II) NGUYÊN NHÂN KHIẾN HỌC TẬP TRỞ THÀNH ÁP LỰC
Đi cùng với sự phát triển của giáo dục, chương trình học của học sinh ngày càng trở nên nặng nề hơn là điều dễ dàng thấy được. Với hương trình học nặng cùng kiến thức tiếp thu ngày càng nhiều và ngày một khó, khiến học sinh phải tìm đến các cơ sở, trung tâm dạy thêm để bồi dưỡng thêm kiến thức, như vậy đã khiến cho lịch học dày đặc hơn, chiếm phần lớn thời gian biểu của học sinh.
Nền giáo dục như một con dao 2 lưỡi, nó là cái nôi sinh ra hàng vạn người tài giỏi, nhưng đồng thời nó lại để lại một nỗi ám ảnh không nhỏ với học sinh, sinh viên: đó là điểm số, là thành tích. Học sinh trở nên dễ dàng "ám ảnh" với chúng chỉ vì thành tích của cá nhân ấy không tốt khiến cho học bạ "không đẹp", lại trở thành thêm một nỗi âu lo cho cá nhân ấy khi đến ngưỡng cửa xét tuyển đại học
Hơn thế nữa, việc gây ra áp lực đến với học sinh phần lớn còn do đến từ gia đình, bạn bè, những người gần gũi với cá nhân đó. Gia đình luôn mong con cái mình thành đạt, phải thành công trên hướng đi mà những bậc phụ huynh được cho là "con đường duy nhất dẫn đến thành công" như phải phải lấy được tấm bằng bác sĩ, thạc sĩ hay kĩ sư,.. như vậy đã vô hình ngăn cấm con em đi theo con đường mà các em mong muốn, đối với những em có ước vọng với con đường nghệ thuật, thể thao,... thì điều đó lại trở nên khó thổ lộ hơn bao giờ hết.
ngoài gia đình, bạn bè lại gần gũi với các em nhất, nhưng mảy may lại vô hình tạo áp lực lên cho nhau: các em TỰ cảm thấy thất vọng về bản thân khi tự đem mình so sánh với thành tích "khủng" của những người cùng lứa tuổi , bị so sánh về điểm số của nhau,và đã tạo ra một nỗi ám ảnh từ chính môi trường học. Áp lực đè lên bản thân các em nặng hơn từ đó
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top