương vị riêng, có điều kiện để giảm giá thành xuất khẩu. Đây là điều kiện để thúc đẩy việc xuất khẩu cà phê.

- Yếu tố khoa học công nghệ:

Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh tế nói chung và với hoạt động xuất khẩu cà phê nói riêng. Khoa học công ngệ ngày càng phát triển làm cho sự giao thương giữa các đối tác ngày càng dễ dàng hơn. Khoảng cách không gian thời gian không còn là trở ngại lớn trong việc xuất nhập khẩu. Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu Internet, giúp cho mọi thông tin thị trường thế giới được cập nhật liên tục thường xuyên. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có thể quảng cáo được sản phẩm của mình mà mà tốn rất ít chi phí.

Tuy nhiên trong việc tạo nguồn hàng xuất khẩu, đối với những nước xuất khẩu cà phê như Việt Nam. Việc trồng trọt chế biến cà phê còn thiếu máy móc trang thiết bị nghiêm trọng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo, năng suất không ổn định,...Gây khó khăn cho việc xuất khẩu cà phê.

Như vậy khoa học kỹ thuật phát triển nếu như biết áp dụng nó tốt sẽ là điều kiện giúp cho nước ta có điều kiện hội nhập tốt hơn. Nhưng nếu như không biết áp dụng nó thì sẽ là một cản trở lớn vì khi đó ta sẽ bị tụt hậu xa hơn với các nước về kỹ thuật như vậy sẽ không đủ khả năng để nâng cao khả cạnh tranh cho Việt Nam.

- Nhân tố chính trị.

Nhân tố chính trị ổn định là cơ hội để mở rộng phạm vi thị trường cũng như dung lượng của thị trường cà phê. Song nó cung có rào cản lớn hạn chế khả năng xuất khẩu nếu như tình hình chính trị không ổn định.

Việt Nam ta có điều kiện chính trị tương đối ổn định, do vậy không chỉ là điều kiện tốt để yên tâm sản xuất cà phê mà còn hấp dẫn các nhà đầu tư kinh doanh cà phê vì đây chính là nguồn hàng ổn định cho họ.

Thị Trường EU bao gồm các quốc gia độc lập về chính trị và khá ổn định trong chính sách chiến lược phát triển kinh tế. Vì vậy sẽ giúp cho Việt Nam có thị trường ổn định.

- Yếu tố cạnh tranh quốc tế.

Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường quốc tế là rất mạnh mẽ và quyết liệt. Hoạt động xuất khẩu cà phê của nước ta muốn tồn tại và phát triển được thì một vấn đề hết sức quan trọng đó là phải giành được thắng lợi đối với đối thủ cạnh tranh về mặt giá cả, chất lượng, uy tín,... Đây là một thách thức và là một rào cản lớn đối với Việt Nam. Các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam về cà phê không chỉ có sức mạnh về kinh tế chính trị, khoa học công nghệ mà ngày nay sự nên doanh liên kết thành các tập đoàn lớn, tạo nên thế mạnh về độc quyền trên thị trường. Các tập đoàn kinh tế này có thế mạnh rất lớn và quyết định thị trường do đó là một lực cản rất lớn với doanh nghiệp nước ta. Nếu không tổ chức hợp lý hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp sẽ bị bóp nghẹt bởi các tập đoàn này. Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải luôn biết xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh, ngoài ra hợp lý về giá cả, tăng chất lượng mặt hàng cà phê. Đó là thành công lớn cho cạnh tranh về mặt hàng cà phê của Việt Nam.

- Các nhân tố thuộc môi trường vi mô

Đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam. Sự kết hợp có hiệu quả các yếu tố vi mô sẽ làm cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được dễ dàng hơn và sẽ có khả năng thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới.

Các yếu tố thuộc môi trường vi mô có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu bao gồm:

+ Tài chính :Tổng công ty cà phê Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn với :

+ Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của doanh nghiệp:

Các yếu này phản ánh năng lực sản xuất của doanh nghiệp, nó bao gồm các nguồn vật chất cho sản xuất, các nguồn tài nguyên, nhiên liệu các nguồn tài chính đang phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và năng lực của nó phục vụ cho tương lai. Với Tổng công ty cà phê Việt Nam có 53 đơn vị thành viên hạch toán độc lập, trong đó có 6 doanh nghiệp chuyên doanh xuất nhập khẩu, 40 doanh nghiệp nông trường, 2 doanh nghiệp chế biến cà phê thành phẩm, 5 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác. Các đơn vị đều có xưởng sản xuất , xưởng chế biến cà phê.

– Nguồn nhân lực Tổng công ty cà phê Việt Nam.

Tổng số cán bộ công nhân viên 26.000 người. Khối sản xuất là 23.500 người, khối kinh doanh có 2.500 người. Như vậy, Tổng công ty là một doanh nghiệp có quy mô lớn, mạng lưới kinh doanh phủ khắp cả nước.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ cao, có kiến thức chuyên môn sâu. Đội ngũ cán bộ này đề ra các chiến lược kinh doanh xuất khẩu cho Tổng công ty. Đội ngũ lao động sản xuất có kinh nghiệm, cần cù chịu khó, tích cực tìm kiếm áp dụng khoa học kỹ thuật.Tổng công ty luôn có sự hỗ trợ nhịp nhàng, hợp lí của cán bộ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên vì vậy đã tạo ra được sức mạnh của Tổng công ty và có thể phát huy được lợi thế tiềm năng của từng thành viên. Điều đó còn giúp cho doanh nghiệp những thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh xuất khẩu đồng thời có thể nắm bắt được cơ hội kinh doanh. Tổng công ty cà phê Việt Nam đã trở thành một trụ cột vững chắc cho ngành cà phê Việt Nam.

Ngoài các yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ công nhân viên, còn có các yếu tố khác như uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu, văn hoá trong doanh nghiệp sẽ tạo nên tinh thần cho doanh nghiệp. Tổng công ty cà phê Việt Nam có thương hiệu khá nổi tiếng trên thị trường Việt Nam –Vinacafe. Đây là loại cà phê hoà tan có chất lượng cao, được tiêu thụ nhiều nhất trên thị trường Việt Nam và xuất khẩu được sang nhiều nước như Trung Quốc, Singapo, ...

Nói tóm lại, hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê không chỉ chiụ ảnh hưởng của những điều kiện môi trường khách quan trên thị trường quốc tế mà còn chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố môi trường trong doanh nghiệp. Do đó để họat động kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp không chỉ nghiên cứu các yếu thuộc môi trường kinh doanh quốc tế mà còn nghiên cứu các yếu tố thuộc môi trường trong nước, cũng như các yếu tố bên trong doanh nghiệp. Từ đó có biện pháp nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo và phát triển mạnh mẽ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ công nhân lành nghề,.. để phát huy hết lợi thế của đất nước, nắm bắt được cơ hội xuất khẩu,..

III. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê của VN trong những năm qua.

1. Thành tựu đạt được.

Sau nhiều cố gắng, nỗ lực của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê cùng với sự ưu đã của thiên nhiên đến nay ngành cà phê đã đạt được nhiều tiến bộ có bước phát triển cả về diện tích, năng suất, chất lượng và khối lượng. So với năm 1989 diện tích trồng cà phê đã tăng gấp đôi, sản lượng tăng hơn 9 lần, năng suất cà phê cũng tăng nhanh chóng, và thuộc những nước có năng suất cà phê cao nhất trên thế giới. Trong những năm qua ngành cà phê đã mang lại cho ngân sách nhà nước 1 khoản ngoại tệ lớn, đồng thời phát triển, đưa cây cà phê lên trở thành một trong những cây nằm trong chiến lược khai thác xuất khẩu của đất nước cùng với gạo và dầu thô.

Việc sớm xác định được vị trí quan trọng của cây cà phê trong những cây công nghiệp dài nagfy đã mang lại hiệu quả cao. Tổng công ty VN đã phát huy được vai trò to lớn trong việc quy hoạch sản xuất cho từng vùng, nghiên cứu cơ bản về điều kiện thổ nhưỡng mở rộng diện tích trồng cà phê ở hai miền Nam – Bắc. việc chuyển đổi cơ chế khoán về trồng và chăm sóc cà phê, giao cà phê cho các hộ gia đình , bán vườn cây, đa dạng hóa quyền sở hữu vườn cà phê mang lại sự thành công đáng kể cho ngành cà phê và năng suất và sản lượng cà phê.

Sự tiến bộ này đã đưa VN trở thành một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới.

Điều này cho thấy cà phê VN đang dần trở thành một phần quan trọng trong thị trường cà phê thế giới, nagfy càng có ảnh hưởng đến việc điều hòa cung cầu và giá cà phê thế giới.

Về giá trị kim ngạch xuất khẩu chúng ta cũng có những bước tiến vượt bậc

2. Những vấn đề tồn tại.

- Việc quy hoạch sản xuất cà phê còn thiếu đồng bộ lỏng lẻo.

- Mở rộng diện tích cà phê một cách ồ ạt, tự phát không kiểm soát. Sản xuất tự phát nhỏ lẻ còn diễn ra phổ biến.

- Chất lượng cà phê VN còn thấp. Các hoạt động khoa học công nghệ và công tác khuyến nông chưa đáp ứng kịp yêu cầu của thực tiễn sản xuất.

- Vốn cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê còn thiếu

- Tổ chức bộ máy hoạt động xuất khẩu cà phê còn yếu kém, hoạt động chưa có hiệu quả.

- Chính sách khuyến khích còn chưa phát huy tác dụng.

- Cơ cấu giống cà phê còn chưa hợp lý.

Những yếu kém còn tồn tại trong quá trình phát triển ngành cà phê nước ta hiện nay là do các nguyên nhân chủ quan và khách quan tạo nên. Để tiếp tục phát triển trong thời gian tớ, khắc phục những điểm bất lợi và khó khăn thì ngành cà phê VN cần phải cố gắng nỗ lực phát triển một cách tích cực và hiệu quả hơn nữa.

IV. kiến nghị và đề xuất.

1. Nhà nước cần coi cà phê là cây mũi nhọn, có nhiều tiềm năng khai thác và cần xác định rõ đây là một mặt hàng chủ lực trong chiến lược phát triển nông nghiệp – cây công nghiệp – nông sản xuất khẩu để có chính sách đầu tư phát triển phù hợp.

2. Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm cà phê, không nên để tình trạng quá nhiều đơn vị kiểm tra, chất lượng cà phê xuất khẩu như hiện tại mà thiếu kinh nghiệm nghiệp vụ cà phê.

3. Ngành cà phê cần đa dạng hóa sản phẩm cà phê xuất khẩu, nhất là cà phê chế biến dạng thành phẩm, đồng thời phải nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thế giới.

4. Ngành cà phê cần có chiến lược thị trường cụ thể, đa dạng hóa đa phương hóa quan hệ thị trường và cần có chiến lược tuyên truyền quảng cáo trên thị trường quốc tế, mở rộng khả năng tiếp thị, xây dựng những bạn hàng lớn và ổn định, lâu dài.

5. Xây dựng củng cố hệ thống thông tin toàn ngành cà phê, thường xuyên liên tục nắm bắt và xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, thống nhất trong công tác kinh doanh xuất nhập khẩu, tranh thủ thời cơ thuận lợi trong kinh doanh.

6. Cần thu hái cà phê đúng kỹ thuật : cà phê là sản phẩm dễ uống vì vậy cẩn thận khi thu hoạch để đảm bảo cà phê sạch sẽ, có chất lượng tốt. Cần thu hái cà phê đúng cách, đúng thời điểm, có độ chín phù hợp.

7. Cà phê sau khi được thu hoạch phải được vận chuyển ngay về nhà máy chế biến kịp thời, trong trường hợp không vận chuyển được ngay thì phải bảo quản cà phê một cách hợp lý, để trên nền khô ráo, thoáng mát, tránh bị hỏng bị thối.

8. Cần không ngừng đổi mới thiết bị chế biến, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm: công nghệ nào thì sản phẩm đấy. Cần cso công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo vệ sinh, để cso thể cho ra những sản phẩm cà phê chất lượng.

9. Cần tạo đất trồng cà phê cho nông dân, chính sách đất đai là vấn đề lớn có tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Cần giải quyết nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân để họ yên tâm đầu tư, khai thác sử dụng tốt tài nguyên.

10. Điều chỉnh lại chính sách thuế, điều chỉnh lại thời gian thu thuế và giao nộp thuế hợp lý để cho nông dân có thể lựa chọn thời điểm bán sản phẩm có lợi nhất. Để hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ giảm thuế nhập khẩu với những trang thiết bị, máy móc sản xuất chế biến cà phê.

11. Cần đổi mới nâng cấp cơ sở kỹ thuật, nhà nước cần hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

12. Thu hút vốn đầu tư từ trong nước và nước ngoài.

- Trong nước: tìm các đối tác liên doanh nhằm đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh cà phê. Huy động vốn, sức lao động, cơ sở vật chất cho người trồng, thu gom, xuất khẩu.

- Nước ngoài: cần mở rộng quan hệ quốc tế, tranh thủ sự đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất cà phê. Tăng cường liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là sản phẩm quan trọng thu nhiều ngoại tệ, góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mặc dù cây cà phê trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng nó luôn là cây công nghiệp mũi nhọn, chiến lược gắn liền với cuộc sống và sự đổi mới của hàng vạn người sản xuất, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc ít người. Việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê luôn là mối quan tâm, là mục tiêu dài của chúng ta.

Đất nước ta đang trên đường hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, do vậy hoạt động xuất nhạp khẩu là động lực phát triển kinh tế quan trọng. Nhờ hoạt động suất, nhập khẩu mà đất nước ta đã từng bước mở rộng thị trường, đẩy mạnh nền kinh tế quốc dân và hòa nhập cùng xu thế của nền kinh tế thế giới.

Hy vọng ngành cà phê VN có thể phát triển đứng đầu thế giới cả về chất lượng và khối lượng,

Bài làm nhóm em có gì thiếu sót mong thầy góp ý thêm ạ. Em cảm ơn!

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: