ncqkpuq
NCQKPUQ* Chủ đề: Qua tác phẩm “Những người khốn khổ” – câu chuyện đầy kịch tính với những hình tượng tương phản, người đọc thấy được trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình yêu thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai. Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền thể hiện sự lên ngôi của cái thiện, sự thảm bại của cái ác và khẳng định tấm lòng nhân đạo cao cả của V.Huy-gô đối với những con người khốn khổ.
- Lòng nhân ái rất cần thiết trong cuộc sống, nhất là khi con người rơi vào những tình thế khó khăn. Trong bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng và tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.
Giải quyết những bất công, bạo lực và ngang trái, cứu vớt con người khỏi bàn tay của loài “quỷ dữ”, “ác thú” bằng pháp tình thương có thể chỉ là giấc mơ trong thế giới lí tưởng của Vic-to Huy-go, song điều này đã bồi đắp cho con người một tình cảm và lí tưởng đẹp đẽ, cao thượng, không thể thiếu. Trong cuộc sống hiện nay, giải pháp tình thương rất cần thiết, không thể thiếu song người ta không thể thay đổi xã hội duy chỉ bằng trái tim.
* Nhan đề: “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”
+ Theo cách hiểu thứ nhất: Lâu nay ông thị trưởng Ma-đơ-len là người cầm quyền và Gia ve là người dưới quyền của ông. Nhưng giờ đây, sau khi ông thị trưởng đã tự tước chức quyền của mình trước tòa để cứu một người vô tội, ông đã trở lại họ tên thật của mình là Giăng Van-giăng. Thế là tên mật thám Gia-ve “khôi phục” quyền hành của hắn và người cầm quyền ở đây ứng với Gia-ve.
+ Cách thứ hai: Ở đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, Giăng Văn-giăng là thị trưởng có uy quyền, để cứu người vô tội, ông phải thú nhận tên họ của mình, tên mật thám Gia-ve đến bắt và đang hống hách với Giăng Van-giăng, bỗng phải “nem nép nghe theo”. Vậy thì, người cầm quyền khôi phục uy quyền ở đây chính là Giăng Van-giăng.
Ò Như vậy, người xứng đáng cầm quyền ở đây là Giăng Văn-giăng bởi vì một người cầm quyền không chỉ cần có uy quyền mà còn là người có tình yêu thương đồng loại.
3. Nhan đề:
+ Người biên soạn giữ nguyên tên của chương truyện do Huy-gô đặt
+ Chữ “người cầm quyền” trong trường hợp này còn có thể hiểu là người có uy tín, chứ không chỉ là nhà cầm quyền.
- “Người cầm quyền” ở đây có thể hướng đến cả hai đối tượng, tùy theo sự lựa chọn của người đọc: Giăng Van-giăng và Gia-ve. Giave trong những chương trước là tôi đòi của Giăng Van Giăng. Sau khi đích thân Giăng Van-giăng ra tự thú thì Giave đã giành lại quyền lực trước người tù khổ sai. Đó là việc khôi phục uy quyền của ông ta được hiểu như là quyền lực nhà nước. Mặt khác, có một sự chuyển đổi thế và lực giữa các cảnh trong truyện. Nhân vật Giăng Van-giăng trước tiên là một ông thị trưởng có uy tín trong những chương trước nhưng ở chương truyện này, ông tự đặt mình vào vị trí tội phạm, không quyền lực, không sức mạnh, phải van xin Giave. Nhưng cho đến cuối đoạn trích, ông lại trở thành người nắm giữ sự chủ động, giành lại quyền lực của mình khiến Giave khiếp sợ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top