Chương 12 : Phân biệt các phong cách giao tiếp khác nhau

Hẳn các bạn sẽ thấy ngạc nhiên, hồi còn ở tuổi niên thiếu bồng bột và ngỗ ngược, tôi từng gặp khó khăn trong giao tiếp với chính cha mẹ mình.

Một phần là do tôi đang cố công khai phản kháng và cố chứng minh bản thân bằng cách mà chi có lũ thanh niên mới làm. Một phần khác, mà sau này tôi mới nhận ra, là do chúng tôi (bố mẹ và tôi) có ba phong cách giao tiếp quá khác biệt.

Có thể chúng tôi đều đang cùng cố truyền tải và chạm một vấn đề, nhưng cách chúng tôi giao tiếp sẽ khiến một trong ba người phát cáu lên và gây ra mối bất hòa không đáng có.

Bố tôi, một người thích phân tích và ghét những thứ nhảm nhí, là một ví dụ. Nét tính cách này hoàn toàn trái ngược với một thiếu niên làm mọi thứ theo cảm xúc cá nhân.

Những người khác nhau thì sẽ có phong cách giao tiếp khác nhau. Đây không phải điều gì đáng ngạc nhiên cả.

Mỗi người có một hoàn cảnh và các trải nghiệm khác nhau. Do đó, chúng ta học cách giao tiếp theo những hướng khác nhau, phù hợp với sự biến đổi khác nhau trong cuộc đời mỗi người. Điều này áp dụng được với cả ngôn ngữ yêu đương, phong cách học tập của mỗi người và bất cứ thứ gì ta có thể nghĩ đến được. Một số người thì thích bóng chày hơn bóng đá. Đó là lẽ thường tình.

Chẳng có phong cách cúa ai hay hơn của ai cả, nhưng nhận thức được cái khung mà từng người vận dụng có thể giúp bạn kết nối vởi họ hiệu quả hơn và tránh xảy ra hiểu nhầm.

Nếu không nhận thức được các phong cách khác nhau, có lẽ bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian để cố giao tiếp và trò chuyện với mọi người bằng cách mà họ chẳng thể đáp lại sao cho phù hợp.

Hãy biết rằng mỗi người đều có phong cách giao tiếp khác nhau và những khác biệt này ảnh hưởng đáng kể tới cách họ tiếp nhận và trao đổi thông tin.

Nói về các phong cách trong giao tiếp, thì có bốn phong cách chính:

- Dựa vào phân tích

- Dựa vào trực giác

- Dựa vào cảm quan

- Dựa vào chức năng

Trong triết học, điểm khác biệt chính giúp phân biệt bốn phong cách này với nhau là mức một ngưòi giao tiếp bằng cảm xúc hay bằng dữ liệu.

Nếu một ngưòi giao tiếp thông qua dữ

liệu và phân tích nhiều hơn, họ có xu hướng nói những câu như: "Năm nay là một năm khá hiệu quả; mức bán hàng đã tăng lên 10%." Người giao tiếp thông qua cảm xúc và sự kết nối nhiều hơn s4
nói: "Kết quả đó khiến tôi rất hài lòng, năm nay quả là một năm tuyệt vời."

Hãy tìm ra phong cách hợp với bạn nhất.

Giao tiếp dựa vào phân tích

Nếu bạn là một người thích phân tích, bạn thích các dữ liệu cụ thể và những con số thực. Bạn có xu hướng không tin tưởng và hoài nghi người không đưa ra được thực tế và dữ liệu. Thông thường, bạn chuộng những ngôn từ đặc thù và được lựa chọn kĩ lưỡng.

Bạn không ưa ngôn ngữ mơ hồ hoặc "linh hoạt". Ví dụ, nếu có nói với bạn: "Mức bán hàng khá tích cực." Bạn sẽ không hai lòng, vì câu nói trên không cho bạn nhíều thông tin lắm. Bạn sẽ phải suy nghĩ xem chính xác thì “tích cực" là như thế nào? Chúng ta tăng được 5.2%, hay tăng được tận 22%? Hãy đưa cho tôi một con số.

Người giao tiếp dựa vào phân tích không dành nhiều kiên nhẫn cho người giao tiếp bằng trái tim. Họ không thích các cuộc nói chuyện quá cảm xúc. Một điểm mạnh trong phong cách giao tiếp dựa vào phân tích đó là bạn có thể nhìn nhận vấn đề một cách logic và không cảm tính. Bạn sàng lọc thông tin qua trí óc, không phải qua trái tim. Tuy nhiên, dựa vào một nghiên cứu gần đây, phần lớn khách hàng quyết định mua sản phẩm đơn thuần dựa vào cảm xúc. Nhưng khi được yêu cầu giải thích lựa chọn của mình, họ sẽ đưa ra những phân tích có vẻ logic và hợp lý.

Nhược điểm của phong cách giao tiếp dựa vào phân tích là gì? Mọi người sẽ nghĩ rằng bạn lạnh lùng hoặc vô tâm. Khi tương tác với người giàu cảm xúc, ấm áp và mau miệng, họ sẽ rất dễ nghĩ bạn cộc cằn và khó gần. Họ bán hàng khá tích cực." Bạn sẽ không hai lờng, vì câu nói trên không cho bạn nhíều thông tm lắm. Bạn sẽ phải suy nghĩ xem chính xác th; “tích cực" là như thế nào? Chúng ta tăng được 5.2%, hay tăng được tận 22%? Hãy đua cho tôi một con số.

Người giao tiếp dựa vào phân tích không dành nhiều kiên nhẫn cho người giao tiếp bằng trái tim. Họ không thích các cuộc nói chuyện quả cảm xúc. Một điểm mạnh trong phong cách giao tiếp dựa vào phân tích đó là bạn có thể nhìn nhận vấn đề một cách logic và không cảm tính. Bạn sàng lọc thông tin qua trí óc, không phải qua trái tim. Tuy nhiên, dựa vào một nghiên cứu gần đây, phần lớn khách hàng quyết định mua sản phẩm đơn thuần dựa vào cảm xúc. Nhưng khi được yêu cầu giải thích lựa chọn của mình, họ sẽ đưa ra những phân tích có vẻ logic và hợp lý.

Nhược điểm của phong cách giao tiếp dựa vào phân tích là gì? Mọi người sẽ nghĩ rằng bạn lạnh lùng hoặc vô tâm. Khi tương tác với người giàu cảm xúc, ấm áp và mau miệng,

họ sẽ rất dễ nghĩ bạn cộc cằn và khó gần. Họ cũng sẽ rât dễ cho rằng bạn thật khiến ngươi khác mât hứng, vì bạn luôn hỏi những câu làm gián đoạn câu chuyện vốn đang trôi chảy của họ.

Bạn cũng rất dễ phát cáu và nổi điên lên với người hay dùng ngôn ngữ mơ hồ. Bạn có xu hướng nhìn nhận mọi việc theo cách rất không cảm tính và dựa vào các con số. Trong bối cảnh chính trị, thì đặc điểm này sẽ mang lại hiệu quả khá tiêu cực.

Ví dụ, khi làm việc, bạn sẽ rước thêm rất nhiều kẻ thù địch ngay trong thời gian tranh cử, vì trong mắt mọi người, bạn luôn thích hạ bệ người khác. Điều này đặc biệt đúng khi bạn nằm trong một nhóm làm việc có lãnh đạo là người hay bị chi phối bởi cảm xúc. Những người này thì lại rất giỏi trong khoản thúc đẩy người khác. Tuy nhiên, nếu bạn lúc nào cũng ném các dữ liêu thật logic, thì bạn chẵng khác nào một kẻ phá đám. Điều này sẽ khiến mọi người nghĩ rằng bạn thật bảo thủ.

Hãy thử giải pháp sau: nói chuyện với những người giàu cảm xúc, sử dụng ngôn từ như họ và đứng ở lập trường mà họ có thế hiểu được. Bạn không cần từ bỏ hoàn toàn phong cách giao tiếp dựa vào phân tích cúa mình. Bạn chỉ cần để ý đến cảm xúc được thể hiện để có thể linh hoạt trong phạm vi sự thật và logic tất yếu, nhưng vẫn đủ cảm xúc để đối phương có thể nghe và hiểu được.

Giao tiếp dựa vào trực giác

Người giao tiếp dựa vào trực giác luôn nhìn vào một bức tranh toàn cảnh. Họ không thực sự bận tâm đến những chi tiết nhỏ. Họ cũng không quá phụ thuộc vào các con số và dữ liệu. Tuy vậy, họ vẫn thích đi thẳng vào vấn đề. Họ không muốn phải lòng vòng qua các giai đoạn tư duy logic và cân nhắc từng chi tiết một để có được kết quả. Họ không có đủ kiên nhẫn để làm vậy.

Thay vào đó, họ muốn cảm nhận được vấn đề thực sự nằm ở đâu. Họ cũng muốn cảm nhận điều bạn đang nói với một góc nhìn rộng hơn. Ví dụ, một số người, người giao tiếp dựa vào chức năng chẳng hạn, sẽ giải thích từng bước từng bước một cho bạn. Họ bắt đầu bằng điểm A để đến được điểm B, sau đó dẫn dắt sang điểm C, và tiếp tục với D, E, F. Nếu bạn là người dựa vào trực giác, kiểu giải thích này sẽ làm bạn chán nản. Trên thực tế, việc này chỉ làm bạn muốn nhảy ra khỏi cửa sổ. Bạn sẽ chỉ muốn hỏi: "Được rồi, được rồi, nhưng kết luận là gì? Mấu chốt ở đây là gì?"

Một ưu điểm lớn của phong cách giao tiếp này là cuộc hội thoại của bạn sẽ luôn nhanh chóng và đi thẳng vào vấn đề. Bạn là con người của kinh doanh. Bạn là kiểu người luôn nắm bắt cơ hội ngay khi thời điểm đến. Bạn cũng khá cởi mở với các ý tưởng lớn và tư duy không bị giới hạn. Do bạn vốn ưa suy nghĩ rộng, bạn cũng thích thử thách trong giao tiếp. Bạn thích phá vỡ các quy chuẩn có sẵn.

Những người giao tiếp dựa vào trực giác sẽ không có đủ kiên nhẫn khi đối mặt với các tình huống cần để ý nhiều đến tiểu tiết. Do thiếu kiên nhẫn, họ rất có khả năng bỏ lỡ điểm quan trọng. Điều này có thể dẫn đến quyết định sai lầm. Thông thường, những người giao tiếp dựa vào trực giác gặp nhiều khó khăn nhất khi phải làm việc với những người giao tiếp dựa vào chức năng. Việc này chẳng khác nào nói tiếng Tây Ban Nha với người chỉ biết tiếng Nhật. Hẳn là sẽ chẳng dễ dàng gì. Những người cảm tính thường không dễ giao tiếp với những người luôn theo quy trình, tỉ mỉ, chi li và tiểu tiết.

Hãy thử giải pháp sau: xác định phong cách giao tiếp của đối phương, kiên nhẫn cùng họ đi từng bước một trong khi vẫn nhắc nhờ họ về vấn đề chính. Thông thường khi bạn làm vậy, họ sẽ tăng tốc hoặc ít nhất cũng tóm lược một vài phần giúp bạn bớt nhàm chán.

Giao tiếp dựa vào chức năng.

Bạn thích quá trình, tiểu tiết và các mốc thời gian. Bạn là người kĩ tính. Bạn cũng thích giao tiếp theo từng bước một. Và không điều gì làm bạn bận tâm nhiều như bỏ lỡ một chi tiết. Bạn nghĩ rằng chỉ bỏ qua một yếu tố thôi cũng dẫn đến quyết định sai lầm. Bạn rất sợ điều đó xay ra.

Nếu bạn tư duy theo chức năng, bạn sẽ có ưu điểm là luôn đánh trúng điểm thiết yếu. Thông thường, quyết định kèm theo thông tin cụ thể là những quyết định đúng đắn. Do bạn luôn đi từ trên xuống dưới, lướt qua mọi chi tiết và không có gì bị bỏ lỡ. Khi ở trong một nhóm, ở nơi làm việc hay trong bối cảnh chính trị, mọi nguời thường chỉ định bạn thực hiện chương trình. Vì sao ư? Họ đặt niềm tin mãnh liệt vào sự quan tâm cùa bạn đến từng quy trình và chi tiết. Họ biểt chắc bạn sẽ không ăn bớt hay đi đường tắt.

Một lợi ích nữa của những người giao tiếp dựa vào chức năng là bạn luôn đóng góp rất lớn trong công việc nhờ sự toàn tâm toàn ý của mình. Bạn biết rõ mọi ngóc ngách. Vì vậy, bạn cũng nắm mọi điểm yếu. Bạn có thể vẽ trước viễn cảnh để hỏi đúng người, do đó, bạn có thể củng cố năng lực bản thân và cải thiện bất kể khuyết điểm tồn đọng nào của dự án.

Điểm yếu lớn nhất ở đây là bạn có vẻ nhàm chán và chậm chạp. Bạn thấy đấy, phần lớn mọi người đều không có đủ thời gian quý giá. Ở thời đại của Internet và giao tiếp với tốc độ ánh sáng này, mọi người dường như đều mắc chứng Rối loạn tăng động giảm chủ ý theo dạng chức năng. Chúng ta thích có được từng mảng thông tin nhỏ một. Chúng ta không thích phải mổ xẻ từng thứ một. Chúng ta thích thông tin có sẵn hết mức có thể.

Mỗi khi bạn gặp gỡ mọi người, nói chuyện với họ theo kiểu máy móc và bám vào từng tiểu tiết, bạn sẽ dần đánh mất sự quan tâm của người khác. Điều này đặc biệt đúng khi bạn làm việc với những người giao tiếp thông qua trực giác. Họ không thích tiểu tiết. Họ chỉ muốn phần dạo đầu, sau đó nhảy luôn đến phần kết để có được kết luận. Họ ít quan tâm hơn đến chi tiết.

Vậy bạn phải giải quyết tình huống này như thế nào?

Do đã biết rõ cả chi tiết lẫn toàn cảnh, bạn có lẽ chỉ muốn vừa đủ thông tin để có thể đưa ra mở đầu chặt chẽ trong khi vẫn có đủ chi tiết để củng cố kết luận, và dừng lại ở đó. Không thêm thắt gì. Tôi biết, để làm được như vậy rất khó lúc ban đầu, vì bạn cứ muốn lái sang các tiểu tiết vụn vặt. Bạn thà rằng cứ đâm vào các quy trình, dữ liệu và con số kèm theo. Nhưng bạn cần phải chống lại cám dỗ đó. Thay vì làm vậy, chỉ đưa ra vừa đủ thông tin để củng cố phần đầu, đi thẳng vào vấn đề tại sao vấn đề này cần nhận được quan tâm, và sau đó nói chỉ ba yếu tố chính chứng minh cho kết luận mà thôi. Hãy cố giữ cho câu chuyện của mình ngắn gọn, nhẹ nhàng và thú vị.

Giao tiếp dựa vào cảm quan

Nếu bạn là người giao tiếp dựa vào cảm quan cá nhân, bạn đánh giá cao kiến ngôn ngữ giàu cảm xúc. Khi giao tiếp với mọi người, bạn thực sự nâng niu sự kết nối giữa con người với nhau và đây là điều chi phối bạn. Bạn sử dụng các liên kết cá nhân để tìm hiểu xem đối phương đang nghĩ gì. Bạn tìm được giá trị trong quy trình đánh giá không chỉ điều mọi người nghĩ mà còn cả cảm xúc cúa họ. Bạn có xu hướng là người giỏi lắng nghe và giỏi ngoại giao. Bạn có thể làm dịu tranh cãi và bạn đặc biệt quan tâm đến việc duy trì các mối quan hệ cúa mình. Bạn thực sự quan tâm đến con người, bạn thích đứng ở lập trường của người khác và cảm nhận được cảm xúc của họ.

Một ưu điểm lớn của phong cách giao tiếp này là bạn sẽ xây dựng được những mối quan hệ cảm xúc rất sâu sắc. Bạn sẽ có được sự thân thiết về mặt cảm xúc với những người bạn giao tiếp cùng. Sau khi nói chuyện cùng bạn, mọi người sẽ rời đi với ấn tượng rằng bạn thực sự "hiểu họ." Bạn là chất kết dính cho chính những mối quan hệ xã hội cúa bản thân. Mọi người thường tìm đến bạn để nhận được lời khuyên. Nói chuyện với bạn khiến họ cảm thấy như được tiếp thêm động lực. Bạn giống như trung tâm tinh thần trong một nhóm bạn hoặc giữa các thành viên trong gia đình với nhau.

Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của kiểu giao tiếp này là bạn dễ dàng nhìn nhận mọi thứ dưới quan điểm cá nhân. Bạn cũng dễ dùng trái tim để suy nghĩ thay vì trí óc. Bạn thường bỏ qua, cắt giảm hoặc mặc định một vài quy trình logic, và điều này dễ dẫn đến quyết định sai lầm. Việc này càng đúng hơn khi phải làm việc với những người có quá khứ.

Bạn thường tạo nên những trường hợp khiến người logic hơn bạn phải lên tiếng: "Ừm, người này đã từng thất bại trong quá khứ rồi, tại sao bạn lại cho anh ta thêm một cơ hội nữa làm gì?". Và không hề ngạc nhiên, người giao tiếp dựa vào cảm quan cuối cùng lại hay bị phản bội.

Bạn hay áp dụng những phán đóan cảm xúc mềm yếu vào các truờng hợp vốn không cần nhiều tinh cảm đến như vậy.

Nếu bạn là người thuôc trường phái giao tiếp này và bạn phải làm việc với những người thiên về phân tích, bạn nên tránh mang quá nặng cảm xúc. Hãy tập trung nhiều hơn vào những con số mà người đó đang nói đến và cố chấp nhận mối tương quan logic giữa các thông tin mà họ chia sẻ. Đương nhiên, bạn có thể áp dụng lí luận này để đưa ra các quyết định lạnh lùng và logic, nhưng bạn nên hạn chế hết mức. Những người không thiên về phân tích sẽ cảm giác như quyết định bạn đưa ra chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào cảm xúc thay vì số liệu, thông tin và logic (những thứ hợp lý hơn với họ).

Bạn có xác định được phong cách của mình là gì không, và phong cách cúa người mà mình tương tác cùng nhiều nhất? Bạn có thể tạo nên nhiều mối liên hệ và hòa hợp hơn với bạn bè và người quen chỉ với việc hiểu rõ được phong cách của họ; như thể bạn đang ở trong tâm trí họ vậy.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top