Chương 5 : Giao tiếp theo cách của trẻ em

Một vài tháng trước, tôi đã tham gia
một trong những cuộc hội thoại thú
nhất cuộc đời; và bạn không thể tưởng tượng nổi đối phương là ai đâu.

Ừm, có thể bạn đã đoán được rồi, vì cái tiêu đề của chương này đã tiết lộ hết. Nhưng tôi thì khác. Đáng ra thì các bạn cũng sẽ chẳng bao giờ đoán được sự thật này. Trước hết, hãy để tôi giải thích cụ thể cho các bạn tại sao đó lại là một cuộc hội thoại hay. Đúng như dự đoán, tôi là người nói gần hết cuộc hội thoại, vì việc lấp đầy bầu không khí với giọng nói của bạn mang lại một cảm giác khá thỏa mãn.

Điều này có nghĩa là thứ thú vị không nằm ở những gì đối phương nói với tôi, mà ở cách tiếp cận của cô bé. Đối phương trong cuộc hội thoại này về cơ bản không có chút cân nhắc nào. Điều này quả là mới lạ, vì những chuyện đùa hàng gày thường dập khuôn và nhàm chán. Việc không cân nhắc sẽ giúp cuộc hội thoại trở nên thú vị hơn, được chi phối bởi cảm xúc và đôi khi hơi không phù họp.

Đương nhiên rồi, những chủ đề vui nhất thì luôn không phù hợp - rất ít chủ dề thực sự không phù hợp, điểm bạn cần chủ ý là làm sao để nói về những chủ đề này một cách phù hợp.

Đối phương cúa tôi trong trường hợp này cũng rất thắng thắn, không hề giả vờ và cũng chẳng khôn khéo. Họ đi thẳng vào vấn đề, hạ gục mọi cái cớ hoặc mọi lời lí giải cho những lí do của tôi, một cách rất xác đáng. Hai thêm hai là bốn và chẳng gì có thể thay đối được. Nói chuyện cùng những người không ngại vòng vo thực sự mang lại một cảm giác mới mẻ. Họ không ngại hỏi những câu sâu xa và khó nhằn, bất kể có phải hỏi bao nhiêu lần câu: "Tại sao?" để hiểu được một vấn đề gì đó. Thông thường, mọi người sẽ cố để tránh những câu hỏi này.

Sau cùng, đối phương không giả tạo với tôi khiến tôi cũng không giả tạo với họ. Không tồn tại một chút phán xét nào, và rõ ràng là mọi thứ được dẫn dẳt bởi sự tò mò đơn thuần. Tôi có thể trở nên mềm yếu và dễ dàng chia sẻ những suy nghĩ riêng tư.

Bạn đã đóan được rồi đấy đối phương trong cuộc hội thoại này chỉ là một cô bé tám tuổi tôi gặp tại một buối tiệc nướng.

Gần như mọi người đều gặp khó khăn khi giao tiếp nếu chuẩn bị quá nhiều. Chúng ta thường phân tích dữ liệu trong đầu, lên kế hoạch và sàng lọc những điều muốn nói. Đây là một hành động thừa thãi.

Cho dù những suy nghĩ trong đầu có đầy hứng khởi và ngập tràn cảm xúc đến đâu đi chăng nữa, những gì ta nói ra có thể khá ngớ ngẩn. Chúng ta chỉ chăm chăm bám vào kế hoạch và đi theo những chủ đề an toàn.

Chúng ta tự loại bỏ sự hứng khởi và các tình tiết, vì ta không muốn chọc vào ổ kiến lửa hoặc vì bản thân ta đã tự nhận thức được điều đó.

Trẻ em thì không mắc phải vấn đề này.

Chúng giao tiếp mà không hề có bất cứ sự sàng lọc nào và hoàn toàn không biết điều gì là phù hợp với chuẩn mực xã hội, còn điều gì thì không.

Chúng rất hồn nhiên thốt ra bất cứ thứ gì xuất hiện đầu tiên trong đầu. Tôi nghĩ rằng đặc điểm trên cần được nhân rộng trong giao tiếp. Nó khiến mọi người cuốn hút hơn, thú vị hơn, và trên hết là sâu sắc hơn.

Việc cần làm là rũ bỏ mọi định kiến, phán xét, quy chụp, sàng lọc và chỉ giao tiếp bằng trái tim thôi. Tất nhiên, phải có lý. Khi bạn có thể là chính mình mà không cần che giấu điều gì, bạn sẽ là một đối tượng thú vị để trò chuyện cùng. Và bạn có thể tự tin cá rằng mình không hề nhàm chán.

Dừng lại vài giây và lục lại trong kí ức cúa mình, khi còn là trẻ con, bạn sẽ tiếp cận cuộc hội thoại này như thế nào. Khi đó, bạn không có vỏ bọc, bạn thể hiện cảm xúc thật và nói những điều mình thực sự nghĩ.

Nếu có thể làm được điều này, bạn đang trên đà trở thành một nhà ngoại giao tài ba.

Vậy trẻ em làm những gì để có thể giao tiếp hiệu quả và chúng ta, người lớn, phải làm sao để có thể làm theo chúng?

Đầu tiên, trẻ em không bao giờ phán xét và cũng không có bất cứ định kiến nào về thế giới.

Chúng không áp đặt những phán xét
đó lên bạn, đơn giản vì chúng không biết phải làm như thế nào. Điều này đồng nghĩa với việc chúng sẽ không cảm thấy lời nói của mình bị đánh giá. Trẻ con không để tâm nhiều đến suy nghĩ của người khác, vì đối với chúng đó không phải vấn đề quan trọng. Bọn trẻ chỉ thể hiện bất cứ suy nghĩ hồn nhiên nào nảy ra trong đầu.

Bạn cũng có thể làm vậy, nhưng ở mức độ hợp tình hợp lý.

Nếu hiểu rõ đâu là giới hạn chấp nhận được, hãy cứ thoải mái hồn nhiên một cách không giả tạo. Bạn sẽ là chính mình hơn và sẽ không thấy nhàm chán. Đừng quá đắn đo xem phải nói gì, hãy để con người thật của bạn được tỏa sáng.

Mọi người vẫn sẽ phán xét, nhưng không nhiều như bạn tưởng. Chỉ có mình bạn mới nghĩ rằng mình lúc nào cũng là trung tâm được để ý.

Thứ hai, trẻ em chỉ nghĩ theo nghĩ đen.

Chúng không dùng bất kỳ phép ẩn dụ hay phép so sánh nào. Bọn trẻ vẫn chưa có đủ khả năng nhận thức được việc đó.

Chúng cần những chỉ dẫn cụ thể, sau đó kểt hợp với những khái niệm trong thế giới của con trẻ để nhìn nhận thế giới bên ngoài. Và đây cũng chính là lí do tại sao các diễn viên hài lại hài hước đến vậy. Nét hài hước của họ bắt nguồn từ cách họ quan sát và miêu tả cuộc sống hàng ngày thông qua sự trung thực đến trần trụi. Ví dụ, một cặp mông trông như "hai miếng bim bim khoai tây dính vào nhau", hoặc nhận xét rằng "Dầu gió rất cay" hoặc "Xe ô tô gì mà nhìn như cái đèn chùm". Những câu nói này khiến mọi người bật cười vì các nghệ sĩ hài đã bỏ qua mọi cân nhắc và sàng lọc. Họ làm cho những thứ quen thuộc bỗng trở nên mới lạ khiến người xem không ngờ tới. Đây chính là một nền móng của sự hài hước.

Họ nói ra những điều mọi người muốn nói, nhưng qua quá trình tự cắt bỏ và sàng lọc thì không thể thốt ra được nữa.

Chừng nào bạn dám chắc được đang không xúc phạm ai một cách quá đà, những câu nói thẳng thừng này thực sự rất hài hước. Chúng cũng thể hiện một góc nhìn mà mọi người rất dễ bỏ lỡ. Thông thường, mọi người hay lạm dụng phép ẩn dụ hoặc phép loại suy, hoặc một loại tư duy "cao siêu" nào đó. Vậy nên, người khác sẽ thấy trân trọng khi bạn hạ suy nghĩ của mình xuống mức bình thường và miêu tả mọi thứ đơn giản hết mức có thể.

Thứ ba, trẻ em chỉ thể hiện cảm xúc thật mà kông có bất cứ sàng lọc nào.

Một đặc điểm đáng quý nữa trong các uộc nói chuyện của trẻ em chính là cách chúng thể hiện cảm xúc thật mà không cần điều chỉnh bản thân. Những cảm xúc này có thể tiêu cực, có thể tích cực.

Đây là dấu hiệu của sự thành thực, minh bạch và dễ tổn thương. Nếu bạn có thể thể hiện những đặc điểm trên, mọi người sẽ hiểu rằng bạn không giấu giếm gì hết. Họ sẽ thoải mái ở bên bạn khi biết rằng có thể suy đoán và đọc rõ được con người bạn.

Đây quả thực là một luồng gió mới, vì người lớn luôn cố thể hiện một con khác với bản thân mình trong giao tiếp Họ luôn cố để đánh lừa bạn. Kể cả khi không hoàn toàn lừa dối, người lớn vẫn có động cơ thầm kín nào đó hoặc đang ngầm công kích bạn.

Trẻ em không mắc phải bất cứ vấn đề nào kể trên. Chúng chỉ nói những thứ xuất hiện trong đầu. Chúng thể hiện cảm xúc bản thân đúng như những gì chúng cảm thấy. Ngưòi lớn thì hay bị chi phối bởi sự kiêu ngạo, cái tôi, cảm giác bất an và lòng tự trọng. Vì vậy, sẽ rất khó để họ thoải mái thể hiện mặt yếu đuối của bản thân.

Thứ tư, trẻ em luôn "tới bến".

Chúng không xấu hổ và cũng không ngại đặt câu hỏi, kể cả khi rơi vào tình huống khó xứ. Đơn giản chỉ là chúng không biết, vì vậy chúng muốn một câu trả lời để thỏa mãn trí tò mò của bản thân. Bọn trẻ chẳng buồn quan tâm những thứ mà đám người lớn chúng ta
luôn vướng bận.

Một dnêm yếu chúng ta thường mắc phải là không tò mò và không quan tâm đủ đến nguời khác. Nhũng câu hỏi nhỏ nhặt nhất cũng giúp thế hiện sự quan tâm và khích lệ cho đối phương. Và những câu hỏi sâu sắc sẽ đưa cuộc hội thoại đến một mức thú vị hơn mà các cuộc hội thoại thường ngày chẳng thể chạm đến được.

Nguyên nhân khiến phần nhiều người lớn chùn bước là do chúng ta cảm thẩy xấu hổ, hoặc ta sợ sẽ làm đối phương xấu hổ. Ta lo rằng sẽ nói gì đó không hợp lý hoặc vô nghĩa.

Hầu hết nỗi sợ đó của chúng ta thật vô căn cứ. Điều tệ nhất là nếu ngập ngừng, ta sẽ bỏ qua những câu hỏi có thể dẫn cuộc hội thoại đến một ngưỡng cao hơn, thú vị hơn.

Trái lại, bọn trẻ đào bới, đào bới tiếp và không có dấu hiệu dừng lại. Bạn hãy thứ tự mình trải nghiệm, nhưng đừng quên rằng việc tìm hiểu thông qua các câu hỏi khác nhau khác hoàn toàn việc hỏi đi hỏi lại những câu tương tự. Sẽ rất phiền nếu bạn cứ lặp đi lặp lại một câu hỏi. Khi có thể lôi kéo được sự tò mò chân thực nhất, bạn sẽ đẩy được cuộc hội thoại đi xa hơn.

Vậy giao tiếp theo cách của trẻ em nghĩa là gì ?

Nó có nghĩa là hãy nói chuyẽn môt cách dũng cảm và không hề lo sợ. Trẻ em sống một cách tự tại, trong thế giới của chúng, định kiến không tồn tại.

Khi cố tình nói chuyện theo cách của trẻ em, bạn tỏa ra sự tự tin mà phần lớn người trưởng thành ước gì họ có được. Họ sẽ ước họ có được sự tự tại như vậy. Và họ sẽ ước có thể liên kết các chi tiết như cách bạn đang làm. Mọi người sẽ bắt đầu thấy được bản thân mình thông qua cách bạn ứng xử. Họ bắt đầu nhận thấy con người không cần che giấu của mình trong chính bạn.








Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top