ngân hàng World bank

I) LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:

      Trong bối cảnh toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ, việc hình thành các tổ chức liên

kết quốc tế ngày càng trở nên phổ biến. Sự ra đời của tổ chức tài chính quốc tế Nhóm

ngân hàng thế giới ( World Bank group) cũng không ngoại lệ như vậy.

     Vào năm 1944 các đại biểu từ nhiều quốc gia tham dự Hội nghị Bretton Woods.

Nhóm ngân hàng thế giới là một trong năm tổ chức tạo ra tại Hội nghị Bretton Woods.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế , một tổ chức liên quan  thứ hai.Với mục đích khôi phục nền kinh tế

thế giới sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Mặc dù cả hai đều có trụ sở tại Washington,

Nhóm ngân hàng thế giới là theo tập quán do một người Mỹ đứng đầu, trong khi IMF là

do một châu Âu. Chủ tịch Nhóm ngân hàng thế giới lúc bấy giờ là John McCloy.

      Đến năm 1967  ngân hàng tiến hành cho vay một mức độ tương đối thấp. Pháp là

nước đầu tiên nhận viện trợ từ Nhóm ngân hàng thế giới với khoản cho vay là

$987,000,000 kèm theo một số điều kiện nghiêm ngặt.

      Từ 1968- 1980, ngân hàng tập trung đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người trong

thế giới đang phát triển. Kích cỡ và số lượng các khoản cho vay được tăng lên rất nhiều,

mở rộng từ cơ sở hạ tầng vào các dịch vụ xã hội và các lĩnh vực khác.

      Trong giai đoạn 1980- 1989, Nhóm ngân hàng thế giới bắt đầu quan tâm nhiều

đến nền kinh tế ở các nước đang phát triển.

      Từ đó cho đến nay, Nhóm ngân hàng thế giới được biết đến là một tổ chức tài

chính đa phương có mục đích trung tâm là thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở các

nước đang phát triển bằng cách nâng cao năng suất lao động ở các nước này.

      Nhiệm vụ của Nhóm ngân hàng thế giới (World Bank Group):

           + Chống đói nghèo và cải thiện mức sống cho người dân ở các nước đang

phát triển.

          + WBG cung cấp các khoản cho vay, các dịch vụ cố vấn chính sách, hỗ trợ

kỹ thuật và chia sẻ kiến thức cho các nước có thu nhập quốc dân trung bình và dưới

mức trung bình.

          + WBG thúc đẩy tăng trưởng nhằm tạo việc làm và giúp người nghèo có

được các cơ hội việc làm ấy.

     Trên thực tế, Nhóm ngân hàng thế giới là một trong các nguồn Hỗ trợ phát triển

lớn nhất thế giới. Mỗi năm, Nhóm ngân hàng thế giới cho chính phủ các nước đang phát

triển vay khoảng 20 tỷ USD để hộ trợ cho hơn 220 dự án. Bên cạnh việc cho vay vốn,

Ngân hàng Thế giưói còn cung cấp hỗ trợ phát triển và tư vấn chính sách cho các chính

phủ.

     Các lĩnh vực thường sử dụng vốn vay từ Nhóm ngân hàng thế giới là: kinh tế- tài

chính, giáo dục, môi trường,dịch vụ công cộng, và các lĩnh vực khác.Và bằng các

chương trình cụ thể như: Cung cấp nước sạnh; xây dựng trường học và đào tạo giáo

viên; tăng năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng và bảo dưỡng

đường xá, đường sắt và các cảng; Quản lý rừng và các tài nguyên thiên nhiên khác;

giảm tình trạng ô nhiễm không khí và các vấn đề môi trường; Mở rộng mạng lưới viễn

thông; xây dựng và phân phối năng lượng; mở rộng mạng lưới y tế đặc biệt cho phụ nữ

và trẻ em; Hiện đại hoá cơ cấu chính quyền.

     Nhóm ngân hàng thế giới mang một sứ mệnh lớn là đấu tranh chống đói nghèo

trên toàn thế giới thông qua hình thức là cung cấp vốn và kiến thức chuyên môn cho

chính phủ các nước đang phát triển. Khách hàng của Nhóm ngân hàng thế giới là các

quốc gia.

II) CƠ CẤU TỔ CHỨC

     Nhóm ngân hàng thế giới có trụ sở tại  Washington, DC, với  hơn 10.000 nhân

viên làm việc  tại hơn 100 văn phòng trên toàn thế giới.  Các tổng giám đốc của Nhóm

ngân hàng thế giới đều do đương kim tổng thống Hoa Kỳ chỉ định.

*    Robert Zoellick (6, 2007-hiện tại)

      Nhóm ngân hàng thế giới được tạo thành từ 5 tổ chức thành viên gọi là Nhóm

ngân hàng thế giới. Các tổ chức thành viên của Nhóm ngân hàng thế giới chuyên về các

lĩnh vực phát triển khác nhau, tuy nhiên các tổ chức này thường hợp tác với nhau đề

thực hiện mục tiêu chung là xóa đói giảm nghèo. Nhóm ngân hàng thế giới bao gồm năm

tổ chức thành viên.

            -Ngân hàng tái thiết và phát triển Quốc tế ( IBRD)

      - Công ty tài chính quốc tế(IFC)

      - Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA)

     - Tổ chức Bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA)

            - Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu  tư (ICSID)

      Nhóm ngân hàng thế giới giống như một hợp tác xã, nơi 186 quốc gia thành viên

là cổ đông. Các cổ đông được đại diện bởi một Hội đồng thống đốc.

      Các nước thành viên thống đốc là 'Bộ trưởng tài chính hoặc Bộ trưởng phát triển.

Họ gặp một năm một lần tại các cuộc họp thường niên của Hội đồng các thống đốc của

Nhóm ngân hàng thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế . Bởi vì các thống đốc chỉ đáp ứng hàng

năm, họ đại biểu nhiệm vụ cụ thể cho 24 giám đốc điều hành , những người làm việc trên

trang web tại Ngân hàng.  Năm cổ đông lớn nhất, Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh Quốc và

Hoa Kỳ bổ nhiệm một giám đốc điều hành, trong khi các nước thành viên khác là đại

diện của 19 giám đốc điều hành.

      Chủ tịch nhóm Nhóm ngân hàng thế giới được ban giám đốc điều hành bầu và là

chủ tịch của tất cả 5 tổ chức của nhóm ngân hàng .Văn bản thỏa thuận không định rõ

quốc tịch của chủ tịch , nhưng thông thường thì giám đốc điều hành đại diện cho nước

mỹ đưa ra đề cử. Theo thỏa thuận tồn tại không chính thức lâu nay ,chủ tịch của nhóm

ngân hàng thường là người mỹ và giám đốc của quỹ tiền tiền tệ quốc tế là người châu âu,

nhiệm kỳ đầu của chủ tịch kéo dài 5 năm, nhiệm kỳ thứ hai có thể là 5 năm hoặc ít

hơn.Vị trí này không có tuổi nghỉ hưu bắt buộc. Các cơ quan của nhóm ngân hàng báo

cáo với chủ tịch và thông qua chủ tịch báo cáo cho các giám độc điều hành ,chỉ có một

ngoại lệ là vụ đánh giá hoạt động của Nhóm ngân hàng thế giới thì báo cáo trực tiếp cho

các giám đốc điều hành.

      Chủ tịch Nhóm ngân hàng thế giới giao một phần trách nhiệm giám sát cho các

giám đốc thường trực. James D.Wolfenshon hiện là chủ tịch của nhóm ngân hàng. 5 giám

đốc thường trực giúp chủ tịch trong việc giám sát chung các hoạt động của Nhóm ngân

hàng thế giới ( IBRD và IDA ).

      Mỗi giám đốc thường trực hay còn gọi là MDs giám sát một số cơ quan của Nhóm

ngân hàng thế giới. Một giám đốc thường trực còn là phó chủ tịch điều hành của IFC.

      Một số nhân viên cao cấp của Nhóm ngân hàng thế giới báo cáo trực tiếp với chủ

tịch mà không qua các giám đốc thường trực, đó là chuyên gia kinh tế trưởng hoặc luật

sư chính của ngân hàng.

      Phó chủ tịch điều hành MIGA và tổng thư ký của ICSID cũng báo cáo trực tiếp

với chủ tịch.  Nhóm ngân hàng thế giới hoạt động ngày ngày đến dưới sự lãnh đạo, chỉ

đạo của Chủ tịch, quản lý và nhân viên cấp cao, và Phó Chủ tịch phụ trách khu vực, các

ngành, các mạng và các chức năng. Phó Chủ tịch là các nhà quản lý chính tại Nhóm ngân

hàng thế giới.

VI) Sự khác biệt giữa Nhóm ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế:

      Nhóm ngân hàng thế giới (WBG) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) có cơ chế hoạt

động thoạt nhìn gần giống nhau và lắm lúc gây khó khăn trong việc phân biệt. Thậm chí,

John Maynard Keynes - một trong những người đưa ra ý kiến sáng lập hai tổ chức trên

và được xem là một trong những kinh tế gia hàng đầu thế giới trong thế kỷ XX cũng từng

nhầm lẫn.

      Được gọi chung với cái tên Các tổ chức Bretton Woods (Bretton Woods

Institutions, lấy theo tên ngôi làng thuộc bang New Hampshire, Mỹ, nơi phái đoàn 44

quốc gia tập trung để thống nhất việc thành lập vào tháng 7/1944), WBG và IMF là bộ

cột đôi chống đỡ cấu trúc trật tự kinh tế và tài chính thế giới. Trên bề mặt, WBG và IMF

có nhiều đặc tính giống nhau. Ban bệ cả hai đều được quản lý bởi chính phủ các nước

thành viên. Cả hai tổ chức đều chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan kinh tế

và tập trung việc củng cố cũng như phát triển nền kinh tế của nước thành viên. Viên

chức cả hai tổ chức luôn cùng xuất hiện tại các hội thảo kinh tế, phát biểu bằng thứ ngôn

ngữ kinh tế và tài chính y hệt.Trụ sở cả hai cũng đều ở Washington DC mà trước kia

thậm chí còn ở chung "nhà" (hiện nay, hai trụ sở nằm đối diện trên cùng con đường tại

vị trí cách Nhà Trắng không xa). Tuy nhiên, bề sâu cơ chế hoạt động của hai tổ chức trên

có những điểm khác nhau khá rõ ràng mà cơ bản nhất nằm ở chỗ: WBG là tổ chức phát

triển, trong khi IMF là tổ chức hợp tác với nhiệm vụ duy trì một cách trật tự cho hệ thống

chi trả giữa các quốc gia.

      1.Mục đích:

      Tại Bretton Woods, các phái đoàn đã chỉ định hướng đến cho WBG, thể hiện qua

cái tên chính thức của tổ chức này: Ngân hàng Kiến thiết và Phát triển quốc tế

(International Bank for Reconstruction and Development) với nhiệm vụ chủ yếu hỗ trợ

tài chính cho sự phát triển kinh tế. Những khoản cho vay đầu tiên của WBG vào cuối

thập niên 40 đã được trao cho các nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề ở Tây Âu. Khi

nền kinh tế Tây Âu hồi phục, WBG chuyển đồng vốn cho các nước nghèo khác (được

gọi chung là "các nước đang phát triển").

Cho đến nay, WBG đã cho các nước thuộc khối đang phát triển vay khoảng 330 tỉ USD.

     Trong khi đó, IMF ra đời với mục đích khác. Khi thành lập IMF, cộng đồng thế

giới muốn phản ứng với nhiều vấn đề tài chính không thể giải quyết được từng tạo ra

cuộc Đại khủng hoảng vào thập niên 30. Đó là sự biến động đột ngột, không tiên liệu nổi

về giá trị hoán đổi tiền tệ giữa các quốc gia. Như thế, IMF trở thành "bác sĩ" của nền

kinh tế toàn cầu, chuyên chữa trị các ung nhọt nhức nhối trong hệ thống kinh tế - tài

chính. Một trong những điều luật quan trọng nhất của IMF là buộc các nước thành

viên phải để đồng tiền mình được trao đổi tự do với các đơn vị tiền tệ nước ngoài; và

trong mọi trường hợp, phải báo cáo với IMF mọi sự thay đổi trong các chính sách tài

chính - kinh tế nước mình, nhằm tránh gây ảnh hưởng cho nền kinh tế các nước thành

viên. Hơn nữa, thành viên phải hiệu chỉnh các chính sách liên quan đến tài chính -

kinh tế theo lời khuyên IMF để phù hợp với nhu cầu của toàn bộ khối nằm chung

trong tổ chức.

      Để hỗ trợ các nước thành viên tuân theo nguyên tắc trên, IMF cho vay tiền khi

thành viên nào gặp rắc rối về tài chính. Bởi vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi IMF luôn

can thiệp đôi khi khá thô bạo vào nền kinh tế một nước đang cần viện hỗ trợ của họ. Nói

tóm lại, mục tiêu IMF là duy trì sự ổn định, mà theo họ, muốn ổn định thì phải có trật tự,

trong khi đó, muốn tái lập trật tự từ mớ hỗn độn thì buộc phải cắn răng chịu đánh đổi

một số mất mát.

     2.Cấu trúc:

      Nhân sự IMF gồm 2.600 người và IMF không hề có chi nhánh như WBG. Hầu hết

ban bệ IMF làm việc tại Washington DC và số còn lại làm việc tại ba văn phòng nhỏ

ở Paris,Geneva và Liên Hiệp Quốc ở New York. Nhân sự IMF là tinh hoa của giới kinh tế

học thế giới.

      Cấu trúc WBG có phần phức tạp hơn. Bản thân WBG chứa đựng hai tổ chức

chính: Ngân hàng Kiến thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) và Hiệp hội Phát triển quốc tế

(International Development Association - IDA). Ngoài ra, WBG còn có những tổ chức

sau (thuộc WBG nhưng tách biệt về mặt tài chính và pháp lý): Công ty Tài chính thế giới

(cung cấp vốn cho các công ty tư nhân ở các nước đang phát triển), Trung tâm ổn định

và giải quyết mâu thuẫn đầu tư quốc tế và Cơ quan bảo vệ đa phương. Nhân sự tổng

cộng WBG có khoảng hơn 7.000 người và tuy có 40 văn phòng trên khắp thế giới nhưng

95% nhân viên đều làm việc tại trụ sở chính ở Washington DC. Nhân sự WBG gồm các

chuyên gia lão luyện thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: nhà kinh tế học, kỹ sư, nhà hoạch

định chương trình phát triển đô thị, nông nghiệp học, thống kê học, luật gia, chuyên viên

dự án và chuyên viên khác trong lĩnh vực giao thông, phát triển nông thôn, giáo dục,

năng lượng, dân số, y tế, truyền thông, cung cấp nước và cả kỹ sư cầu cống...

      3. Nguồn vốn

      WBG là ngân hàng đầu tư, đứng trung gian giữa nhà đầu tư và người vay, tức là

vay của người này để cho kẻ khác mượn. Các ông chủ WBG là 181 quốc gia thành viên

với tiền góp vốn bằng nhau. Quỹ của IBRD thu từ việc phát hành trái phiếu cho hơn 100

quốc gia còn Quỹ IDA có được từ sự đóng góp hảo tâm của các nước. WBG còn thu tiền

từ việc bán trái phiếu trực tiếp cho các chính phủ, tổ chức và ngân hàng trung ương của

các nước. Sau đó, WBG dùng đồng vốn này cho các nước đang phát triển vay với mức

lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các dự án tài chính cũng như chính sách cải tổ có triển vọng

thành công.

      IMF không phải là ngân hàng và không đứng trung gian giữa nhà đầu tư và người

mượn. Nguồn vốn IMF thu được từ tiền đăng ký quota (quota subscription), giống như

phí thành viên (membership fee), của 182 nước thành viên. Nước đóng góp cho IMF

nhiều nhất hiện là Mỹ (chiếm 18,25%), kế đến là Đức (5,67%), Nhật (5,67%), Pháp

(5,10%), Anh (5,10%). Khoản đóng góp này dựa theo nguyên tắc nước giàu đóng nhiều,

nước nghèo đóng ít, 5 năm thì tính sổ lại một lần.

     4.Điều kiện vay tiền

      WBG thường chỉ cho vay với đối tượng các nước đang phát triển. Nước càng

nghèo càng dễ vay. Các nước đang phát triển mà GNP/đầu người vượt quá 1.305 USD thì

có thể gõ cửa xin vay ở IBRD và phải hoàn trả trong 12-15 năm. Các nước cực nghèo mà

GNP/đầu người dưới 1.305 USD thì vác túi đến xin vay ở IDA và trả sau 35-40 năm.

Trong thực tế, các khoản cho vay của IDA thường đến với các nước có thu nhập đầu

người hàng năm dưới 865 USD.

      Trái lại, IMF cho phép mọi nước thành viên, bất luận giàu nghèo, đều có thể nhận

được sự hỗ trợ tài chính. Như đã nói, nhiệm vụ IMF là duy trì trật tự và ổn định. Vì thế,

khi chính sách kinh tế lệch hướng hay hệ thống tiền tệ trong nước gặp biến động (chẳng

hạn giá đơn vị tiền tệ tụt giảm và giá hàng hóa tăng nhanh), nước thành viên có quyền

nhờ IMF hỗ trợ và can thiệp. Tiền nhận được từ IMF phải hoàn trả trong thời gian 3-5

năm hoặc chậm nhất là 10 năm (lãi suất thấp hơn tỉ giá thị trường một chút).

   VII) Quan hệ đối tác

*    Đối tác là tổ chức:

Ngoài IMF, Liên hợp quốc và các cơ quan và chương trình của Liên hợ quốc, Nhóm

Nhóm ngân hàng thế giới còn hợp tác với nhiều tổ chức khác mà chính phủ quốc gia

là các thành viên. Những đối tác chính là:

     o    Liên minh châu Âu

     o    Tổ chức thương mại thế giới

     o    Các Ngân hàng phát triển đa phương (MBD) và các tổ chức tài chính đa

phương khác. Những tổ chức này cung cấp viện trợ tài chính và tư vấn chuyên môn

cho các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội ở các nước đang phát triển. Cụm từ MBD

dùng để chỉ Nhóm Nhóm ngân hàng thế giới và bốn ngân hàng khu vực phát triển:

Nhóm ngân hàng phát triển Châu phi, Ngân hàng phát triển Châu Á, Ngân hàng tái

thiết và phát triển Châu âu, nhóm ngân hàng phát triển Liên Mỹ.Ngoài ra còn có các

ngân hàng tiểu khu vực: Caribê, Trung Mỹ và các vùng của châu phi.

  *    Tổ chức phát triển song phương: Nhóm Nhóm ngân hàng thế giới hợp tác với

các tổ chức phát triển của các nước để điều phối viện trợ và đạt được các mục tiêu

phát triển, đôi khi thực hiện chính thức qua quỹ ủy thác. Các nước có tổ chức phát

triển gồm: Austrialia, Canada, Nhật Bản, New zealand, Mỹ và nhiều nước khác ở

châu Âu. Công việc được nhiều ủy ban điều phối và thông qua các cuộc tham khảo

ý kiến được tiến hành quanh năm.

  *    Các đối tác chương trình: Tại trụ sở chính của Nhóm ngân hàng thế giới có

ban thư ký của một số tổ chức thành viên có liên hệ mật thiết gồm:

       o     Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR). Là một hiệp

hội có 62 thành viên hỗ trợ các nghiên cứu nông nghiệp và những họat động liên

quan. Những ưu tiên gồm tăng năng suất, bảo vệ môi trường, duy trì đa dạng sinh

học cải thiện chính sách và tăng cường nghiên cứu ở cấp độ quốc gia. Bao gồm các

nước công nghiệp và đang phát triển, quỹ tài trợ và tổ chức quốc tế và khu vực.

       o    Nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo (CGAP): Là một nhóm có  29 cơ quan

tài trợ song phương và đa phương có mục đích tăng cường năng lực của các thể chế

tài chính vi mô, giúp các thể chế này phát triển và tăng cường thương mại độc lập

cũng như khuôn khổ pháp lý và các quy định của họ ở các nước nghèo.

       o    Cổng thông tin phát triển: Là một phần Internet, chia sẻ thông tin và

kiến thức về phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo.

       o    Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) cung cấp viện trợ không hoàn lại và

các khoản cho có điều kiện giúp đỡ các nước đang phát triển có đủ khả năng chi trả

cho những giải pháp nhằm đạt được lợi ích môi trường toàn cầu.

  *    Các tổ chức phi chính phủ và xã hội :Nhóm ngân hàng thế giới triển khai công

tác đối ngoại trong lĩnh vực này ở các tổ chức công đoàn, tổ chức dựa vào cộng

đồng, các phong trào xã hội, tổ chức tín ngưỡng, tổ chức từ thiện, các trung tâm

nghiên cứu, quỹ, hội sinh viên, hiệp hội chuyên gia và nhiều tổ chức khác. Hợp tác

trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ vấn đề giáo dục, AIDS tới môi trường.

VIII)Chu trình dự án Nhóm ngân hàng thế giới:

      Là những hoạt động có tác động sâu rộng ở các nước thành viên và các khu

vực.Các dự án do các Vụ khu vực hoặc ngành của ngân hàng quản lý. Các dự án này rất

đa dạng từ hành chính và quản lý nợ đến việc thực hiện các dự án trong các chiến lược

phát triển quốc gia và khu vực.Hoạt động của ngân hàng hỗ trợ vê tài chính và tư vấn

cho các khách hàng với mục tiêu là cải cách chung không liên quan tới kết quả hay

khoản đầu tư cụ thể nào đó.

Dự án tiến hành qua các giai đoạn cụ thể sau:

    Xác định dự án

    Chuẩn bị

    Thẩm định

    Phê duyệt

    Hiệu lực

    Thực hiện và giám sát

    Đánh giá

    Các hoạt động giám sát khác

    Thông tin về dự án

IX) Phân loại các nước của Nhóm ngân hàng thế giới:

*    Bên tài trợ và bên vay: bên tài trợ chỉ các nước đóng góp cho IDA. Nước vay có

thể là một nước vay tiền của IDA, IBRD hoặc của cả 2 tổ chức. Tuy vậy, nên chú

ý rằng mọi quốc gia thành viên đều đóng góp vốn cho IBRD, IDA, IFC và MIGA,

đóng góp này khác tiền vay và mượn của một nước cụ thể náo đó.

*    Nước vay của IDA, IBRD, nước vay hỗn hợp và chấm dứt vay: Điều kiện mà một

nước có thể đủ điều kiện để vay tín dụng hỗn hợ của IBRD và IDA dựa trên thu

nhập tính theo bình quân đầu người và uy tín tín dụng của nước đó. Cần chú ý

rằng khi thu nhập bình quân của một nứoc đầu người của một nước tăng, thì nước

này có thể vượt ngưỡng đủ điều kiện cho vay của IDA, cũng dần vượt ngưỡng đủ

điều kiện cho vay của IBRD. Tuy vậy, các nước giàu vẫn là thành viên của tổ

chức của Nhóm ngân hàng, mmặc dù các nước này hoặc các doanh nghiệp hoạt

động trong lãnh thổ của nước đó không sử dụng các dịch cụ của Nhóm ngân

hàng.

*    Sáng kiến cho các nhóm nước:

   o    Sáng kiến về các nước nghèo nợ nhiều: được WBG, IMF và các quốc gia

thành viên thiết lập từ 1966 và mở rộng nhiều năm 1999, Sáng kiến về các nước

nghèo nhiều là cách tiếp cận toàn diện nhằm giảm các khoản nợ nước ngoài của

các nước nghèo nhất trên thế giới, đặc biệt là các nước nợ  nhiều. Mục tiêu là giúp

các quốc gia chuyển từ tình trạng giãn nợ vô hạn đến giảm nợ lâu dài, nhằm giảm

nợ đa phương và giải phóng đến mục tiêu giảm nghèo. Sáng kiến về các nước

nghèo nợ nhiều hỗ trợ từ Quỹ xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng của

IMF. Các nước có đủ điều kiện là những nươc ở tình trạng nợ không htể duy trì

được, được xác định trên cơ sở đánh giá chung của Ngân hàng và IMF, kể cả sau

khi đã áp dụng cơ chế giảm nợ truyền thống.

   o    Các nước có thu nhập thấp dưới ảnh hưởng của những sáng kiến:

11/2001, một nhóm làm việc được thành lập với nhiệm cụ xem set lại những hỗ

trợ của Nhóm ngân hàng thế giới cho các nước có nền kinh tế hoạt động kém.

Xem set những lí do dẫn đến việc các chương tình viện trợ của Ngân hàng đã

thành công.

   o    Những nước tiến nhanh: 11/2001,Nhóm ngân hàng thế giới đưa ra sáng

kiến về tiến nhanh, được coi như là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch đẩy

nhanh sự tiến bộ để đạt những mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ về giáo

dục.6/2002, tiêu chuẩn của sáng kiến đã được thông qua để mời các nước đệ đơn

viện trợ theo sáng kiến này.18 nước đã đáp ứng những điều kiên cần thiết (đưa ra

kế hoạch ngành giáo dục lồng ghép vào một chiến lược phát triển rộng hơn và cả

chiến lược xóa đói giảm nghèo PRSP) :các nước này là Anbani, Bolovia,Burkina,

Mauritania, Fáo, Ethiopia, Gana, Việt Nam, Nigie, Tanzania, Uganda,

Modambic......

   o    Các nước có thu nhập trung bình :2001, Nhóm Nhóm ngân hàng thế giới

nhấm mạnh đến vai trò bổ sung của các dịch vụ tư vấn và đã cải thiện công cụ

cho vay nhằm đáp ứng được nhu cấu năng động của các nươcs có thu nhập trung

bình. Ngân hàng cũng đưa ra những sản phẩm tài chín mới gồm vay một loại tiền

có lãi suất khác nhau trên bình diện rộng, vay lãi suất cố định,và vay nội tệ. Các

loại vay này tạo điều kiện cho các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình

có các cách lựa chọn linh hoạt.

   o    Các quốc gia nhỏ: là thuật ngữ được áp dụng đối với một nhóm đa dạng

các quốc gia đang phát triển có chủ quyền, một số quốc gia thì giàu, một số quốc

gia thì rất nghèo; một số là các đảo quốc hoặc một số quần đảo, một số không có

biển, nhiều quốc gia này có số dân bằng hoặc ít hơn 1,5 triệu người, và 41

quốcgia trong số này là thành viên của Nhóm ngân hàng thế giới. báo cáo gần đây

của nhóm làm việc chung của ban thư ký Khối thịnh vượng chung và Nhóm ngân

hàng thế giới đã xác định được một số đăc điểm tạo ra cổ phần các quốc gia đang

phát triển và giúp hình thành những thách thức phát triển.Ví dụ, một số nước dễ

bị tổn thương vì các sự kiện bên ngoài, bao gồm các thiên tai gây biến động lớn

trong thu nhập quốc dân, nhiều nước và tư nhân; hiện nay nhiều nước lai đang

phải đối mạt với thời kỳ chuyển đổi kinh tế đầy khó khăn và bất trắc trong điều

kiện chế độ thương mại thế giới đang thay đổi.

III) NĂM TỔ CHỨC THÀNH VIÊN CỦA NHÓM NGÂN HÀNG THẾ GIỚI:

1. Ngân hàng quốc tế cho tái thiết và phát triển ( IBRD )

      IBRD được thành lập năm 1945 , đây là  tổ chức đầu tiên của Nhóm ngân hàng thế

giới và là nguồn cho vay được biết đến nhiều nhất của nhóm. IBRD vẫn là tổ chức mà

nhiều người muốn nói khi họ nói đến Nhóm ngân hàng thế giới.IBRD cũng là tổ chức có

nhiều quốc gia tham gia nhất, có nhiệm vụ rộng lớn nhất và có nhiều nhân viên nhất

trong nhóm Nhóm ngân hàng thế giới cả ở trụ sở chính cũng như ở sở tại.

        Khi IBRD được thành lập , nhiệm vụ đầu tiên là giúp châu âu phục hồi sau chiến

tranh thế giới thứ hai.Ngày  nay , IBRD có vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm

nghèo , cung cấp vốn vay cho các nước có thu nhập trung bình và các quốc gia nghèo có

uy tín tín dụng , bảo lãnh ,những dịch vụ tư vấn và phân tích. IBRD còn giúp các khác

hàng tiếp cận được nguồn vốn theo các điều khoản thuận lợi với số lượng lớn hơn ,với

kỳ hạn dài hơn và ổn định hơn nguồn vốn vay trên thị trường .Cụ thể hơn IBRD còn:

-    Hỗ trợ những nhu cầu lâu dài về phát triển xã hội và con người mà

những nhà đầu tư tư nhân không tài trợ

-    Duy trì sức mạnh tại chính của nước vay thông qua việc hỗ trợ các

nước ở thời kỳ khủng hoảng khi người nghèo bị ảnh hưởng tiêu cực .

-    Sử dụng đòn bẩy của tại chính để thúc đẩy cải cách chính sách và thể

chế quan trọng ( như mạng lưới an ninh xã hội hoặc cải cách chống

tham nhũng )

-    Tạo môi trường đầu tư thuận lợi để làm chất xúc tác cho nguồn vốn tư

nhân

-    Hỗ trợ tài chính ( dưới hình thức việc trợ không hoàn lại có thể có được

từ thu nhập ròng của IBRD) ở lĩnh vực quan trọng đối với cuộc sống

của người nghèo ở các nước.

      IBRD gây quỹ của mình trên thị trường tại chính thế giới.IBRD là tổ chức tài

chính có trái phiếu được xếp hạng là AAA ( có chất lượng tốt nhất) nhưng lại có một số

đặc trưng khác. Người giữ cổ phần của IBRD lại là những chính phủ có chủ quyền .

Những nước vay của IBRD cũng có tiếng nói trong việc hoạch định chính sách của chính

IBRD. Đi cùng các khoản vay của IBRD ( và khoản tín dụng của IDA) có các dịch vụ

không cho vay nhằm bảo đảm việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn. Không giống như

ngân hàng thương mại, IBRD hướng đến tác động đối với phát triển chứ không phải là tối

đa hóa lợi ích .

      Những nước vay của IBRD điển hình là các nước cho thu nhập ở mức trung bình ,

có khả năng tiếp cận với thị trường tiền tệ tư nhân.Một số nước có đủ điều kiện vay của

IDA bởi vì có thu nhập tính theo đầu người thấp nhưng cũng đủ điều kiện vay của IBRD

bởi vì có được uy tín tín dụng .Những nước này là những nước vay hỗn hợp . Các nước

vay của IBRD chiếm tới 75 % dân số thế giới sống dưới mức 1 USD/ ngày ngay cả khi

không bao gồm cả những khoản vay IBRD của các nước đi vay hỗn hợp ,các nước vay

của IBRD còn lại là các nước có 25 % dân số sống dưới mức 1USD/ngày

     Các nước được coi là thoát khỏi tình trạng vay mượn của IBRD khi các nước này

không đi vay vì mức thu nhập bình quân của người dân đã vượt qua mức mà ngân hàng

đã phân cho mức thu nhập trung bình

     Mặc dù IBRD không tối đa hóa lợi ích , cũng có được mức thu nhập ròng dương

hàng năm từ năm 1948 . Thu nhập này là nguồn vốn cho các hoạt động phá triển và bảo

đảm được sức mạnh tài chính,tạo điều kiện có những khoản với chi phí thấp ở các thị

trường vốn và có được những điều kiện tốt cho các nước vay tiền. Quyền bỏ phiếu của

các quốc gia thành viên IBRD tỷ lệ với phần vốn đóng góp , căn cứ trên sức mạnh kinh

tế tương đối của mỗi nước .

2. Hiệp hội phát triển quốc tế ( IDA)

     Sau thời kỳ tái thiết lại châu âu sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhóm ngân hàng

thế giới chuyển hướng quan tâm đến các nước đang phát triển . Rõ ràng  là các quốc gia

đang phát triển nghèo nhất lại không thể có khả năng tài chính để vay vốn phát triển

theo các điều kiện được ngân hàng đưa ra . Do vậy, một nhóm các nước thành viên của

ngân hàng đã quyết định thành lập IDA, một thể chế có thể cho các quốc gia rất nghèo

vay theo những điều khoản dễ dàng hơn. Để IDA có thể hoạt động với các nguyên tắc kỷ

luật của một ngân hàng , các quốc gia này thỏa thuận rằng IDA là một bộ phận của

Nhóm ngân hàng thế giới và IDA bắt đầu hoạt động từ năm 1960

     IDA giúp các nước nghèo nhất trên thế giới xóa đói giảm nghèo thông qua việc

cung là cấp các khoản vay có mức lãi suất bằng không với 10 năm ân hạn và kỳ hạn

thanh toán là 35 đến 40 năm. Những khoản tín dụng này thường được xem như là khoản

vay có điều kiện. Các khoản vay tín dụng của IDA giúp cho việc phát triển nguồn nhân

lực ,các chính sách,các thể chế và cơ sở hạ tầng mà các quốc gia ngày đang rất cần để

đạt được tăng trưởng nhanh hơn và bền vững về môi trường .Mục tiêu của IDA chính là

làm giảm sự chênh lệch giữa các nước và trong các nước, đặc biệt là về tiếp cận giáo dục

tiểu học, chăm sóc sức khỏe ban đầu, cung cấp nước sạch và vệ sinh, hướng con người

vào phát triển kinh tế bằng cách tăng năng suất lao động

      Nguồn vốn của IDA phần lớn do các chính phủ của các nước công nghiệp hóa

đóng góp. Đại diện các quốc gia trợ họp 3 năm một lần để cung cấp thêm vốn cho IDA.

Những đóng góp tích lũy cho IDA kể từ khi thành lập đến nay đã lên tới 109 tỷ USD.

Nguồn vốn bổ sung là các khoản tiền trả cho các tín dụng trước đây của IDA và từ thu

nhập ròng của IBRD. Các nước cũng thường tận dụng các cuộc họp bổ sung vốn để thảo

luận thêm về phương hướng hoạt động của IDA. Năm 2001 , lần đầu tiên những đại diện

của các nước đi vay được tham gia cuộc thảo luận này. Các chu kỳ 3 năm góp vốn cho

IDA thường được gọi theo những con số. Ví dụ, trong chu kỳ cho vay của năm tài chính

2003 đến 2005 cũng là góp vốn lần thứ 13 cho IDA hay còn gọi là IDA-13

     IDA cho các nước có thu nhập bình quân đầu người rất thấp vay,thường là nước

có thu nhập dưới 875 USD và năm 2002,các nước này còn thiếu khả năng tài chính để

vay nợ từ IBRD. Hiện tại , các nước đủ điều kiện vay tiền của IDA có khỏang 2.5 tỷ

người ,chiếm tới gần 1/2 dân số các nước đang phát triển. Ở hầu hết các quốc gia này, đại

đa số dân sống dưới mức thu nhập 2 USD/ngày,trong đó cứ 10 người lại có 4 người sống

dưới mức 1 USD/ngày. Một số nước có đủ điều kiện vay của IDA vì mức thu nhập bình

quân đầu người của các nước này là thấp nhưng lại cũng được phép vay tiền của IBRD vì

họ có uy tín tín dụng cao. Ví dụ những nước vay hỗn hợp là ấn độ và inđônêxia.

      Quyết định một nước có đủ điều kiện vay của IDA là một sắp xếp mang tính

chuyển đổi , cho phép các nước nghèo nhất tiếp cận nguồn lực thực chất trước khi họ có

thể có được những nguồn tài chính cần thiết từ thị trường để đầu tư. Khi nền kinh tế của

họ phát triển thì các nước được ra khỏi nguồn vay của IDA. Các khoản tiền trả nợ hoặc

'dòng tài chính ngươc' do các khoản vay của IDA tạo ra giúp tài trợ những khoản vay

mới của IDA cho các nước vẫn còn nghèo. Trong những năm qua, hơn 20 quốc gia được

coi là những nước có phát triển và tăng trưởng về kinh tế vượt lên không nằm trong điề

kiện nguồn vay của IDA. Ví dụ nhưng costa rica , chilê, cộng hòa ả rập , ai cập , ma rốc,

thái lan, thổ nhĩ kỳ. Một số nước đã góp tiền cho IDA nhưng những nước khác vẫn tiếp

tục vay của IBRD.

3. Tổ chức tài chính quốc tế ( IFC)

     Tổ chức tài chính quốc tế IFC thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua khu vực tư

nhân. Hợp tác với các đối tác kinh doanh, IFC đầu tư vào những doanh nghiệp tư nhân

phát triển bền vững ở các quốc gia đang phát triển mà không cần có bảo lãnh của

hcfisnh phủ. Việc trực tiếp cho các doanh nghiệp vay là sự đối lập cơ bản giữ IFC và

Nhóm ngân hàng thế giới. Theo văn bản thỏa thuận IBRD và IDA chỉ có thể cho chính

phủ các nước thành viên vay.IFC được thành lập nhằm gỡ bỏ hạn chế này trong hoạt

động cho vay của Nhóm ngân hàng thế giới.

     IFC cung cấp vốn , các khoản cho vay dài hạn, bảo lãnh các khoản vay,các sản

phẩm quản lý rủi ro và các dịch vụ tư vấn cho khách hàng của mình. Đó là nguồn cho

vay đa phương lớn nhất và cung cấp vốn lớn nhất cho các dự án khu vực tư nhân ở các

nước đang phát triển. IFC còn tìm cách đến với những doanh nghiệp ở các khu vực và

các nước có tiếp cận hạn chế đối với các nguồn vốn. IFC còn có các chương trình tài trợ

thị trường được coi là quá mạo hiểm đối với những nhà đầu tư thương mại khi chưa có

sự tham gia của IFC.IFC còn hỗ trợ các dự án mà họ tài trợ thoogn qua quản trị công

ty,chuyên môn về xã hội và mội trường, và hỗ trợ tư vấn và kỹ thuật cho doanh nghiệp

và chính phủ .

     a. Tài chính dự án:

     IFC có một loạt các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho các công ty ở các nước

đang phát triển là thành viên của mình

-    các khoản vay dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ chủ chốt với lãi suất cố

định hoặc thay đôi

-    các khoản đầu tư vốn

-    các công cụ dưới dạng vốn( như khoản vay phụ, cổ phiếu ưa

thích,phiếu thu nhập và các khoản nợ có thể chuyển đổi)

-    các khoản cho vay chung

-    quản lý rủi ro ( như việc hòa giải tiền tệ, hoán đổi lãi suất, cung cấp các

phương tiện bảo vệ)

-    tài trợ trung gian

      IFC có thể cung cấp các công cụ tài chính đơn lẻ hoặc kết hợp dưới bất cứ hình

thức cần thiết nào nhằm bảo đảm các dự án đều được cấp vốn đầy đủ từ khi bắt đầu .IFC

còn có thể giúp cơ cấu giải pháp tài chính cả gói bằng việc điều phối tài chính từ các

ngân hàng và các công ty trong và ngoài nước và cũng như những tổ chức tín dụng xuất

khẩu

      IFC  tính lãi suất thị trường bao gồm cho các sản phẩm của mình và không chấp

nhận bảo lãnh chính phủ, do vậy IFC xem xét kỹ lưỡng khả năng thành công của từng

doanh nghiệp. Để có đủ điều kiện vay tiền của IFC, các dự án phải mang lại lợi nhuận

cho các nhà đầu tư và nền kinh tế của nước chủ nhà, tuân thủ theo những quy định

nghiêm ngặt về xã hội và môi trường.

      Các dự án tài trợ của IFC bao gồm tất cả loại hình công nghiệp, các ngành, ví dụ:

công nghiệp chế tạo ,cơ sở hạ tầng, du lịch, y tế,giáo dục, các dịch vụ tài chính. Các dự

án dịch vụ tài chính chiếm phần lớn dự án mới được thông qua, các dự án này bao gồm

đầu tư vào thị trường thuế, bảo hiểm, và các khoản tín dụng, các ngân hàng địa phương

cung cấp những khoản tài trợ vi mô hoặc những khoản vay kinh doanh cho các doanh

nghiệp vừa và nhỏ.

      Mặc dù IFC chủ yếu cung cấp tài chính cho các công ty mà nhà nước có quyền sở

hữu môt phần, với điều kiện là các công ty này có sự tham gia của khu vực tư nhân và

doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở thương mại.IFC có thể cung cấp tài chính cho các

công ty do địa phương sở hữu hoàn toàn cũng như liên doanh giữa những nhà đầu tư

trong và ngoài nước

      Để đảm bảo có sự tham gia của các nhà đầu tư vốn và những người cho vay từ

khu vực tư nhân, IFC cũng giới hạn tổng số tiền nợ và cổ phần cung cấp cho từng dự án.

Với những dự án mới, mức tối đa là 25% tổng ước tính kinh phí của dự án hoặc có thể

lên tới 35% đối với các dự án nhỏ. Với những dự án mở rộng, IFC còn có thể cung cấp tới

50% kinh phí của dự án, miễn là số tiền đầu tư không vượt quá 25% tổng vốn của công

ty có dự án đó. Trung bình cứ 1 USD do IFC tài trợ thì những nhà đầu tư hoặc những bên

cho vay khác phải cung cấp khoảng 5 USD

      Thông thường, đầu tư của IFC từ khoảng 1 triệu đến 100 triệu USD, vốn của IFC

có thể được sử dụng như là nguồn vốn hoặc những khoản chi phí tại địa phương hoặc

nước ngoài của bất kỳ nước thành viên của IBRD mua tài sản cố định. IFC hoạt động

theo điều khoản thương mại vì mục tiêu lợi nhuận nên ngay từ khi bắt đầu hoạt động

cũng đã thu được lợi nhuận hàng năm.

         b. Huy động nguồn lực:

      IFC chỉ tham gia đầu tư khi có thể có đóng góp đặc biệt bổ sung vai trò của các

nhà điều hành thị trường. Nhờ sự thành công và vị thế đặc biệt của một tổ chức đa

phương, IFC cũng có khả năng đóng vai trò xúc tác cho đầu tư tư nhân.

      Sự tham gia của IFC trong một dự án sẽ tăng độ tin cậy của các nhà đầu tư và thu

hút được thêm người cho vay và các cổ đông.IFC huy động tài chính trực tiếp cho các

công ty hoạt động tốt ở các nước đang phát triển qua các khoản cho vay chung cùng với

các ngân hàng thương mại quốc tế và qua nhận bảo hiểm các quỹ đầu tư và phát hành cổ

phiểu công ty. IFC cũng điều hành các khoản bảo lãnh thay thế của tư nhân

        c. Dịch vụ tư vấn:

      Trọng tâm đặc biệt của IFC là thúc đẩy phát triển kinh tế qua việc khuyến khích

tăng trưởng của các doanh nghiệp tư vấn và thị trường vốn hoạt động có hiệu quả ở các

nước thành viên. Trong khuôn khổ này ,IFC tư vấn cho các công ty ở các nước đang phát

triển nhiều vấn đề khác nhau, gồm cả cơ cáu lại vật chất và tài chính, hình thành các kế

hoạch kinh doanh , xác định thị trường ,sản phẩm, công nghệ và các đối tác tài chính và

kỹ thuật, huy động tài chính cho dự án.IFC cũng có thể cung cấp dịch vụ tư vấn bosio

cảnh của một dự án đầu tư hoặc có thể cung cấp dịch vụ tư vấn độc lập có thu phí phù

hợp với thị trường.

      IFC cũng tư vấn cho chính phủ các nước đang phát triển xây dựng một môi trường

kinh doanh hấp dẫn và hướng dẫn các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài

( FDI) . Ví dụ, IFC đã giúp phát triển các thị trường vốn trong nước.IFC còn viện trợ cho

các lĩnh vực như cơ cấu lại và cổ phần hóa các xí nghiệp quốc doanh.

4. Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương:

      Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương ( MIGA) khuyến khích đầu tư nước ngoài ở

các nước đang phát triển bằng việc bảo lãnh cho các nhà đầu tư nước ngoài không bị

những mất mát do những rủi ro không mang tính chất thương mại, như bị trưng thu và

chuyển đổi tiền tệ và những hạn chế về chuyển tiền, chiến tranh và những hạn chế lộn

xộn dân sự hoặc vi phạm hợp đồng . Hơn nữa, MIGA còn hỗ trợ về kỹ thuật nhằm giúp

các nước phổ biến thông tin về cơ hội đầu tư. MIGA cũng cung cấp các dịch vụ hòa giải

tranh chấp đầu tư theo yêu cầu.

>    MIGA hoạt động theo nguyên tắc sau:

           + Tập trung vào khách hàng: Phục vụ các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các

chính phủ của nước chủ nhà bằng việc hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân và thúc đảy đầu

tư quốc tế.

          + Tham gia quan hệ đối tác: Hợp tác với các công ty bảo hiểm, các cơ quan

chính phủ và tổ chức quốc tế nhắm bổ sung cho nhau về mặt dịch vụ và hướng tiếp cận.

           + Thúc đẩy tác động đối với phát triển: cố gắng cải thiện mức sống của

người dân trong nền kinh tế đang nổi lên, phù hợp với mục tiêu của các nước chủ nhà và

với các nguyên tắc hoạt động kinh doanh phải lành mạnh, bảo vệ môi trường và phát

triển xã hội.

           + Bảo đảm lành mạnh tài chính: cân bằng mục tiêu phát triển và mục tiêu

kinh tế thông qua bảo hiểm tốt và quản lý rủi ro vững mạnh.

>    Tác động phát triển:

      Các dự án mà MIGA hỗ trợ có nhiều lợi ích lớn. Các dự án này tạo ra việc làm tại

đia phương, tạo thêm nhân sách từ thuế và chuyển giao kỹ năng và bí quyết công nghệ,

Các cộng đồng địa phương thường nhận được lợi ích phụ quan trọng thông qua cơ sở hạ

tầng được cải thiện, gồm có đường sá, điện, bệnh viện, trường học và nước sạch.

      MIGA còn hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), và khuyến khích đầu tư trong

nước và thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp địa phương cung cấp các mặt hàng và dịch

vụ. Nhờ vậy, các nước đang phát triển có nhiều cơ hội hơn đề phá vỡ vòng đói nghèo.

      Bảo lãnh của MIGA đòi hỏi các nhà đầu tư tuân thủ những chuẩn mực về môi

trường và xã hội được coi là những chuẩn mực tốt nhất thế giới. MIGA vừa hỗ trợ vừa sử

dụng những nguồn lực lớn khác từ Nhóm Nhóm ngân hàng thế giới, áp dụng tri thức chưa

từng có về các nền kinh tế đang phát triển trong các dự án mà mình bảo lãnh.

>    Một trung gian bảo hộ:

      MIGA trợ giúp các nhà đầu tư trong những trường hợp chính phủ có những chính

sách có thể làm gián đoạn đầu tư và vai trò này cho phép MIGA tác động đến việc giải

quyết những tranh chấp có thể xảy ra. Khả năng đóng vai người hòa giải trung gian của

MIGA tăng long tin của các nhà đầu tư vào các nề kinh tế đang trỗi dậy là họ được bảo

vệ trước những rủi ro phi thương mại.

      Mối quan ngại đối với môi trường chính trị bất ổn và nhận thức về những rủi ro

chính trị cũng thường ngăn cản quá trình đầu tư, với FDI đầu tư trực tiếp nước ngoài

thường chảy vào một số ít nước, làm những nền kinh tế nghèo nhất thế giới thường bị

lãng quên. MIGA là yếu tố xúc tác quan trọng trong tăng cường FDI là một yếu tố quan

trọng cho phát triển thông qua các khoản bảo lãnh, hỗ trợ kĩ thuật và các dịch vụ pháp

lý.

      Từ khi bắt đầu hoạt động, MIGA đã bảo lãnh cho 500 dự án ở 78 quốc gia đang

phát triển. và đến tháng 6 năm 2001, tổng số bảo lãnh đến hơn 9 tỷ USD, đem lại giá trị

ước tính FDI được tạo điều kiện từ khi MIGA hoạt động là 41 tỷ USD. Cơ quan này đã

huy động được thêm 153 triệu USD để bảo lãnh đầu tư trong năm tài chính 2001 thông

qua chương trình Hợp tác bảo hiểm, khuyến khích các nhà bảo hiểm tư nhân bảo hiểm

những giao dịch mà họ bình thường không thực hiện và giúp cơ quan này phục vụ nhiều

khách hàng hơn.

      Dịch vụ trợ giúp kĩ thuật của MIGA cũng có vai trò không thể thiếu trong việc tạo

chất xúc tác thu hút FDI thông qua việc giúp các nước đang phát triển trên toàn thế giới

xác định và thực hiện các chiến lược thúc đẩy đầu tư. MIGA cũng phát triển và triển

khai các công cụ và công nghệ hỗ trợ việc truyển bá thông tin về các cơ hội đầu tư. Hàng

ngàn khách hàng tận dụng loạt các dịch vụ thông tin đầu tư trên mạng của MIGA, bổ

sung cho công việc tăng cường năng lực đang được tiến hành ở các nước,

      Cơ quan này cũng sử dụng các dịch vụ pháp lý của mình giải quyết những trở

ngại có thể xảy ra trong đầu tư. Thông qua những chương trình hòa giải xung đột, MIGA

cũng giúp chính phủ và nhà đầu tư giải quyết những bất đồng với mục tiêu cuối cùng là

cải thiện môi trường đầu tư ở các nước.

      Các hoạt động của MIGA bổ sung cho hoạt động của các nhà bảo hiểm đầu tư

khác. MIGA hợp tác với các đối tác thông qua các chương trình đống bảo hiểm và tái

bảo hiểm nhắm mở rộng khả năng tạo thu nhập của  ngành bảo hiểm những rủi ro chính

trị. Hiện nay, MIGA đã chính thức thiết lập được 18 mối quan hệ đối tác như vậy.

5. Trung tâm quốc tế giải quyết các tranh chấp đầu tư ( ICSID):

      ICSID giúp khuyến khích đầu tư nước ngoài bằng việc cung cấp phương tiện quốc

tế để hòa giả và xét xử những tranh chấp đầu tư, giúp tạo dựng không khi tin cậy lẫn

nhau giữa các quốc gia và những nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều hiệp ước quốc tế có liên

quan đến đầu tư cũng đã đề cập việc sử dụng ICSID để phán xét. ICSID cũng tiến hành

những nghiên cứu, các hoạt động xuất bản trong lĩnh vực luật xét xử và đầu tư nước

ngoài.

      ICSID được thành lập theo công ước giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các nước,

ICSID bắt đầu đi vào hoạt động năm 1966. ICSID cũng có một hội đồng quản trị và một

ban thư ký. Hội đồng quản trị do chủ tịch Nhóm ngân hàng thế giới đứng đầu, bao gồm

từng đại diện của các nước đã thông qua công ước ICSID. Các cuộc họp thường niên của

Hội đồng Quản trị được tổ chức trùng với các cuộc họp thường niên chung của Nhóm

ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế.

      ICSID là một tổ chức quốc tế độc lập những lại có các mối quan hệ chặt chẽ với

Nhóm ngân hàng thế giới. tất cả thành viên của ICSID đều là thành viên của Nhóm ngân

hàng thế giới, Trừ khi một chính phủ nào đó có đề cử người có chức vụ khác, nếu không

thì ủy viên hội đồng thống đốc của các nước ở Nhóm ngân hàng thế giới đương nhiên giữ

chức vụ thành viên hội đồng quản trị của ICSID. Những chi phí của Ban thư ký ICSID

được trang trãi thông quan ngân sách của Ngân hàng thế giỡi, tuy nhiên những chi phí

của các vụ kiện đơn lẻ sẽ do các bên liên quan đóng góp.

ICSID cung cấp ba loại hình dịch vụ sau:

           + Các phương tiện hòa giải và phán xét những tranh chấp giữa các quốc gia

thành viên và các nhà đầu tư có đủ điều kiện là công dân của nước thành viên khác,

Việc sử dụng hòa giải và xét xử của ICSID hoàn toàn là tự nguyện; tuy nhiên, sau khi các

bên đồng ý phán xét theo công ước ICSID thì không bên nào được đơn phương rút bỏ

đồng ý của mình. Hơn nữa, tất cả các nước tham gia ICSID dù có là bên tranh chấp hay

không, đều phải tuân thủ công ước ICSID thừa nhận và thực thi những phán xét của

ICSID.

           + Một số vụ kiện giữa nhà nước và công dân nước ngoài nằm bên ngoài

phạm vi điều chỉnh của công ước ICCSID: Những vụ kiện này bao gồm việc hòa giải và

xét xử khi hoặc là nước chủ nhà của các nhân người nước ngoài không phải là thành

viên của ICSID. Xét xử và hòa giải theo " các phương tiện bổ sung" cũng áp dụng cho

các trường hợp tranh chấp không phải là tranh chấp đầu tư, với điều kiện là có liên quan

đến một giao dịch có các đặc điểm khác với giao dịch thương mại bình thường. Các

phương tiện bổ sung này còn cho phép ICSID phán quyết trong các vụ kiện không được

quy định trong công ước ICSID, là những vụ tìm hiểu thực tế mà mọi quốc gia hoặc công

dân nước ngoài muốn khởi kiện nếu muốn có một cuộc điề tra để xem xét và báo cáo

thực tế.

           + Việc bổ nhiệm trọng tài phán xét đối với những vụ kiện đặc biệt ( phí thể

chế): Bổ nhiệm này thường được thực hiện trong khuôn khổ dàn xếp về sự phán xét theo

các quy định phán xét của Ủy ban Luật Thương Mại quốc tế của Liên Hợp Quốc được

thiết kế cho các vụ kiện đặc biệt.

IV) Các nguyên tắc tổ chức:

Phần này sẽ giải thích những nguyên tắc cơ bản về tổ chức hoạt động của Nhóm Nhóm

ngân hàng thế giới.

         Ma trận: các mạng lười và khu vực, tổ chức hoạt động thông qua 2 chiều,

những đơn vị được thành lập từ lâu tập trung vào khu vực địa lý khác nhau, nhóm Nhóm

ngân hàng thế giới vẫn có mạng lưới chuyên đề ở từng lĩnh vực phát triển cụ thể, xuyên

suốt các khu vực địa lý, cố một đội ngũ nhân viên làm việc theo chuyên đề nhưng có thể

thực hiện với các công việc ở các quốc gia hoặc khu vực cụ thể.

         Văn phòng phó chủ tịch: là 1 đơn vị tổ chức hành chính của nhóm Nhóm ngân

hàng thế giới (VPU) thông thường văn phòng này báo cáo thường trực, ngoại lệ báo cáo

trực tiếp lên chủ tịch , văn phòng phó chủ tịch chịu trách nhiệm 1 khu vực, 1 mạng lước

theo chuyên đề hoặc 1 chức năng trung tâm.

         Văn phòng của phó chủ tịch phụ trách vụ mạng lưới và vụ lĩnh vực:

  -    Nhóm Nhóm ngân hàng thế giới tạo ra các mạng lưới nhằm liên kết hiệu

quả hơn các đội ngũ nhân viên làm việc trong cùng 1 lĩnh vực phát triển với các

đối tác bên ngoài, góp phần rút ra các bài học ở các nước và các khu vực khác và

giúp áp dụng kinh nghiệm tốt nhất toàn cầu, đáp ứng như cầu cụ thể của từng

quốc gia. Về mặt tôt chức, có các bộ phận nhỏ làm chuyên từng lĩnh vực, mỗi lĩnh

vực có ban lãnh đạo riêng chịu trách nhiệm trước hội đồng vụ mạng lưới.

  -    Chức năng: hoạch định các chiến lược lĩnh vực gắn kết với các công việc

của nhóm Nhóm ngân hàng thế giới trong 1 khía cạnh phát triển đã được xác định

, xây dựng các dịch vụ tư vấn hoặc ban trợ giúp để giải đáp thắc mắc của nhân

viên nhóm Nhóm ngân hàng thế giới.

-    Bao gồm:

     + Vụ phát triển bền vững môi trường và Xã hội ( ESSD): môi trường, phát

triển nông thôn và phát triển xã hội.

     + Vụ mạng lưới tài chính: dự án tài chính của các ngành và các chính sách

tài chính.

     + Vụ phát triển con người ( HDN): giáo dục, y tế, dinh dưỡng, dân số, đảm

bảo xã hội.

     + Vụ xóa đối giảm nghèo và quản lý kinh tế (PREM): chính sách kinh tế,

quản trị và cải cách khu vực công và giảm đói nghèo.

     + Vụ phát triển tư nhân và cơ sở hạ tầng ( PSI): năng lượng, công nghệ

thông tin, truyền thông, khai thác mỏ, dầu khí, khí đốt, hóa dầu, khu vực tư nhân,

giao thông, phát triển đô thị, cấp nước và vệ sinh.

          Văn phòng phó chủ tịch khu vực và các văn phòng quốc gia: có 6 phó chủ

tịch khu vực: Châu phi, Đông Á và thái bình dương, châu âu và trung á, châu mỹ là tinh

và vùng Caribee, Trung đông và bắc phi, vùng nam á.

Văn phòng có ở hơn 100 nước thành viên, các văn phòng quốc gia phối hợp hoạt động

của mình với các nước thành viên, với các đại diện của các tổ chức xã hội và các cơ

quan tài trợ quốc tế khác

V)Các đơn vị chính của nhóm ngân hàng:

1)    Ban thư ký: hỗ trợ các hoạt động thường ngày của ban Giám đốc điều hành nhóm

Nhóm ngân hàng thế giới giải quyết các vấn đề liên quan đến các nước thành viên

gồm cuộc họp thường niên của ban thồng đốc và việc đóng ghóp vốn, giúp việc

cho ban thanh tra độc lập.

2)    Ban kinh tế phát triển: Bộ phận nghiên cứu chính Của Nhóm ngân hàng thế giới,

do các chuyên gia kinh tế phụ trách, nhiệm vụ cung cấp dữ liệu, phân tích triển

vọng phát triển, kết quả nghiên cứu, các công cụ phân tích và tư vấn cho chính

sách chính hỗ trợ các hoạt động của Nhóm ngân hàng thế giới cũng như cho

khách hàng.

3)    Vụ đối ngoại: quản lý các hoạt động truyền thông, quan hệ với quần chúng, tổ

chứ các buổi nói chuyện với những đại diện của Nhóm ngân hàng thế giới, xuất

bản và phát hành các ấn phẩm, điều phối hoạt động của các trung tâm thông tin

của Nhóm ngân hàng thế giới và duy trì web của ngân hàng.

4)    Quản lý tài chính.

5)    Ban dịch vụ tổng hợp.

6)    Ban nguồn nhân lực

7)    Nhóm các giải pháp.

8)    Ban pháp lý.

9)    Văn phòng chủ tịch.

10)     Vụ đánh giá hoạt động.

11)    Vụ chính sách hoạt động và dịch vụ quốc gia.

12)    Viện nghiên cứu của WBG.

X) Các lĩnh vực mà Nhóm ngân hàng thế giới quan tâm

 1.KINH TẾ:

      Quan tâm tới nhiều chủ đề phát triển của các quốc gia như: nông nghiệp và phát

triển nông thôn; giảm nợ; nghiên cứu kinh tế và dữ liệu kinh tế, phát triển kinh tế địa

phương,

 2.TÀI CHÍNH:

      Nhóm ngân hàng thế giới được xem là đóng góp đáng kể, cùng với các nhà viện

trợ khác, trong việc tư vấn và phân tích cũng như tài trợ cho việc hình thành các công

cuộc tiến hành cải cách tài chính của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Mô-dămbích,

U-ganđa, Ba lan và Việt Nam.

  3.GIÁO DỤC:

      Ngân hàngThế giới là nhà cung cấp tài chính lớn nhất về giáo dục của thế giới, đã

đầu tư tổng cộng 30 tỉ đô la cho các dự án giáo dục.

      VD: tỉ lệ các em gái ghi danh học trung học tại Bangladesh đã tăng đáng kể từ

34% năm1990 lên 48% năm 1997 với sự hỗ trợ từ một dự án của Ngân hàng.

   4.MÔI TRƯỜNG

    Tổng hợp lại chính sách khí hậu, bao gồm cả kế hoạch phát triển năng lượng,

rừng, nông nghiệp và sử dụng đất.

    Thành lập Quỹ đối tác Carbon Rừng nhằm chống nạn phá rừng bằng việc hỗ trợ

các nước đang phát triển bảo vệ rừng, quản lý rừng

    Quản lý nguồn nước và cung cấp nước sạnh và vệ sinh. Phấn đấu đến năm 2015

giảm một nửa tỉ lệ người không được tiếp cận nước sạnh uống được

    5.DỊCH VỤ CÔNG CỘNG:

      Xây dựng trường học; xây dựng và bảo dưỡng đường xá, đường sắt và các cảng.

Mở rộng mạng lưới viễn thông; xây dựng và phân phối năng lượng; mở rộng mạng lưới y

tế...

    6.Y TẾ:

Ngân hàng cũng là nhà cung cấp tài chính lớn nhất cho các chương trình y tế, với các

cam kết mới trị giá 1,3 tỷ đô-la một năm cho các dự án về y tế, dinh dưỡng và dân số.

Các dự án này đã mang lại kết quả đáng kể và thường được tái tạo vượt ra ngoài phạm vi

dự án ban đầu.

    7) LĨNH VỰC KHÁC.

    Cải thiện môi trường kinh doanh

    Nâng cao chất lượng lao động

    Giải quyết tình trạng thất nghiệp

    Thúc đẩy hòa nhập xã hội

    Quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi

trường tốt hơn

    Cải thiện quản lý và điều hành

XI) Liên hệ với Việt Nam

      Nguồn: Tổng cục thống kế;  Nhóm ngân hàng thế giới - Nhóm tổng hợp dữ liệu

phát triển.Các chỉ tiêu của Việt Nam từ khi quan hệ với Nhóm ngân hàng thế giới từ

1993 đến 2005

     

     

     

     

     

     

     

    Nhóm ngân hàng thế giới tại Việt Nam là một bộ phận của một nhóm các tổ chức

phát triển lớn gọi là Nhóm Nhóm ngân hàng thế giới. Trong năm tổ chức thành viên này,

Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA và Công ty Tài chính Quốc tế đang hoạt động cho tiến

trình phát triển của Việt Nam.Nhóm ngân hàng thế giới (WBG) là tổ chức điều phối

nguồn viện trợ nước ngoài cho Việt Nam vì WBG huy động khối lượng lớn nguồn viện

trợ và đặc biệt là vì chuyên môn kỹ thuật vượt bậc của Nhóm ngân hàng thế giới. Điều

này góp phần đối thoại hiệu quả về cải cách chính sách mà Việt Nam đang củng cố trong

giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.

      Nhóm ngân hàng thế giới cung cấp tín dụng cho Việt Nam thông qua Hiệp hội

Phát triển Quốc tế IDA. Là một nước có thu nhập thấp, Việt Nam được hưởng những

khoản vay không tính lãi với thời gian ân hạn là mười năm, thời gian trả nợ trong vòng

bốn mươi năm và chi phí hành chính dưới một phần trăm.  Hiệp hội Phát triển Quốc tế

(IDA), quỹ của Nhóm ngân hàng thế giới dành cho các nước thu nhập thấp, đã giúp Việt

Nam đấu tranh giải quyết đói nghèo thông qua hỗ trợ tài chính trong các lĩnh vực nông

nghiệp, hạ tầng cơ sở, y tế và trường học cũng như một số lĩnh vực khác. Việt Nam đã

tiếp nhận hơn 6 triệu đô la Mỹ từ các khoản viện trợ và tín dụng không lãi suất của IDA

và IDA trở thành tổ chức viện trợ cho Việt Nam lớn thứ 2 sau Nhật Bản.Từ năm 1993,

hoạt động hợp tác đối tác của Ngân hàng với Chính phủ Việt Nam đã góp phần đạt được

những kết quả đáng kể: 

          - Hỗ trợ cải cách chính sách: Các bước chuyển đổi Ngân hàng nhà nước Việt Nam

thành Ngân hàng Trung ương hiện đại; Những tiêu chuẩn chất lượng trường học góp

phần cải thiện chất lượng giảng dạy; Sổ đỏ đứng tên cả chồng và vợ, vì vậy người phụ nữ

có thể sử dụng sổ để đặt cọc vay tiền ngân hàng; Kế hoạch ngân sách của Chính phủ lần

đầu tiên công bố tới công chúng vào năm 2005; Luật doanh nghiệp (năm 2000) góp

phần tăng gấp đôi số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và tạo sân chơi bình đẳng cho

các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư

nhân.

        - Xây dựng năng lực cấp cơ sở: Ngân hàng tiến hành đánh giá đói nghèo lần đầu

và lần thứ hai thì cùng với chính quyền tiến hành. Bây giờ thì chính quyền tự làm với sự

tư vấn của Ngân hàng.Ngân hàng đã xây dựng năng lực trong việc đưa ra các tiêu chuẩn

tối thiểu đối với giáo dục tiểu học (ví dụ: trình độ giáo viên), chất lượng sách giáo khoa,

và hồ sơ về trình độ giáo viên tiểu học. Một số dự án đầu tư hướng tới cải tổ lại quá trình

kinh doanh theo phương thức nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực công và nâng cao sự

minh bạch.

         - Điều phối và huy đọng sự hỗ trợ của các nhà tài trợ: Ngân hàng là đồng chủ tịch

của các cuộc họp nhóm các nhà tài trợ với Chính phủ, quản lý quá trình hỗ trợ xoá đói

giảm nghèo và không ngừng thúc đẩy các chương trình tín dụng và sáng kiến của các

nhà tài trợ. Điều này bao gồm hiện đại hoá quản lý tài chính công, giáo dục cho mọi

người và hợp tác đối tác ngành lâm nghiệp - Việt Nam hiện được coi là mô hình hài hoà

hoá viện trợ.

      Ngoài ra, Nhóm Nhóm ngân hàng thế giới còn tài trợ cho Việt Nam thông qua tổ

chức hỗ trợ cho doanh nghiệp tư nhân là Công ty Tài chính Quốc tế IFC. Công ty Tài

chính Quốc tế IFC trợ giúp phát triển khu vực tư nhân của Việt Nam thông qua tài chính

của dự án, bằng việc huy động vốn trên các thị trường tài chính quốc tế, và các hỗ trợ kỹ

thuật cho các doanh nghiệp và Chính phủ.Có thể nói, IFC, một tổ chức thành viên của

Nhóm ngân hàng thế giới chuyên trách về khu vực tư nhân hoạt động ở Việt Nam từ năm

1992, đã luôn tích cực hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường dưới hình

thức tài trợ và tư vấn các DN thuộc khối tư nhân. Hiện IFC có hơn 80 nhân viên quốc tế

và địa phương giỏi chuyên môn đang làm việc trên toàn lãnh thổ Việt Nam với tư cách

hỗ trợ phát triển kinh tế. IFC đã dẫn đầu khu vực đầu tư quốc tế trong ngành ngân hàng

Việt Nam và giúp các khách hàng cập nhật hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế. IFC cũng

nỗ lực hỗ trợ môi trường kinh doanh thông qua đối thoại Chính phủ - tư nhân bằng Diễn

đàn DN Việt Nam.Từ năm 1994, cho đến nay, IFC đã cung cấp khoảng 445 triệu USD tài

trợ 28 tổ chức tư nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. .

      VD: -hỗ trợ dự án Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động đăng ký giao dịch bảo

đảm tại Việt Nam và hỗ trợ mua, cài đặt, quản lý hệ thống đăng ký điện tử qua mạng đầu

tiên của Việt Nam.

        - Đầu tư bằng cổ phiếu cho Ngân hàng Sacombank và Ngân hàng thương mại châu Á

        - IFC cũng cung cấp vốn cho các dự án y tế và giáo dục như bệnh viện Việt - Pháp,

đại học RMIT,

        -    Hỗ trợ các công ty phần mềm như Global Cybersoft và Glass Egg

        -    Ngoài ra, IFC cũng hỗ trợ tài chính cho Tổng công ty sản xuất đồ nội thất Khai Vy

      Tổ chức bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực

có sự tham gia và có vai trò lớn của khu vực tư nhân trong ngành điện và các lĩnh vực

truyền tải, và hỗ trợ phát triển cho khả năng thúc đẩy đầu tư.Tổ chức bảo lãnh đầu tư đa

phương (MIGA) cũng đã tiến hành nghiên cứu tổng quan về các kinh nghiệm tốt nhất

của thúc đẩy đầu tư cho Chính phủ. Tổ chức cũng thiết kế và tiến hành các chương trình

hỗ trợ kỹ thuật cho thúc đẩy đầu tư của Việt Nam, bao gồm cả xây dựng và cho ra đời

trang thông tin để thúc đẩy đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.Tổ chức bảo lãnh đầu tư đa

phương (MIGA) hiện đang tìm kiếm khả năng hợp tác với khối ASEAN để hỗ trợ cho các

chương trình xây dựng năng lực thúc đẩy đầu tư được chỉnh sửa cho các nước thành viên

mới nhất của ASEAN ( trong đó có Việt Nam) nhằm làm giảm bớt khoảng cách phát triển

giữa những nước này và các thành viên khác của ASEAN.Tính đến ngày 28 tháng 02

năm 2003, tổng hỗ trợ của MIGA cho Việt Nam là 10 triệu đô la Mỹ. Số tiền này bao

gồm cả một dự án viễn thông được bảo lãnh vào năm 2001. MIGA hiện cũng đang xem

xét hỗ trợ cho một dự án năng lượng ( lên đến khoảng 100 triệu đô la Mỹ).

      VD:

      -MIGA có 3 hợp đồng bảo lãnh cho 2 dự án trong ngành điện và viễn thông, với tổng

số 128,2 triệu USD và bảo lãnh của MIGA trị giá 54,1 triệu USD.  

   -Hỗ trợ 5 dự án, với số bảo lãnh từ 1,9 triệu USD cho dự án kinh doanh nông nghiệp

đến 13,5 triệu USD cho một dự án các dịch vụ tài chính.

   -Dự tính tổng số đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được MIGA hỗ trợ lên đến

845,7 triệu USD.

      Đến năm 2007, Việt  Nam mới đủ điều kiện để tiếp cận nguồn tài chính của ngân

hàng tái thiết và phát triển (IBRD) cho các nước có thu nhập trung bình.Đây là nguồn tín

dụng có lãi suất thấp nhất đối với các khoản cho vay thương mại dành cho các nước

đang phát triển.Nhóm ngân hàng thế giới đang cung cấp thêm nguồn lực cho Việt Nam

để giải quyết thiếu hụt về tài chính do cuộc khủng hoảng, bằng việc đẩy nhanh nguồn

vốn IBRD. Trong năm tài khoá 2009, sẽ kết thúc vào tháng 6 năm 2009, dự kiến sẽ cung

cấp khoảng 1,2 tỉ đô la Mỹ cho Việt Nam.

Việt Nam đã có chặng đường hơn 10 năm (1993-2009) quan hệ với Nhóm ngân hàng thế

giới. Sự hợp tác phát triển đang ngày càng phong phú hơn, hiệu quả hơn.Kể từ khi nối lại

hoạt động tại Việt nam năm 1993, Nhóm ngân hàng thế giới đã hỗ trợ cho 51 dự án để

chống lại nghèo đói ở Việt Nam. Kể từ năm 1993, Nhóm ngân hàng thế giới đã cam kết

tài trợ cho Việt Nam hơn 6 tỷ Đôla trong đó hơn 3 tỷ đã được giải ngân. Việt Nam đã trở

thành nước hưởng vốn vay IDA lớn nhất trên thế giới.Trong cam kết tài trợ vốn ODA

năm 2008 cho Việt Nam, Nhóm ngân hàng thế giới (World Bank-WBG) giữ vị trí thứ hai

trong các nhà tài trợ đa phương với mức 1.110 triệu USD.Trong kế hoạch giai đoạn từ

2010-2012, WBG dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng các nguồn vốn hỗ trợ, cho vay đối với

Việt Nam với số tiền khoảng 3-3,5 tỷ USD

Một số dự án cụ thể ở Việt Nam:

        - Y tế: cải thiện về chất lượng dịch vụ y tế và các chương trình quốc gia về bệnh

sốt rét, bệnh lao và bệnh lây nhiễm đường hô hấp cấp tính.

    Giáo dục: tỷ lệ trẻ em đến trường thực tế tăng từ 86% năm 1993 lên 94% năm 2004.

Đối với số dân nghèo nhất, tỷ lệ tăng từ 71% lên 91%. Đối với cộng đồng dân tộc thiểu

số tăng từ 62 đến 88%.

        - Nông nghiệp và phát triển nông thôn: 1/4 triệu hộ được hưởng lợi từ các dự án tài

chính giúp họ mở rộng canh tác nông nghiệp, tạo việc làm phi nông nghiệp và góp phần

tạo hơn 200.000 việc làm vùng nông thôn. Việc cho vay vốn ở khu vực nông thôn của

IDA cũng góp phần làm tăng số mùa vụ và kiểm soát lũ lụt tốt hơn thông qua cải tiến 44

công trình tưới tiêu ở vùng đồng bằng sông Mê Kông.

        - Điện: hơn 90% hộ gia đình nông thôn nay đã sử dụng điện lưới. Một trong số

các dự án đã đem điện đến cho khoảng 2,7 triệu người nghèo vùng nông thôn miền núi.

       - Giao thông: đến năm 2004, 83% dân số Việt Nam đang sống trong khoảng cách

2 km gần một tuyến đường, đã tăng 30 % so với năm 1993. IDA hỗ trợ tài chính để sửa

chữa 1.000 km Quốc lộ 1 - đây là tuyến giao thông huyết mạch của cả nước - với hơn

900 km đang tiến hành sửa, xây dựng hơn 7.000 km đường nông thôn và cấp tỉnh.Vì vậy

6 đến 8 triệu người được tiếp cận nhiều và tốt hơn tới hệ thống giao thông giúp người

dân có thể tới trường, chợ, trung tâm y tế và bệnh viện nhanh hơn rất nhiều.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: