Nghệ sỹ Phùng trong"Chiếc Thuyền Ngoài Xa - Nguyễn Minh Châu"
II.Nhân vật nghệ sĩ Phùng
1.Là 1 nghệ sĩ tài hoa, say mê cái đẹp
Là 1 nghệ sĩ giàu tâm huyết, Phúng luôn khao khát tìm kiếm cái đẹp, yêu cái đẹp và rung động tinh tế trước mọi vẻ đẹp của cuộc sống và con người. Niềm đam mê nghệ thuật ấy khiến anh phục kích hàng tuần liền trên bờ biển và thu được những tấm ảnh đẹp, hướng người xem về cái đẹp . Đó là cảnh vùng phá nước phẳng lặng và tươi mát như da thịt mùa thu. Đó là cảnh đẩy thuyền trong không khí vui nhộn, hoành tráng và những người dân miền biển hiện lên thật đáng yêu, đáng ca ngợi. Cuộc sống lao động đầm ấm, chất phác, những con người khỏe khoắn, trung hậu…
Đặc biệt trước 1 cảnh “đắt trời cho”, anh đã có những cảm nhận thật tinh tế: “ trước mặt tôi là 1 bức tranh mực tàu của 1 danh họa thời cổ. Mũi thuyền in 1 nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào”. Đó là niềm hạnh phúc ngất ngây, là sự rung động thực sự của người nghệ sĩ trước cảnh đẹp thiên nhiên ban tặng. Đó là niềm hạnh phúc khi tác giả khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, toàn mĩ. Trong khoảnh khắc ấy, anh đã cảm nhận được cái chân, cái thiện, cái mĩ khiến tâm hồn anh như được thanh lọc, gột rửa.
2.Anh cũng là 1 người nghệ sĩ có trách nhiệm, ý thức sâu sắc về thiên chức của người nghệ sĩ
Say mê mà tỉnh táo, người nghệ sĩ ấy còn có cái nhìn sắc sảo, đào sâu vào những tầng vỉa của hiện tượng để khám phá bản chất đích thực của đời sống, phát hiện những giá trị đích thực của nhân cách con người.Phải chứng kiến cảnh lão chồng đánh vợ tàn bạo ngay sau cảnh chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ, anh đã ngộ ra rằng cuộc đời luôn tồn tại cả thiện, ác, tốt,xấu. Vẻ đẹp toàn bích của chiếc thuyền trong sương sớm trái ngược với đời sống thực trên chiếc thuyền ấy. và qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài, anh lại nhận ra vẻ đẹp của 1 người phụ nữ tầm thường với ngoại hình xấu xí và số phận bất hạnh (lấy ở đề 1). Cúng vì thế mà anh còn khám phá, hiểu sâu hơn về nhân tình thế thái. Hóa ra cái lão chồng vũ phu luôn mồm nguyền rủa vợ con chết đi lại là kẻ đứng mũi chịu sào, vắt kiệt sức lao động để nuôi nấng đàn con.Thàng bé Phác, đứa con trai chưa đầy 10 tuổi vì thương mẹ sẵn sàng đánh nhau với bố, thủ dao găm để lao vào ăn thua đủ với bố. Và cả người chị- cô con gái đẹp như nàng tiên cá chốn thủy cung nhưng cũng rất mạnh mẽ, sẵn sàng lao vào em để tước lưỡi dao oan nghiệt. Anh đã nhận thức được vấn đề bao quát hơn, nhận thức các tình thế đời sống, nhận thức cái lẽ đời cay cực chưa thể nào dễ dàng thanh toán bằng lòng tốt, bằng ý chí chủ quan, cho nên anh thấm thía: phải có cái nhìn đa chiều, sâu sắc về cuộc đời con người.
Là 1 nghệ sĩ tâm huyết, anh cũng ý thức sâu sắc về nghệ thuật chân chính luôn tồn tại và phát triển trong mối quan hệ gắn bó với cuộc đời, vì cuộc đời.Từ bãi biển miền Trung trở về, anh đã mang theo rất nhiều ảnh- đó là những tấm ảnh thể hiện sự khổ công và đầy sức sáng tạo của anh. Trong đó tấm ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” đã được chọn vào bộ lịch. Đó là 1 tấm ảnh đen trắng nhưng khi nhìn vào anh lại thấy màu phơn phớt hồng của sương mai. Bức tranh tĩnh vật nhưng nhìn sâu vào bức tranh anh lại thấy 1 người đàn bà hàng chài bước ra từ chiếc thuyền. Và khi nhìn vào tấm ảnh, anh đã thấm thía nghệ thuật không chấp nhận sự giả dối, cái đẹp phải gắn liền với cái thật và đạo đức. Nghệ thuật phải gắn bó với cuộc đời và vì cuộc đời. Nghệ thuật phải tiếp cận như thế nào để không bỏ quên số phận con người. Người nghệ sĩ phải khám phá mọi phương diện khác của đời sống, phải đào xới vào những tầng sâu của đời sống để làm lộ ra những gì có khả năng đánh thức tình yêu con người
3.Nhưng điều đáng quý nhất ở người nghệ sĩ này là tấm lòng dành cho cuộc đời con người
Từng là 1 người lính trở về từ chiến trường, anh căm ghét mọi áp bức, bất công.Lần đầu tiên chứng kiến cảnh lão chồng vũ phu đánh vợ, anh đã “vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới” để can ngăn cơn cuồng nộ của lão chồng. Hành động đó như thể 1 thông điệp: trước khi là 1 nghệ sĩ yêu cái đẹp, hãy là 1 con người biết yêu thương và chia sẻ với nỗi đau nhân thế. Đó cũng chính là quan điểm của nhà văn Nam Cao:” muốn viết nhân đạo thì phải sống nhân đạo”, Lần thứ hai vẫn phải chứng kiến cảnh tàn bạo đó, anh đã lao vào lão chồng và trừng trị hắn không phải bằng đôi tay của 1 người nghệ sĩ mà của 1 người lính từng 10 năm cầm súng. Tất cả những hành động đó cho thấy anh sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện và sự công bằng.Chính điều này đã làm nên vẻ đẹp tâm hồn đầy chất nghệ sĩ, chất nhân văn ở nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng
Cái nhìn của anh về người đàn bà hàng chài, về chị em thằng Phác thấm đượm niềm cảm thương, trân trọng. Lúc đầu anh cảm thấy bức bối khi nghe người phụ nữ hàng chài van xin cầu khẩn vị chánh án đừng bắt bà ta phải li hôn với người chồng vũ phu, đánh mình như cơm nữa. Anh cảm thấy căn phòng “như bị hút hết không khí”. Nhưng sau khi nghe xong câu chuyện cuộc đời của người đàn bà khốn khổ ấy, anh không còn nghĩ rằng người phụ nữ kia cam chịu vì yếu đuối, ngu dốt. Anh cảm phục người đàn bà từng trải, sâu sắc, người mẹ với tấm lòng yêu thương con vô bờ bến, với đức hi sinh và lối sống cao cả: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được “. Từ chỗ ngạc nhiên, bất bình trước những hiện tượng ngang trái, phi lý, anh đã biết cảm thông, chia sẻ và trân trọng
Trước khi rời vùng biển trung du đầy nắng gió, nghệ sĩ Phùng đã đi suốt 1 đêm ngoài bờ phá, anh chắc hẳn sẽ không thế nào quên những cảnh đẹp nơi đây cũng như anh không thể nào quên hình ảnh chiếc thuyền chống chịu được cơn sóng gió, có thể lại là những ngày biển động, rồi sẽ lại là những ngày đói cả tháng trời ăn xương rồng luộc chấm muối. Lòng anh lại trĩu nặng biết bao điều trăn trở, biết đến bao giờ những cuộc đời như hàng chài kia mới hết khổ? Người phụ nữ kia còn phải nhẫn nhục đến bao giờ? Liệu người con gái có cam chịu như mẹ => Chính những suy nghĩ và tình cảm của anh đã thức tỉnh người đọc, đánh thức tình yêu con người
.Quả thực đối với 1 người nghệ sĩ, tài năng là quan trọng nhưng quan trọng hơn cả là tấm lòng đối với cuộc đời như Nguyễn Du từng nói :
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng 3 chữ tài
Kết thúc tác phẩm, người nghệ sĩ đã hoàn thành kiệt tác của mình, đem đến cho công chúng cảm nhận về vẻ đẹp tuyệt mĩ của tạo hóa. Tấm ảnh ấy thể hiện tài năng, tâm huyết, trách nhiệm của người nghệ sĩ. Hơn thế, nó thể hiện tấm lòng của nhà văn đối với cuộc đời con người. Đó cũng là tâm huyết của nhà văn tiên phong Nguyễn Minh Châu mở đường cho sự đổi mới văn học: “Sứ mệnh vinh quang của văn học là hướng về con người, dành cho con người”
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top