Ngân sách nhà nước
Các quan điểm cân đối ngân sách nhà nước? Thâm hụt ngân sách nhà nước và các biện pháp xử lý? nhận xét về Bảng Dự toán cân đối NSNN của Việt Nam năm 2007,2008?
* Các quan điểm cân đối NSNN:
- Quan điểm thứ nhất ; Theo lý thuyết cố điển về thăng bằng ngân sách.
Theo quan điểm này, ngân sách nhà nước phải cân bằng hàng năm tức là tổng số chi không được vượt quá tổng số thu. Nếu số chi vượt thu nhà nước sẽ phải vay nợ để bù đắp và khi ngân sách đã thâm hụt thì cơ hội tăng thu của ngân sách kì sau để bù đắp thâm hụt kỳ trước là rất khó khăn vì vậy thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng. Điều này có thể dẫn đến tính trạng phá giá tiền tệ. Nếu trong trường hợp số thu vượt số chi, điều đó chứng tỏ số tiền nhà nước thu về đang để một chỗ, sô tiền này không sinh lời và như vậy không có khơi thông được luồng tiền, làm ảnh hưởng đến tăng trường kinh tế. Mặt khác khi thặng dư ngân sách sẽ tạp ra tâm lý quản lý ngân sách lỏng lẻo, gây ra sự lãng phí tiền của xã hội dẫn đến sự bất bình của xã hội đối với chính phủ.
- Quan điểm thứ hai : Lý thuyết về ngân sách chu kỳ
Quan điểm này cho rằng ngân sách nhà nước không cần cân bằng hàng năm mà nên cân bằng theo chu kỳ, vì nền kinh tế phát triển theo chu kỳ, có thời kỳ tăng trưởng, có thời kỳ suy thoái. Cân bằng ngân sách theo chu kỳ sẽ giúp nhà nước thực hiện được các chính sách kinh tế phù hợp với từng giai đoạn. ấc nhà kinh tế theo quan điểm này đưa ra phương án : Tạo lập quỹ dự trữ trong giai đoạn phồn thịnh để dự phòng cho những năm thiếu hụt của thời kỳ suy toái với điều kiện khoản này không để bị chết hoặc để trả nợ dần.Trong tời kì suy thoái của nền kinh tế nên cố ý tạo ra tình trạng thâm hụt ngân sách để châm ngòi cho sự phục hồi kinh tế. Sự thâm hụt này sẽ được đền bù bằng những khoản thặng dư ngân sách của các năm tăng trưởng.
- Quan điểm thứ ba : Ngân sách cố ý thiếu hụt.
Vân đề cân bằng ngân sách phải được giải quyết tùy thuộc vào thực trạng nền kinh tế và sự ảnh hưởng của chính sách thu, chi tài chính công tới nền kinh tế. Thâm hụt ngân sách cố ý sẽ mang lại hậu quả rất nguy hại là gây ra lạm phát.Nhưng những người theo quan điểm này lại cho rằng sự thúc đẩy hoạt động kinh tế đang trì trệ sẽ làm nhẹ gánh nặng của ngân sách.
* Thâm hụt ngân sách nhà nước là tình trạng mất cân bằng ngân sách nhà nước khi số chi vượt quá số thu ngân sách trong năm tài chính.Có 2 nhóm nguyên nhân tác động gây ra tình trạng thâm hụt ngân sách:
- nhóm nguyên nhân khách quan:
+ Tác động của chu kỳ kinh tế.
+ Hậu quả do các tác nhân gây ra.
- Nhóm nguyên nhân chủ quan:
+ Do cơ cấu thu, chi ngân sách thay đổi.
+ Do điều hành ngân sách nhà nước không hợp lý.
* Tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước: Thâm hụt ngân sách xét theo yếu tố thời gian được chia làm hai loại là thâm hụt ngân sách dài hạn và thâm hụt ngân sách ngắn hạn. Tùy theo mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn, chính phủ sẽ bù đắp bằng các biện pháp khác nhau.Thâm hụt ngân sách được tài trợ thông qua các biện pháp sau:
- Giảm chi tiêu công: Dù có thâm hụt ngân sách ngắn hạn hay dài hạn thì cắt giảm chi tiêu công là giải pháp có hiệu quả nhất. Giải pháp này được thực hiện trên cơ sở tính toán lại các khoản chi một các khoa học để cắt hoặc giảm các khoản chi kém hiệu quá hoặc chưa thật sự cần thiết. Tuy nhiên giải pháp này lại có giới hạn, không thể giảm chi quá nhiều. Gảm chi công nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp hàng hóa công cộng, ảnh hưởng đến lợi ích của công chúng nên dễ gây ra sự phản ứng tiêu cực từ công chúng.
- Tăng thuế và kiện toàn hệ thống thu:
Về mặt dài hạn thâm hụt ngân sách xảy ra có thể sử dụng giải pháp tăng thuế để bù đắp. Tăng thuế không chỉ dưng lại ở viêc điều chỉnh tăng thuế suất mà còn hướng đến cải cách các sắc thuế, mở rộng diện chịu thuế, kiện toàn và nâng vao hiệu quả công tác hành thu nhằm chống thất thu thuế.Biện pháp này tạo ra tính chủ động cho nhà nước vì thuế là công cụ trong tay của nhà nước nên việc ban hành một sắc thuế mới hay tăng thuế suất là có thể thực hiện được. Giải pháp này có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của nền kinh tế.KHi áp dụng biện pháp này cần phải xem xét đến khả năng thu thuế và các nguyên tắc thu thuế mà luật pháp quy định tránh gây ra những tác động tiêu cực cho nên kinh tế.
-Vay nợ: Vay nợ là biện pháo chủ yếu để tài trợ thâm hụt ngân sách ở tất cả các quốc gia trên thế giời. Các biện pháp vay nợ khác đa dạng:
+ Vay trong nước thông qua phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc nhà nước, trái phiếu đầu tư. Biện pháp này có ưu điểm là tận dụng được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, hạn chế được sự phhuj thuộc vào nước ngoài. Tuy nhiên nếu vay nợ quá lớp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư tư nhân và có nguye cơ tiềm ẩn lạm phái tiền tệ.
+ Vay nợ nước ngoài có thể được thực hiện vay từ chính phủ các nước, các tổ chức tài chính quốc tế hoặc phát hành trái phiếu quốc tế.Biện pháp này có ưu điểm là tận dụng được nguồn vốn với quy mô lớn, lãi suất ưu đãi từ các nước đặc biện là từ các tổ chức tài chính quốc tế nhưng lại có nhược điểm là có thể chính phủ phải nhượng bộ trước những yêu cầu từ phía nhà tài trợ, gánh nặng nợ nhà nước gia tăng ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước.
Vay nợ để bù đắp thiếu hụt ngân sách suy cho cùng chỉ là cách lựa chọn thời gian đánh thuế: đánh thuế vào thế hệ này hay thế hệ sau.
- Phát hành tiền giấy: Biện pháp này có ưu điểm là đáp ứng được nhu cầu bù đắp thâm hụt một cách kịp thời, không gây ra gánh nặng nợ cho quốc gia nhưng nó lại mang đến hậu quả rất lớn đó là tình trạng lạm phát và còn làm giảm uy tín của nhà nước đối với công chúng.Vì vậy biện pháp này chỉ là ngoại lệ mang tính tính huống
* Nhận xét về dự toán ngân sách nhà nước năm 2007, 2008:
-dự toán thu cân đối ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2007 do Quốc hội quyết định là 281.000 tỷ đồng. Tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội, Chính phủ đã báo cáo số ước thu cả năm vượt 6.000 tỷ. Và kết quả thực hiện vượt trên 34.000 tỷ so với dự toán. "Số vượt thu tập trung chủ yếu vào các khoản ngân sách địa phương được hưởng 100%, trong đó các khoản về nhà và đất vượt gần 15.800 tỷ đồng so với dự toán, chiếm đến 70,1% số vượt thu nội địa, nhiều hơn 12.200 tỷ so với báo cáo Quốc hội", ông Ninh nói.Bộ trưởng Tài chính lý giải, điều này chủ yếu "do thị trường bất động sản tăng mạnh vào cuối năm".
Trong khi đó, thu từ kinh tế quốc doanh lại thấp hơn đến trên 3.500 tỷ đồng so với dự toán.Trước việc lặp lại tồn tại của những năm trước "dự toán đều rất thấp so với số thực thu", Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận lo lắng: "Nguyên nhân chủ quan của tình trạng này là gì? Trình độ cán bộ của ta không thể tính toán chính xác hay có sự cố tình tính toán thấp để có lợi cho cả địa phương lẫn Trung ương? Có hay không chuyện mỗi nơi xẻ một tí "bát cơm" để tạo cơ chế xin - cho? Một số lĩnh vực như giáo dục, y tế luôn "kêu" thiếu tiền, nhưng thực tế lại không chi hết ngân sách được phân bổ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top