Untitled Part 1
Sau hơn 5 năm đàm phán các nưBài thuyết trình của nhóm gồm 4 nội dung:
Mô hình lực hấp dẫn lần đầu tiên được đưa ra áp dụng trong phân tích kinh tế bởi Tinbergen vào năm 1962, Sau Tinbergen, hàng loạt các nhà nghiên cứu khác cũng đã ứng dụng mô hình lực hấp dẫn để phân tích về thương mại quốc tế và cải tiến với việc bổ sung các biến độc lập mới, đặc biệt là sự xuất hiện của các biến giả như: History (lịch sử), WTO, ASEAN,...
Tóm tại, các yếu tố ảnh hưởng đến các luồng thương mại quốc tế gồm nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung, nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu và nhóm các yếu tố hấp dẫn/ cản trở
Nhóm dựa trên các bài tham khảo: ....
Và đây cũng là mô hình gốc để xây dựng mô hình
Dựa trên cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu, nhóm xây dựng khung phân tích như sau
Trong đó, biến sản lượng gao và thuế quan là 2 biến mới được đưa vào mô hình cho phù hợp với thực tiễn xuất khẩu gạo VN sang các nước TPP hiện nay
Mô hình sẽ ước lượng ảnh hưởng của các nhân tố tới luồng xuất khẩu gạo của Việt Nam và các nước TPP trong giai đoạn 2005-2014. Bộ dữ liệu được xây dựng dưới dạng mảng gồm 2 chiều không gian và thời gian,
Bài nghiên cứu dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp được nhóm tổng hợp từ UN Comtrade, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Thế giới (WB), WTO và MacMap (ITC)
Có ba dạng mô hình chính có thể được sử dụng để ước lượng với số liệu mảng, bao gồm mô hình hồi qui gộp ,mô hình tác động ngẫu nhiên ( REM) và mô hình tác động cố định (FEM).
Vấn đề chính của FEM là các biến số không thay đổi theo thời gian không thể được ước lượng trực tiếp trong mô hình. Vậy nên biến khoảng cách địa lí trong mô hình sẽ bị hạn chế nếu sử dụng FEM. Vì thế, nhóm quyết định lựa chọn 2 mô hình hồi qui gộp và mô hình REM để thực hiện ước lượng.
- Thuế nhập khẩu đánh vào mặt hàng gạo của Việt Nam có tác động lớn nhất đến KNXK gạo của Việt Nam sang các nước TPP. Cụ thể, biến thuế nhập khẩu đánh vào mặt hàng gạo của Việt Nam có tác động ngược chiều với KNXK gạo của Việt Nam. Theo kết quả hàm hồi quy, cứ giảm 1% thuế nhập khẩu của một quốc gia đối với mặt hàng gạo từ Việt Nam, thì kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 9.56%.
- Biến sản lượng gạo của Việt Nam cũng có tác động đáng kể tới KNXK gạo, cụ thể là tác động cùng chiều với KNXK gạo của Việt Nam. Với các yếu tố khác không thay đổi, khi sản lượng gạo Việt Nam tăng 1% thì trị giá xuất khẩu gạo của Việt Nam sang 11 nước TPP tăng 8.47%
- Biến khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và nước nhập khẩu có tác động ngược chiều với KNXK gạo của Việt Nam. Kết quả tính toán cho thấy khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa hai nước giảm đi 1% (tức là sự tương đồng càng lớn) sẽ khiến cho việc trao đổi hàng hóa nói chung và xuất khẩu nói riêng được thuận tiện hơn khi đó sẽ làm tăng khoảng 3.39% KNXK cho nước xuất khẩu.
- Biên độ mở của nền kinh tế là có tác động cùng chiều đến KNXK gạo của Việt Nam. Trên thực tế, khi một quốc gia có độ mở càng cao cũng có nghĩa cơ hội để trao đổi hàng hóa với các quốc gia khác sẽ càng lớn.
Biến GDP, quy mô thị trường tác động cùng chiều với KNXK gạo còn biến khoảng cách địa lý tác động ngược chiều. Tuy nhiên tác động của các biến này không lớn.
Như vậy, KNXK gạo của Việt Nam chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Về cơ bản, kết quả nghiên cứ trong bài viết này phù hợp cả về phương diện lý thuyết và thực tiễn các nghiên cứu khác đã triển khai trước đây.
Do hạn chế của dữ liệu nghiên cứu, nên bài nghiên cứu không thể phân tích tác động hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu gạo giữa Việt Nam và các nước thuộc khối TPP. Do đó, bài nghiên cứu chưa đánh giá đầy đủ và toàn diện tác động của TPP cũng như xem xét hiệu ứng của TPP đối với thị trường tiêu thụ trong nước. Phân tích cả 2 chiều sẽ cho thấy cái nhìn cụ thể hơn cũng như thấy rõ được tác động qua lại giữa Việt Nam với các thành viên còn lại trong TPP. Tuy nhiên, do nước ta là một nước phát triển nông nghiệp, với điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi thích hợp với việc sản xuất lúa gạo, nên sản lượng gạo trong nước cao, đủ phục vụ cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam rất thấp, hầu như bằng 0. Vì thế, ta không thể phân tích mô hình định lượng đánh giá tác động của các nhân tố tới luồng nhập khẩu gạo việt Nam.
Những hạn chế trong nghiên cứu này tồn tại cả ở khách quan lẫn chủ quan. Những gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo được trình bày dưới đây nhằm thu hẹp những hạn chế nghiên cứu đã nêu trên. Hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ được thảo luận chi tiết tại phần sau.
Nhằm khắc phục hạn chế, đồng thời cải thiện bài nghiên cứu, nhóm chúng tôi xem xét đề xuất một số hướng nghiên cứu mới. Cụ thể như, bên cạnh gạo nói riêng và nhóm hàng nông sản nói chung, ta còn có thể mở rộng nghiên cứu thêm các mặt hàng khác, các nhóm hàng có thể phân tích được tác động 2 chiều xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác, từ đó có thể thấy được tác động rõ ràng của TPP tới luồng thương mại Việt Nam. Ngoài ra, bên cạnh TPP, ta còn có thể mở rộng thị trường nghiên cứu sang các hiệp định thương mại thế kỷ khác như RECP, EVFTA... những thị trường tiềm năng, qua đó, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ việc làm, thúc đẩy sáng tạo, hiệu quả và tính cạnh tranh của các nền kinh tế Việt Nam.
20n4Ah
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top