Đất Nước - Đoạn 4.

Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài thơ Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:

"Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng Phu.Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lạiChín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng VươngNhững con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳmNgười học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút, non NghiênCon cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnhNhững người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà ĐiểmVà ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng mang một dáng hình, một ước ao, một lối sống ông chaÔi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hoá núi sông ta"
Bài làm

"Đất nước" đó là nguồn thi hứng dạt dào trong thơ ca từ xa xưa đến tận bây giờ và có lẽ cả trong tương lai. Và cái nguồn thi ca dào dạt ấy, đã được thể hiện rất thành công trong văn chương kháng chiến. Chúng ta đã có "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, có "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm và chúng ta lại có thêm "Đất nước" trong trường ca "Mặt trời khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm."Đất nước" là một bài thơ được trích từ trường ca "Mặt trời khát vọng" được nhà thơ trẻ Nguyễn Khoa Điềm sáng tạo nên. Với thi sĩ ấy, thì đất nước thân yêu phải là đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại, đất nước của những con người cần cù chất phác thủy chung son sắt, đất nước của những con người luôn vượt lên nghèo khổ để trở thành những người hiền tài giúp nước, giúp quê hương.Có lẽ đoạn thơ sau sẽ góp phần làm rõ cái tư tưởng cốt lõi nhất của đất nước: đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại:"Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng Phu.Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lạiChín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng VươngNhững con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳmNgười học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút, non Nghiên...Những cuộc đời đã hoá núi sông ta"Đây có lẽ là những đoạn thơ hay nhất, thể hiện rõ nhất tư tưởng đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại.Đối với nhà thơ, "Đất nước" không phải là cái gì to lớn quá, trừu tượng quá mà nó rất cụ thể, nó là những gì diễn ra trong cuộc sống hàng ngày từ xa xưa đến tận bây giờ:"Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng Phu.Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái" Đất nước không phải là cái gì đó quá xa xôi mà nó ở ngay trong tình cảm của những người vợ người chồng, họ thuỷ chung son sắt, họ sống với thời gian của họ, họ hạnh phúc rồi khi nào họ phải xa rời nhau thì họ vẫn luôn thuỷ chung nhớ về nhau. Không chỉ họ sống với thời hiện tại của họ, mà họ còn lưu lại cho mai sau và mãi mãi những hình tượng, những dấu ấn, những di tích như "Núi Vọng Phu", như"Hòn Trống Mái", những di tích mà họ để lại sẽ giúp cho con cháu đời đời học tập và noi theo. Nó trở thành truyền thống trong mỗi con người mang dòng máu của tiên rồng, nó tựa như một phương thức sống.Tình cảm vợ chồng thuỷ chung sâu nặng cũng chỉ là một phần làm nên đất nước. Nhưng đâu chỉ có vậy, nhân dân ta là một nhân dân có lòng yêu nước nồng nàn, đó cũng chính là một truyền thống quý báu vô cùng của dân tộc ta:"Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lạiChín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng VươngNhững con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm"Thánh Gióng xưa đi đuổi giặc, một mình với sức mạnh phi thường đã dùng những cây tre của quê hương để bảo vệ quê hương, bảo vệ xóm làng thân thuộc. Rồi ngay cả những con voi, những con vật của quê hương giàu lòng yêu nước, sau khi đánh thắng giặc đã cùng với các vua Hùng dựng nên đất Tổ Hùng Vương. Hẳn ai đó là cháu con của vua Hùng không thể quên được câu ca dao giờ đã hằn in trong nếp nghĩ của tất cả mọi người dân đất Việt: "Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba". Đúng vậy, liệu có một quê hương, một đất nước nào đó mà nhân dân có chung một ngày giỗ Tổ? Chắc là không có, mà nếu có thì cũng rất ít.Người Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học, đó là một trong những nét văn hoá tinh anh mà các lớp cha anh đi trước truyền lại cho con cháu mai sau để rồi cái tinh thần hiếu học ấy đã xây dựng nên một tượng đài:"Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút, non Nghiên"Vậy đấy, con người Việt Nam quả thật đáng khâm phục. Họ tuy nghèo về đời sống vật chất, nhưng cuộc sống văn hoá tinh thần thì họ có cả một bề dày lịch sử. Những "Núi Bút non Nghiên" là những hình ảnh cụ thể minh chứng cho điều đó. Còn gì hạnh phúc hơn khi đất nước luôn là niềm tự hào trong những "anh học trò nghèo"mà có những phẩm chất cao đẹp như thế?Đất nước ta không chỉ đẹp bởi tình cảm thuỷ chung vợ chồng, bởi truyền thống lịch sử hào hùng, bởi những anh học trò nghèo nhưng đầy trí tuệ, mà đất nước ta còn đẹp bởi những thắng cảnh quê hương:"Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh"Những con vật gắn đến truyền thuyết rồi đến những con vật rất đỗi quen thuộc hàng ngày cũng góp phần làm nên đất nước. Nếu như thi sĩ Hoàng Cầm tự hào với quê hương Kinh Bắc tươi đẹp bởi "lúa nếp thơm nồng", tranh Đông Hồ và dòng sông Đuống, thì Nguyễn Khoa Điềm lại tự hào về núi Bút, non Nghiên, về thắng cảnh Hạ Long và có lẽ một điều đặc biệt ta nhận thấy trong thơ ông đó là niềm tự hào về người dân:"Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà ĐiểmVà ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng mang một dáng hình, một ước ao, một lối sống ông cha"Vâng, nhân dân chính là ngọn nguồn của mọi sự sáng tạo, chúng ta tự hào vì chúng ta có những ông Đốc, ông Trang, và Đen, bà Điểm.Có lẽ trong văn thơ giai đoạn kháng chiến, hình tượng về những người dân áo vải đứng lên thành những anh hùng dân tộc đã xuất hiện rất nhiều, như trong "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi chẳng hạn:"Ôm đất nước những người áo vảiĐã đứng lên thành những anh hùng"Những con người rất đỗi bình dị ấy đã trở thành những tấm gương sáng cho con cháu noi theo, lớp con cháu đi sau vẫn luôn mong ước được sống "một lối sống của ông cha". Vậy đấy, lớp trẻ sẽ luôn luôn kế tiếp truyền thống của cha ông. Nếu đặt trong hoàn cảnh Nguyễn Khoa Điềm lúc viết bài thơ này, hẳn chúng ta sẽ hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về câu thơ trên.Kết thúc đoạn thơ trên, nhà thơ viết:"Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hoá núi sông ta"Đất nước với bốn nghìn năm xây dựng và bảo vệ, đất nước tươi đẹp và thật đáng yêu. Trong bốn nghìn năm ấy, con người luôn là hình ảnh đẹp, họ nối tiếp truyền thống tốt đẹp của cha anh để rồi đi đâu và ở đâu ta cũng thấy "Những cuộc đời đã hoá núi sông ta". Con người đã hoá thân vào đất nước. Tất cả đã tạo nên một đất nước văn hiến giàu truyền thống lịch sử.Qua đoạn thơ trích giảng, ta thấy rất rõ tư tưởng đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại, đất nước của truyền thống lịch sử. Mỗi con người trong chúng ta hiện nay muốn làm nên đất nước muôn đời hãy cố gắng vươn lên và thực hiện như ý nguyện của nhà thơ:"Em ơi em phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sởLàm nên Đất Nước muôn đời"

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #vân