Kẻ Điên và Người Hầu
Nhắc nhở thân thiện:
Mbappé = Mỗ Ba Bội
Neymar = Nạp Mã Nhĩ
‐-------------------------
Làng tôi có một kẻ điên, người dân trong làng thấy kẻ điên từ xa là tự động tránh né.
Mẹ tôi lại không những không tránh né, ngược lại còn thường xuyên mang đồ ăn quần áo cho kẻ điên, kẻ điên thích lang thang khắp nơi nhưng lại thường xuyên ghé nhà chúng tôi, tôi cười nói có lẽ kẻ điên xem nhà tôi như trạm nghỉ chân mất rồi.
Một ngày nọ, tôi được bố kể tôi nghe về cuộc đời kẻ điên ấy.
Nghe nói, kẻ điên đó họ Nạp tên Mã Nhĩ.
Nghe nói, kẻ điên từng là một thiếu gia xưởng tơ lụa giàu nhất vùng, lại được trời ban nhan sắc lay động lòng người, không chỉ thế mà kẻ điên lại phong nhã vô cùng được bao thôn nữ để mắt đến.
Nghe nói, kẻ điên từ chối hết những tơ tình của các thiếu nữ, trái ý phụ mẫu nhất quyết không lập gia đình.
Nghe nói, là vì kẻ điên yêu một người, thề hẹn kiếp này bên nhau.
Nghe nói, người đó là một nam nhân, là người hầu từ nhỏ của kẻ điên, thân phận vô cùng thấp kém.
Nghe nói, người hầu họ Mỗ tên Ba Bội.
Nghe nói, năm đó bọn họ bị bắt gặp đang ôm nhau dưới gốc cây sau vườn, trao nhau nụ hôn như chuồn chuồn lướt trên mặt nước.
Nghe nói, người nhà kẻ điên mời pháp sư về trừ tà bởi vì họ nghĩ kẻ điên bị ma ám.
Nghe nói, sự việc bị phát hiện, người hầu trong đêm đó trộm vàng bạc châu báu bỏ trốn đi biệt tăm, người nhà kẻ điên cho người truy tìm khắp nơi.
Nghe nói, kẻ điên không tin, một mực muốn gặp người hầu, còn cùng người nhà náo loạn chỗ từ đường, ăn trăm hèo vẫn nhất quyết muốn đi tìm người hầu.
Nghe nói, người nhà kẻ điên hết cách, lại tìm một vị pháp sư trừ tà khác.
Nghe nói, pháp sư lần này rất lợi hại, kẻ điên thật sự 'khỏi bệnh'.
Nghe nói, chữa được thì chữa được đấy nhưng kẻ điên lại không còn cười nữa.
Nghe nói, năm đó giặc nước khác đến xâm chiếm nước ta, nhà nước kêu gọi thanh niên trai tráng nhập ngũ, tham gia cứu nước.
Nghe nói, mặc kệ gia đình phản đối. Kẻ điên quyết định nhập ngũ, ngày đi kẻ điên mang rất ít đồ dùng cá nhân và một móc khóa con rùa bằng gỗ trên bên hông.
Nghe nói, chiến trường khi đó rất khốc liệt, quân ta người chết không đếm xuể.
Nghe nói, kẻ điên sát phạt tứ phương, quân địch nghe tên kẻ điên liền khiếp sợ. Đồn rằng vị thiếu gia xưởng tơ lụa như bị tà ma nhập, không ngại bom đạn mà xông pha ra giết quân thù.
Nghe nói, năm đó quân ta đại thắng.
Nghe nói, kẻ điên trở về quê nhà.
Nghe nói, ngày đi kẻ điên chỉ là một thiếu gia ăn sung mặc sướng, bây giờ trở về lại mang theo hơi thở chết chóc nơi chiến trường.
Nghe nói, ngày trở về, kẻ điên trở thành kẻ điên thật rồi.
Tôi rùng mình, "Vì sao kẻ điên lại trở thành kẻ điên ạ?"
Bố tôi mắt đỏ hoe, giọng ông khàn đặc.
"Bởi vì thiếu gia biết người hầu đã chết cách đây năm năm"
Tôi sửng sốt: "Sao có thể?!"
Thật ra, người hầu không có trộm đồ bỏ trốn.
Thật ra, năm đó người hầu bị người nhà kẻ điên đánh thừa sống thiếu chết, lúc bị quăng ra cổng nhà chỉ còn một hơi thở.
Thật ra, ba ngày sau người hầu không chống lại được số mệnh mà trút hơi thở cuối cùng.
Thật ra, cái ngày kẻ điên cùng người nhà náo loạn từ đường thì cũng là ngày người hầu không còn nữa.
Thật ra, người hầu chết không nhắm mắt.
Thật ra, mắt người hầu luôn hướng về phía nam, nơi ở của kẻ điên, trong tay vẫn nắm chặt không buông con báo bằng gỗ.
Thật ra, trước khi mất, người hầu trong cơn mê đều gọi tên kẻ điên.
Thật ra, trước khi mất, người hầu khẽ khàng nói một câu, "Hẹn người kiếp sau".
Thật ra, khi đấy là một mùa xuân vô vàng loài hoa nở rộ, cánh hoa đào nương theo cơn gió bay khắp mọi nơi. Cánh hoa bay qua từ đường, bay qua căn phòng người hầu đang nằm.
Thật ra, mùa xuân năm đó kẻ điên vừa tròn hai mươi, người hầu chỉ mới mười bảy hoa nở.
Thật ra, pháp sư thứ hai là kẻ lừa đảo. Kẻ lừa đảo nói với kẻ điên rằng người hầu vẫn chờ kẻ điên, người hầu vẫn luôn trông ngóng kẻ điên từng ngày.
Thật ra, kẻ lừa đảo nói rằng kẻ điên phải có quyền lực để bảo vệ người hầu.
"Sao lại gạt kẻ điên? Là vì tiền sao?"
Bố tôi gục đầu, "Không phải vì tiền mà vì muốn thiếu gia sống tiếp, nếu biết người hầu bị bố mẹ mình đánh tới chết thì thiếu gia cũng không còn muốn sống nữa"
"Kẻ đó là ai?"
Vì sao một người không quen biết lại muốn giúp kẻ điên chứ.
Bố tôi không trả lời, ông nhìn ra ngoài cửa sổ thật lâu.
Tưởng chừng ông không nói tiếp thì tôi lại nghe tiếng thở dài từ ông.
Năm đó, kẻ điên mặc quân phục, trên vai là huân chương chói mắt được nhà nước trao tặng.
Năm đó, bên hông kẻ điên vẫn là móc khóa con rùa được bảo vệ cẩn thận. Dù cho khắp người đều là vết sẹo mà chiến tranh để lại nhưng duy nhất trái tim kẻ điên không một chút tỳ vết.
Năm đó, không còn ai còn khả năng cấm cản kẻ điên được nữa.
Năm đó, kẻ điên tìm đến pháp sư năm ấy.
Năm đó, người ta thấy vị quân nhân lập chiến công lẫy lừng hốt hoảng chạy lên ngọn núi phía nam.
Năm đó, người hầu được an táng tại ngọn núi phía nam.
Năm đó, người hầu nói phía nam có người mình thương.
Năm đó, người hầu nói muốn ở gần người mình thương một chút.
Năm đó, người hầu nói nằm chốn này vừa ngắm phong cảnh non sông vừa có thể ngắm người thương quang minh chính đại.
Năm đó, được chôn theo người hầu là con báo bằng gỗ.
Năm đó, kẻ điên đứng trước mộ hoang sơ của người hầu rất lâu.
Năm đó, một vị tướng lẫy lừng đã đứng khóc nức nở như một đứa trẻ.
Năm đó, đôi mắt kẻ điên đã mất đi ánh sáng.
Năm đó, dưới chân núi dường như có nhà ai kết hôn, tiếng chiêng trống mừng tân lang tân nương ngập trời.
Năm đó, kẻ điên ôm lấy bia mộ thì thầm một câu:
"Xin mượn tiếng chúc phúc huyên náo của người khác, xin nhờ thiên địa nhật nguyệt chứng giám. Ngày lành tháng tốt, hai ta bái đường thành thân, đời đời kiếp kiếp không phân ly"
Năm đó, trên ngọn núi phía nam, có một người mặc quân phục quỳ lạy ba lạy trước tấm bia mộ.
Năm đó, vải đỏ phủ lên bia mộ.
Năm đó, bên ngực trái quân trang được cài đóa hoa đỏ diễm lệ.
Nhất bái thiên địa
Nhị bái cao đường
Phu phu giao bái
Từ bao giờ mà tôi đã khóc đẫm nước mắt, có một cái gì đó nhức nhói khốn cùng trong tim tôi.
Tôi nức nở.
"Nếu là con, có lẽ đã chết theo người nọ"
Bố tôi nhìn tôi, "Thiếu gia chết thì ai sẽ nhớ đến người hầu đây, hoặc có lẽ vào ngày ấy, thiếu gia cũng đã chết rồi"
Câu sau bố tôi nói rất nhỏ nhưng cũng đủ tôi nghe thấy.
Có lẽ linh hồn kẻ điên đã chết rồi, chỉ còn thân thể gắng gượng mà điên điên dại dại ở lại thế gian sống thay phần người nọ, thay người nọ chứng kiến ấm lạnh nhân gian.
Năm xưa, người hầu được người nhà bán cho nhà kẻ điên làm kẻ hầu người hạ.
Năm xưa, đứa bé nhỏ gặp được vị tiểu thiếu gia lớn hơn mình ba tuổi.
Năm xưa, có một đứa bé ôm sách vở chạy theo tiểu thiếu gia nhà giàu nhất vùng.
Năm xưa, có một tiểu thiếu gia cố ý đi chậm để chờ bé người hầu chân ngắn của mình đuổi kịp.
Năm xưa, tiểu thiếu gia cười khúc khích mua cho người hầu nhỏ xâu kẹo hồ lô, người hầu nhỏ hai má phúng phính nói cảm ơn tiểu thiếu gia.
Năm xưa, tiểu thiếu gia học theo người ta dùng gỗ điêu khắc, tác phẩm đầu tiên cũng là cuối cùng của tiểu thiếu gia là một con báo con và con rùa con.
Năm xưa, bóng dáng hai đứa trẻ cùng nhau song song bên cạnh nhau, không tách không rời.
"Ông nó ơi, sao không thấy thiếu gia đâu nữa", mẹ tôi cầm khay cơm hớt hải chạy vào nhà.
Khay cơm đó là mẹ và bố dùng để đem đồ ăn cho kẻ điên.
Lúc này tôi mới kịp để ý rằng bố mẹ tôi gọi luôn kẻ điên là thiếu gia.....
Tim tôi hẫng một nhịp, lại đau đớn vô cùng.
Kẻ điên chết rồi.
Chết bên cạnh mộ của người hầu.
Trong tay kẻ điên vẫn luôn nắm chặt con rùa bằng gỗ nhiều năm giữ bên người.
Bố mẹ tôi là người đứng ra phụ trách tang lễ cho kẻ điên.
Mẹ tôi cẩn thận dùng khăn ấm lau đi những vết dơ trên người kẻ điên, cạo đi bộ râu rậm, tỉa lại bộ tóc rối đanh của kẻ điên lại thật gọn gàng.
Một dung nhan lộ ra dưới ánh mặt trời, mẹ tôi nói:
"Phải giúp thiếu gia thật xinh đẹp để đi gặp Ba Bội chứ"
Bố tôi đi vào phòng, lấy ra một chiếc hộp lớp, mở ra bên trong là một bộ quân trang được xếp gọn gàng cùng những huân chương đánh đổi bằng xương máu.
Bố và mẹ thật cẩn thận thay quần áo dơ bẩn kia thành quân phục thêu ba chữ Nạp Mã Nhĩ.
"Đây là.....", tôi ấp úng hỏi.
Bố tôi đôi mắt ngấn lệ, ông bảo.
"Là thiếu gia nhờ bố mẹ cất hộ"
Bố mẹ tôi cũng là người hầu năm xưa của kẻ điên, là bạn đồng trang lứa với người hầu.
Thì ra cái người pháp sư đó chẳng qua là ông ngoại kẻ điên không nỡ nhìn cháu mình đau khổ như thế, nên mới mời một người đóng giả pháp sư lừa gạt cháu mình.
Đợi khi kẻ điên tìm đến pháp sư thì cũng là lúc sự thật vỡ lẽ.
Ngày người hầu bị quăng ra trước cổng nhà, là bố mẹ tôi lén lút cõng người hầu đi cứu chữa. Cũng chính bố mẹ tôi là người an táng, chôn cất người hầu.
Một đôi vợ chồng già chống gậy bước vào gian nhà chúng tôi nhưng đã bị bố tôi ngăn cản.
"Thưa lão gia, thưa phu nhân tôi nghĩ thiếu gia không muốn hai người bước vào linh đường đâu ạ"
Dáng vẻ cô độc lủi thủi trở về của hai người già dần khuất trong tầm mắt tôi, một nổi chua xót dâng lên hốc mắt.
Liệu họ có hối hận vì năm đó ra tay tàn nhẫn với người con trai họ yêu không?
Có lẽ là có.
Nhưng quá muộn rồi.
Con trai họ thành kẻ điên dại, thà lang bạc khắp nơi cũng không trở về nhà, thà ăn mặc rách rưới dơ bẩn cũng không thèm nhận lấy một xu nào từ cả sản nghiệp tơ lụa gia tộc, thà ăn đồ ăn oi thiu cũng không nhận một sự thương xót nào từ phụ mẫu mình.
Đám tang kẻ điên tôi đã nghĩ chẳng mấy ai đến dự, nhưng tôi đã lầm.
Người trong làng từng người đến dự lễ tang của kẻ điên, thì ra họ vẫn còn nhớ đến kẻ điên này từng là một quân nhân dùng cả sinh mạng để bảo vệ tổ quốc.
Ra là họ không cố ý né tránh kẻ điên, mà vì họ đau lòng, họ không muốn thấy một vị tướng dũng mãnh lại biến thành thế này.
Họ muốn giữ chút tôn nghiêm cuối cùng cho vị thiếu gia năm ấy.
Tràng súng vang dội khắp ngọn núi, từ xa là đoàn quân nhân mặc quân phục uy nghiêm bước đến.
Cởi mũ, dáng đứng nghiêm nghị, cúi chào tiễn biệt.
Trong đó tôi nhận ra có những quan chức cấp cao của nhà nước.
Đó là những người bạn từng vào sinh ra tử với kẻ điên, cùng kề vai sát cánh đối diện với bom đạn kẻ thù.
Bỗng tôi cảm thấy được an ủi phần nào, sẽ không có ai lãng quên kẻ điên, họ đều dùng sự chân thành nhất để đưa tiễn kẻ điên về nơi an nghỉ.
Kẻ điên..... không, phải gọi là thiếu gia Nạp Mã Nhĩ được an táng kế bên ngôi mộ của Mỗ Ba Bội.
Hai người họ chết vào mùa xuân năm đấy nhưng khác rằng một người được an táng tuổi mười bảy, còn một người tận năm ba mươi tám mới được chôn cất.
Mười tám năm, tôi chẳng biết làm cách nào Nạp Mã Nhĩ có thể sống khi mất đi Mỗ Ba Bội.
Hai ngôi mộ liền kề, phía sau là phong cảnh non nước hữu tình, phía trước là khung cảnh xóm làng náo nhiệt.
"Con nghĩ thật ra thiếu gia không điên đâu"
Bố mẹ nhìn tôi.
Tôi mím môi, nước mắt trào ra.
"Thiếu gia không điên đâu, chỉ là không chấp nhận được người mình yêu chết mà thôi"
Nhưng điên hay không còn quan trọng gì nữa đâu, hai người họ cũng đã ở bên nhau.
Nương theo cơn gió, có hai con bướm dập dìu bay quanh một vài vòng trên mộ cỏ xanh.
Nhịp nhàng đôi cánh còn non, có đôi bướm bay lượn về chân trời xa.
Một khắc ấy, tôi ảo giác mình đã thấy hình bóng hai người nam nhân tay trong tay sánh bước đi cùng nhau.
Người ta cứ hay nói với nhau rằng chẳng có ai yêu mãi một người nhưng Nạp Mã Nhĩ đã dùng chính cuộc đời mình để chứng minh rằng anh đã một lòng một dạ với Mỗ Ba Bội suốt đời suốt kiếp.
Thành tâm cầu nguyện kiếp sau
Đôi ta quấn quýt không rời bất kể nắng mưa
Kiếp sau không bị thế tục bủa vây đến phát điên
Nguyện kiếp này hẹn ước, kiếp sau ta lại bên nhau
END.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top