nd co ban tthcm ve dao duc

Câu 26: Nội dung cơ bản của TTHCM về đạo đức

a. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức

- Đạo đức là cái gốc của người cách mạng

      Người nói: Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người CM phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tại giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.”

       Người cho rằng, làm CM là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề

        Đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo, HCM luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế.

        Đức là gốc của tài; hồng là gốc của chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực. Tài là thể hiện cụ thể của đức trong hiệu quả hành động.

- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH

        Theo HCM, sức hấp dẫn của CNXH chưa phải là ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực.

         Phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của loài người không chỉ do chiến lược và sách lược thiên tài của CM VS, mà còn do những phẩm chất đạo đức cao quý làm cho CN cộng sản trở thành một sức mạnh vô địch.

b. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức CM

- Trung với nước, hiếu với dân

      + Trung với nước thì phải tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, suốt đời phấn đấu cho CM, luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của CM lên trên hết

       + Hiếu với dân thì phải thật sự là đầy tớ trung thành của nhân dân, phải lấy dân làm gốc, phải tin dân, thương dân có trách nhiệm với dân.

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Đây là những phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của con người

        + Cần là cần cù, siêng năng, không lười nhác, ỷ lại. Lao động có kế hoạch, hiệu quả, chất lượng với tinh thần tự giác, tự lực

       + Kiệm là tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc… của dân, của nước và của bản thân. Không xa xỉ, không hoang phí, không phô trương hình thức, không chè chén lu bù…

       + Liêm là luôn tôn trọng của công và của dân, phải trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng. Chỉ nên có 1 thứ ham, đó là: ham học, ham làm, ham tiến bộ.

      + Chính là thẳng thắn, đúng đắn

      + Chí công vô tư là công bằng, không thiên tư, thiên vị, việc gì cũng không nghĩ đến bản thân trước, chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc

     => Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư và ngược lại, khi đã thực sự chí công vô tư thì sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính

* Thương yêu con người, sống có tình nghĩa

        - Đây là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của con người, không có tình yêu thương con người thì không thể làm CM được.

       - HCM yêu thương những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức.

        Yêu mến quý trọng đồng bào, đồng chí, anh em, bạn bè.

       Đồng thời phải nghiêm khắc với bản thân mình và độ lượng, rộng rãi với mọi người.

       - Tình yêu thương con người của HCM không chung chung trừu tượng kiểu tôn giáo

      Yêu thương con người phải bằng hành động cụ thể: giải phóng cho con người, đem lại cơm no áo ấm cho mọi người.

 * Có tinh thần quốc tế trong sáng.

 Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong TT HCM rất rộng lớn và sâu sắc. Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản trên toàn thế giới, vwosi tất cả các dân tộc và nhân dân các nước… HCM chủ trương giúp bạn là tự giúp mình.

Đoàn kết quốc tế là nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu nghị theo tinh thần: bốn phương vô sản, bốn bể đều là anh em.

c. Quan điểm về những nguyên tắc đạo đức mới

 - Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức:

    Nói đi đôi với làm là đặc trưng bản chất của tư tưởng đạo đức HCM- đạo đức CM. Nói đi đôi với làm đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột, nói một đằng làm một nẻo, thậm chí nói mà không làm.

    Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đông. Nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương đạo đức.

    HCM cho rằng, hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, trong việc xây dựng một nền đạo đức mới, đạo đức CM phải đặc biệt chú trọng “ đạo làm gương”.

- Xây đi đôi với chống

       Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống. Trong đời sống hằng ngày, những hiện tượng tốt- xấu, đúng- sai, cái đạo đức và vô đạo thường đan xen nhau, đối chọi nhau thông qua hành vi của những con người khác nhau, thậm chí trong mỗi con người.

       Xây phải đi đôi với chống, với việc loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức trong đời sống hàng ngày. HCM cho rằng, trên con đường đi tới tiến bộ và CM, đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng thành công trên cơ sở kiên trì mục tiêu chống CN đế quốc, chống những thói quen, tập quán lạc hậu và loại trừ chủ nghĩa cá nhân

- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

    Đạo đức CM là đạo đức dấn thân, đạo đức trong hành động vì độc lập tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Chỉ có trong hành động, đạo đức CM mới bộc lộ rõ những giá trị của mình.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: