New Microsoft Word Document

Tại sao phải "Nói không với tiêu cực trong thi cử..."

Chúng ta phải thừa nhận rằng, tiêu cực trong ngành giáo dục là có, không mới, và tại thời điểm hiện nay nó đã đến mức... báo động! Nhưng nói tiêu cực trong ngành giáo dục thì điểm mấu chốt nhất phải nói đến "thi cử" "bệnh thành tích". Tại sao?

Vì học là cả một quá trình dài. Nhưng đánh giá quá trình đó chủ yếu lại thông qua hình thức "thi cử" lại diễn ra trong một giai đoạn ngắn, rất ngắn. Nếu không thực hiện một cách nghiêm túc, vì "bệnh thành tích" và những vấn đề khác rất có thể "hư ảo" thiếu trung thực, không khách quan. Vì thế nói tiêu cực trong ngành giáo dục, gian lận học đường phải tìm ra xuất phát điểm để đột phá.

Mặt khác, dưới góc độ xã hội, để xã hội phát triển, để chống tham nhũng hiệu quả, phải xuất phát từ dân trí, đạo đức, con người. Giáo dục phải là điểm xuất phát đầu tiên của mọi điểm xuất phát đó.

Mặt nữa, trong những năm qua, hiện tượng tiêu cực trong thi cử đã rung lên những hồi chuông báo động lớn. Chuyện "Đổi tình lấy điểm" - Trường Cao đẳng phát thanh truyền hình, sinh viên Vũ Thị Vân Anh mạnh dạn tố giác và Trường Cao đẳng Phát thanh truyền hình ra quyết định kỷ luật cao nhất "Buộc thôi việc" đối với ông Đỗ Tư Đông, phó trưởng khoa báo chí của trường; "Phá khóa phòng tuyển sinh đánh tráo bài thi" - Học viện Ngân hàng; Dùng công nghệ cao "thi hộ, thi kèm, đọc đề thi từ trong ra ngoài, đọc bài làm từ ngoài vào trong"-Kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2006 v.v..

Một thí sinh học ở trường Dân tộc nội trú Lai Châu viết trong bài thi như sau: "Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2006 khi bóc đề ra, các thầy cô phân công nhau giải bài cho học sinh chép. Kết quả em chua chát báo rằng em đạt 57 điểm/6 môn thi tốt nghiệp (tức trung bình đạt 9,5 điểm/môn), song đến hôm nay đi thi đại học (môn Lý) thì em ngồi cắn bút không làm được gì".

Một học sinh khác phản ánh: "Khi đoàn kiểm tra xuống kiểm tra, cô giáo dặn chúng em: "Khi cô hỏi, tất cả các em đều giơ tay phải lên. Em nào biết thì giơ thẳng tay. Em nào không biết thì tay giơ hơi cong cong...". Kết quả là, tại một số trường các em học lớp 5 lớp 6 chưa biết đọc, biết viết.

Hiện tượng tiêu cực trong thi cử đang được một số bộ phận lợi dụng: Cán bộ, giáo viên..., để có thu nhập kinh tế cao hơn. Học sinh, sinh viên để có thể học giả, thi giả, bằng thật hoặc bằng không đúng với khả năng học lực thực tế của mình. Gia đình (phụ huynh) học sinh, sinh viên vì sức ép tâm lý "mở mặt với chòm xóm láng giềng, với đồng nghiệp". Các nhà trường, vì vấn đề thi đua khen thưởng. Hệ quả là năm 2006, tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng có 6.233 em có tổng điểm 0 trong cả 3 môn thi, thế mà vẫn có bằng Tú tài "mới tài".

Cũng trong năm 2006, tại Trường trung học cơ sở Trừ Văn Thố, Cai Lậy, TP Mỹ Tho phát hiện cả hội đồng thi có 536 bài thi giống nhau, hóa ra họ đã động viên các em đóng góp 27.900.000 đồng để làm việc đó.

Những lý do trên có lẽ là nguyên nhân sâu xa để tân Bộ trưởng, các Thứ trưởng và 64 Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo cùng ký vào bức quyết tâm thư gửi các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước cam kết như một lời hứa quyết tâm thực hiện. Và có thể nói đây cũng là thời điểm chín muồi để xã hội đồng thuận, đồng tình, chống tham nhũng, chống gian dối, ủng hộ việc làm trên.

Đôi điều góp ý cho kế hoạch hành động

Để thực hiện kế hoạch tổ chức cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", chúng tôi đề nghị:

Về góc độ xã hội: Cuộc vận động này không chỉ riêng ngành giáo dục và chỉ ngành giáo dục thực hiện. Muốn thực hiện được, nhiều ngành và cả xã hội cùng hưởng ứng và tham gia. Ngành giáo dục chống tiêu cực, các ngành khác cũng phải chống tham nhũng và tiêu cực. Thi cử nghiêm túc thì tuyển chọn, cất nhắc cán bộ cũng phải nghiêm túc. "Dùng người không nghiêm túc thì việc thi cử học hành khó có thể nghiêm túc được, cái này chính là hậu quả tất yếu của cái kia". Công tác tư tưởng, báo chí, phát thanh truyền hình phải đi tiên phong định hướng về nhận thức và đồng thuận cho nhiệm vụ này.

Trong ngành giáo dục: Toàn ngành, các sở, các trường, trong đó các tổ chức chính trị xã hội: Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên nên có nghị quyết hướng dẫn triển khai. Nhà trường phải có kế hoạch hành động cụ thể, từng công việc, từng giai đoạn, từng đối tượng cụ thể. Thống nhất cách làm, cương quyết làm, có kiểm tra theo dõi, có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong từng học kỳ, năm học. Không chạy theo thành tích ảo. Khuyến khích cán bộ, giáo viên đi học tập nâng cao trình độ; cải tiến chương trình, cách dạy và học, cách thi cử, cách đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên. Đề thi mang tính mở hơn, khuyến khích tính chủ động sáng tạo, không khuyến khích cách dạy và học theo hình thức đọc - chép.

Mặt khác cũng cần chuẩn bị phương án nếu thực hiện thi cử nghiêm túc có nơi có thể có khoảng 75% xuống lớp (lưu ban), số học sinh này sẽ học ở đâu?

Để đi đến thành công

Trong nhà trường, tiêu cực không chỉ trong thi cử, nhưng tập trung chủ yếu trong thi cử. Thi cử có các khâu: ra đề thi, bảo quản đề thi, chọn đề thi, tổ chức thi, tổ chức rọc phách, tổ chức chấm thi, ghép phách, lên điểm, tổng hợp điểm, công bố kết quả, mỗi khâu đều phải đảm bảo tính chính xác, bảo mật của nó. "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" còn phải được hành động làm trong sạch trong hàng loạt lĩnh vực khác như: công tác tài chính (thu - chi); công tác thi tuyển và sử dụng cán bộ, giáo viên; mua sắm vật tư trang thiết bị; sử dụng tài sản công; lập trình các báo cáo; công tác thi đua khen thưởng, tất cả đều phải trong sạch, công bằng, khách quan. Bởi chỉ có công bằng, trong sạch và khách quan mới đánh giá đúng thực chất của vấn đề, mới biết mình đang đứng ở đâu, còn yếu kém khiếm khuyết gì để từ đó mới tìm được đúng căn nguyên để sửa chữa. Vì tương lai nền giáo dục nước nhà các nhà trường, học sinh, sinh viên, phụ huynh và cả xã hội nên đồng tình hưởng ứng lời kêu gọi và vào cuộc thực sự.

Bạn tham khảo bài viết trên và lập cho mình dàn bài nhé. Chúc bạn thành công

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tho#van