Chương 17 : Không bao giờ cười trước
CHÚNG TA ĐỀU CƯỜI NHỮNG NỤ CƯỜI GIẢ TẠO.
Bất kể chúng ta nghĩ mình thành thật đều thế nào hay ghét việc phải tỏ vẻ trước mặt ngưòi khác ra sao... chúng ta vẫn sử dụng nụ cười giả tạo hàng ngày.
Đây là sự thật và bản chất của việc đó là tốt. Ai cũng muốn được mọi người yêu mến, muốn mọi tình huống xã hội đều thuận lợi, và muốn sự yên lặng ngượng ngùng biến mất, Trên hết, chúng ta không hề muốn người khác cảm thấy kém cỏi vì họ vô tình kể một chuyện cười nhạt nhẽo.
Vậy nên ta ném cho họ một tiếng thương hại, giả tạo.
Đó là chất bôi trơn cứu rỗi rất nhiều cuộc hội thoại. Nó lấp đầy khoảng trống và cho bạn một việc để làm khi bạn không biết phải nói gì. Nó giúp cuộc hội thoại tiếp diễn và tạo cảm giác bạn vẫn đang quan tâm trong khi thực sự chán ngấy đến tận cổ rồi. Vẻ ngoài đôi khi cũng thực sự quan trọng. Nếu nói chuyện với cấp trên ở công ty, bạn dùng nụ cười giả tạo vì muốn đối phương thích bạn.
Và đôi khi, chúng ta cũng dựa dẫm vào nụ cười giả tạo từ người khác để tránh cảm thấy tự ti hoặc ngớ ngẩn.
Vậy là ta cứ cười mỗi khi có ai pha trò. Nụ cười có thể nói là một phần không thể thiếu trong giao tiếp hàng ngày, nhưng điều này không có nghĩa là ta thích nó và phải cười đùa với ai, thì việc nói chuyện với người đó lại càng mệt mỏi... và dần dần trở nên chán nản.
Hiển nhiên, nụ cười giả tạo từ người khác là điều mà chúng ta luôn muốn tránh, vậy cách hiệu quả nhất để ngăn chặn nó là gì?
Luôn là người cười sau, không bao giờ cười trước.
Mọi người dễ dàng sử dụng nụ cười giả tạo và dần dần mất đi hứng thú nói chuyện với bạn, khi bạn cười lớn và tự hào với chính trò đùa của mình mà không thèm để ý đến phản ứng của người nghe... Đặc biệt khi trò đùa đó thậm chí còn chẳng buồn cười, hết lần này đến lần khác.
Monica kể một câu chuyện cười tầm thường và tự cười. Bạn có cảm thấy mình nên tặng cô ấy một nụ cười giả tạo để cuộc hội thoại được tiếp tục và cho cô ấy kiểu phản ứng mà cô ấy đang kiếm tìm không?
Được thôi. Vậy là bạn tự nặn ra một một nụ cười. Chẳng có gì to tát cả!
Nhưng rồi Monica lại làm vậy nhiều lần nữa. Cơ mặt của bạn bắt đầu nhức mỏi vì phải cố uốn nắn nó thành một nụ cười giả tạo nhiều lần.
Đó chính là hậu quả mà người nói chuyện cùng bạn phải nhận vì bạn tự cười vào trò đùa của mình trước mà không thèm để ý đến cảm xúc của đối phương.
Khi bạn lúc nào cũng cười trước, bạn đang áp đặt ý chí của mình lên đối phương và nói với họ phải cảm thấy như thế nào.
Như kiểu đang nói chuyện chính trị thì bạn lại bảo họ phải bầu cử ra sao. Phần dở nhất ở đây chính là bạn sẽ không có cơ hội để nghe ý kiến của họ, vậy là cuộc hội thoại dần trở thành sân khấu để bạn một mình khoe mẽ sự hài hước của bản thân… Đây cũng là kiểu hội thoại mà hầu hết mọi người đều không muốn tham gia.
Trở thành đối tượng mà mọi người đều muốn tránh mặt ở các bữa tiệc là một nước cờ sai, vì họ không nhận ra được người khác muốn nói điều gì ngoài những trò đùa cúa bản thân.
Nếu lúc nào cũng cười trước, cười thật to và thật tự hào, thì bạn cũng thiếu đi khả năng đọc cảc tín hiệu xã hội. Các tín hiệu xã hội là những dấu hiệu hoặc gợi ý nhỏ mà mọi người thể hiện nhằm truyền đạt điều họ đang thực sự nghĩ. Ví dụ, nếu có người ngã ra phía sau, khoanh tay lại và nhìn quanh phòng, điều này có nghĩa họ không hứng thú với điều bạn nói.
Liệu bạn có thể nhận ra tín hiệu gì nếu là người phản ứng đầu tiên và buộc mọi người phải bỏ qua tín hiệu xã hội của họ để phối hợp với bạn? Có lẽ bạn đang mải cười tít mắt trong khi đối phương đang dần lẩn đi mà bạn chẳng hề hay biết.
Một vấn đề nữa của việc luôn tự cười đầu tiên là bạn sẽ chẳng bao giờ biết được thực tế bạn hài hước đến đâu. Không có những phản ứng đúng và không gượng ép, bạn đang bị nhốt trong thế giới mà bạn chỉ nghe thấy tiếng cười mà thôi - tiếng cười của chính mình, do mình tự tạo ra. Điều này sẽ khiến bạn ngày càng tự mãn về bản thân. Tôi dám chắc bạn cũng có những người bạn tự nghĩ mình hài hước vì tẩt cả họ nghe thấy chỉ là tiếng cười của chính họ.
Người khác có thể cười với bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là họ thấy bạn hài hước
Luôn cười trước là phản ứng sinh ra từ sự thiếu tự tin và nỗi sợ hội thoại bị từ chối.
Một số người cảm thấy việc không nhận được phản ứng mà họ muốn thật đáng xẩu hổ và lúng túng, vì vậy việc họ muốn tự gieo mầm cảm xúc là hoàn toàn có lí. Đây là điều hoàn toàn có thể hiểu được và ta đều từng cảm thấy như thế khi xấu hổ hoặc lo lắng về việc gì đó.
Đương nhiên, cũng như những luật lệ khác, quy luật này cũng không khó và chặt chẽ đến vậy.
Tinh thần phía sau nó mới thực sự quan trọng. Bạn nên xem đây là một bài học về việc lắng nghe và quan sát người khác.
Khả năng nhận ra việc bản thân đang phá hỏng cuộc hội thoại đơn giản vì luôn cười trước vẫn có thể đem lại nhưng chuyển đổi tích cực.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top