Nêu và phân tích đk lịch sử-xh tác động tới việc hình thành tư tưởng HCM

1. Nêu và phân tích các điều kiện lịch sử - xã hội tác động tới việc hình thành tư tưởng HCM.

 Các điều kiện lịch sử - xã hội tác động tới việc hình thành tư tưởng HCM:

- Bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20

- Quê hương và gia đình

- Bối cảnh thời đại

Đây là những yếu tố nền tảng hình thành tư tưởng HCM.

 Phân tích:

a) Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 (Đặc trưng của thời kỳ này là xã hội phong kiến):

- VN là 1 nước có nền văn hiến lâu đời và có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm vô cùng oanh liệt. Tuy nhiên giống như các nước fương Đông khác, đến cuối TK 19 - đầu TK 20 vẫn là quốc gia trì trệ, kém phát tiển.

- Sau khi lật đổ triều đại Tây Sơn, nhà Nguyễn lên ngôi đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, lạc hậu -> không tạo ra những thế mạnh để ptriển đất nước. Quan vua ăn chơi xa đọa. Đối nội: tăng cường đàn áp bóc lột. Đối ngoại: bế quan tỏa cảng.

Trước sự suy yếu của triều đình nhà Nguyễn, năm 1858 thực dân Pháp xâm lược VN. Trước sự đàn áp dã man của TD Pháp, ở VN đã xuất hiện nhiều fong trào đấu tranh, cụ thể có 2 fong trào tiêu biểu:

- Phong trào đấu tranh của sỹ fu và đồng bào yêu nước theo con đường fong kiến: Trương Định, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Quang Bích... Tuy nhiên do chưa có 1 đường lối và fương fáp đấu tranh đúng đắn, các nhà yêu nước lại nặng về tư tưởng tôn quân, do đó các fong trào này sớm đi vào tan rã.

- Phong trào yêu nước theo con đường dân chủ tư sản: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh với các fong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục... Các fong trào này cũng rơi vào thất bại vì nó ko có cách thức và fương fáp đúng đắn.

Khi HCM lớn lên, các fong trào yêu nước rơi vào thời kỳ khó khăn nhất. Trường Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa, PBC và 1 số nhà yêu nước bị trục xuất khỏi Nhật, ng thì bị đầy ra Côn Đảo, ng thì lên máy chem. Sứ mệnh lịch sử đặt cho cả dân tộc và những người yêu nước là tìm 1 con đường yêu nước đúng đắn. Và chính lúc này HCM xuất hiện và đã đáp ứng được yêu cầu của dân tộc.

b) Quê hương và gia đình:

 Gia đình:

- HCM được sinh ra trong 1 gia đình tri thức, nho giáo. Cả ông và cha của Người, cả 2 bên nội ngoại đều đỗ đạt cao. Trong các kỳ thi của Nho giáo, họ là những nho sĩ tiến bộ, có ý nguyện an dân, dựng nước, tiêu biểu nhất chính là ng cha đáng kính của HCM.

- Thuở nhỏ HCM sống với ông bà, cha mẹ ở quê hương Nghệ Tĩnh, huyện Nam Đàn, làng Kim Liên. Người đã được ông bà, cha mẹ và các cụ đồ nho nổi tiếng trong vùng rèn dũa lịch sử dân tộc và hun đúc các truyền thống đấu tranh bất khuất.

- Lớn lên, fần lớn HCM sống với cha ở kinh thành Huế. HCM đã được theo học ở trường Quốc Học Huế và tiếp xúc với nền văn minh fương Tây. Khi ở Huế, HCM chứng kiến thái độ đớn hèn, bạc nhược của quan lại đương triều, chứng kiến sự đàn áp, bóc lột dã man của TD Pháp với đồng bào mình -> thôi thúc Ng quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.

 Quê hương:

Quê hương Nghệ Tĩnh của HCM là 1 mảnh đất giàu truyền thống yêu nước và chống giặc ngoại xâm và cũng là quê hương của những vị anh hùng nổi tiếng: Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu... Ngay cả trên mảnh đất Kim Liên của Ng sống đã thấm máu của các anh hùng liệt sĩ chống Pháp như Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyến... Bản thân anh trai, chị gái của HCM cũng tham gia chống Pháp, bị bắt giam và lưu đầy hàng chục năm.

c) Bối cảnh thời đại:

Các sụ kiện của thời đại có tác động đến hình thành và phát triển tư tưởng HCM:

- CNTB tự do cạnh tranh -> độc quyền (đế quốc chủ nghĩa). 1 đặc điểm của ĐQCN là xâm chiếm thuộc địa và hình thành 1 hệ thống thuộc địa trên thế giới -> hình thành nên 1 mâu thuẫn mới trên TG: dân tộc thuộc địa >

- 1914 - 1918: chiến tranh TG 1 nổ ra, cả các nước thắng trận và bại trận đều bị tổn thất nặng nề. Và để bù lại những tổn thất đó, các nước ĐQ đẩy nhanh công cuộc khai thác ở thuộc địa -> mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và CNĐQ trở nên gay gắt.

- 1917: CM tháng 10 Nga giành thắng lợi, HCM đã hướng tới tìm hiểu cuộc CM này -> tìm được con đường giải fóng dân tộc là CM vô sản.

- 18/6/1919: hội nghị Hòa Bình Vécxây được triệu tập và HCM đã thay mặt những người VN yêu nước tại Pháp gửi tới hội nghị bản yêu sách của ND An Nam.

- Tháng 3/1919, quốc tế 3 được triệu tập, và 1 trong những vấn đề quốc tế 3 đề cập đến là vấn đề đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa.

- Tháng 7/1920, HCM tiếp xúc với luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc thuộc địa, từ đó hình thành cho Bác 1 con đường cứu nước mới, con đường cách mạng vô sản.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top