Phân tích văn học bài thơ Tây Tiến

          Quang Dũng là nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông là một người nghệ sĩ đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Sinh thời ông đã để lại nhiều tác phẩm tiêu biểu nhưng tiêu biểu nhất là tác phẩm "Tây Tiến". "Tây Tiến" được viết năm 1948 tại Phù Lưu Chanh. Tác phẩm là sự sáng tạo của người nghệ sĩ trong nghệ thuật là không lập lại người khác, thậm chí là chính mình được thể hiện qua hai đoạn thơ sau:
  "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
   Heo hút cồn mây súng ngửi trời
   Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
   Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"
và:
  "Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
   Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
   Có nhớ dáng người trên độc mộc
   Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"

          Cảnh núi rừng Tây Bắc đẹp hùng vĩ mà dữ dội, người chiến sĩ phải vượt qua nhiều gian khổ trên con đường hành quân trong vùng núi hoang dã ấy được thể hiện rõ qua:
   "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
    Heo hút cồn mây súng ngửi trời
    Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
    Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"
"Dốc khúc khuỷu", " dốc thăm thẳm" đã phát họa cảnh núi vừa cao, uốn lượng gập ghềnh, vừa sâu thẳm khó vượt qua. Điệp từ "dốc'' hai lần cùng từ láy thanh trắc gợi hình "khúc khuỷu" diễn tả sinh động con đường chuyển quân thật nguy hiểm và vô cùng vất vả.
   "Heo hút cồn mây súng ngửi trời"
Tô đậm ấn tượng về độ cao núi đồi. Núi cao lắm, sương mù chưa tan biến thành những đám mây. Núi cao nên mũi súng của người lính Tây Tiến như chạm tới trời. Nghệ thuật nhân hóa "súng ngửi trời" thật mới mẻ, thật độc đáo, tinh nghịch, hồn nhiên như cách nói người lính. Đứng trên dốc núi cao,  họ nhìn xuống con đường hiểm trở vừa vượt qua, con đường như gấp khúc lại, đi xuống, đi lên đều hun hút. Hình ảnh thơ thật đối xứng, câu thơ như một đường thẳng bị gấp đôi lại.
   "Ngàn thước lên ngàn thước xuống"
Quang Dũng rất khéo trong kết hợp các thanh bằng trong đoạn thơ. Nếu ba câu thơ trước có sự đan xen bằng trắc gợi cảm giác đoàn quân phải hành quân qua một đồi núi đầy khó khăn, hiểm trở. Thì câu thơ:
   "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"
lại tạo cảm giác nhẹ nhàng tưởng chừng đoàn quân đã gặp một đồng bằng xa xa lẫn trong sương núi.

          Ở đoạn thơ thứ hai là khung cảnh chia tay trên nền sông nước Tây Bắc vừa thực vừa hư, hoang vu, buồn tĩnh lặng. Cả bốn câu thơ là cảnh sắc miền Tây gợi cảm giác mênh mông, huyền ảo:
   "Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
    Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
    Có nhớ dáng người trên độc mộc
    Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"
Một không gian sương khói như cõi mộng cứ thế hiện ra. Cái dữ dội, khốc liệt được đẩy lùi đi và thay vào đó là những hình ảnh nhẹ nhàng, thơ mộng. Hình ảnh đầu tiên là hình ảnh chiều sương, nhưng sương ở đây không phải sương bình thường mà là.
   "Người đi Châu Mộc chiều sương ấy"
Nó tạo nên màu sắc bản làng sương khói với nổi buồn mang mác. Đại từ "ấy" làm rõ nghĩ hơn cho từ "chiều sương" để nhấn mạnh đây là một buổi chiều sương đặt biệt, chiều sương trong nổi nhớ đã là kỉ niệm nên tình người cũng mang mác, bâng khuâng. Sông nước hoang dại như một bờ tiền sử và tác giả đã cảm nhận một cách vô cùng tinh tế.
   "Có thấy hồn lau nẻo bến bờ"
Đó là "hồn lau" được tác giả nhân hóa từ một vật vô tri vô giác thành một vật mang linh hồn của sự sống. Giữa khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc giàu sức sống và lãng mạn, thì
hình ảnh con người khỏe khoắng, bất khuất, kiên cường
   "Có nhớ dáng người trên độc mộc"
Điệp ngữ "có thấy, có nhớ" đã khắc họa vào lòng người một nỗi nhớ da diết khôn nguôi về "dáng người trên độc mộc". Ở đây là hình ảnh mềm mại, uyển chuyển của những cô gái đưa chiến sĩ vượt sông. Tất cả hình ảnh ấy đã để lại trong lòng tác giả một bức tranh khó phai nhòa. Những cánh hoa rừng không bị "dồi lên dập xuống" bởi sóng nước mà là "trôi dòng nước lũ". Cánh hoa rừng như quyến luyến con người, như muốn vẫy chào người chiến sĩ, tiễn người chiến sĩ ra chiến trường. Và nếu như coi Tây Tiến là bản hòa âm thì bốn câu thơ này sẽ là nốt trầm xao xuyến để sau đấy là tiếp tục cất vút cao lên những khúc ca bi tráng của người lính Tây Tiến anh hùng.

          Cả hai đoạn thơ đều là bức tranh thiên nhiên sống động trên con đường hành quân gian khổ của người lính. Về tổng thể ta có thể thấy được sự kết hợp hài hòa cách nhìn, cách cảm nhận của thi nhân vừa gân guốc táo bạo lại mềm mại trữ tình. Song lại bật lên tình cảm nhớ nhung tha thiết của tác giả với đơn vị cũ.

          Tuy nhiên, giữa hai đoạn thơ cũng thể hiện sự đối lập của tác giả. Ở đoạn đầu tiên tác giả sử dụng những nét gắn gỗi, cứng cáp để phát họa không gian hùng vĩ, dữ dội. Các câu thơ mang cảm hứng bi tráng khi xây dựng hình ảnh người lính binh đoàn "Vệ trọc". Ở đoạn thứ hai lại là những nét mềm mại, huyền ảo bởi sương khói và sông nước hư hư, ảo ảo diệu kì. Nếu đoạn một sử dụng  thành công từ láy "thăm thẳm","khúc khuỷu", phép đối "ngàn thước lên, ngàn thước xuống" và nghệ thuật gieo vần bằng. Thì đoạn hai sử dụng thành công biện pháp tu từ nhân hóa "có thấy hồn lau" và biện pháp nghệ thuật liên tưởng làm bức tranh dường như vừa có hồn vừa có tình.

          Tác phẩm là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cuộc kháng chiến, con người trong kháng chiến. Bài thơ viết ra như lời hát tâm tình của một mối tình thiết tha đầy lưu luyến giữa chiến sĩ và đồng bào Việt Bắc được thể hiện qua lăng kính trữ tình _ chính trị đậm tính dân tộc và ngòi bút dạt dào cảm xúc của thi nhân.

* * *

Ngày...tháng...năm...
Định Thành Highschool
Đây là một trong số những bài văn thuở 12 của mị. Nay mị viết lại cho mấy bạn tham khảo vì bài nì được giáo viên sửa một số lỗi rồi nè.
Hehe dỡ quá đừng ném đá. Có ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc vui lòng cmt dùm. Chúc mấy bạn nhỏ thi tốt!

Hạ Mây Rim

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top