CHƯƠNG I SUY NGHĨ - ĐÓ LÀ VẬT CHẤT!

Trí tuệ của bạn sẽ phát tín hiệu sẵn sàng đón nhận thành công. Làm thế nào để cuộc sống tự giúp bạn trong những cố gắng đầy tham vọng của bạn? Ý nghĩ thật sự là vật chất! - mà là vật chất hùng mạnh, nếu như bạn có một ý định rõ ràng, sự kiên định và mong muốn cháy bỏng biến nó thành tiền hoặc thành những giá trị vật chất nào đó. Edwin S.Barns một lần đã phát hiện ra tính đúng đắn của câu:"Muốn giàu có - hãy suy nghĩ". Ông không phát hiện ra điều này ngay. Ông đến với nó dần dần, bắt đầu từ ước muốn được trở thành bạn kinh doanh của Edison vĩ đại. Cái chính ở đây là Barns có một ý định hoàn toàn cụ thể. Anh muốn làm việc không phải là cho Edison, mà cùng với Edison. Hãy chú ý nhìn kỹ xem anh ta đã đến với mục tiêu của mình như thế nào, và bạn sẽ hiểu: con đường dẫn tới thành công dựa trên những nguyên tắc nào. Cần phải nói là Barns chưa thực hiện được mong muốn của mình ngay. Có hai điều ngăn cản anh. Anh không biết Edison và không có tiền mua vé đến thành phố East-Orange thuộc bang New Jersey. Đối với đa số mọi người điều đó quá đủ để mất hết mong muốn kết thúc công việc. Nhưng với Barns, lòng ham muốn mạnh hơn sự trói buộc và nguyện vọng của anh càng cháy bỏng hơn trước. VÀ EDISON NHÌN VÀO ĐÔI MẮT TRUNG THỰC CỦA ÔNG . . . Barns xuất hiện trong phòng thí nghiệm của Edison và tuyên bố rằng anh muốn bắt đầu doanh nghiệp chung với nhà phát minh vĩ đại. Edison nhớ lại buổi đầu gặp gỡ: Anh ta trông giống một kẻ lang thang tầm thường, nhưng nét mặt anh ta không cho phép hoài nghi một chút nào: người như vậy sẽ làm được tất cả những điều anh ta muốn. Những năm tháng giao tiếp với mọi người đã dạy tôi - nếu con người thèm khát một điều gì mạnh mẽ đến mức sẵn sàng hy sinh cả tương lai của mình, người đó nhất định sẽ chiến thắng số phận. Tôi cho anh ta khả năng đó vì tôi đã thấy: anh ta nhận thức được rằng anh ta sẽ đạt mục đích. Thời gian đã chứng tỏ là tôi không nhầm. Chẳng chắc gì Edison thích diện mạo bên ngoài của chàng trai trẻ, mà có lẽ ngược lại. Nhưng điều chủ yếu - trên mặt anh hiện rõ một ý nghĩ. Tất nhiên, sau buổi gặp gỡ đầu tiên, Barns chưa trở thành bạn kinh doanh của Edison ngay. Nhưng anh đã có việc làm, mặc dù tiền lương chỉ mang tính chất tượng trưng. Vài tháng trôi qua. Bên ngoài không có gì thay đổi, chưa có gì xích Barns lại gần hơn mục tiêu anh hằng mong muốn. Nhưng điều quan trọng nhất diễn ra trong nhận thức của anh: nguyện vọng trở thành bạn kinh doanh của Edison ngày càng lớn lên. Các nhà tâm lý học đã nói rất đúng:"Nếu con người thật sự muốn một điều gì, điều đó sẽ hiện ngay lên bề ngoài của anh ta. Barns sẵn sàng hợp tác kinh doanh với Edison, hơn thế nữa, anh quyết tâm đạt kỳ được điều mình muốn. Anh không bao giờ nói với mình:"Quỷ tha ma bắt, có khác gì nhau? Hay mình nghĩ lại và đi làm nhân viên bán hàng!". Không, anh tự nhủ: "Tôi đến đây là để bắt đầu doanh nghiệp với Edison và sẽ đạt kỳ được, thậm chí có phải mất cả phần còn lại của cuộc đời mình". Và đúng là anh nghĩ như vậy! Có bao nhiêu câu chuyện phi thường của những người có dự định rõ ràng, theo đuổi cho đến khi họ cháy lên niềm đam mê thu hút! Có lẽ chàng Barns trẻ tuổi chẳng hiểu tí gì về những vấn đề như vậy, nhưng lòng quyết tâm và sự ngoan cường nhằm đạt một mục tiêu duy nhất (-một, nhưng bốc lửa!-) đã quét sạch mọi trở ngại và làm cho cơ hội anh vẫn mong đợi trở thành hiện thực. CƠ HỘI ĐẾN TỪ CỬA SAU

Tuy nhiên, cơ hội đã đến từ nơi Barns ít ngờ nhất. Nói chung đây cũng là một trong những tính chất chính của cơ hội. Nó hay dùng cửa sau và thường nấp sau chiếc mặt nạ "rủi ro" hoặc thậm chí "thất bại tạm thời". Cũng có thể vì thế mà nhiều người không thể nhận dạng được nó. Đúng lúc đó, ngài Edison hoàn thiện một dụng cụ mới mang tên Thiết bị phát thanh Edison. Các nhân viên bán hàng chẳng lấy gì làm thích thú. Họ cho rằng không dễ gì bán được. Barns hiểu rằng anh có thể bán được thiết bị này. Anh đề nghị với Edison và nhận được cơ hội. Và anh đã bán được! Bán nhanh đến nỗi Edison ký ngay hợp đồng với anh về việc truyền bá và bán sản phẩm trong cả nước. Việc hợp tác kinh doanh này mang lại tiền bạc, nhưng ý nghĩa lớn hơn rất nhiều là: Barns tin rằng ai cũng có thể trở nên giàu có nếu học được cách suy nghĩ. Tôi không biết lòng mong muốn của Barns mang lại cho anh số lãi ban đầu là bao nhiêu. Có thể hai hay ba triệu đôla, nhưng số này, dù là bao nhiêu đi chăng nữa, cũng quá bé nhỏ so với việc hiểu ra một sự thật: khi tuân thủ các nguyên tắc chính, ý nghĩ có thể biến thành giá trị vật chất.

ĐÃ BẮT ĐẦU - ĐỪNG BỎ DỞ

Một trong những nguyên nhân thất bại phổ biến nhất là rời bỏ công việc ngay sau khi gặp sự không may đầu tiên. Mỗi người trong số chúng ta ai cũng có lần phạm sai lầm này. . . . Một thời, chú của ngài Derby lên cơn "sốt vàng". Ông lên đường viễn Tây để đào vàng và làm giàu. Ông không biết rằng vàng trong thiên nhiên ít hơn nhiều so với các câu chuyện kể của những người tìm vàng. Ông chú rào một khoảnh đất, sắm cuốc, xẻng và bắt tay vào việc. Sau mấy tuần làm việc, lao động đã được thưởng công: có quặng! Quặng quý lấp lánh! Nhưng muốn khai thác với số lượng lớn phải có thiết bị, và ông chú ngụy trang miệng giếng và trở về Williamsburg bang Maryland. Ông chia sẻ thắng lợi với họ hàng và hàng xóm. Họ gom góp tiền mua thiết bị và chi phí vận tải. Sau đó ông chú cùng Derby quay về mỏ. Toa quặng đầu tiên được khai thác lên và đưa đi nấu. Mẫu xét nghiệm xác nhận rằng Derby đang sở hữu một trong những mỏ giàu nhất Colorado. Vài toa quặng nữa trang trải các khoản nợ nần! Và sau đó - của cải không kể xiết . . .Mũi khoan xuyên sâu xuống dưới - hy vọng của Derby và ông chú ngày càng củng cố. Nhưng sau đó, điều bất ngờ xảy ra. Mạch vàng biến đâu mất. Hũ vàng không còn nữa. Họ tiếp tục khoan, cố lần theo mạch, đến tận cùng - nhưng hỡi ôi ...

Có thể biến mong muốn thành vàng. Từ khi ngài Derby phát minh ra điều này, ông đã bù đắp các chi phí của mình gấp nhiều lần. Bước vào nghề bảo hiểm sinh mạng, ông quyết định rút ra bài học từ kinh nghiệm đáng buồn thời trẻ tuổi của mình. Bài học đơn giản:"Tôi bỏ công việc khi vàng đã nằm ngay dưới chân tôi. Từ nay tôi sẽ không bao giờ từ bỏ ý định chỉ vì ai đó không muốn mua bảo hiểm của tôi". Và Derby đã trở thành một trong số ít ỏi những người bán được hàng triệu đôla bảo hiểm mỗi năm. . . . Trước khi thành công đến với cuộc đời bạn, không biết bạn phải trải qua bao nhiêu nỗi không may, hoặc thậm chí cả thất bại tạm thời! Thật vậy, khi gặp toàn điều không thành, thì đơn giản và logic nhất là từ bỏ công việc. Và phần đông chúng ta làm như vậy. Có đúng thế không? Tác giả quyển sách này đã phỏng vấn 500 người thành đạt nhất mà nước Mỹ đã cho ra đời. Tất cả những người này đều nói rằng sự thành công điên rồ nhất đến với họ chỉ cách thất bại có một bước. Ôi, thất bại . . . kẻ tinh quái với cái nhìn vô tội và cảm giác hài hước vừa tinh tế vừa khốc liệt. Nó thích thú tóm bắt con người ngay tại nơi giáp biên với thành công!

BÉ CON ĐIỀU KHIỂN NGƯỜI LỚN Không lâu sau khi ngài Derby "nhận bằng" tốt nghiệp "trường đời" và rút ra kết luận từ "đề án tốt nghiệp" về mỏ vàng của mình, số phận đã tặng cho ông cơ hội biết được rằng không phải lúc nào "không" cũng có nghĩa là không. Hôm đó anh giúp chú xay lúa mì. Ông chú điều khiển một trang trại lớn, có vài trăm người da màu làm thuê. Cánh cửa cối xay gió khe khẽ mở ra. Một cô bé lai đen bước vào và dừng lại ở cửa. Ông chú ngẩng đầu lên, trông thấy cô bé, liền gắt:"Cần gì?" Cô bé trả lời ngắn gọn:"Mẹ tôi bảo ông đưa mẹ tôi 50 cent". Không đưa gì sất cả, - ông chú bùng nổ, - cút về nhà. Thưa ngài vâng, cô bé đồng ý và không động đậy. Ông chú tiếp tục làm việc, mải mê nên không nhận thấy rằng cô bé vẫn chưa bỏ đi. Khi ngẩng lên và thấy cô vẫn còn đứng đó, ông gào lên: Tao đã bảo đi về nhà! Thế nào, cút ngay, không tao sẽ cho biết tay bây giờ! Thưa ngài vâng, cô bé lại đồng ý và vẫn không nhúc nhích. Ông chú vứt phịch bao mì mà ông đang chuẩn bị đổ vào bể xuống, túm lấy một thanh gỗ thùng và tiến lại phía cô bé với một vẻ mặt khiến Derby nín thở. Biết tính điên của ông chú, Derby tin chắc rằng sắp xảy ra một điều gì đó khủng khiếp. Khi ông chú Derby lại gần nơi cô bé đang đứng, cô bước lên phía trước một bước và cất cao giọng: Mẹ tôi rất cần 50 cent đó. Phải mất một phút ông chăm chăm nhìn cô bé, sau đó từ từ thả thanh gỗ xuống đất, đút tay vào túi và . . . lôi ra một nửa đôla. Cô bé cầm tiền và chậm rãi quay ra cửa, không rời mắt khỏi người cô vừa chinh phục. Sau khi cô đi ra, ông chú ngồi xuống một cái thùng và nhìn rất lâu vào khoảng không. Có lẽ, ông suy ngẫm về bài học mới nhận được. Ngài Derby cũng suy ngẫm. Lần đầu tiên trong đời ông thấy một đứa trẻ da màu ra lệnh cho một người da trắng lớn tuổi. Cô ta làm thế nào để đạt được điều đó? Cái gì diễn ra với ông chú? Điều gì đã làm nỗi giận dữ tiêu tan và biến sư tử đang gầm thành con cừu hiền lành? Đứa trẻ đã sử dụng sức mạnh phi thường nào để làm chủ tình hình? Bao nhiêu câu hỏi bùng lên trong nhận thức của Derby. Nhưng nhiều năm sau ông vẫn không tìm thấy câu trả lời, cho đến ngày ông kể lại câu chuyện với tác giả những dòng này. Và, ông đã kể lại câu chuyện bất thường ngay tại cối xay gió cũ, tại chính nơi chú ông đã bị chinh phục . . . Chúng tôi đứng trong cối xay gió cũ, và ngài Derby, kể lại cho tôi câu chuyện chinh phục phi thường, đã hỏi: Anh có thể từ đây rút ra kết luận gì? Cô bé con có được sức mạnh nào mà chinh phục được ông chú vô điều kiện như vậy? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời ở các nguyên tắc trình bày trong cuốn sách này. Câu trả lời đầy đủ và bao trùm. Với các chi tiết và lời khuyên, nếu tuân theo thì mỗi một người đều có thể hiểu và áp dụng sức mạnh mà cô bé đã tình cờ nắm bắt được. Hãy sẵn sàng trong suy nghĩ - và ở chương sau bạn sẽ thấy tác động của sức mạnh đã giúp cho cô bé. Tư tưởng của cuốn sách này sẽ kích thích sự nhậy cảm của bạn và cho một quyền lực không thể chống lại được. Sự nhận thức điều đó sẽ đến với bạn trong khi đọc chương đầu hoặc một chương sau nào đó. Nó xuất hiện như một tư tưởng cụ thể hoặc trở thành cơ sở cho kế hoạch hay dự định có khả năng đưa bạn về với những rủi ro và mất mát trước đây, làm sống lại trong trí nhớ những bài học - và bạn sẽ lấy lại được tất cả những gì đã đánh mất. Khi tôi mô tả cho ngài Derby tính chất của sức mạnh mà cô bé đã sử dụng một cách vô thức, ông kiểm lại trong ý nghĩ kinh nghiệm ba mươi năm làm nhân viên bảo hiểm, đã thú nhận rằng những thành công của ông đều nhờ vào bài học ông nhận được từ đứa trẻ nhỏ. Ngài Derby nhấn mạnh:"Mỗi lần người ta đòi trả tôi tờ bảo hiểm, tôi lại nhớ đến cô bé ở cối xay gió cũ, cặp mắt to đầy thách thức của cô, và tự nhủ:"Ta phải ký được hợp đồng này!"Nhân đây cũng phải nói là phần lớn bảo hiểm tôi bán được sau khi người ta bảo không". Ông cũng không quên sai lầm trong câu chuyện đi tìm vàng. Kinh nghiệm đó, - Derby nói, - rất có ích. Nó dạy tôi phải làm việc và làm việc, dù có khó khăn đến mấy đi nữa. Tôi phải trải qua tất cả để có thể đạt được điều gì đó. Trong sự thử thách của ngài Derby không có gì bất thường. Cũng có thể, nhờ có nó mà đoán ra số phận - vì thế mà đối với ông, chúng rất quan trọng. Ông rút ra bài học từ hai tình huống nói trên, phân tích và tìm ra điều có thể học tập. Nhưng một người, không có thời gian, không có xu hướng nghiên cứu những thất bại của mình để tìm ra hạt giống hợp lý có khả năng nảy mầm thành thắng lợi, thì làm thế nào? ở đâu và làm thế nào học được nghệ thuật rút ra từ thất bại những kinh nghiệm bắc cầu đến thành công? Để trả lời cho những câu hỏi đó, tôi đã viết quyển sách này.

THÀNH CÔNG - ĐÓ LÀ MỘT TƯ TƯỞNG SÂU SẮC

Để trả lời, tôi trình bày mười ba nguyên tắc. Song hãy nhớ - câu trả lời của bạn dành cho những câu hỏi nảy sinh khi quan sát cuộc sống lạ lùng này, có thể nằm ngay trong nhận thức riêng của bạn, dưới dạng một tư tưởng, một kế hoạch hoặc một dự định xuất hiện trong khi đọc. Muốn thành công chỉ cần một tư tưởng sâu sắc. Những nguyên tắc mô tả ở đây thực chất là những phương pháp thể hiện những tư tưởng hữu ích. Trước khi trình bày, tôi muốn đề nghị các bạn suy nghĩ về ý kiến sau: Khi bắt đầu giàu có, tiền đến nhanh và nhiều đến mức ta thực sự ngạc nhiên: chúng mày trốn đâu những năm nghèo đói trước đây? . . . Càng kỳ lạ hơn nữa nếu lưu ý đến điều khẳng định rằng chỉ có những người làm việc gian khổ và kiên trì mới trở nên giàu có. Khi bạn bắt đầu suy nghĩ và giàu lên, nhất định bạn sẽ nhận thấy rằng trước đó, nhận thức của bạn phải trải qua một trạng thái nhất định, dự định cương quyết và . . . phải đầu tư một chút cái gọi là lao động nặng nhọc. Tức là bạn, và người nào khác cũng vậy, cần biết cách đưa nhận thức của mình vào trạng thái cuốn hút của cải. Hai mươi năm tôi nghiên cứu vấn đề này - rất muốn biết người giàu họ làm thế nào mà thành công! Hãy theo dõi chăm chú: bạn vừa bắt đầu vận dụng các nguyên tắc của triết lý này trên thực tế là tình hình tài chính của bạn đã được cải thiện, và tất cả những gì bạn chạm tới sẽ biến thành sở hữu riêng của bạn. Không tin à? Cứ thử xem! Nhân loại rất thiệt thòi trước hết là vì người nào cũng biết từ không được. Còn gì nữa! Tất cả các quy tắc vô hiệu lực - con người biết. Tất cả những gì không được làm - con người biết từ khi nằm trong tã! Quyển sách này dành cho những người đi tìm quy tắc dẫn đến thành công, và sẵn sàng vì nó mà đặt cược tất cả. Thành công sẽ đến với những người suy nghĩ bằng phạm trù thành công. Thất bại sẽ bám riết những người cho phép mình suy nghĩ bằng phạm trù thất bại. Chủ đề của quyển sách này là giúp cho những ai muốn học tập nghệ thuật cải biến nhận thức từ thất bại sang nhận thức thành công. . . . Nhưng cũng còn một chỗ yếu trong nhiều người chúng ta: quen đo mọi thứ bằng thước đo ấn tượng và định kiến riêng của mình. Tôi không nghi ngờ rằng giữa các bạn đọc cuốn sách này cũng có những người không tin rằng họ có thể trở nên giàu có. Tại sao? Bởi vì tư duy của họ hình thành trong điều kiện nghèo đói, thiếu thốn và lận đận. Những người bất hạnh này làm tôi nhớ đến một người Trung quốc lỗi lạc, sang Mỹ để học. Anh học tại trường Đại học tổng hợp Chicago. Một lần ngài Harper, hiệu trưởng, gặp anh ở ký túc xá và hỏi: Theo anh thì cái gì là nét nổi bật nhất của người Mỹ? Còn gì nữa, - anh sinh viên trả lời, - đôi mắt. Mắt các vị không xếch. Có thể nói gì về người Trung quốc này? Ta không tin vào điều mà ta không hiểu. Ta tin chắc rằng thước đo của ta là chuẩn mực cho tất cả mọi người. Tất nhiên, mắt của chàng trai đó không xếch.

Nó cũng giống như mắt của tất cả chúng ta . . .

TÔI MUỐN - TỨC LÀ SẼ CÓ

Khi Henry Ford quyết định sản xuất ôtô mác V-8 nổi tiếng, ông muốn thiết kế động cơ mà cả tám xilanh nằm cả trong một blốc. Nói là làm, và Ford đưa ra những chỉ thị cần thiết. Tất cả các kỹ sư đều đồng thanh nhất trí rằng không thể nào liên kết cả tám xilanh được. Ford bảo: Bất luận trường hợp nào các anh cũng phải làm bằng được. Hãy làm việc cho đến khi có kết quả, - Ford ra lệnh. - Bất chấp cần bao nhiêu thời gian cho việc này. Các kỹ sư làm việc - họ chẳng còn lối thoát nào khác, bởi vì họ muốn làm việc cho ông Ford. Sáu tháng trôi qua - không kết quả gì. Lại thêm sáu tháng nữa. Họ thử tất cả các phương án có thể - không nhúc nhích. Không thể được! Cuối cùng họ báo cáo với Ford là họ không tìm ra phương pháp thực hiện chỉ thị của ông. Hãy tiếp tục làm việc, - Ford nói. - Tôi muốn. Tức là sẽ có. Họ tiếp tục làm việc, và cuối cùng, vào một ngày đẹp trời, sọ dừa đã bị đập vỡ. Sự kiên định của Ford đã chiến thắng. Có thể trong câu chuyện này, tôi không chính xác ở một vài chi tiết nhỏ nào đó, nhưng về kết quả và hoàn cảnh - tôi xin đảm bảo. Bạn - người muốn suy nghĩ và có nghĩa là muốn giàu - sẽ rút từ đây ra bí quyết của triệu phú Ford. Tôi cho rằng bạn sẽ không phải tìm kiếm quá lâu đâu. Henry Ford thành đạt bởi vì ông đã hiểu và tiếp thu nguyên tắc thành công. Một trong số các nguyên tắc đó là biết chắc mình muốn đạt được điều gì. Hãy nhớ câu chuyện về ông Ford và đánh dấu những dòng mô tả bí quyết thành công phi thường của ông. Nếu bạn làm điều này, nếu bạn tìm ra những nguyên tắc ông Ford đã vận dụng để trở nên giàu có, thì sao bạn không tự sánh mình với ông trong thành công? Sao không nhận sự thách thức, có thể là đặt ra cho chính bạn? . . .

THI SỸ NHẬN RA CHÂN LÝ

Khi Henry viết ra những dòng tiên tri: tôi điều khiển số phận của mình, tôi là chủ nhân tâm hồn của mình, - có lẽ ông định nói rằng chúng ta điều khiển số phận của mình và là chủ nhân tâm hồn của mình trong chừng mực ta kiểm soát được ý nghĩ của mình. Có lẽ ông biết rằng ý nghĩ áp đảo trong nhận thức và tạo từ trường cho nó. Rằng, bằng những con đường vô hình, cục nam châm này lôi cuốn người, hoàn cảnh, sức mạnh đến với ta, đưa chúng vào trạng thái hài hoà với những ý nghĩ áp đảo. Cũng có thể ông muốn giải thích rằng trước khi ta tích luỹ được của cải vô tận, cần nạp cho nhận thức ước muốn giàu có, bắt đầu suy nghĩ bằng phạm trù tiền bạc, cho đến khi lòng ước muốn tiền bạc tự tạo ra những kế hoạch cụ thể nhằm có được chúng.

CHÀNG TRAI NHÌN THẤY SỐ PHẬN

Tôi nghĩ rằng, cuối cùng chúng ta đã sẵn sàng nghiên cứu nguyên tắc thành công đầu tiên. Hãy cố gắng cởi mở và nhớ rằng tất cả những nguyên tắc này không phải do một người nghĩ ra. Chúng đã có hiệu lực với nhiều người và bạn có thể áp dụng chúng có lợi cho mình. Tôi hy vọng bạn sẽ không thấy chúng quá phức tạp. Nhiều năm trước đây tôi đã đọc một bài diễn văn trước các sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Salem (thành phố Salem, bang Tây Virginia). Nguyên tắc tôi mô tả ở chương sau đã được trình bày cô đọng trong bài diễn văn này. Theo chỗ tôi được biết, ít nhất một người trong số sinh viên tốt nghiệp không những tiếp thu, mà còn biến nó thành một phần thế giới quan của mình. Sau này chàng trai đã trở thành thượng nghị sỹ và là cán bộ có ảnh hưởng lớn trong bộ máy của Tổng thống Franklin D.Ruzvelt. Ông gửi cho tôi một bức thư nói rõ ý kiến về nguyên tắc này, và tôi tự cho phép mình đăng lại nó với tư cách lời mở đầu cho chương sau.

Ngài Napoleon kính mến!

Công việc của tôi ở Thượng viện cho phép nhìn nhận từ bên trong những vấn đề mà những người dân Mỹ đang vấp phải, và tôi viết thư cho Ngài để đưa ra lời khuyên có thể giúp cho hàng ngàn người xứng đáng. Năm 1922, khi tôi tốt nghiệp trường Đại học Salem, Ngài đã đến đọc diễn văn tại trường. Ngài đã đưa vào nhận thức của tôi tư tưởng mà nhờ có nó ngày nay tôi có khả năng phục vụ nhân dân bang mình, và không nghi ngờ gì nữa, mỗi một thành công trong tương lai của tôi đều sẽ gắn với tư tưởng này. Tôi vẫn nhớ - tưởng chừng như mới ngày hôm qua - câu chuyện kỳ diệu của Ngài kể về việc ông Henry Ford đã đạt những tầm cao đáng kể như thế nào. Lúc đó, trước khi Ngài kết thúc diễn văn, tôi đã quyết định sẽ mở đường cho mình, dù phải trải qua khó khăn đến mấy đi nữa. Hàng triệu thanh niên nam nữ sẽ ra trường trong năm nay và những năm tiếp theo. Và mỗi người trong số họ đều cần những lời động viên khuyến khích như tôi đã nhận được từ Ngài. Họ muốn biết phải đi đâu, làm gì, bắt đầu từ đâu trong cuộc đời này. Ngài có thể nói cho họ biết điều đó, vì Ngài đã giúp nhiều người giải quyết vấn đề. Ngày hôm nay ở nước Mỹ có hàng ngàn người muốn biết làm thế nào để biến tư tưởng thành tiền; hàng ngàn người phải bắt đầu từ con số không và bù đắp những mất mát đã chịu. Hơn bất kỳ ai khác, Ngài có thể giúp họ. Nếu sách của Ngài được xuất bản, tôi mong được nhận cuốn đầu tiên với chữ ký đề tặng của Ngài.

Chúc mọi điều tốt lành, người bạn trung thành của Ngài, Jennings Randolph.

Năm 1957, 35 năm sau diễn văn nói trên, tôi thực sự sung sướng được quay lại trường Đại học Salem để phát biểu tại buổi lễ trao bằng cử nhân cho sinh viên tốt nghiệp. Lúc đó tôi cũng được trao bằng tiến sỹ văn học danh dự. Tôi theo dõi số phận của Jennings Randolph từ năm 1922. Ông đã trở thành người quản lý của một trong những hãng hàng không hàng đầu trong nước, một diễn giả hào hứng và là thượng nghị sỹ bang Tây Virginia.

Suy nghĩ cần ghi chép

Không quan trọng là ngày hôm nay bạn ăn mặc như thế nào và có bao nhiêu tiền. Bởi vì, cũng như Edwin Barns, người nào vươn tới thành công thì mới đạt được nó.

Đi tới thành công càng lâu bao nhiêu thì nó càng gần gũi bấy nhiêu. Quá nhiều người chỉ còn một bước nữa là chiến thắng thì bỏ dở. Hãy nhớ rằng: người khác sẽ đi bước đó.

Chí hướng - hòn đá thử vàng cho mọi thành tựu, lớn hay nhỏ. Người đàn ông to khoẻ sẽ thua đứa trẻ có chí hướng.

Hãy hình dung khác đi về định mệnh của mình - và bạn sẽ đạt được cái mà hôm nay tưởng như không làm nổi.

TẤT CẢ MỌI ĐIỀU MONG MUỐN VÀ HÌNH DUNG ĐƯỢC, THÌ ĐỀU ĐẠT ĐƯỢC.


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: