# 41 - Thoát sao khỏi tay em?
- Hắt xì! Đứa nào nhắc tên mình ấy nhở? - An lầm bầm lên tiếng.
- Hắt xì! Đứa nào chửi mình thế nhở?
- Hắt xì! Ba cái, thôi xong, ốm rồi chứ còn gì nữa.
An ngồi trên giường, lấy khăn giấy liên tục chùi mũi.
Tết nhất thế này mà lại bị cảm, thật đen đủi, không được đi ngắm đường hoa rồi. Nghe nói đường hoa ở thành phố S đẹp lắm. Vì hai mẹ con cùng vào cả trong này, nên Tết không ra ngoài Bắc nữa.
Không khí Tết ở thành phố S thật khác biệt, thời tiết thì nóng nên người ta tha hồ ăn diện những bộ trang phục đẹp mắt. Không giống như ở quê, năm nào rét quá chỉ muốn ở nhà trùm chăn chẳng muốn ra đường.
Ngoài Bắc gói bánh trưng, ăn hành muối, ngắm hoa đào. Trong Nam gói bánh tét, ăn củ kiệu, ngắm hoa mai.
Nhưng mà trong không khí vẫn cảm thấy có gì thiêu thiếu nhỉ? Chắc là cảm giác nhớ quê của một người con xa hương chăng? Nhớ cái hương thơm của đủ mùi trong hơi lạnh của Tết, mùi rất riêng theo cảm nhận của mỗi con người.
Năm nay nhà An không phải đón Tết hai người, mà là những ba người. An, mẹ, và... chú Biên.
Hai dà, nói ra thì thật mất mặt, kế hoạch chạy trốn của mẹ tính toán cẩn thận đến thế, rốt cục không quá một tháng chú Biên đã lù lù xuất hiện ở cửa nhà. Phải nói lúc đó mẹ đứng hình toàn tập, sốc vài nghìn giây, người cứ đơ ra như tượng gỗ cho đến khi chú Biên lao vào cấu nhéo mặt mẹ đủ kiểu. Mẹ e hèm nhắc chú có trẻ con ở đây đấy. Chú phẩy phẩy tay xua An đi ra, còn nói với mẹ là trẻ con ở đây đã đủ tuổi vị thành niên rồi!
Ok, I am fine! I am very fine!
Tất nhiên là An tế nhị lui vào hậu trường rồi, không lẽ đứng lại để xem người ta ngược FA hả?
Đại khái là cái đoạn mà sau đó An không đựơc xem chính là chú Biên rất tức giận vì hành động của mẹ Thùy và dĩ nhiên của mẹ chú nữa. Hai người phụ nữ dám câu kết với nhau sau lưng chú. Nhưng mà mẹ chú che giấu được thì chú cũng có thể tìm được, chỉ có giỏi hơn chứ không có kém đâu.
An thầm thán phục chú ấy, quá ngầu luôn!
Tất nhiên là việc chú bỏ vào thành phố S mẹ chú cũng biết, nhưng cũng chả làm gì được. Chú còn cho rằng tại mẹ chú đe doạ nên mẹ Thuỳ mới phải bỏ đi, chú giận dỗi mẹ chú nên xách va li đi luôn.
Mẹ Thuỳ phải giải thích gẫy cả lưỡi, nào là chủ ý của mẹ, rồi mẹ không hợp với chú, hoàn cảnh chú thế này, mẹ thế kia, bla bla...
Chú cắt lời mẹ:
- Suỵt, chị đừng nói nữa, những cái đó em không quan tâm.
- Em không quan tâm nhưng chị có quan tâm. Cứ để cho chị nói, em nghe hết rồi thì sẽ thay đổi quyết định của mình thôi.
Thấy mẹ Thuỳ nghiêm túc, chú Biên mới nghiêm túc lắng nghe:
- Được, chị nói đi.
Đến lúc này thì bao nỗi đau mẹ chôn giấu bấy lâu nay mẹ cũng kể hết cho chú biết. Tự mình xé mở vết thương cho người khác thấy là một quyết định đau khổ đến chừng nào. Chú ôm mẹ vào lòng, vỗ về bờ vai đang run rẩy của mẹ.
- Em biết tất cả rồi, chẳng qua em chờ chị mở lòng ra chia sẻ cho em thôi. Em chẳng quan tâm những chuyện đó đâu, gì mà sạch hay không sạch, có mài ra mà ăn được không? Không có con cũng chả sao, em không thích trẻ con, cứ lớn như An em lại thích. Chị không thấy em được hời à? Chả sinh chả dưỡng gì cũng kiếm được cô con gái tuyệt vời như thế. Còn cái gì mà cần cháu nối dõi, con độc đinh, em chả cần, thời đại nào rồi mà còn cổ hủ như thế. Em chỉ cần chị thôi. Chị nói đi, chị có đồng ý về với em không?
Mẹ ngẩng mặt lên nhìn chú, trên khóe mắt còn vương giọt lệ:
- Sao em lại tốt với chị thế?
Chú cất giọng ấm áp:
- Vì em yêu chị mà!
Mẹ im lặng, chú lại thúc giục:
- Trả lời em đi, chị có đồng ý không?
- Cho chị thời gian suy nghĩ đã.
- Không cho nữa, hết thời gian rồi, chờ chị ngâm giấm lâu quá, em sắp mọc rễ rồi đây này.
- Nhưng mà chị...
Mẹ định nói gì đó thì bị chú cắt ngang:
- Không nhưng nhị gì hết, chị cứ lần chần không quyết được thì để em quyết. Em nhường chị nhiều rồi, nhưng mà chị cứ dây dưa mãi, nhẹ nhàng không ưa thì em phải mạnh bạo mới được.
- Em...
Mẹ Thùy đang định phản bác thì đôi môi bị chú Biên hung hăng chặn lấy. Đẩy ra không được. Chưa bao giờ chú ấy ngang ngược như vậy, lần nào cũng nghe lời mẹ Thùy răm rắp cơ mà.
- Này...
- Suỵt, không cho chị nói nữa!
Tiếp theo là một số hình ảnh hạn chế trẻ em dưới tuổi vị thành niên trong hạn mức cho phép.
An lúc này không thể trốn trong phòng được nữa, đành kiếm cớ đi ra, lúc băng ngang qua chỗ hai người để đi ra cửa, An nói:
- Mẹ, chú, con ra hiệu sách mua đồ nha. Không làm phiền hai người.
Cách tốt nhất là lánh mặt đi thật xa.
Mẹ vẫy tay gọi An kêu cứu. Ra hiệu không thành, An đã về phe địch. Chú Biên giơ ngón tay cái khen thưởng An. Hàng phòng vệ của mẹ thất thủ!
* * *
Tất nhiên là không có chuyện một ngàn chữ xảy ra như có thể một số bạn tưởng tượng đâu nhá. Chú Biên mà dám đi tắt làm liều là kiểu gì cũng bị mẹ Thùy cho ngay vào khu vực cấm. Với tuýp người hay do dự như mẹ Thuỳ thì cách hành động quyết đoán của chú Biên có lẽ là phù hợp nhất.
Không phải từ xưa đến nay mẹ vẫn thế, mà do hoàn cảnh khiến mẹ hay tự ti và do dự như vậy thôi. Chú Biên cũng hỏi ý kiến mẹ, nhưng thường không căn cứ vào câu trả lời của mẹ mà căn cứ vào thái độ của mẹ. Cứ ngập ngừng băn khoăn là chú tự quyết luôn.
Giống như đợt ba tháng trước, chú lôi mẹ đi kiểm tra sức khoẻ toàn diện. Mẹ nói không cần đâu, thế là chú phân tích đủ lí do nào là không bệnh cũng phải khám, tuổi nào cũng có thể tiềm ẩn bệnh, nếu biết sớm có thể chữa kịp thời. Rồi không đợi mẹ ý kiến, lôi mẹ đến bệnh viện luôn.
Thực ra mẹ không biết là chú đã âm thầm liên hệ với người quên bên Khoa Sản để chẩn đoán căn bệnh của mẹ. Chú nghĩ là ngày xưa y học nông thôn kém nên mới gây di chứng, bây giờ chú lại nhờ bác sĩ giỏi nhất rồi, lí nào không chữa được.
Trời không phụ lòng người, khi nghe tin thể trạng của mẹ có khả năng phục hồi đến bảy mươi phần trăm thì chú gần như vỡ oà vì hạnh phúc. Không phải chú mong có con đâu, mà chú muốn chữa bệnh mặc cảm tự ti của mẹ. Nút thắt ở đâu, ta gỡ ở đó.
Phương pháp chữa thì đã có, chỉ cần sự phối hợp của người bệnh nữa thôi. Tất nhiên là chú không dám nói thật cho mẹ biết rồi. Chú phải bày đủ mọi cách để lừa mẹ, nào là đây là thuốc bổ cần cho phụ nữ tuổi ngoài ba mươi, nếu cần phải máy móc can thiệp thì chú nói dối là phương pháp khám bệnh kiểu mới.
Trước khi khám chú tìm mọi cách cho mẹ phát ra một vài biểu hiện bệnh vớ vẩn nào đó rồi nằng nặc kêu mẹ đi bệnh viện nên mẹ cũng không nghi ngờ gì. Mẹ chỉ nghĩ biểu hiện của chú thật thái quá, nên mẹ cảm thấy nhức hết cả đầu thôi. Hở sổ mũi, nhức đầu, đau chân đau bụng, cảm xoàng cái là lôi đi bệnh viện, còn kĩ hơn chăm trẻ con nữa.
Nhưng mà sự quan tâm của chú cũng làm cho mẹ cảm động, đó là điều trước đây mẹ chưa từng nhận được bao giờ. Không ngờ không phải hạnh phúc không đến, mà chỉ là tắc đường nên tới muộn mà thôi.
Từ hồi chú Biên vào thành phố S, chú cũng vác cả hành lý sang ở rịt nhà trọ của mẹ con An, mẹ đuổi thế nào chú cũng không đi, nhất quyết chơi chiến thuật mặt dày. Có điều căn nhà này nhỏ, chỉ có một phòng ngủ nên chú phải ở phòng khách.
Thế là chú đi tìm nhà mới, ở khu chung cư cao cấp hơn, là một căn hộ thông tầng, ở dưới là phòng khách, bếp và một phòng ngủ, tầng trên có thêm hai phòng ngủ rộng rãi nữa. Chú nói mỗi người ở một phòng, hai mẹ con ở tầng trên, chú ở tầng dưới. Chú còn nói An cần không gian riêng để học bài. Nhìn giá thuê căn hộ đắt lè lưỡi, nhưng chú đã quyết rồi nên mẹ chả nói gì được.
Căn nhà ở quê đã có người mua, mẹ cũng thu được một khoản tiền, muốn mua một căn nhà nho nhỏ phía rìa thành phố để chuyển đi, chứ ở căn hộ cao cấp như thế này mẹ trả tiền không nổi, mà chú trả hết cho mẹ lại ngại. Chú Biên nghe thế nói đi tìm nhà giúp mẹ cho, còn dẫn mẹ đi xem, mẹ cũng ưng, kí hợp đồng xong mới phát hiện ra hợp đồng mẹ kí chính là căn hộ chung cư mà mọi người đang ở. Rõ ràng là mẹ đọc kĩ hợp đồng rồi mới kí cơ mà, sao lại thành ra như thế này, mẹ mắng chú Biên đúng là người đàn ông gian xảo.
Chú chu miệng nói:
- Chị mua nhà xa thế làm gì, lại còn bé nữa, em không ở nổi.
- Ai cho em ở mà đòi ở?
- Em không biết, căn nhà này chị cũng kí hợp đồng rồi, phần tiền bù chênh lệch em cũng góp rồi, thế nên chị phải cho em ở, không được đuổi em đi.
Mẹ bó tay với chú, số tiền bù thêm ấy gấp bao nhiêu lần của mẹ, thế mà để mẹ đứng tên, giờ há miệng mắc quai, sao mà đuổi người ta đi được.
* * *
Ngồi trên giường lau nước mũi, An không khỏi cảm thán, hành động của chú Biên bước nào bước nấy đều rất hiệu quả.
An thấy mẹ dạo này vui vẻ hơn trước nhiều, da mặt hồng hào, cũng mập hơn trước nữa. Tết này chú Biên không về, ban nãy mới bị mẹ chú gọi điện mắng cho một trận. An cũng mới gọi điện về quê cho em Khang, em Khang nói bụng dì Mận to lắm rồi, bác sĩ bảo là con trai, bà nội vui lắm, còn Khang chỉ muốn có em gái xinh đẹp như chị An thôi.
Sau đó em lại nói nhưng là em trai cũng có cái hay, từ nay nó không bị áp lực suốt ngày bị bắt phải làm cái nọ học cái kia theo ý bà nữa, nó muốn sau này tự do bay nhảy, còn chức trưởng họ nó nhường cho em trai luôn đấy. An phì cười nghe em kể chuyện, hai chị em vẫn thân nhau như thuở nào.
Cuộc sống mới như vậy, thấy cũng tốt, không còn suốt ngày ủ dột như trước nữa. Thi thoảng An cũng vẫn nhớ về cậu ấy, hy vọng cậu ấy bây giờ cũng đang hạnh phúc!
* * *
Kì nghỉ Tết qua đi, trở lại cuộc sống thường nhật. Người lớn đi làm, sinh viên lại lên trường học.
Ngồi trên xe lửa lên thủ đô, nghe âm thanh tàu chạy xình xịch, quang cảnh đường phố, làng quê cứ vùn vụt lướt qua tầm mắt. Đi xe lửa thú vị hơn ô tô nhiều, có thể thấy núi non trùng điệp, những cánh đồng lúa mênh mông, những bụi chuối san sát lướt qua ô cửa kính.
Giang chợt nhớ hồi nhỏ đã từng được bố mẹ cho lên thủ đô thăm lăng Bác, được đến hồ Gươm ngắm cụ rùa, được ăn kem Tràng Tiền thật là thích. Sau đó Giang từng kể cho An nghe, lúc đó còn tưởng nó là thằng Nấm. An chưa được lên thủ đô bao giờ, nên nó dỏng tai nghe hào hứng lắm. Giang cũng từng hứa sau này có dịp sẽ dẫn nó lên thủ đô chơi. Gần chín năm trôi qua, Giang vẫn chưa thực hiện được lời hứa đó. Không biết nó còn nhớ không? Hãy đã quên giống như quên Giang rồi?
Thực sự thì nghĩ lại, Giang từng hứa với nó nhiều thứ lắm. Chả hiểu sao lại hứa nhiều như vậy nữa, trong khi Giang chả mấy khi hứa với thằng Tuấn bao giờ. Nào là cắt tóc ăn thề, hứa bên nhau lúc hoạn nạn, hứa cùng nhau đi khám phá thế giới. Hứa, hứa, hứa đủ thứ trên đời...
Giang vừa hồi tưởng vừa cười cái sự ngây ngô của mình. Hồi bé cứ tưởng giỏi giang nên hứa đủ thứ hết. Lớn lên mới thấy ngày xưa mình chém gió ghê thật.
Nhưng mà đã hứa là hứa rồi, bố Hải nói đàn ôngphải chịu trách nhiệm với lời hứa của mình, nên Giang lôi giấy bút ra ghi lại từngcái một, để sau này còn có thể thực hiện lời hứa với cậu ấy, hy vọng là điều đócó thể xảy ra, nếu không Giang sẽ mang tiếng là thằng thất hứa suốt đời mấtthôi!
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top