Chương 2

ĐUÔI TÔM NHỚ ĐÚNG.

Năm đó chúng tôi học lớp bảy. +

Đó là một năm học đặc biệt đối với tôi. Mười hai tuổi, tôi bắt đầu để ý đến bạn khác giới.

Tôi khồng biết từ lúc nào tôi thích nhỏ Miền.

Hổi đó trong lớp ngoài tôi ra, hầu như chẳng đứa nào bắt chuyện với Miền và Miền cũng chẳng bắt chuyện với ai. Nó cứ úp mặt xuống tập suốt buổi học, chỉ đứng lên khi thầy cô gọi trả bài.

Bạn bè không ghét gì Miền. Nhưng thằng Hướng, anh của Miền, là đứa hống hách, du côn, không ai muốn dây vào. Là em, tự dưng nhỏ Miền bị vạ lây.

Ông Sáu Thôi, ba của Miền, lại thường xuyên là đề tài đàm tiếu của ngưòi lớn trẻ con trong làng. Ông ham rượu, lại hay đánh nhau.

Có lần say rượu vật nhau với ông Đường, ông Sáu Thôi ngã lăn xuống vạt ruộng bên đường rồi nằm ngáy khò khò, ai lay cũng không buồn dậy. Rốt cuộc, một bạn hàng chuyên bỏ mối cho tiệm tạp hóa của ông phải xuống đường quốc lộ cõng ông về.

Sáng hôm sau, tụi bạn trong trường xúm lại trêu chọc Miền.

- Bây giờ tao hiểu câu "màn trời chiếu đất" nghĩa là gì rồi. - Lẹ nói.

Cu Em phụ họa:

- Ha ha... chắc trong nhà nóng quá nên ba bạn Miền ra ngoài ruộng ngủ cho mát!

Mỗi đứa chêm một câu, chẳng mấy chốc mặt Miền tái xanh như tàu lá. Thấy Miền bỏ chạy ra sau hè, tôi đoán chắc nó đang kiếm chỗ ngồi bưng mặt khóc.

Tôi quay qua Lẹ và Cu Em, hù müi:

- Tụi mày là con trai mà ăn hiếp con gái. Đồ không biết xấu hổ!

Lẹ sấn tới:

- Mày nói ai không biết xấu hổ hả, Vinh còm?

Vừa nói Lẹ vừa đá vào tôi từ phía sau. Nó đá ngay nhượng chân khiến tôi khuỵu xuống.

Thêm một cú đá nữa của thằng Cu Em trúng vào lưng tôi đánh "bộp":

- Mày định làm anh hùng cứu mỹ nhân hà?

Tôi nghiến răng chịu đau. Biết mình sức yếu, tôi không đánh trà nhưng lòng tôi ngùn ngụt căm hòn. Tôi tự thề với mình thế nào tôi cũng sẽ trả thù nhũng đứa bắt nạt tôi, dù trà thù bằng cách nào tôi vẫn chưa nghĩ ra.

Ờ trường, Lẹ và Cu Em luôn cậy khòe chèn ép tôi. Chơi bi, chơi đánh đáo, tụi nó thưòng giò trò mất dạy với tôi: nếu không giật tiền, giật bi của tôi một cách trắng trợn, tụi nó thế nào cũng chơi quỵt, chì vì tôi là thằng Vinh còm.

Đó là tên thằng Lẹ đặt cho tôi.

Tôi hỏi cậu Huân:

- Tại sao tụi bạn gọi con là Vinh còm?

Cậu Huân xoa đầu tồi:

- Vì hồi một tuổi con bị ốm một trận rất nặng, tưởng chết. Con uống thuốc Tây nhiều quá nên cờ thể bị ảnh hưởng.

- Thế mai mốt con có mập bằng tụi nó không hà cậu? - Tôi hổi hộp hỏi.

Bàn tay cậu Huân nhảy từ đầu xuống vai. Cậu vỗ vai tôi:

- Chẳc chắn rổi! chừng vài năm nữa con sẽ phát triển bình thường!

So với bạn bè cùng lớp, tôi ốm nhom. Sức tôi vì thế cũng yếu hơn. Trong một cộng đồng, đứa yếu nhất bao giò cũng là đứa thiệt thòi nhất. Từ khi nghe cậu Huân nói như vậy, ngày nào tôi cũng cố ăn thật nhiều. Tôi còn nhờ cậu Huân chặt tre trồng cho tôí một cái xà đơn trước sân, sáng nào tôi cũng chạy ra đu người lên xà kéo đến vã mồ hôi. Tôi mong tôi chóng to khỏe. To khỏe thì tôi có thể đánh trả được những đứa hay bắt nạt tôi. Nhưng ngày đó sao mà lâu tới quá. Thời gian đằng đẵng trôi qua và tôi vẫn tiếp tục sắm vai nạn nhân khốn khổ.

Hôm đó, khi tụi bạn tản đi tôi chạy ra sau hè tìm Miền. Tôi thắt cà ruột khi thấy nó đang ngồi dựa lưng vào tường, đầu gục trên hai tay, tóc che kín mặt.

Tôi muốn an ủi nó xiết bao nhưng tôi không đú can đàm mở miệng. Tôi lót dép dưới mông, ngồi cách Miền một quãng và đưa đôi mắt âu sầu nhìn nó.

Hai đứa ngồi im lìm như hai pho tượng, bất chấp trời ngả dần về trưa, hơi nóng mỗi lúc một hực lên như thổi ra từ lò than.

Chỉ đến khi tiếng trống vào lớp vang lên, thấy Miền vẫn ngồi bất động, tôi đánh bạo lên tiếng:

- Vào học đi Miền!

Tôi giục đến lần thứ ba thì Miền chậm chạp đứng lên. Nhưng nó không thèm nghe lời tôi. Miền chạy thẳng về phía hàng rào vá nhanh chóng biến mất sau cổng trường trước vẻ mặt sửng sốt của tôi.

Chắc nó chạy về nhà. Tôi tặc lưỡi nhủ bụng và thất thểu vào lớp.

Miền không quay lại, cuối buổi học tôi đành gom tập của nó lại và mỗi tay một chiếc cặp, tôi buổn bã ra về.

- Mày làm đầy tớ cho con Miền hổi nào vậy, Vinh còm?

Phớt lờ lòi chế nhạo của thằng Lẹ, tôi cứ lầm lũi bước. Tôi rất muốn chừi thằng Lẹ một câu cho há tức nhưng tôi biết nếu tôi làm vậy thế nào nó cũng nhào vô tôi. Tôi không sợ đau nhưng tôi không muốn chiếc cặp của Miền bị vấy bẩn, tệ hơn nữa là đứt quai nếu xảy ra xô xát, nên tôi lẳng lặng mím môi rảo bước.

Thằng Hướng chặn bọn tôi ngay chỗ ngã ba rẽ vào nhà thờ thị trấn, tay vung vẩy một khúc cây dài.

Đang ồn ào trò chuyện, tụi học trò lập tức im bặt khi nhác thấy Hướng. Có vài bàn chân hấp tấp thụt lui.

Mặt hầm hầm, Hướng huơ khúc cây trên tay, rít giọng:

- Sáng nay đứa nào chọc em tao?

Vừa nói Hướng vừa quét ánh mắt dữ tợn lên bọn tôi. Anh mắt đằng đằng sát khí cùa nó là quai hàm tôi cứng lại.

- Đâu có ai chọc nó.

Cu Em lí nhí. Thằng này ở trường thì hung hăng nhưng đứng trước thằng Hướng, nó nhũn như con chi chi.

- Tụi mày không chọc sao nó khóc chạy vê nhà?

Giọng Hướng gằn gằn. Thình lình nó vung khúc cây lên khỏi đầu, gầm lên:

- Đứa nào?

Lẹ đột ngột chì tôi:

-Thằng này nè.

- Mày hả, Vinh còm?

Không... tao không có... - Tôi ấp úng, bụng ước gì có thể nuốt sống được thằng Lẹ.

- Đúng là mày rồi! - Hướng hét tướng, lúc này nó đã nhìn thấy chiếc cặp cùa Miền trên tay tôi - Trả cái cặp lại cho em tao!

Không để tôi kịp phân trần, Hướng lao tới, tay phái giáng một gậy vào vai tôi, tay trái giật phắt chiếc cặp của Miền.

Hướng ra tay rất nặng. Cú đánh của nó khiến tôi sụm người xuống, có cảm tưởng bả vai gãy rời.

Tụi con gái xanh mặt, có đứa bật khóc hu hu.

Trong khỉ Hướng vung tay định quất tôi một cú nữa, thằng Phúc đột ngột nói:

- Thằng Vinh còm không chọc con Miền. Hướng quay sang Phúc, mắt vẫn gân đò:

- Vậy chứ đứa nào?

Phúc chỉ tay vào Lẹ và Cu Em:

- Hai đứa này nè.

Vừa nghe thằng Phúc tố cáo, Lẹ và Cu Em nhảy bắn ra sau. Nhưng Hướng đã kịp nhào tới, vung gậy quất túi bụi. Lẹ và Cu Em chỉ giỏi bắt nạt nhũng đứa bé. Gặp đứa du côn như Hướng, hai đứa như gà phải cáo, chỉ biết ôm đầu chịu trận.

Lúc đó, nếu không có người trong nhà thờ đi ra can ngăn, chắc thằng Hướng đập Lẹ và Cu Em què giò.

Nhìn thấy Lẹ và Cu Em bị Hướng cho ăn đòn tơi tả, dĩ nhiên tôi rất hả hê. So với bọn học trò, Hướng lớn tuổi hơn, đã ra dáng thanh niên. Nó bỏ học từ năm lớp tám, suốt ngày đu theo các tài xế xe tài lang thang khắp chốn. Hễ về thị trấn là Hướng lại gây chuyện đánh nhau. Tôi vừa bị nó đập một gậy suýt xìu, nhưng tôi không ghét Hướng. Tôi chĩ sợ nó. Riêng Lẹ và Cu Em thì tôi ghét. Vì hai đứa này là chúa chơi bẩn.

Sau vụ đó, không đứa nào trên trường dám trêu Miền nữa. Tụi nó cũng không trò chuyện với con nhò này. Chỉ vì ngán thằng Hướng côn đồ.

Lẹ và Cu Em không gây sự với Miền, nhưng hôm sau hai đứa nó vây thằng Phúc ngay gốc phượng ở góc sân trường. Tôi vừa ôm cặp lò dò qua cổng đã thấy tụi bạn xúm đen xúm đỏ dưới gốc cây, liền tò mò chạy lại. Thằng Phúc chỉ cao hơn tôi chút xíu. So với Lẹ và Cu Em, nó lép hơn hẳn về sức vóc. Ở lớp, Phúc là đứa ít nói, vì vậy chẳng gây gổ với ai. Kể cả khi bạn bè gọi nó là Đuôi Tôm (vì tốc sau gáy nó khi mọc dài ra bao giờ cũng có một chỏm nhọn chĩa xuống ngay chính giữa - dân gian vẫn gọi là tóc đuôi tôm), nó chỉ nhe răng cười. Tôi chưa thấy nó đánh nhau với ai bao giờ.
truyện full

- Mày ngon quá hả, Đuôi Tôm? - Tôi vừa xán lại chỗ đám đông, đã nghe tiếng Cu Em gầm gừ.

- Tao chẳng ngon gì cả. - Phúc nhún vai - Nhưng tao không thích trò giá họa cho người khác.

Cu Em hừ mũi:

- Chuyện thằng Vinh còm thì liên quan gì tới mày?

- Lằng nhằng với nó làm gì! - Lẹ phun nước bọt - Cho nó biết thế nào là lễ độ đi!

Nói xong, Lẹ nhào tới thoi vào mặt Phúc.

Phúc nhanh mắt né được nhưng lập tức lãnh nguyên một cú đá của Cu Em vào mông.

Phúc chúi nhủi về phía trước, chưa kịp gượng lại đã bị Lẹ đá "bộp" một cú vào be sườn.

Tôi giật bắn một cái như thể chính tôi trúng đòn của Lẹ. Trong khi tôi nhấp nhổm không biết nên liều mạng xông vào trợ lực với Phúc hay chạy đi báo thầy giám thị, trận đấu đã ngột xoay chiều.

Nhận liền hai cú đá, Phúc vẫn không hề tổ ra sợ hãi, mặc dù tôi biết nó rất đau. Nó quay người lại, thấy Cu Em đang xông tới, liền liều lĩnh lao đầu vào bụng đối phương.

Bất ngờ lãnh nguyên cú húc, Cu Em té bật ngửa ra đất, ôm bụng rên như bộng:

- Ối, dập mật tao rồi!

Phúc cũng ngã lăn ra sau cú húc. Nó đang lồm cồm bò dậy, thấy Lẹ co chân định đá vào đầu mình, liền vốc một nắm cát tung vào mặt Lẹ.

Phúc đánh nhau không theo sách vở. Vì vậy, đối phương khó có thể đề phòng. Giống như Cu Em, Lẹ bị cát bay vào mắt, bụm mặt thét be be:

- Chơi trò gì hèn vậy mày?

Phúc nhếch môi:

- Đâu có hèn bằng trò hai đánh một!

Tiếng trống vào lớp đột ngột vang lên kết thúc trận chiến mà tôi tin là Lẹ và Cu Em không muốn kéo dài mặc dù khi vào lớp tôi thấy hai đứa nó vẫn nhìn Phúc bằng ánh mắt hậm hực.

Riêng tôi, sau lần đó tôi nể thằng Đuôi Tôm quá. So vối tôi, Phúc chẳng to con hơn mấy tí. Nhưng Phúc làm được những điều tôi không làm được. Nó sẵn sàng giái oan cho tôi trước mặt thằng Hướng và không ngại choảng nhau với tụi thằng Lẹ. Nó không cần ăn nhiều và hì hục kéo xà đơn cho to khỏe vẫn đủ lì lợm để đánh nhau với những đứa mạnh hơn nó.

Tôi không chơi thân với Phúc, dù ba nó chơi thân với ba tôi và thỉnh thoảng vẫn chở nó qua nhà tôi trong những lần ông đi nhậu. Nhưng từ khi chứng kiến cảnh nó gan dạ đương đầu với Lẹ và Cu Em, đã thế còn khiến hai đứa này chùn tay, tôi sướng râm ran trong bụng, có cảm giác tôi đã trả được thù dù là trả thù bằng tay người khác.

Trưa đó, tôi lân la lại gần Phúc trên đường về.

- Cảm ơn mày nghe, Đuôi Tôm. - Tôi nói.

- Chuyện hôm qua hà?

- ừ. Hôm qua nếu mày không lên tiếng chắc tao nhừ xương với thằng Hướng.

Phúc khịt mũi:

- Tao ghét trò bẩn của tụi thằng Lẹ.

Tôi thú thật:

- Tao cũng ghét nhưng tao không dám chống lại hai đứa nó. Mày anh hùng thật đấy!

Lần này Phúc không nói gì. Nó đong đưa chiếc cặp sách trên tay như để che giấu sự ngượng ngập. Chắc xưa nay nó chưa nghe ai khen nó là anh hùng.

Tôi lại nhìn nó, liếm môi:

- Mà mày cũng gan thật! Dám một chọi hai!

- Tao chỉ làm theo lời ông tao dạy.

Ông ngoại của Phúc là ông Giáo Dưỡng. Ông mở lớp dạy học trò tại nhà. Ông chỉ dạy học ba tháng hè, chín tháng còn lại ông đóng cửa ngổi nhà chơi hoa cá cảnh. Ông Giáo Dưỡng dạy giòi đến mức hè năm nào học trò cũng kéo tới ùn ùn. Nhà trường vừa bế giảng là phụ huynh trong làng thi nhau lùa con vào lớp hè của ông như người ta lùa vịt vào chuổng.

Hè năm ngoái tôi cũng học ông nhưng học nửa chừng thì bị đuổi do đánh nhau trong lớp.

Tôi nhìn Phúc, ngạc nhiên:

- Ông mày dạy mày đánh nhau à?

- Không. Ông tao chỉ bào sống trên đời điều quan trọng nhất là không biết sợ.

*

Sau lần đó, tôi với thằng Phúc tự dưng thân nhau. Nhà nó nằm ngay bến xe Hà Lam, cách trường học chừng tám trăm mét. Nhà tôi cất ngay giữa vườn ổi của ba tôi ở xóm Trong, cách trường học khoảng bốn cây số. Kể từ khi chơi với nhau, sáng nào tôi cũng ôm cặp ghé nhà Phúc, rủ nó đi học. Giờ ra chơi, tôi lôi ổi và muối ớt trong cặp ra, hai đứa cùng ãn. Tan trưòng, hai đứa lại cặp kè ra về.

Kể tù khi tôi và Phúc trở thành một cặp khăng khít, tụi thằng Lẹ và Cu Em không còn dám bắt nạt tôi nũa.

Ba Phúc làm thợ hồ. Mẹ nó mất sớm nên tôi và nó càng có lý do để thân nhau vì mẹ tôi cũng mất sớm. Nhưng nó hơn tôi là nó còn ông ngoại.

Nhà ông ngoại nó cố một cái tủ chứa đầy sách. Tôi chưa thấy nhà ai cố nhiều sách như vậy. Tủ lắp kính, cố ổ khóa, phải có chìa mới mở được. Cái chìa khóa đó, luôn nằm trong túi áo ông ngoại nó.

Ông Giáo Dưỡng rất quý sách, vì vậy giũ sách rất kỹ. Tới nhà ông chơi, tôi thấy ông có hai cuốn sổ. Một cuốn chép thư mục sách trong tủ, cà vị trí từng cuốn, để khi cần cuốn sách nào là ông tìm thấy ngay. Cuốn thứ hai là sổ cho mượn. Người trong thị trấn tới mượn sách, ông ghi cẩn thận tên sách, tên người mượn và cà ngày giờ mượn. Người mượn ký tên vô ô trống phía sau. Khi nào trả, lại ghi ngày giờ và ký tên vô ô "đã trả".

Phúc bảo:

"Ông tao làm như vậy để khỏi mất sách. Quá nhiều người mượn, nếu không ghi chép tỉ mỉ như vậy, ông tao chẳng nhớ nổi người nào mượn cuốn nào, ai đã trả ai chưa trả.

Ông Giáo Dưỡng chỉ cho người lớn mượn sách. Trẻ con đừng hòng rớ vào. Dưới cái nhìn của ông, trẻ con là chúa ẩu, chúa nghịch, sách mượn về không thất lạc cũng hư hỏng, nhem nhuốc.

Chỉ có tôi là ngoại lệ. Vì tôi là bạn cháu ông. Nhưng ông không cho tôi đem sách về nhà. Mỗi lần theo thằng Phúc tới chơi nhà ông ngoại nó, muốn đọc sách tôi phải ngổi lì trên ghế hoặc nằm dài trên phản đến tối mịt để đọc cho xong, sau đó đặt ngay ngắn cuốn sách vào tủ trước khi ra về.

Phúc đọc được nhiều sách, tôi cũng được hưởng lợi.

Tới trường, cứ đến giờ ra chơi là nó rủ rê bạn bè sau ra hè nghe nó kể chuyện. Nó kể chuyện Tề Thiên Đại Thánh, Na Tra thái tử đến thám tử Sơ-lốc Hôm, thanh tra Gia-ve, truyện nào cũng hấp dẫn. Phúc lại có tài kể chuyện nên tụi bạn mê tơi, ngồi học mà đứa nào đứa nấy cứ ngóng tiếng trống ra chơi để tót ra sau hè nghe Phúc kể tiếp chuyện hôm trước. Phúc kể chuyện miễn phí khoảng một tuần. Tới ngày thứ tám, đang kể nửa chừng nó bỗng than khát nước.

- Để tao chạy vô phòng giáo viên rốt nước cho mày uống. - Một đứa sốt sắng.

Nhưng thằng này vừa dợm chân, Phúc đã càn:

- Giờ tao thèm cà rem à.

- Cái gì? - Cá chục cái miệng nhạo nhao - Cà rem á?

Phúc gợi ý trắng trợn:

- ừ. Tụi mày hùn tiền mua cho tao hai cây cà rem, tao kể tiếp cho nghe!

- Đổ tham lam! Một mình mày mà ăn tồi hai cây hà, Đuôi Tôm?

- Tao một cây, thằng Vinh còm một cây.

- Thằng Vinh còm thì dính gì vào đây?

- Nó là trợ thủ của tao. chỗ nào tao quên thì nó nhắc.

Phúc không bịa. Kể chuyện với tụi bạn, đôi lúc nó đột ngột quay sang tôi:

- Ê, Vinh còm! Con gái của cô Phăng-tin tên gì hà mày?

- Cô-dét. - Tôi hớn hở vọt miệng.

Hoặc:

- Thiết Phiến Công chúa có cái quạt gì quạt một phát núi lửa tắt ngốm, tự nhiên tao quên mất!

- Quạt Ba Tiêu.

Tôi không chỉ nhắc. Thỉnh thoảng Phúc nhờ tôi kể chuyện thay cho nó. Tôi đọc không ít truyện trong tủ sách của ông nó nên mặc dù kể chuyện không hay bằng Phúc, tôi vẫn cố thể thỏa mãn nhu cầu của tụi bạn những hôm Phúc lười hoặc nghĩ học.

Nhưng ngay cả như vậy, tôi thấy tôi cũng không có lý do chính đáng để vòi cà rem của những đứa thích nghe chuyện, chẳng qua tôi và Phúc là đôi bạn sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi nên nó không muốn chén cà rem một mình.

Tiết ra chơi của học sinh trung học kéo dài mười lãm phút. Mỗi ngày chỉ kể có một mầu ngắn ngủn, với kho sách khổng lồ của ông ngoại nố, thằng Phúc kể cà đời cũng không hết. Thị trấn tôi ở dạo đó không có nổi một nhà sách còm. Trẻ con muốn đọc sách phải đổi sách cho nhau. Nhưng nhà đứa nào cũng lèo tèo dăm ba quyển. Thế là muốn nghe chuyện, tụi bạn phải bấm bụng hùn tiền mua quà cống nạp cho Phúc.

Đó là lý do từ năm lớp bảy đến năm lớp chín, hai đứa tôi tha hồ chén cà rem (danh mục vòi vĩnh của Phúc sau đó còn được bổ sung thêm kẹo kéo, xá xị, bánh mì chả...) như những ông hoàng con.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top