Một

Trời nhẹ đổ mưa, nền trời xám xịt lại, dòng người nhẹ nhàng lách qua những đũng nước như con mèo khéo léo bước trên hàng rào. Trong những ngày mưa thì tôi lại thèm tia nắng vào mỗi buổi sớm.

Vươn người một chút, tôi mang theo một lá thư, đeo thêm giày rồi đi tới bưu điện. Trên con đường đi, vì trời mưa nên các hàng quán gần như vắng khách, trừ những quán cháo vẫn còn ít người, cũng dễ hiểu thôi, mưa lành lạnh cùng một tô cháo nóng bên quán nhỏ thì còn gì là bằng. Đi được một khoảng thì tôi gặp Hiền, cô nàng chơi với tôi từ thuở nhỏ, nàng mặc một chiếc áo trắng, cùng mẫu váy dài qua đầu gối, tôn lên được thân hình mảnh khảnh của nàng.

"Ơ anh Tuấn."

Nàng vẫy tay gọi tôi

"Hiền!" tôi mỉm cười vẫy tay lại với nàng

Nàng vội đi từng bước tiến về chỗ tôi

"anh đi đâu mà sáng sớm thế, lại còn mưa."

"Anh đi gửi cho bác Hiệp một tấm thư, còn em mới sáng tinh mơ mà mặc đẹp đi đâu đó."

"Em định ra chỗ gần bưu điện ăn mẹt bún chả."

"Hay anh đi cùng em nhé Hiền."

Hiền ngập ngừng

"Em lo mẹ em sẽ dày em đúng không, bây giờ đâu phải thời của các cụ đâu em, nam nữ đi ăn là chuyện thường tình."

Hiền sợ mẹ dày cũng phải, anh em chúng tôi không còn thân như thuở trước nữa, ai cũng lớn, lớn cả hình thể và tư duy suy nghĩ. Người xưa cũng có câu "nam nữ thọ thọ bất tương thân"

Hiền vội nói:

"Vậy em và anh cùng ra bưu điện nào."

tôi gật đầu mỉm cười

Chân cứ sải bước đều đều như vậy, hai bên đường ngoài dòng xe thì các hàng quán vẫn chưa mở cửa. Đi một lúc cũng đến bưu điện, tôi kéo thẳng nhẹ lá thư trên tay, bỏ vào khe hộp. Nhìn sang bên đường, cô ba bán nước đang lui cui dọn hàng quán, còn tiệm bún chả đã mở từ bao giờ.

Hiền và tôi từ từ sang đường

"Cô năm ơi, cho con 2 mẹt bún chả ạ."

"Ơi, ra ngay." cô năm đáp lời

Quán bún chả cô năm là quán ngon nhất ở khu này, vì nước mắm ở quán cô thì chẳng có quán nào đọ được, tôi và Hiền hay ghé đây ăn nên cô năm đã quen mặt của chúng tôi.

"Anh uống chút nước không, em thấy cô ba cũng đã dọn xong quán, em kêu giúp anh ly cà phê đen nhé."

"Thế thì cảm ơn em trước, em kêu dùm anh nhé, chầu bún chả này anh bao."

"Thôi anh không cần làm như thế, ngại chết em."

"Có gì đâu, anh em chơi với nhau bao lâu này, một mẹt bún chả mà anh ngại với em à, không sao, chầu này anh bao."

Người tôi khá ướt vì chiếc ô che mưa lúc nãy của tôi bị rách một phần trên đầu, tôi với lấy miếng khăn giấy gần đó, lau sơ lại những vết ướt. Hiền sau khi kêu cà phê cũng quay về chỗ ngồi. Mẹt bún chả được bưng ra.

"Của hai cô cậu đây, nhớ ăn hết nhé, đừng bỏ thừa, tội."

Chúng tôi cười lại với cô năm, cô luôn vậy đấy, khi nào ăn cũng nói không được để thừa, như vậy sẽ rất phí phạm.

"Nước mắm cô năm vẫn là số một anh nhỉ." Hiền vừa ăn được một chút thì nói tôi

"Nước mắm cô năm chẳng ai đọ lại cả."

Khoảng mười lăm phút sau, khi tôi và Hiền đã ăn xong, chúng tôi vội tính tiền vì sợ mưa lớn chẳng về được. Khi vừa tính tiền xong, quay ra khỏi quán thì đã tạnh mưa, nắng nhẹ đang dần bao trùm con đường, không khí ấm lên. Cuối cùng mưa cũng tan, tôi và Hiền im lặng đi về, trên đường những đũng nước đang khô đi, tia nắng len lỏi qua từng khu nhà, mấy chú mèo thay nhau lên phơi nắng trên các ghế đá trống. Đi một hồi chúng tôi đi đến khu chợ, chúng tôi đi ngang xóm nhỏ kế chợ, nơi ở của chúng tôi khi nhỏ, những cảnh kí ức tươi đẹp ở tuổi thơ dần hiện lên trong đầu tôi, chắc Hiền cũng vậy.

Tôi nhớ đến một kỉ niệm vừa vui lại vừa buồn. Hôm đó khi tôi mới vào lớp một, vừa cùng mẹ trên đường mua sách về, tôi bắt gặp Hiền và Thịnh đang chơi nhảy lò cò ở gần sân bóng, tôi vội xin mẹ cho tôi ra chơi cùng bọn nó, mẹ tôi cũng dặn dò vài câu rồi thả tôi xuống ở ngay chỗ tụi nó, tôi vội xin chơi cùng, đương nhiên là tụi nó đồng ý. Chúng tôi lúc đó không chơi bằng dép, vì sợ ba mẹ la nên hay chơi bằng đá hoặc vài cục sốp trong mấy hộp tivi, hôm nay tụi nó chơi bằng đá, tôi sợ chơi bằng đá vì khi ném mạnh có thể văng vào cửa nhà người khác, và đó là một việc chẳng phải tốt lành gì, nhưng vì ham chơi tôi đành bấm bụng chơi cùng.

"Tới mày kìa Tuấn" Thịnh giục tôi

Thịnh xưng tôi bằng mày vì hai chúng tôi bằng tuổi còn Hiền là người nhỏ nhất nhóm.

Nghe Thịnh giục, tôi ném hòn đá đi, và vô tình làm bể cửa sổ căn nhà gần đó, tôi hoảng loạn, mọi người dần bu vào xem. Tôi vội nhanh chân chạy về, trốn được đám người đó nhưng Thịnh và Hiền lại không may mắn như vậy, chúng nó nhận lỗi dùm tôi. Từ việc đó tôi coi trọng chúng nó hơn vì chúng thật sự tốt với tôi.

"Anh Tuấn, sao anh đứng im thế."

"À, anh nhớ lại vài chuyện cũ, tự nhiên anh nhớ thằng Thịnh quá, nó đi du học mà chẳng nói anh em mình một câu, đến khi qua nhà hỏi thì mới biết là nó đi."

"Có khi ảnh sợ anh em mình biết rồi ra sân bay tiễn, thì ảnh không nỡ đi, nên anh làm như vậy, anh cũng đừng trách ảnh, em nghĩ sau khi du học về xong ảnh lại dắt cô vợ bên trời Tây về ra mắt mình thì sao."

Tôi và Hiền phì cười. Một lúc lâu sau tới nhà Hiền, nàng vào nhà rồi tạm biệt tôi, tôi nhẹ gật đầu mỉm cười. Bây giờ chỉ còn mình tôi trên con đường về nhà, nắng trời sắp đứng bóng, đôi chân tôi vẫn sải bước về đằng trước.

Tôi nhìn sang một khu Bến Cảng, trước đó nó là rừng cao su với những cây cối rậm rạp, tươi xanh. Tôi mường tưởng về một miền nam trống trải, có cánh đồng, nắng vàng, cùng vài con sông, những con người làm ruộng. Bỗng, tôi nhớ về lúc còn chiến tranh, người dân chìm trong cuộc sống lầm than, khốn khổ, đến khi dành được độc lập nhờ công ơn các thương binh liệt sĩ và chủ tích Hồ Chí Minh, người dân đã được đỡ đần phần nào. Lúc chiến tranh nghèo đói chẳng ai để ý đến nắng Việt đẹp đến nhường nào, nhưng khi đã độc lập tôi lại chú ý đến mọi vật xung quanh, những con mèo, con gà, con vịt cũng đã được bình yên như Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đôi lúc tôi lại nghĩ đến Bác- vị cha già đáng kính của dân tộc Việt Nam, tôi nghe dạy Bác ra đi tìm đường cứu nước vào 5/6/1911, tôi chẳng thể tưởng tượng ra nỗi Bác đã khó khăn như thế nào khi một mình đến một đất nước lạ lẫm khác. Rồi Bác lại về nước, đối mặt với khó khăn giành lại quyền độc lập cho dân ta, như đang đem tia nắng chiếu rọi lên đất nước đang bị xâm lược, có thể tia nắng không thể do Bác tạo ra nhưng Bác đã đem tia nắng chiếu sáng cả một dân tộc, ánh sáng như sự hi vọng về tương lại độc lập. Sau khi chiến tranh kết thúc nó giống như một cuộc mưa rào vậy, sau cơn mưa thì tia nắng sẽ dần xuất hiện rồi chúng ta sẽ bước đi như bình thường không còn phải né tránh đũng nước giống như việc sau khi hết chiến tranh chúng ta sẽ không còn bước đi trong sợ hãi nữa. Sau cơn mưa các hàng quán cũng sẽ mở cửa như việc sau chiến tranh đất nước sẽ mở ra một cuộc sống tốt đẹp khác.

Nghĩ đến đây, tôi nhẹ cười, cười vì đất nước đã độc lập, cười vì tôi được sống trên đất nước Việt Nam, hưởng thụ nắng Việt ấm áp vào mỗi sáng sớm, cười vì sự hi sinh cả đời của Bác đã có kết quả.

Đi thêm một đoạn nữa, tôi đến nhà, vội đi tắm rồi lại vào bàn làm việc, tuy một buổi sáng của tôi chỉ có như vậy nhưng tôi trân trọng từng khoảng khắc khi đất nước hòa bình, trân trọng từng giây từng phút khi tôi còn đứng dưới nắng Việt năm 1980.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top