Nội Dung
B. NỘI DUNG
I. VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT CỦA HY LẠP CỔ ĐẠI
Nghệ thuật của Hy Lạp cổ đại đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hóa của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là trong các lĩnh vực điêu khắc và kiến trúc . Ở phương Tây, nghệ thuật của Đế Chế La Mã chủ yếu bắt nguồn từ hình mẫu của nghệ thuật Hy Lạp. Ở phương đông , công cuộc chinh phục của Alexandria Đại Đế bắt đầu nhiều thế kỷ giao lưu trao đổi lẫn nhau giữa các nền văn hóa Hy Lạp, Trung Á và Ấn Độ, kết quả là ở nghệ thuật Hy Lạp -Phật giáo, với ảnh hưởng xa đến Nhật Bản. Sau thời kỳ ở châu Âu, thẩm mỹ nhân văn và các tiêu chuẩn kỹ thuật cao từ nghệ thuật Hy Lạp đã là nguồn cảm hứng của các nghệ sĩ châu Âu. Cũng vào thế kỷ XIX, các truyền thống cổ điển bắt nguồn từ Hy Lạp thống trị nghệ thuật của thế giới phương Tây.
Nghệ thuật của Hy Lạp cổ đại thường được chia theo phong cách thành bốn giai đoạn: hình học, cổ xưa, cổ điển, và Hy Lạp hóa. Niên đại của phong cách hình học thường được đặt vào khoảng năm 1000 trước Công nguyên, mặc dù trong thực tế ít biết về nghệ thuật ở Hy Lạp trong giai đoạn 200 năm trước đó(theo truyền thống được gọi là kỉ nguyên Hy Lạp tăm tối), thời kì thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đã chứng kiến sự phát triển chậm của phong cách cổ xưa như được minh chứng bằng kiểu tranh vẽ men đen trên đồ gốm. Sự khởi đầu của các cuộc chiến tranh với Ba Tư (từ năm 480 trước Công nguyên đến năm 448 trước Công nguyên) thường được coi là sự phân chia giữa giai đoạn cổ xưa và các thời kỳ cổ điển, và triều đại của (từ năm 336 TCN đến năm 323 TCN) được coi là thời điểm chia tách thời kì cổ điển khỏi thời kì Hy Lạp hóa.
Trong thực tế, không có quá trình chuyển đổi mạnh từ một thời kì này tới
một thời kì khác. Các hình thức nghệ thuật phát triển với tốc độ khác nhau trong các phần khác nhau của thế giới Hy Lạp, và như trong bất kỳ thời đại, một số nghệ sĩ làm việc với phong cách sáng tạo hơn hơn những người khác. Truyền thống địa phương đặc thù, bảo thủ trong đặc điểm, và các điều kiện của văn hóa địa phương, cho phép các nhà sử học xác định được nguồn gốc của bất cứ sự thay đổi nghệ thuật nào.
Nghệ thuật Hy Lạp chia làm ba thời kì:
Thời kì cổ xưa: Từ thế kỉ VII (T.CN) đến thế kỉ VI (T.CN).
Thời kì cổ điển: Từ thế kỉ V (T.CN) đến thế kỉ IV (T.CN).
Thời kì Hi Lạp hóa: Từ thế kỉ III (T.CN) đến thế kỉ II
II. ĐIÊU KHẮC HY LẠP CỔ ĐẠI
Nghệ thuật Hy Lạp và điêu khắc đã có một ảnh hưởng sâu sắc qua các thời đại. Nhiều trong số các phong cách đã được sao chép và sao chép một số những gì khán giả hiện đại ngày nay sẽ lớp học như một số trong những nghệ sĩ tốt nhất đã từng tồn tại ví dụ như Michelangelo. Nghệ thuật và điêu khắc phương Tây có nguồn gốc từ nghệ thuật Roman, trong khi ở phía Đông, chinh phục Alexander Đại đế đã sinh ra Greco-nghệ thuật Phật giáo, thậm chí đã có một ảnh hưởng như xa như Nhật Bản tất cả đều xuất phát từ nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Người Hy Lạp sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau trong tác phẩm điêu khắc của họ bao gồm cả đá cẩm thạch, đá và đá vôi như các phong phú ở Hy Lạp. Các tài liệu khác, chẳng hạn như đất sét cũng được sử dụng nhưng do bản chất giòn của chúng nên còn sót lại rất ít. Tác phẩm điêu khắc Hy Lạp là rất quan trọng là phần lớn trong số chúng nói với chúng ta một câu chuyện về vị thần, Anh hùng, Sự kiện, sinh vật thần thoại và văn hóa Hy Lạp nói chung. Nhiều trong số những bức tượng còn sót lại thực sự có nguồn gốc La Mã. Giống như nhiều người ngày nay những người La Mã đã có một sự tôn trọng sâu sắc đối với tác phẩm điêu khắc Hy Lạp và nhiều người đã được sao chép. Nếu người La Mã đã không được thực hiện các bản sao này, nhiều Huyền thoại Hy Lạp và những câu chuyện mà chúng ta biết ngày nay đã bị mất tính nguyên gốc. Tác phẩm điêu khắc Hy Lạp chủ yếu là chia thành bảy giai đoạn - Mycenaean Nghệ thuật, Sub-Mycenaean Dark Age, Proto-Hình học, hình học Nghệ thuật, Archaic, Cổ Điển và Hy Lạp.
Những công trình điêu khắc từ thế kỷ VIII-VII TCN của Hy Lạp còn cứng nhắc và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nghệ thuật phương Đông nhưng dần dần, nó đã vượt qua chủ nghĩa công thức, vươn tới chủ nghĩa hiện thực.
Tới thế kỷ V-IV TCN, nghệ thuật tạo hình đạt tới trình độ phát triển nhất. Những công trình sáng tạo gắn liền với tên tuổi các nghệ sĩ tài ba như Polignos, Miron, Phidias, họ đã thể hiện tác phẩm sinh động và có tính tư tưởng sâu sắc. Thậm chí, các Thần Athéna và Marchiatte của Miron còn diễn tả tinh tế nội tâm của nhân vật.
Hình ảnh người đàn ông khỏa thân trong Hy Lạp là hình tượng rất phổ biến. Ta thấy hầu hết các tác phẩm điêu khắc đều là khỏa thân. Mặc dù các nhà nghiên cứu đac cho ra kết luận rằng người Hy Lạp ăn mặc không có phần nào hở trên cơ thể cả. Các nghệ sĩ lột trần các vị anh hùng để miêu tả vẻ đẹp cơ thể, sức mạnh tiềm ẩn trong cơ thể của họ.
Người Hy Lạp đã đưa nghệ thuật điêu khắc đá lên một đỉnh cao mới. Từ những nhân vật đứng độc lập một mình, cũng như trong thế chuyển động vươn lên. Cẳng chân và cánh tay được uốn cong, sự biểu đạt chi tiết được khắc trên khuôn mặt, đá trở thành trang phục có nếp gấp, và con người được mô tả gần như hoàn hảo. Người Hy Lạp đã biến đá trở thành da thịt và tạo ra những tác phẩm điêu khắc đẹp nhất mà thế giới từng được biết.
Nghệ thuật điêu khắc của Hy Lạp đã phát triển và để lại nhiều thành tựu vĩ đại chứng tỏ đỉnh cao về sự mẫu mực của Hy Lạp về trí tuệ trong tạo hình.Cho đến tận ngày nay, khi nhắc đến Hy Lạp người ta sẽ nghĩ ngay đến đền thờ PácTê Nông (Parthénon), đến các pho tượng trên biển của Hy Lạp như tượng người némđĩa, tượng vệ nữ Mi lô... Phong cách nghệ thuật đặc trưng này đã có sức ảnhhưởng đến nghệ thuật khắp thế giới cho đến tận hôm nay.
III. ĐIÊU KHẮC HY LẠP CỔ ĐẠI QUA CÁC THỜI KỲ
Điêu khắc Hy Lạp cổ đại được phát triển qua 3 thời kỳ.
1. Ở thời kỳ cổ xưa
Ở thời kỳ này hình tượng điêu khắc rất đơn giản, trước đó nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp đã bắt đầu những bước đi dò dẫm từ thế kỷ X - VIII. Phần lớn là các tượng nhỏ bằng đồng thanh, đồng nung, hoặc ngà voi thể hiện một cách sơ lược hình tượng các con vật, con người hay các quái vật trong sự kết hợp giữa người và vật. Đôi khi còn có những tượng bằng gỗ, diễn tả các vị thần. Điêu khắc thời kỳ này gắn liền với tôn giáo. Thời cổ sơ (Thế kỷ VII – VI trước công nguyên) Trong nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp xuất hiện 2 loại tượng: Tượng nam khoả thân và nữ mặc áo dài. Những tượng này được thể hiện trong dáng đứng thẳng, hai tay buông theo thân. Tượng trong dáng tĩnh, nghiêm trang cân đối. Tỷ lệ cơ thể cũng như hình khối chưa chuẩn mực, chất liệu sử dụng là đá. Thời gian này, trong điêu khắc Hy Lạp vẫn thấy những ảnh hưởng của ước lệ tạo hình phương Đông. Tượng "nhìn ngay ngó thẳng" và gắn liền với tôn giáo tín ngưỡng. Sang thế kỷ VI trong phong cách làm tượng đã có sự chuyển biến. Các tượng thẳng đứng như cây cột dần được thay thế bằng những pho tượng dáng động từ đơn giản đến phức tạp dần. Nửa đầu thế kỷ V, điêu khắc Hy Lạp được đánh dấu bằng các tác phẩm chạm nổi ở đền thờ thần diễn tả 12 chiến công người anh hùng Hecquyn (Hercules). Con người được diễn tả ở nhiều tư thế vận động khác nhau, sinh động. Hình tượng điêu khắc đã thoát khỏi sự chi phối của ước lệ tạo hình cơ sở. Nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp bước vào thời kỳ mới.
2. Thời kỳ cổ điển (Thế Kỷ V – IV trước công nguyên)
Từ giữa thế kỷ V thành bang A ten đã phát triển trở thành trung tâm lớn của Hy Lạp cả về chế độ xã hội cũng như văn hoá nghệ thuật. Người đứng đầu về điêu khắc thời này là Phi-đi-át (Phiđias), Pô-ly-clét (Polycléte) và Mirông. Pô ly clét dành nhiều thời gian cho nghiên cứu và sáng tạo của mình cho việc tìm ra tỷ lệ chuẩn cân đối, hài hoà của cơ thể nam giới. Tiêu biểu là tượng Đôripho (Doryphore) người lực sỹ vác giáo: có tỷ lệ 7 đầu, cân đối, hài hoà của các tỷ lệ giữa đầu, thân, tay, chân, sự mềm mại, sống động của hệ thống cơ, chất đá đã biến thành da thịt, có cảm nhận được sự vững chắc của cơ thể, sự chuẩn xác về giải phẫu tạo hình kết hợp với cái đẹp của đường nét, hình khối. Ở thời kỳ này điêu khắc Hy Lạp định hướng theo biểu hiện tính tự nhiên và hiện thực, đồng thời theo đuổi một thứ lý tưởng đẹp, họ tập trung sức lấy tinh thần của nhân vật anh hùng với sự hoàn mỹ của hình tượng và sự tôn nghiêm tạo sự hài hòa thành một thể thống nhất.
2. Thời kỳ Hy Lạp hóa
Thời kỳ này là một giai đoạn trong lịch sử Hy Lạp cổ đại và lịch sử Địa Trung Hải sau cái chết của Alexandros Đại Đế vào năm 323 TCN và sự xuất hiện của đế quốc La Mã, được báo hiệu bằng năm 31 TCN và cuộc chinh phục nhà Ptolemaios Ai Cập năm 30 TCN ngay sau đó.
Thời kỳ này là thời kỳ mà điêu khắc phát triển đến đỉnh cao. Nhiều công trình được sáng tạo bởi Polygnotus, Myron, Phidias. Tác phẩm Tượng thần Athena và Marsyas (tại Vườn Bách thảo của Copenhagen) được sáng tác bởi Myron.
II. MỘT SỐ THÀNH TỰU TIÊU BIỂU
Qua thời gian và những thăng trầm, biến cố, nhiều tác phẩm điêu khắc quý giá của Hy Lạp cổ đã bị hủy hoại, chỉ còn một số ít tác phẩm còn tồn tại nguyên vẹn. Dưới đây là một số thành tựu tiêu biểu độc đáo của nền văn minh này:
1. Tác phẩm Nàng Samothrace – Nữ thần chiến thắng có cánh
Nàng Samothrace – Nữ thần chiến thắng có cánh còn được gọi là Nike of Samothrace, được tạc từ một khối đá cẩm thạch từ thế kỷ thứ ba trước công nguyên, khắc họa vị thần chiến thắng của Hy Lạp. Mô tả nữ thần , vị thần tượng trưng cho chiến thắng, có chiều cao 328 cm . Bức tượng được nhà ngoại giao người Pháp Charles Champoiseau phát hiện năm 1863, tại đảo , phía Đông Hy Lạp, trong tình trạng bị vỡ thành nhiều mảnh. Nhà phần chân đế và thân, Champoiseau xác định được đây là một bức tượng thần Nike, thường mang hình một phụ nữ có cánh. Các mảnh vỡ được gửi về Paris, ghép lại và trưng bày ở bảo tàng Louvre. Mặc dù không còn nguyên vẹn, ngày nay, Tượng thần chiến thắng Samothrace vẫn được xem như một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng bậc nhất. Kể từ năm 1884, bức tượng đã được trưng bày tại viện bảo tàng nghệ thuật lớn nhất thế giới – Louvre và là một trong những bức tượng lừng danh thế giới. Tác phẩm này được chú ý bởi tư thế rất tự nhiên mềm mại với bộ y phục có những đường nét uốn lượn được tạc vô cùng khéo léo và điêu luyện khiến người ta tưởng như nàng Samothrace đang đứng trước biển và tận hưởng ngọn gió mát lành. Bức tượng Nữ thần chiến thắng Samothrace với đôi cánh cuồng phong đang ngả người ra phía trước khiến người xem có cảm tượng về một nguồn năng lượng đang bị kìm hãm và nhớ đến chiến thắng của những người Rhodia trước biển cách đây 2.190 năm (khu Denon). Ta còn cảm nhận được qua đôi cánh dang rộng, bộ ngực vươn ra như đang bay theo tiếng gọi của tự do...
2. Tác phẩm Tượng thần Vệ Nữ thành Milo
Tác phẩm này là một bức tượng và là một tác phẩm nổi tiếng nhất, khắc hoạ (người gọi là ; là "Vệ nữ"), vị nữ thần và của người . Tượng được điêu khắc trên chất liệu , hơi lớn hơn người thật với chiều cao 203 cm (80 inches), nhưng đã mất hai tay và nguyên bản. Theo một đoạn văn khắc trên cái bệ ngày nay đã mất, mọi người cho rằng đây là tác phẩm của ; trước kia tượng từng bị nhầm là tác phẩm của nhà điêu khắc . Tượng có niên đại khoảng năm . Dù niên đại này khá muộn, nó tổng hợp các phong cách điêu khắc cổ điển Hy Lạp.
Đây được coi là bức tượng đẹp nhất về thân hình phụ nữ. Hiện nay, tượng đang trưng bày trong viện bảo tàng Louvre của Pháp. Nàng Venus của thành Milo là một trong những bức tượng cổ xưa và nổi tiếng nhất của nghệ thuật điêu khắc cổ đại. Các nhà khoa học dự đoán nó được tạc trong khoảng thời gian từ năm 130-100 trước công nguyên. Nữ thần tình ái và sắc đẹp của người Hy Lạp to lớn hơn kích thước thực tế của con người với chiều cao hơn 2m. Cánh tay và chân tượng đã bị mất, tuy vậy, phần còn lại của tượng càng khiến người ta thấy vẻ đẹp của nàng Venus thật huyền bí và khơi gợi sức tưởng tượng về nàng.
Bức tượng được một người nông dân tên là Yorgos Kentrotas tìm thấy trong tình trạng rời làm hai mảnh năm trên , cũng được gọi là Melos hay Milo, ở . Ông giấu bức tượng nhưng sau này các quan chức người đã tìm ra và tịch thu. Một sĩ quan hải quân, , phát hiện vẻ đẹp của tượng và dàn xếp vụ mua bán cùng Đại sứ Pháp tại Thổ Nhĩ Kỳ, Marquis de Riviere. Sau khi phục chế, bức tượng được mang giới thiệu cho vua năm. Cuối cùng nhà vua cho đặt tượng tại ở , nơi bức tượng vẫn được trưng bày đến ngày nay.
Sự nổi tiếng của bức tượng trong không đơn thuần vì vẻ đẹp của nó mà còn vì những nỗ lực quảng bá mạnh của chính quyền Pháp. Năm Pháp trả lại bức tượng cho sau khi bức tượng bị cướp đoạt đem về nước. Tượng thần Vệ nữ được coi là một trong những tác phẩm điêu khắc cổ điển đẹp nhất còn tồn tại khiến người Pháp càng bỏ công quảng cáo bức tượng Vệ nữ Milo là tuyệt tác hơn so với bức tượng họ vừa mất trước đó. Tượng được các nghệ sĩ và các nhà phê bình ca ngợi, họ coi đó là biểu tượng của vẻ đẹp duyên dáng của phụ nữ; tuy nhiên, rõ ràng không theo trào lưu chung khi cho rằng nó giống như một "tên sen đầm". Hiện nay vẫn chưa biết chính xác bức tượng này, theo nguyên bản, thể hiện khía cạnh nào của thần Vệ nữ. Thông thường mọi người cho rằng tượng khắc hoạ Venus Victrix đang giữ một quả táo vàng do Paris thành Troia đưa (xem thêm Sự phán xử của Paris). Đây cũng có thể là nguồn gốc cách đặt tên kiểu chơi chữ hòn đảo Milos, có nghĩa là "quả táo" trong tiếng Hy Lạp. Một mảnh của cánh tay với quả táo đã được tìm thấy gần bức tượng và được cho là cánh tay nguyên bản của tượng. Sau khi bức tượng được tìm thấy, nhiều người đã tìm cách khôi phục dáng bộ nguyên thuỷ, dù vậy vẫn chưa mang lại thành công.
3. Tác Phẩm Người đánh xe ngựa ở thành Delphi
Bức tượng được tạc từ năm 470 trước công nguyên và là một trong những bức quý hiếm giữ được trạng thái hoàn hảo nhất cho tới ngày hôm nay. Tượng được tìm thấy tại đền thờ Apollo ở Delphi vào năm 1896 và hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ Delphi. Người đánh xe ngựa là một phần trong một khối tượng lớn do anh trai của vua Syracuse là Polyzalos đặt tặng cho đền thờ Apollo ở thành Delphi. Bức tượng đồng được tạc từ thời kỳ đầu của nền nghệ thuật cổ điển với phong cách đặc trưng là đôi mắt thủy tinh được ghép vào khuôn mặt tượng. Bức tượng mô tả người đánh xe vào thời điểm chiến thắng, nhưng thái độ của anh thể hiện sự khiêm nhường, hoàn toàn khống chế cảm xúc. Khả năng tự chủ này là dấu hiệu của con người văn minh trong xã hội Hy Lạp cổ đại và là một khái niệm thấm sâu vào nghệ thuật thời kỳ này.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top