NEN KINH TE HON HOP - P.Samuelson

6. Phân tích nội dung lý thuyết của nền kinh tế hỗn hợp của P.A. Samueleson?

Thị trường và cơ chế thị trường

Theo samuelson, thị trường là quá trình mà thông qua đó người bán, người muc cọ xát lẫn nhau để xác định giá cả và khối lượng sản phẩm cần sản xuất. Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó, cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định ba vấn đề trung tâm củ atổ chức kinh tế là: sản xuất cái gì? Như thế nào? Cho ai? Cơ chế thị trường " không phải là một hỗn hợp mà là một tự kinh tế".

Do đó , nói đến thị trường và cơ chế thị trường là phải nói tới hàng hóa, người bán, người mua và giá cả hàng hóa. Điều đó cũng có nghĩa là nói tới cung cầu hàng hóa. Cung cầu thay đổi để xác định giá cả thị trường, đồng thời sự biến động của gáicả thị trừơng cũng làm cho trang thái cân bằng cung cầu hàng hóa thường xuyên thay đổi. Đó cũng chính là nội dung của quy luật cung cầu hàng hóa.

The Samuelson, nền kinh tế thị trường chịu sự điều khiển của hai ông vua: người tiêu dùng và kỹ thuật. Người tiêu dùng thống trị thị trừơng vì họ tiêu dùng các hàng hóa mà các doanh nghiệp sản xuất ra, họ bỏ phiếu bằng đô la. Đồng thời người tiêud ùng chịu sự hạn chế của kỹ thuật.. Nhu cầu tiêu dùng còn chịutheo sự cung ứng của người kinh doanh. Vì ngừơi sản xuất còn chụ sự chi phối của chi phí sản xuất. Họ có thể bỏ lĩnh vực này để chuyển sang lĩnh vực khác để sản xuất. Ở đây, thị trừơng đóng vai trò môi giới trung gian hòa giải sở thích người tiêu dùng và hạn chế của kỹ thuật.

Theo ông, trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận đóng vai trò là động lực chi phối họat động của ngừơi kinh doanh. Môi trường cạnh tranh là môi trường chủ yếu của kinh tế thị trường. Tổng hợp sự phân tích cơ chế thị trường đuợc thể hiện trong sơ đồ sau:

Kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật. Để hạn chế những khuyết tật củ akinh tế thị trường cần có các tác động nhất định của chính phủ.

Vai trò kinh tế của nhà nước

Theo Samuelson, chính phủ trong nền kinh tế thị trường có các chức năng cơ bản:

Thứ nhất, thuyết lập khôn khổ pháp luật. Ở đây, chính phủ đề ra các quy tắc mà mọi ngừơi kể cả chính phủ, cũng phải tuân theo. Nó bao gồm các quy định về tài sản, các quy tắc về hợp đồng, các điều luật để xác định môi trường kinh tế.

Thứ hai, sữa chữa những thất bại của thị trường để thị trưởng họat động có hiệu quả. Ở đây, chính phủ phải can thiệp để hạn chế độc quyền, để đảm bảo cho cạnh tranh có hiệu quã.

Thứ ba, bảo đảm sự công bằng. Nền kinh tế thị trường tất yếu dẫn đến phân hóa và bất bình đẳng. Vì vậy phải có chính sách phân phối thu nhập của chính phủ, mà công cụ chủ yếu là thuế thu nhập lũy tiến để đánh vào người có thu nhập cao hơn người có thu nhập thấp, đồng thời có chính sách hỗ trợ thu nhập để giúp cho người già, tàn tật, thất nghiệp...

Thứ tư, ổn định kinh tế vĩ mô. Chính phủ sử dụng các chính sách tiền tệ, tài chính tác động tới chu kỳ kinh doanh, giải quyết thất nghiệp, chống trì trệ, suy thoái, lạm phát.....

Để thực hiện các chức năng trên, chính phủ sử dụng các công cụ là thuế, các khoản chi tiêu của ngân sách và các quy định hay kiểm sóat của chính phủ. Khi thực hiện các chức năng kinh tế, chính phủ phải đưa ra các phương án để lựa chọn. Nhiều khi sự lựa chọn của chính phủ là không đúng, nên "bàn tay hữu hình" cũng có khuyết tật. Do vậy phải kết hợp cơ chế thị trường và vai trò điều tiết kinh tế của chính phủ thành nền kinh tế hổn hợp

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: