ND.DA.Doi.Moi.C.che.TC
Một số nội dung cơ bản của Đề án Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009 - 2014
Đề án đã xác định 8 nội dung:
a) Đổi mới phương thức xây dựng và giao kế hoạch ngân sách, cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước cho các mục tiêu của giáo dục:
- Đổi mới phương thức xây dựng và giao kế hoạch ngân sách cho ngành giáo dục theo hướng lập kế hoạch ngân sách trung hạn (3 năm);
-Nhà nước cam kết dành đầu tư thoả đáng và ngày càng tăng cho giáo dục.
-Ngân sách nhà nước đầu tư cho các cơ sở giáo dục công lập đảm bảo đạt mức chất lượng cần thiết tối thiểu.
- Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục của các địa phương vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông chuyên;
- Tăng đáng kể tỷ trọng ngân sách dành cho phát triển dạy nghề;
- Thành lập một số cơ sở đào tạo chất lượng cao, một số trường trọng điểm từ dạy nghề đến đại học
b) Xác định trách nhiệm và quyền hạn hợp lý của các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương trong việc lập và thực hiện kế hoạch ngân sách giáo dục.
c) Xây dựng cơ chế thích hợp để huy động các nguồn lực cho giáo dục:
-Nhà nước khuyến khích sự đóng góp của xã hội cho giáo dục theo khả năng của hộ gia đình, của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp; khuyến khích thành lập và phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
-Ngân sách nhà nước hỗ trợ các cơ sở giáo dục ngoài công lập đào tạo giảng viên có trình độ cao; thực hiện các chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; cấp bù học phí cho con em các đối tượng chính sách…
d) Đổi mới chính sách học phí và hỗ trợ người học:
đ) Chính sách đối với giáo viên:
- Tiếp tục chính sách khuyến khích giáo viên dạy học ở các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc;
- Chuẩn hoá trình độ nhà giáo các cấp và xây dựng chế độ thang bảng lương hợp lý
-Các trường học công lập thực hiện tự chủ tài chính và biên chế theo quy định của Chính phủ.
e) Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong quản lý tài chính:
- Bảo đảm sự tương quan giữa chất lượng đào tạo và nguồn tài chính được sử dụng
-Công bố mục tiêu và cam kết chất lượng đào tạo
g) Giám sát tài chính giáo dục:
- Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quản lý tài chính giáo dục
-Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng các quy định quản lý tài chính giáo dục trong các cơ sở giáo dục
-Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập
h) Xác định học phí và hỗ trợ của nhà nước và địa phương
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top