Chap 1: Ánh sáng từ sau bóng tối.
Tiếng đàn vĩ cầm vang vọng. Phải bao lâu rồi tôi mới cảm nhận được không khí này? 10 năm hay 20 năm, cũng chẳng phải quá dài. Cứ ngỡ như một giấc ngủ dài, mỗi ngả lưng xuống là thập kỉ.
Tôi bước đi trên con đường gạch, con phố này phải rất lâu rồi mới có sức sống như vậy. Tôi muốn vẽ lại thời khắc này, phác hoạ lại mọi thứ khi còn có thể. Hôm nay là một ngày nắng đẹp, có người nghệ nhân với khung tranh đi dọc đường phố.
Bỗng có tiếng gọi vang lên:
- Saw! Saw! Cháu đang đi đâu đấy?
Tiếng gọi đó là của lão Baron, một người hàng xóm của tôi. Lão là một cựu chiến binh.
- Cháu chào ông. Vẫn như mọi ngày thôi, cháu đang đi vẽ những nốt nhạc lên áng thơ của cuộc đời mình.
Thái độ dửng dưng đó, lão đã quá quen với những câu trả lời kiểu vậy của tôi. Thường thì sẽ chẳng là câu trực tiếp. Lão nói tiếp:
- Nếu cháu không bận việc tại cửa hàng hoa của mình. Thì phiền cháu có thể giúp ta mang lá thư này, đến bưu điện được không? Ta già rồi, thực sự đi bộ đến đó rất bất tiện.
Tôi đáp lại:
- Rất sẵn lòng, thưa ông.
Nhận lấy lá thư của lão, không quên chào trước khi rời đi. Lá thư của lão được dán với con tem có dòng chữ B.F.B.O. Nó sẽ được gửi đến một nơi nào đó trong quân đội. "Sắp xảy ra chuyện gì nữa rồi sao?". Bỏ lá thư vào thùng trước cổng bưu điện. Tôi chẳng lên tò mò vê một lá thư của quân đội viết gì đâu.
Bước đi qua một vài dãy nhà nữa, tôi đã đến quảng trường. Ba năm hoang tàn đã kết thúc, giờ đây sẽ là 3 năm xây dựng. Những viên đá đầu tiên được đặt xuống, những cỗ máy hơi nước đã được chuyển tới đây. Cũng sẽ sớm thôi mọi thứ sẽ được xây dựng lại. Tôi mong sẽ là như vậy.
Tiếng nhạc du dương trên phố, mọi người đều ăn mừng trong ngày hôm nay. Hò reo, nhảy múa. Tiếng vĩ cầm kì lạ được truyền đến tai tôi, âm thanh thu hút đến lạ. Đi theo âm thanh đó, tôi muốn biết nó đến từ đâu. Âm thanh dẫn tôi đến nhà thờ, đây là nơi duy nhất chưa bị phá huỷ, vẫn giữ nguyên vẻ đẹp nguyên thuỷ của kiến trúc.
Một chàng trai với nét trẻ đôi mươi. Người đó đang cầm trên tay cây vĩ và đàn. Chẳng phải lần đầu tiên nghe tiếng đàn nhưng sao lần này lạ quá. Giờ kiếm được một người chơi đàn hay không dễ dàng.
Hạ khung tranh xuống, mở chiếc hộp màu ra. Tôi muốn vẽ lại cảnh này. Anh ta độc tấu một mình, một giờ và rồi đến hai giờ. Bức tranh của tôi dần được hoàn thành. Trong lúc vẽ, từ độc tấu thành nhị tấu. Và dần nhiều người cùng tham gia. Vĩ cầm, piano, dương cầm... Tiếc thật đó!.. Tôi không thể vẽ được tất cả.
9 giờ sáng, bức tranh đã được hoàn thành. Thu dọn đồ lại, sắp xếp chúng có trật tự vào hộp.
- Đến lúc trở về để mở cửa hàng rồi.
Nhanh chóng quay về cửa hàng, một ngôi nhà nhỏ ở giữa khu phố. Tôi khá tự hào về cửa hàng của mình vì đang ở một vị trí đẹp, và được thiết kế theo kiến trúc riêng. Tất nhiên tôi là kiến trúc sư của nơi này, không quá đẹp nhưng ít nhất là vừa ý bản thân.
Là cửa hàng hoa duy nhất của dãy phố, điều đó mang lại cho tôi một lượng khách rất lớn. Nhờ vậy cuộc sống của tôi rất khá giả. Đủ tiền để mua bất cứ thứ gì tôi muốn, sống thảnh thơi vào hai ngày cuối tuần. Công việc ở cửa hàng, khách đến đặt ra yêu cầu về loại mà bản thân và tôi sẽ đáp ứng nhu cầu đó. Lặp đi lặp lại mỗi ngày.
Có lẽ hôm nay cũng sẽ thế, một ngày bình thường. Cho đến khi tôi gặp lại vị khách đặc biệt đó. Cứ mỗi tháng một lần, người lính đó thường đến chỗ tôi vào cùng một ngày. Và mua cùng một loại hoa, điều này đã kéo dài rất lâu đến mức trở lên quen thuộc. Như thói quen, tôi gói loại hoa đó vào giấy báo. Bỗng anh ấy lên tiếng:
- Không! Không phải là hoa đó. Lần này, tôi mua hoa hồng.
Khác với mọi khi sao? Mà cũng phải thôi. Bỏ những bông hoa cũ lên kệ. Nhặt những bông hoa hồng đẹp nhất và gói lại cho anh ta. Tôi rất quý anh ta hay đúng hơn rồi rất quý những người lính.
Tôi lên tiếng:
- Bình thường tôi vẫn thấy anh mua hoa cúc mà nhỉ? Hôm nay, có dịp gì đặc biệt sao?
Anh ấy mỉm cười và đáp lại tôi:
- Những tháng trước, đồng đội tôi hi sinh nhiều quá. Chiến tranh mà. Tôi mua hoa đến thăm mộ bọn họ.
- Thì ra là vậy, tôi xin lỗi vì đã nhắc đến. -Tôi đáp-
Anh ta ôm lấy đoá hoa hồng, vẫn mỉn cười. Người lính thường dễ gần đến vậy sao? Tôi nói tiếp:
- Của anh 10 cành hoa hồng, giá của chúng là 50 cent. Vậy hôm nay chắc phải có dịp quan trọng lắm nhỉ?
- Đúng vậy. Hôm nay, tôi muốn tặng nó cho một người đặc biệt.
Anh trả tiền cho tôi, chào thân thiện trước khi rời đi. Thì ra hoà bình đối với anh ta là như vậy. Sắp xếp lại cửa hàng, tôi sẽ chuẩn bị để đón vị khách tiếp theo.
Chiến tranh thật tàn nhẫn, màu sắc của chúng đã phủ lên đất nước này đến hơn 20 rồi. Biết bao nhiêu con người đã ra trận, và kết quả của họ hầu như đều đồng nhất. Một bia mộ và một bông hoa cúc. Tiếng súng vẫn nổ dọc biên giới, máu vẫn còn tuôn rơi. Phải đến hôm nay, khi hiệp định được kí thì bầu trời đất nước mới hửng nắng trở lại.
Một ngày khá yên bình với tôi, thoải mái khi không phải sợ có "thứ gì đó" rơi vào đầu. 8 giờ tối, dọn dẹp cửa hàng của mình. Tôi cất những bông hoa chưa bán hết vào chiếc tủ lạnh nhỏ. Tưới cây cho hoa cuối ngày, đóng cửa tiệm và đi về nhà.
Nhà tôi cách đây không xa lắm. Cuối dãy phố này. Ít người ra đường vào giờ tối như này quá. Trái với không khí láo nhiệt lúc sáng, đường phố giờ không có một bóng người. Chỉ có những ánh đèn đường sáng vàng. Và tôi đứng đợi đèn giao thông đổi màu.
- Về đến nhà rồi.
Mở khoá căn nhà bằng chìa, bước vào trong. Căn nhà vẫn sáng đèn, có thoang thoảng mùi hương thức ăn. Treo chiếc lên cây treo đồ và bước vào phòng bếp.
- Con chào mẹ, con về rồi đây.
Người phụ nữ với nét mặt ngoài 40. Mẹ đang chuẩn bị đồ ăn cho tôi. Bà quay lại nhìn và lên tiếng:
- Mừng con trở về! Hôm nay, tiệm hoa có đông khách không?
Tiến đến giúp mẹ chuẩn bị đồ. Tôi đáp lại:
- Ổn định như mọi khi mẹ ạ. Mà mẹ không cần phải vất vả chuẩn bị đồ ăn cho con đâu. Khi con đi làm về con sẽ nấu ăn mà.
Tôi thương mẹ của tôi, không muốn bà ấy phải vất vả kể cả những việc nhỏ nhất. Tôi muốn bà nghỉ ngơi, một phần vì tôi thương mẹ và một phần là do bà đã mất đi một bên chân.
Tôi được kể lại rằng năm tôi được sinh ra, cũng là lúc nước láng giềng phát động chiến tranh. Cha tôi người đàn ông duy nhất trong nhà, đã bị gọi đi nhập ngũ. Thời thế ép buộc, mẹ phải một mình nuôi tôi. Chiến tranh leo thang, ai có thể giúp hai mẹ con tôi được chứ? Mọi người thì vẫn chưa lo cho cuộc sống của bản thân mình, chính quyền thì quá bận rộn với chiến tranh. Chỉ có thể là tự bản thân mẹ phải cố gắng để sống sót và nuôi tôi.
Sống trong khoảng thời gian đó không dễ dàng, bom rơi như mưa trút. Một tờ báo đã thống kế rằng cứ cách 2 giờ là sẽ có một tiếng cảnh báo không kích. Nhà cửa tạm bợ, dựng lên rồi sớm thôi sẽ bị đánh sập. Những lúc bom rơi, mẹ chỉ có thể ôm tôi dưới hầm và cầu nguyện. Cầu nguyện rằng bọn tôi sẽ ổn, cầu nguyện rằng sẽ không có một quả bom nào rơi trúng nắp hầm.
Năm tôi 5 tuổi, lúc đó tôi và mẹ đang cố gắng bán nhưng đồ thủ công tự làm ở ngoài chợ. Nhưng món đồ thủ công được chúng tôi làm lúc ở dưới hầm. Thật khó khăn khi phải làm trong điều kiện ánh sáng không có, nhưng lâu dần cũng đã quen. Đi khắp nơi trong chợ, chào hàng bất cứ ai mà chúng tôi cho rằng có khả năng mua. Bỗng trên bầu trời vang lên tiếng gió rít. Tiếng ù ù của động cơ máy bay vang lên rất gần.
Tôi và mẹ vẫn chưa nhận ra được tình. Và rồi tiếng nổ vang lên, đó là tiếng bom. Cả khu chợ lập tức rơi vào hoảng loạng. Những lời oánh trách: "tại sao còi báo động không kêu", hoà cùng nhưng âm thanh la hét và xô đẩy. Mẹ nhanh chóng cầm lấy tay tôi, kéo tôi đến lắp căn hầm tập thể gần nhất. Bà để tôi xuống trước, bà lán lại bên trên để đám bảo rằng tôi có thể xuống an toàn.
Tôi leo xuống hầm, vẫn nghe thấy tiếng mẹ hô hào. "Mọi ngươi ơi! Hầm ở đây vẫn còn chỗ trống!". Tôi không rõ tình hình bên trên ra sao, khi đặt chân xuống sàn của hầm. Một tiếng nổ vang lên gần đó. Có chuyện không hay rồi, mẹ còn chưa xuống hầm mà. Tiếng một đứa trẻ gọi mẹ nó trong vô vọng.
Trận oanh tạc qua đi, tiếng của bộ đội gọi vang lên ở cửa hầm. Mọi thứ tạm thời an toàn, tôi leo lên để tìm mẹ. Cả khu chợ ở trở thành một đống hoang tàn, mẹ tôi bị thương nặng và bị một đống đổ nát đè lên. Lúc đó, tôi chỉ biết khóc và dùng đôi bàn tay nhỏ bé của mình cố kéo mẹ ra. May mắn là có các cô chú quân y gần đó, mẹ đã sống sót nhưng bà đã mất đi một bên chân do bị mảnh bom găm vào.
Mẹ tôi đã sống khổ rồi, giờ tôi muốn mẹ sống tốt hơn. Phụ giúp mẹ hoàn thành nhưng món ăn, bê chúng ra bàn ăn. Giờ mẹ tôi chỉ cần ngồi thưởng thức thôi.
- Nhớ nhé. Mẹ không cần chuẩn bị đồ ăn đâu.
Bà mỉm cười, tiếng đến bàn ăn và ngồi xuống. Bà nói:
- Cái thằng bé này. Mẹ nuôi con từ thời khó khăn nhất đấy. Mẹ chẳng lẽ không chuẩn bị cho con mình được dù chỉ là một bữa cơm sao?
Tôi đáp lại:
- Mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Con lo được, con trai mẹ lớn thế này rồi mà không thể cho mẹ nghỉ ngơi sao?
Bà phì cười, nhìn tôi với ánh mắt trìu mến:
- Đừng coi thường bà lão này, dù có đi bằng chân giả hay có mất cả hai chân đi chăng nữa. Cũng chưa cần đến nhà anh lo đâu.
Mẹ luôn vậy, lo cho tôi và chẳng cần tôi phải lo cho bà. Muốn mẹ nghỉ ngơi cũng khó thật, vậy nên tôi luôn cố gắng giúp bà mọi thứ nhiều nhất có thể. Tiếng hai mẹ con tôi tràn ngập ngôi nhà ấm cúng này. Thoải mái thật, tôi muốn thế này mãi mãi..
Tiếng gõ cửa vang lên.
*Cốc* Cốc*
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top