Ngân hàng câu hỏi thi giữa kỳ môn các quá trình gia công_có đáp án đầy đủ

Ngân hàng câu hỏi thi giữa kỳ môn các quá trình gia công

 

1.     Trình bày khái niệm về sản phẩm, chi tiết máy, bộ phận máy, phôi trong sản xuất cơ khí.

Đáp án:

a/ Sản phẩm: là một danh từ quy ước để chỉ một vật phẩm được tạo ra ở

giai đoạn cuối cùng của một quá trình sản xuất, tại một cơ sở sản xuất. Sản phẩm

không có nghĩa mà có thể là cụm  máy hoặc chi tiết máy

b/ Chi tiết máy: là đơn vị nhỏ nhất và hoàn chỉnh của máy, đặc trưng của chi tiết máy là không thể tách ra được và đạt mọi yêu cầu trong quá trình làm việc của nó.

c/ Phôi:là danh từ kỹ thuật chỉ vật phẩm được tạo ra trong quá trình này được chuyển sang quá trình khác.phôi là đối tượng của quá trình gia công cơ khí

          d/ Bộ phận máy: đây là một phần của máy, bao gồm 2 hay nhiều chi tiết

máy được liên kết với nhau một cách hoàn chỉnh theo những nguyên lý máy nhất định để thực hiện 1 nhiệm vụ đã định trước.

 

2.     Trình bày khái niệm về chất lượng bề mặt chi tiết máy, các đại lượng đặc trưng cho bề mặt chi tiết máy.

Đáp án:

Khả năng làm việc của chi tiết máy phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng lớp bề mặt, chất lượng bề mặt của chi tiết phụ thuộc vào phương pháp gia công, điều kiện gia công cụ thể và nó là mục tiêu chủ yếu cần đạt được ở bước gia công tinh các bề mặt chi tiết máy.

Nó được đánh giá bởi độ nhám bề mặt và tính chất cơ lý của lớp kim loại bề mặt.

3.     Trình bày khái niệm về độ chính xác gia công cơ khí. Các thông số đặc trưng cho độ chính xác gia công?

Đáp án:

a/ Khái niệm về độ chính xác gia công

Độ chính xác gia công là mức độ chính xác đạt được khi gia công các chi tiết thực so với độ chính xác được thiết kế đề ra.

Độ chính xác gia công còn phần nào được thể hiện ở hình dáng hình học

lớp tế vi bề mặt. Đó là độ bóng hay độ nhẵn bề mặt, còn gọi là độ nhám.

     b/ Các yếu tố:

1/ Sai lệch về kích thước:Sai lệch kích thước càng lớn, độ chính xác càng kém..

2/ Sai lệch về hình dáng:

+       Tế vi: Độ nhẵn bóng bề mặt.

+       Hình dáng: Ô van, chu kỳ, méo, côn, yên ngựa….

+       Vị trí tương quan: Sai lệch vị trí bề mặt này so với bề mặt khác như độ song song, độ vuông góc…

3/ Sai lệch cơ lý tính:Sai độ cứng, tổ chức kim cương, kim loại nền.

    

4.     Trình bày cách phân loại và ký hiệu thép cac bon.

Đáp án:

a/ Phân loại theo hàm lượng cácbon

•  Thép cácbon thấp C < 0,25%.

•  Thép cácbon trung bình C = 0,25~0,5%.

•  Thép cácbon cao C > 0,50%

b/ Theo tổ chức tế vi và hàm lượng các bon trên giản đồ Fe-C

·                                            Thép trước cùng tích (%C<0.8%) tổ chức: P+F

·                                            Thép cùng tích (%C=0.8%) tổ chức P

·                                            Sau cùng tích (%C>0.8%) P+Xe

c/ Theo phương pháp luyện kim:

+   Luyện trong lò chuyển: chất lg ko cao, hàm lg nguyên tố kém chính xác

+   Trong lò mactanh: chất lượng > lò chuyển

+   Lò điện: Chất lượng cao nhất, khử tạp chất đến mức thấp nhất

d/ Theo phương pháp khử ooxxy: Thép sôi, thép lắng.

e/ Phân loại theo công dụng

* Thép cácbon chất lượng thường: loại này cơ tính không cao, chỉ dùng để

chế tạo các chi tiết máy, các kết cấu chịu tải trọng nhỏ. Thường dùng trong

ngành xây dựng, giao thông.Theo TCVN 1765 - 75: Thép được kí hiệu bằng chữ cái CT,gồm 3 phân nhóm A,B,C trong đó A là chủ yếu.

+ Phân nhóm A: CTxx, VD: CT38, CT38n, CT38s, trong đó CT chỉ thép các bon thông dụng, 2 số tiếp chỉ giới hạn bền kéo σ = …kG/mm2

+ Phân nhóm B: Qui định thành phần ( tra sổ tay ), ký hiệu giống nhóm A thêm chữ B ở trc

+Phân nhóm C: Qui định cả hai tính chất : cơ tính và thành phần hóa học, ký hiệu giống nhóm A thêm chữ C ở trc.

**** Thép sôi, thép lắng thêm chữ s,n theo sau.

* Thép cácbon kết cấu: là loại thép có hàm lượng tạp chất S, P rất nhỏ, hàm lượng cácbon chính xác, chất lượng tốt, cơ tính cao hơn thép CT. Chế tạo những chi tiết máy chịu lực cao. Ký hiệu: C kèm theo %C tính theo phần vạn.VD: C08 > C=0.08%

* Thép cácbon dụng cụ: là loại thép có hàm lượng cácbon cao (0,70~1,3%),

có hàm lượng tạp chất P và S thấp (< 0,025%). Chịu nhiệt thấp (250~350 độ C) nên dung làm các dụng cụ cắt có tốc độ thấp. Ký hiệu bằng chữ CD với con số

chỉ lượng cácbon trung bình theo phần vạn. VD:CD80A (0.8%C, chất lượng cao).



5.     Trình bày cách phân loại và ký hiệu gang.

Đáp án:

·                    Theo giản đồ trạng thái:
+ Trc cùng tinh: %C<4.43,P+Xe+Le, độ cứng thấp

+ Cùng tinh: %C=4.43,Le, tính đúc tốt

+ Sau cùng tinh: %C>4.42,Le+Xe, độ cứng cao + giòn.

·                                            Theo tổ chức, cấu tạo:

* Nếu C còn lại ở Fe3C gọi là gang trắng: Rất cứng, giòn, không cắt gọt được, đúc các chi tiết chịu mài mòn, không qua gia công cắt gọt

* C còn ở dạng Grafit gọi là gang Grafit chia làm 3 loại:

     + Gang xám:Mặt gãy màu xám, Gang xám có độ bền nén cao, chịu mài mòn, đặc biệt là có tính đúc tốt, làm giảm rung động dung để đúc các chi tiết cơ bản lớn, phức tạp. Ký hiệu: GXxx-yy: GX: chỉ gang xám, xx,yy: độ bền kéo, độ bền uốn.VD: GX21-40

     + Gang cầu: có tổ chức như gang xám nhưng graphit có dạng thu nhỏ thành hình cầu. Gang cầu có độ bền cao hơn GX nhiều, và có độ dẻo cao, cơ tính giống thép, dùng để chế tạo các chi tiết tb, lớn, phức tạp: như trục khuỷu, trục cán.  Ký hiệu: GXxx-yy: GX: chỉ gang xám, xx,yy: độ bền kéo, độ dãn dài tương đối.VD: GC42-12

     + Gang dẻo: là loại gang được chế tạo từ gang trắng, bằng phương pháp nhiệt luyện để phân hủy Fe3C thành graphit dạng cụm, chúng có độ bền cao, độ dẻo cao gần bằng thép. Tổ chức tế vi gang dẻo có grafit ở dạng cụm, dang dẻo còn được gọi là gang rèn. Do có độ dẻo cao, được sử dụng làm các chi tiết nhỏ, chịu va đập…Ký hiệu như gang cầu, thay GC = GZ

 Câu 6,Trình bày tóm tắt các phương pháp nhiệt luyện thép?

TL: * ủ -khái niệm: là phương pháp nung nóng chi tiết đến nhiệt độ xác định giữ nhiệt rùi làm nguội chậm để đạt được tổ chức cân bằng với độ cứng và độ bền thấp nhất.

-tác dụng:làm ổn định tổ chức, khử những ứng lực dư bên trong kim loại do đó làm giảm độ cứng, tăng tính dẻo và tính dai của kim loại,

- các phương pháp:

+ủ thấp ở nhiệt độ 200-600 độ C với mục đích khử ứng suất bên trong

+ ủ kết kinh ở nhiệt độ 600-700 độ C: giảm độ cứng, độ hạt.

+ử hoàn toàn ở nhiệt độ AC3+(20-30 độ): giảm độ cứng, tăng tính dẻo và làm nhỏ hạt

+ủ không hoàn toàn ở 750-760 : dung cho thép Cacbon dụng cụ

+ử khuếch tán ở nhiệt độ 1100-1150 với mục đích làm đồng đều thành phần hóa học của thép cacbon

* thường hóa:là pp nung nóng chi tiết đến nhiệt độ hoàn toàn là OSTENIT, giữ nhiệt rùi làm nguội trong không khí tĩnh để đạt trạng thái gần cân bằng

-sau khi thường hóa thép cũng có cấu trúc đồng nhất và nhỏ hạt như ủ nhưng độ bền và độ dai có phần cao hơn ủ

-thường hóa đòi hỏi ít thời gian hơn ủ nên người ta thường dùng nó thay cho ủ đối với thép ít cacbon và cacbon trung bình, PP này kinh tế hơn do không cần làm nguội trong lò

* tôi: là pp nung nóng chi tiết đến nhiệt độ có tổ chức là:ostenit. Giữ nhiệt rùi làm nguội nhanh để đạt trạng thái không cần bằng có độ cứng cao

- tác dụng: thép sau khi tôi rất cứng và bền nhưng độ dai thì bị giảm xuống, ứng suất dư bên trong tăng lên làm cho thép trở nên giòn

- các pp tôi:

+ tôi trong một môi trường: dùng với thép cacbon trung bình và thép hợp kim thấp

+tôi trong 2 môi trường ( thường là nước và dầu) dùng để tôi thép cacbon cao và thép cacbon trung bình (để chống nứt)

+tôi phân cấp: giảm nhiệt độ đến 1 nhiệt độ nhất định, giữ nhiệt 1 thời gian ngắn rùi lại típ tục giảm nhiệt độ.

+tôi đẳng nhiệt: giảm nhiệt độ đến 1 nhiệt độ nhất định, giữ nhiệt 1 tg dài rồi lại típ tục giảm nhiệt độ, thường là tôi trong mối

*ram: là pp nung nóng chi tiết sau khi tôi tới nhiệt độ thích hợp(<nhiệt chuyển biến pha)để điều chỉnh độ cứng, độ bền theo yêu cầu và khử ứng suất dư trong chi tiết .

*Ram là nguyên công bắt buộc sau khi tôi để đảm bảo cho tiết có cơ tính thích hợp theo yêu cầu làm việc.

-các cách ram:

+ram ở nhiệt độ thấp:( nung nóng tới nhiệt độ 150-300) dùng cho các loại dụng cụ cắt got kim loại, giảm ứng suất dư, tăng độ dai, độ cứng ko đổi

+ram ở nhiệt độ trung bình (nung nóng tới nhiệt độ 300-450) dùng để nhiệt luyện lò xo, giảm ứng xuất dư, giảm bền, giảm cứng, tăng dai

+Ram ở nhiệt độ cao (nung nóng 600-800)dùng để Ram các chi tiết quan trọng. tăng dai, giảm ứng suất dư, tăng bền.

Câu 7. So sánh hai phương pháp nhiệt luyện và hoá nhiệt luyện kim loại, phạm vi ứng dụng của từng phương pháp?

 

- giống nhau: cùng là biện pháp công nghệ làm thay đổi tính chất của từng chi tiết bằng thép

- khác nhau:

+ nhiệt luyện chỉ có tác dụng với thép có % C>0.2 còn hóa nhiệt luyện có tác dụng với cả thép có %C<0.2

+ nhiệt luyện không làm thay đổi thành phần hóa học trên bề mặt chi tiết mà chỉ thay đổi về tổ chức còn hóa nhiệt luyện ngoài làm thay đổi về tổ chức nó còn làm thay đổi về thành phần hóa học.  

Câu 9.Trình bày các loại vật liệu dùng làm khuôn và lõi khi đúc trong khuôn cát. Vai trò chính của từng loại khi sử dụng làm khuôn và lõi?

1. Vật liệu hạt

-vlh còn được gọi là cát, cỡ hạt của làm khuôn từ 0.02-0.3mm.vật liệu hạt trong khuôn chiếm 90-98% nó ảnh hưởng rất lớn đến tính chất của hỗn hợp làm khuôn.

-yêu cầu chung đối với vật liệu hạt là: chịu nóng, trơ đối với td của kim loại lỏng, dãn nở vì nhiệt nhỏ., thoát khí tốt, không độc hại và sử dụng nhìu lần

-trong sản xuất đúc thường dùng các loại cát sau: cát thạch anh, sa mốt, manđehit, cromit,zieckon, bột than cốc

*cát thạch anh:

-thành phần chính là SiO2, lượng SiO2 trong cát làm khuôn phải lớn hơn 90%. Hàm lượng tạp chất có hại càng ít càng tốt.

-phân loại:

+theo nguồn gốc: cát núi và cát song

+theo cỡ hạt: xác định cỡ hạt của cát theo kích thước của lỗ rây

+theo hàm lượng đất sét: cát gầy, nửa béo . béo , rất béo

+theo cấp từ 1 đến 4

-đặc điểm: độ dãn nở nhiệt khá lớn sau khi bị nung nóng và làm nguội, dẫn đến sai lệch kích thước của hôc khuôn; dễ kiếm , rẻ tiền; sau một số lần bị nung nóng và làm nguội hạt cát thạch anh bị vỡ vụn gây bệnh bụi phổi rất nguy hiểm cho công nhân và làm giảm độ thông khí của hỗn hợp làm khuôn

* các loại hạt chịu nhiệt cao

Để đúc các vật bằng gang lớn, vật đúc bằng thép với bề mặt không bị cháy cát người ta thường dùng các vật liệu hạt chịu nhiệt cao trong hỗn hợp làm khuôn và lõi. Các loại hạt chịu nhiệt cao cũng ít có khuynh hướng tương tác với sắt và oxit của nó, bởi vậy cho phép đúc được các vật đúc với bề mặt sạch

-cromit: là một loại khoáng tự nhiên có công thức Feo.Cr2O3 (32%Cr2O3,68%Feo).chịu nóng cao, ít dãn nở vì nhiệt và không tác dụng hóa học sắt và oxit của nó do đó đảm bảo vật đúc có chất lượng bề mặt cao. Để giảm độ tạo khí của cromit cần thiêu kết nó ở nhiệt độ 900-1000 trước khi dùng vật liệu cromit thường dùng làm hỗn hợp cát áo cho khuộn đúc thép cỡ lớn hoặc dùng trong sơn khuôn

-manhedit:là một loại nham thạch chứa MgO3 và một số khoáng chất như Ca, Si,Fe.được xử lí nhiệt để tạo ra MgO được dùng làm sơn chống cháy khác, làm hỗn hợp cát mặt khi đúc thép Mangan cao các loại hợp kim khác

-Zieckon: là một loại khoáng thiên nhiên có công thức: ZrO2.SiO2 và một số tạp chất như Si, oxit sắt. có nhiệt độ nóng chảy cao độ dẫn nhiệt lớn và có hiện tượng cháy dính vào bề bặt vật đúc vì vậy thường được làm hỗn hợp cát áo cho vật đúc thép lớn, đôi khi dùng làm sơn chống cháy cát, hỗn hhowpj làm khuôn khi đúc mẫu chảy và đúc trong khuôn vỏ mỏng

-Olivin: có công thức MgO.FeO.Sio2 (23%MgO,42%FeO,35%SiO2)dùng làm hỗn hợp cát áo để đúc các vật đúc bằng thép gang lớn. Olivin còn chống được bệnh silicom phát sinh trong công nhân khi típ xúc lâu với cát thạch anh

-cát sa mốt: thu được bằng cách ủ đất sét chịu nhiệt, thành phần hóa học rất khác nhau phụ thuộc vào thành phần SiO2 và Al2O3 gồm 3 nhóm: sa mốt axit, kiềm, trung tính. Giãn nở nhiệt thấp vì vậy dùng làm khuôn bán vĩnh cửa, khuôn khô đúc các vật đúc bằng thép

2, vật liệu dính kết

-yêu cầu:

+ có độ bền riêng cao, có độ chịu nhiệt cao, đảm bảo hỗn hợp làm khuôn có tính lún cao, dễ phá khuôn và lõi.

+đảm bảo thời gian của quá trình hóa bền khuôn tương ứng với chu kì công nghệ của quá trình làm khuôn

+loai trừ xu hướng dính bám vào bộ phận mẫu của hỗn hợp làm khuôn và lõi

+không hút ẩm, không tạo khí

+rẻ tiền dễ kiếm không độc hại vơi sức khỏe cong người

Trong quá trình sản xuât thường chọn chất kết dính thỏa mãn một số lớn yêu cầu quan trọng xuât phát từ những điều kiện cụ thể

-chất dính vô cơ:

+đất sét:có thành phần hóa họ là nAl2O3.mSiO3.kH2O

Phân loại có:haloysit, caolimit, môniloit

Đặc điểm:có tính kết dính kém do trương nở kém nên để đạt được độ bền cần thiết cần dùng một lượng lớn chất dính, điều này không  cho phép khi cần đúc các chi tiết đòi hỏi chất lượng cao hoặc các vật đúc lớn, tuy nhiên vẫn sử dụng nhiều do dễ kiếm, dẻ

+thủy tinh lỏng:là 1dung dịch silicat kiềm có công thức:Na2O.nSiO2.kH2O hoặc là K2O.nSiO2.kH2O

Ưu điểm:rẻ tiền, ko độc hại,cho phép sử dụng công nghệ nhanh để sx khuôn và lõi đặc biệt là trong sx đơn chiếc và loạt nhỏ với sự sử dung tấm mẫu ở nhiệt độ thường

-chất dính hưu cơ:

+nước bã giấy:là 1 loại hữu cơ rẻ và có sẵn có thể dùng làm chất dính khi làm khuôn khô, khuôn tươi, làm chất dính trog hỗn hợp khuôn chống cháy cát. Nhược điểm là có độ bền riêng thấp, hút ẩm rất mạnh làm độ bền của khuôn giảm dần sau khi sấy khô chơ rót kim loại lỏng vào khuôn

+chất dính dầu:

>dầu thực vật gồm dầu nanh, dầu trẩu,dầu gai…trong đó dầu nanh là loại chất dính tốt hơn cả do dễ đông cứng và cho dộ bền riêng lớn, ít sinh khí và có độ thông khí cao

>dầu tổng hợp:có ưu điểm là cho độ bền cao trong khi lượng dùng lại ít, đạt độ chính xác của hốc khuôn và lõi, ko cần sấy nhiệt, khuôn và lõi ko hút ẩm. khuôn có tính lún tốt, phá dỡ khuôn và lõi dễ dàng

3.vật liệu phụ

-bột  than:là chất phụ dùng trong hỗn hợp làm khuôn đúc gang nhằm mục đích chống cháy cát cho vật đúc. Nhược điểm của nó là giảm độ thông khí của khuôn.

-mùn cưa:được pha vào hỗn hợp làm khuôn và lõi nhằm làm tăng tính lún do đó hạn chế dc khuyết tật vật đúc, ngoài ra mùn cưa khi cháy còn tăng tính phá dỡ khuôn dễ dàng. Nhược điểm của nó là làm giảm độ bền tươi của khuôn và bản thân mùn cưa là chất hút ẩm mạnh

-dầu mazut:được dùng làm chất bám dính hỗn hợp làm khuôn vào mẫu, chống cháy cát. Nhược điểm của nó là phát sinh nhiều khí. JJJ

Câu 10: Tính đúc của hợp kim:

1.                       Tính chảy loãng: là mức độ chảy loang ra một diện tích nhỏ, hay lớn của kim loại, hợp kim được khảo sát. Liên quan đến khả năng điền đầy khuôn.
       * Các yếu tố ảnh hưởng:

-         Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng, tính chảy loãng tăng, nhưng đến 1 nhiệt độ nhất định thì không tăng được nữa.

-         Thành phần hóa học: Có P thì làm tăng độ chảy loãng, Cr, Ti thì làm giảm độ chảy loãng

-         Tạp chất: Càng nhiều tạp chất khó nóng chảy, thì độ chảy loãng càng thấp.

-         Cấu trúc hợp kim: kim loại, hợp kim nguyên chất, hợp kim cùng tinh độ chảy loãng cao hơn ở dạng hợp chất hóa học, dung dịch đặc

-         Khuôn: Nhám cao, ẩm lớn -> độ chảy loãng giảm

-         Cách rót kim loại:  Tốc độ rót chậm -> độ chảy loãng giảm nhiều hơn so với rót nhanh

* Nếu độ chảy loãng thấp, thì vật đúc dễ bị thiếu hụt, hình dạng không rõ nét, đặc biệt vs vật đúc thành mỏng, kết cấu phức tạp
2.       Tính thiên tích: Sự không đồng nhất về thành phần hóa học trong toàn bộ vật đúc. Có 2 loại thiên tích: thiên tích vùng, thiên tích hạt

 Thiên tích làm cho cơ tính, lý tính, hóa tính của vật đúc bị thay đổi, không đồng đều, làm xấu khả năng sử dụng.

          3.       Tính co ngót: Sự giảm thể tích khi nhiệt độ giảm. Nếu trong quá trình rót, không bổ sung kịp kim loại lỏng -> lỗ hổng, lõm co, rỗ co.

          4. Tính hòa tan khí: Kim loại lỏng ở nhiệt độ cao, khả năng hòa tan khí rất lớn. Khi đông đặc, khí thoát ra ngoài. Nếu lượng khí này không thoát ra được, dễ gây ra rỗ khí.

Câu 11: Vật liệu để nấu gang: (Câu 40 trang 25 trong ngân hàng – xé ra đi photo.)

         

Câu 12.Các dạng khuyết tật của sản phẩm đúc?

1.Sai lệch hình dáng kích thước khối lượng

- Thiếu hụt: Hình dáng vật đúc không đầy đủ, nguyên nhân do trọng lượng kim loại lỏng trong thùng rót không đủ, nhiệt độ rót thấp, tính chảy loãng của kim loại, hợp kim thấp.

-lệch: Sự xê dịch giữa phần này của vật đúc, so với vật khác. Do lắp khuôn, lắp lõi lệch, đặt mẫu không đúng.

- ba via: Phần thừa ra mà hình dáng, kích thước không có trong hình vẽ. Hình thành ở chỗ ráp khuôn, dọc theo đầu gác lõi, hoặc những khe hở khác giữa các bộ phận của khuôn

- lồi: sự dày ra trên bề mặt vật đúc: do khuôn khi đầm chặt không đều, bị tác dụng tĩnh của kl lỏng đẩy ra.

-vênh: sự thay đổi hình dáng, kích thước của vật đúc khi đông đặc. Do ảnh hưởng của ứng suất bên trong, mẫu bị vênh…

- sai kích thước: Kính thước tăng, hoặc giảm so vs bản vẽ. Do kicsk thước mẫu, hộp lõi không đúng, lắp ráp khuôn không chính xác

- sai khối lượng: Sai lệch khối lượng quá giới hạn cho phép.

- Sứt: Hình dáng của vật bị hỏng do thao tác cơ học như tháo, dỡ khuôn

2. khuyết tật mặt ngoài

- cháy cát: Mặt ngoài của vật đúc xù xì do tác dụng tương hỗ giữa vật liệu làm khuôn hay vật liệu bao bọc với kim loại đúc.

 - khớp: Những khe rãnh, chỗ lõm xuyên thấu hay bề mặt vật đúc. Có mép tròn do những dòng kim loại trong khuôn không dính vào nhau vì đông đặc quá sớm. Nguyên nhân: Rót kim loại lỏng không lien tục, độ chảy loãng của kim loại, hợp kim thấp, do nhiệt độ rót thấp…

- lõm: Những chỗ lõm vào, có hình dạng, kích thước khác nhau trên bề mặt vật đúc do vỡ khuôn.

- ria: Đường nổi lên trên bề mặt vật đúc do kim loại chui vào những đường nứt trên mặt khuôn, lõi tạo nên.

- giọt hạt: Hạt kim loại trên bề mặt vật đúc

- vẩy: Lớp ooxxit phủ trên mặt vật đúc vì lớp kim loại mặt ngoài tiếp xúc với môi trường khí lò khi nhiệt luyện.

- xước: Hư hỏng mặt ngoài vật đúc do thao tác dỡ khuôn

3. nứt: Do ứng suốt dư, nguyên nhân ứng suất dư là do độ co của vật đúc không đều, sự thay đổi của kl từng phần của vật đúc khác nhau.

- nứt nóng: tạo nên ở nhiệt độ cao, là những  vết nứt thẳng hoặc cong, sinh ra khi kim loại lỏng co lại bị kìm hãm. Bề mặt của vết nứt bị ooxxi hóa

-nứt nguội: sinh ra do ứng suất dư  trong vật đúc ở nhiệt độ thấp. Bề mặt vết nứt không ô xi hóa

4. những lỗ hổng trong vật đúc

Rỗ khí: Lỗ nhỏ, nhẵn có hình dang, kíh thước khác nhau ở bề mặt, trong vật đúc. Sinh ra do khí hòa tan kl lỏng không thoát đc ra ngoài.

Rỗ co: lỗ nhỏ sần sùi trên hoặc trong bề mặt vật đúc. Do cấu tạo của khuôn không đúng.

5.lẫn tạp chất

Lẫn xỉ: Lỗ hổng bên ngoài, trong vật đúc có chứa xỉ, do lọc xỉ không tốt, kim loại chưa đc khử ooxxit.

Lẫn cát : : Lỗ hổng hở hoặc kín bên ngoài, trong vật đúc có chứa đầy hoặc 1 phần cát

Lẫn tạp chất phi kim loại : Phần tử tế vi phi kim trong kl vật đúc.

Lẫn hạt: Hạt kim loại nhỏ đông đặc riêng, không dính liền với vật đúc, lẫn trong vật đúc.

6.sai tổ chức

Sai cỡ hạt:do làm nguội vật đúc không đúng

Biến trắng: chỗ cứng không gia công được ở những phần khác nhau trên vật đúc. Do những thành phần tổ chức cứng hình thành khi nguội nhanh.

Thiên tích : Không đồng nhất về thành phần trong từng vùng, nội bộ hạt

Sai cấu trúc: Sai lệch về hình dạng, số lượng, cấu trúc kim loại do làm nguội không đúng.

7.sai lêch về thành phần hóa học:

Là sai lệch về thành phần hóa học so với yêu cầu của vật đúc: do tính phối liệu sai

Sai lệch về cơ tính:

Sai lệch về lý tính

 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: