III) HẬU QUẢ
Những áp lực đó lại vô tình gây ra những hậu quả khó lường, mà người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là bản thân các bạn học sinh:
Việc thiếu thời gian nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao , ăn uống thì không điều độ, phải thức khuya dậy sớm lâu ngày sẽ dần giảm sút về mặt sức khỏe, đồng thời tinh thần của các bạn còn ảnh hưởng không ít: stress lâu ngày sẽ gây ra căn bệnh trầm cảm tuổi thiếu niên phổ biến, rối loạn cảm xúc,hay luôn cảm thấy bất mãn với bản thân và tự cô lập bản thân với xã hội.Từ đó cái nhìn bi quan về cuộc sống lại càng bị mở rộng, và cuối cùng là gì, những hành động non nớt, dại dột như tự làm đau bản thân, sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma tuý, hay thậm chí còn nghĩ đến cái chết, và các em lại xem đó như là cách giải thoát cho bản thân . Nỗi sợ hãi khi phải đến trường, phải đối diện với thầy cô bạn bè, sợ bị điểm kém, sợ làm cho ba mẹ thất vọng lại vô tình hiện hữu trong tâm trí của các em, dần dần các em đánh mất sự tự tin vốn có, mất đi ý chí, trở nên rụt rè, thụ động
Ví dụ : ở trường THPT Nguyễn Khuyến, đã có hs nam tự tử vì điểm số không như mong muốn.
Theo thống kê của tổ chức UNICEF, cho thấy trong năm 2018 có 8%-29% học sinh, mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần trong đó có đến 2,3% trẻ vị thành niên tự tử và 10%-15% học sinh có ý định tự tử đều có liên quan đến những áp lực trong học tập. Các dấu hiệu trầm cảm thường khá rõ ràng nhưng không ít phụ huynh chỉ cho rằng con đang mệt mỏi hay giả vờ dẫn đến tình trạng của con ngày càng tệ hơn. Có những trẻ phải điều trị hơn 1 năm làm bỏ lỡ việc học tập cùng rất nhiều dự định dang dở.)
Việc học quá chú trọng vô thành tích lại VÔ TÌNH mà lại CỐ Ý làm quên đi giá trị thực sự của việc học: là lĩnh hội kiến thức, phát triển tư duy và kĩ năng, là con đường để giúp chúng ta thực hiện ước mơ của mình. Việc sa sút học tập cũng chính vì nguyên nhân trên mà ra, do các em đặt nặng vấn đề thành tích, thang điểm nên thoải mái trong tinh thần càng trở nên ít đi, cùng với không gian bí bách lại càng khiến các em không có sức học, không muốn tiếp tục cố gắng nữa.
Nếu một thế hệ chỉ biết học mà không áp dụng vào thực tại , thiếu hoàn toàn kĩ năng sống và những kĩ năng xã hội như giao tiếp lại càng tiến gần đến một thế hệ chỉ toàn"mọt sách", chúng lại dường như xem nhẹ các kỹ năng thiết yếu đó mà mảy may không nhận thấy rằng những kĩ năng đó lại là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công
Ta thấy rằng điều đáng thương nhất suy cho cùng chính là những đứa trẻ không có một kỉ niệm tuổi thơ nào trong kí ức chúng, vì chúng dành thời gian hầu như cho việc học. Khi xưa chúng ta thường thấy trẻ con thường chưa phải học tập nhiều, vẫn có thời gian vui chơi cùng bạn bè, đi chơi điện tử, chơi các trò chơi của tuổi thơ. Tuy nhiên sự phát triển của công nghệ và áp lực học tập từ cha mẹ khiến suốt ngày con chỉ quanh quẩn quanh bàn học, quanh trường, quanh các lớp học thêm mà không còn được biết tuổi thơ hồn nhiên là như thế nào. Phụ huynh luôn mong muốn con mình là thiên tài nhưng vô hình điều này là con bị trưởng thành, già dặn hơn tuổi, mất đi các trải nghiệm tuổi thơ quý báu. Đặc biệt là những đứa trẻ ở thành phố sẽ ít cơ cơ hội được lớn lên một cách hồn nhiên hơn là những đứa trẻ ở vùng quê.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top