ND 49/2006-1
Nghị định số 49/2006/NĐ-CP ngày 18/05/2006 do Chính phủ ban hành quy định về đăng ký và mua, bán tầu biển.
NGHỊ ĐỊNH
Về đăng ký và mua, bán tầu biển
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về đăng ký và mua, bán tầu biển.
2. Việc mua, bán tầu biển không áp dụng quy định của Nghị định này đối với các trường hợp sau đây:
a) Tầu biển mua, bán trong nước;
b) Tầu biển do doanh nghiệp Việt Nam đóng mới trong nước theo hợp đồng;
c) Tầu biển nước ngoài được bán đấu giá tại Việt Nam theo quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Các quy định của Nghị định này cũng được áp dụng đối với việc đăng ký và mua, bán tầu công vụ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến đăng ký và mua, bán tầu biển.
Chương II
ĐĂNG KÝ TẦU BIỂN
Mục 1
CƠ QUAN ĐĂNG KÝ TẦU BIỂN VIỆT NAM
Điều 3. Cơ quan đăng ký tầu biển Việt Nam
Cơ quan đăng ký tầu biển Việt Nam bao gồm cơ quan đăng ký tầu biển quốc gia và cơ quan đăng ký tầu biển khu vực.
1. Cơ quan đăng ký tầu biển quốc gia là Cục Hàng hải Việt Nam.
2. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định Cơ quan đăng ký tầu biển khu vực là Chi cục Hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải.
Điều 4. Nhiệm vụ của cơ quan đăng ký tầu biển quốc gia
1. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đăng ký tầu biển Việt Nam tại các cơ quan đăng ký tầu biển khu vực.
2. Tổng hợp, thống kê, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu liên quan đến hoạt động đăng ký và đăng ký thế chấp tầu biển; cung cấp thông tin liên quan cho tổ chức, cá nhân quan tâm.
3. Thống nhất quản lý việc in, phát hành giấy chứng nhận đăng ký và đăng ký thế chấp tầu biển.
4. Hợp tác quốc tế về đăng ký tầu biển.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định.
Điều 5. Nhiệm vụ của cơ quan đăng ký tầu biển khu vực
1. Thực hiện việc đăng ký và đăng ký thế chấp tầu biển theo phạm vi, thẩm quyền.
2. Lập và quản lý Sổ đăng ký tầu biển quốc gia Việt Nam tại khu vực được giao; cung cấp thông tin liên quan cho tổ chức, cá nhân quan tâm.
3. Thu, nộp và sử dụng lệ phí đăng ký và đăng ký thế chấp tầu biển theo quy định.
4. Thống kê, báo cáo, cập nhật cơ sở dữ liệu liên quan đến hoạt động đăng ký và đăng ký thế chấp tầu biển.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top