nganhangtt13
Tác động của thông tư 13 với các NHTM và tổ chức tín dụng:
Về trung và dài hạn chính sách này là tích cực nhằm ổn định các yếu tố vĩ mô; tuy nhiên, trong ngắn hạn làm cản trở đà giảm của lãi suất, hạn chế khả năng mở rộng cung tiền.
Về trung và dài hạn:
Nâng cao tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính
Với việc nâng hệ số đủ vốn lên 9% trong Thông tư 13 và quy định về vốn pháp định tối thiểu theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ là cơ sở hết sức quan trọng để nâng cao tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính.
Basel II chỉ quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%, nhưng đây chính là một trong những điểm yếu của nó như đã phân tích ở bài viết về Basel. Dự kiến trong phiên bản sắp tới, hệ số đủ vốn CAR sẽ được nâng lên. Do vậy, việc đưa hệ số CAR lên 9% như Thông tư 13 là phù hợp với xu hướng chung của toàn cầu.
Đối với quy định về vốn pháp định tối thiểu 3.000 tỷ đồng, thông lệ quốc tế đã không đưa ra bất kỳ một tiêu chuẩn hay giới hạn này vì quan điểm của họ đủ vốn là được. Tuy nhiên trong bối cảnh nếu để quy mô ngân hàng quá nhỏ, thì rất dễ để một cá nhân hay doanh nghiệp thâu tóm và biến ngân hàng thành một đơn vị huy động vốn cho họ.
Việc quy định vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng và thậm chí còn cao hơn nữa sẽ có hai tác dụng. Thứ nhất, tránh tình trạng bị chi phối bởi một hay một vài cá nhân, điều đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam vào cuối thấp niên 1990. Thứ hai, giảm được vấn đề về tâm lý ỷ lại và lựa chọn bất lợi. Với một mức vốn đáng kể thì chủ sở hữu ngân hàng sẽ hành động có trách nhiệm hơn để bảo vệ tài sản của họ.
Hơn thế những giới hạn về sở hữu, cấp tín dụng nhằm hạn chế sự lũng đoạn tổ chức tín dụng đã được quy định chặt chẽ trong các quy định hiện hành.
Hạn chế ngân hàng thương mại tham gia vào các hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro
Thông tư 13 và các quy định hiện hành đã giới hạn khá chặt chẽ việc tham gia vào các hoạt động kinh doanh chứng khoán và bất động sản của các ngân hàng thương mại. Trong đó, điểm nổi bật trong quy định lần này là nâng trọng số rủi ro cho các khoản vay trong hai lĩnh vực này lên đến 250%.
Một điểm cần lưu ý đối với cơ quan điều tiết trong lĩnh vực này là cần tăng cường hơn nữa việc tách bạch giữa các hoạt động của ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư, nhất là trong bối cảnh biên giới giữa hai lĩnh vực này đã mờ đi rất nhiều, nhất là việc cấp tín dụng và mua chứng khoán.
Tăng cường khả năng và quản lý thanh khoản
Khả năng thanh khoản và quản lý thanh khoản được quy định và chặt chẽ rõ ràng trong Thông tư 13 với hai điểm đáng chú ý.
Thứ nhất, yêu cầu các tổ chức tín dụng phải tính toán và quản lý các tỷ lệ về khả năng chi trả hàng ngày. Đây là một thách thức lớn đối với một số ngân hàng và chưa có thói quen làm việc một cách chuyên nghiệp của một số người. Nhưng đây là một điều kiện bắt buộc với bất kỳ một tổ chức tài chính nào nếu muốn trở nên hiện đại.
Thứ hai, quy định về tỷ lệ tối đa nguồn vốn huy động được sử dụng để cấp tín dụng. Tuy vẫn có những tranh cãi và điểm không rõ ràng khi tính toán và quy định tỷ lệ này, nhưng đây là một trong những giới hạn để một tổ chức tài chính không rơi vào tình trạng mất thanh khoản khi sử dụng vốn quá mức, nhất là việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn và không ổn định (vay liên ngân hàng chẳng hạn) để cho vay hay đầu tư dài hạn.
Về ngắn hạn:
Việc nâng CAR từ 8% lên 9%
CAR = vốn tự có/tổng tài sản "có" rủi ro
Vì vậy NHTM muốn nâng CAR lên 9% có 3 phương án
Phương án 1: tăng vốn tự có
Phương án 2: giảm tổng tài sản rủi ro
Phương an 3: vay từ ngân sách nhà nước
Phương án 1 là nguyên nhân góp phần tạo áp lực khiến ngân hàng tiếp tục lộ trình tăng vốn pháp định 3000 tỷ đồng đến 31/12/2010 nghị định 141 tạo áp lực cổ tức cao. NH rục rịch phát hành cổ phiếu để tăng vốn tạo nên hệ quả sức ép lên phía cung của thị trường chứng khoán trong khi trước mắt chưa thấy sự xuất hiện của 1 luồng tiền đủ mạnh đi vào thị trường chứng khoán để đỡ lực cung này
Phương án 2: ảnh hưởng tới thị trường bất động sản, va thị trường chứng khoán. Nâng hệ số rủi ro 250% dòng vốn đổ vào thị trường này bị thu hẹp.
Tỉ lệ cấp tín dụng = tín dụng/ nguồn vốn huy động =80%
Trong 80% không bao gồmtiền gửi không kỳ hạn, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội... chiếm tới 15 - 20%. Vậy ngân hàng chỉ còn cho vay khoảng 60% -> lãi suất cho vay tăng trên 18%
Mà trong nghị định số 141 cũng quy định lãi suất huy động 10%, lãi suất cho vay 12% -> việc giảm lãi suất không khả thi.Mà nếu lãi suất tăng cao ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp .
Mặt khác, xu hướng tăng tín dụng 25% vào cuối năm 2010 là ít khả thi. Đến tháng 8/2010 mức tín dụng của toàn ngành đạt 12,9%. Nếu đến cuối năm tăng 25% chất lượng tín dụng thấp, nợ quá hạn tăng, mức tăng trưởng tín dụng lên gấp đôi tạo sức ép lạm phát cuối năm.
Phương án 3 dường như bất khả thi đối với nguồn ngân sách hiện thời của nhà nước .
Tóm lại, phản đối của các tổ chức tài chính về Thông tư 13 là điều dễ hiểu vì những quy định chặt chẽ sẽ làm tăng chi phí cũng như hạn chế hoạt động của họ nhưng trong dài hạn thông tư này sẽ có những tác động tích cực như phân tích ở trên.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top