Chương 2: Gửi lại
Đừng bao giờ để bản thân mắc kẹt trong giấc mơ của người khác" V(BTS)
Sau hôm trở về từ Pháp, có lẽ đâu đó trong anh là những trăn trở về những hoài bão và dự định tương lai, nhà anh khá giả, nếu không muốn nói là giàu. Số tài sản cùng ruộng vườn đất đai của cha má dư sức cho anh ăn chơi trác táng cả đời. Nhưng ấy chẳng phải thứ mà anh muốn, anh muốn có một cuộc đời thật ý nghĩa,đi khắp nơi và đem nghành học của mình giúp đỡ cho dân mình thoát khỏi cái đau đớn đày đọa của bệnh tật như người ông quá cố. Từ khi con mình còn chưa trở về, cha anh đã sắp xếp cho anh một chân thực tập ở bệnh viện trên tỉnh, nếu thuận lợi thì khoảng 6 tháng sau là có thể chính thức vào làm việc, trở thành bác sĩ. Đó chắc chắn chẳng phải là điều anh mong muốn,có lẽ vẫn là một ẩn số lớn đối với thứ anh gọi là "hoài bão" của bản thân, nhưng nếu tháng sau vẫn chưa thể quyết định được thứ bản thân thực sự ngưỡng vọng, Thạc Trân đành phải nghe theo dàn xếp của cha mình. Đang thơ thẩn, bất chợt ai đó vỗ vai anh:
"Trân, vô ăn cơm con."
Anh gấp lại cuốn sách, đứng lên:
"Má vô trước đi, con ra sàn nước rửa mặt rồi vô"
*Sàn nước: chỉ khoảng sân sau lộ thiên của người Nam Bộ"
Bà Tư gật đầu, đi vào nhà xới cơm đợi con. Thạc Trân ngồi xuống, ngẩng đầu hỏi má:
"Khi nào cha đi tỉnh về hả má?"
"Chắc phải dăm ba bữa nữa, mà bây hỏi chi?"
"Lâu rồi mình không qua thăm nhà chú Minh, nãy con lên trạm xá gặp Ngọc Anh nó cứ đòi qua thăm mình thôi, đợi cha về mình quà cáp qua bển ha má?"
"Ủa hồi đầu tháng má có qua thắp nhan rồi mà bây nói sao á"
Anh buông đũa, ngạc nhiên:
"Thắp nhan?"
"Ủa cha bây chưa viết thư kể bây nghe hả? Hồi hai năm trước má nó đi giao hàng về đêm, hổng hiểu chuyện gì mà trượt chân té chết đuối dưới sông, phải hai ba ngày sau xác mới nổi lên, nghe đâu trên cổ chân còn rõ mồn một dấu tay người, chết không nhắm mắt, vụ đó chấn động cả một thời gian dài ở làng mình, tao tưởng bây biết rồi nên có hó hé gì nữa đâu"
*Hổng: không*
Thạc Trân thẫn thờ, hóa ra trong lúc anh đi, gia đình con bé lại gặp phải biến cố lớn như thế, sau một đêm mất mẹ, hẳn nó phải chịu nhiều tổn thương lắm.
"Rồi giờ nhà chú Minh ổn không má?"
"Thì đành gà trống nuôi con, sau vụ đó nó cấm con Anh đi đâu về khuya, bảo vệ chặt chẽ từ trong ra ngoài, chắc sợ con bé lại như má nó..."
Miếng cơm trong miệng bỗng trở nên nhạt nhẽo, chẳng còn vị gì. Máy móc ăn xong bữa cơm, anh lại quay ra vườn, thả mình trên cái võng dưới gốc bưởi,bần thần trải qua cả một buổi chiều rồi ngủ quên lúc nào chẳng biết.
Anh mơ, trong giấc mơ ấy, Thạc Trân, Ngọc Anh, Doãn Kì và Tại Hưởng vui đùa cùng nhau như thời thơ bé. Thả diều, bắn bi, cùng ti tỉ những trò quậy phá khác. Bình dị, an yên đến lạ, họ không cần phải trưởng thành, không cần gánh trên vai những trọng trách quá đỗi nặng nề từ cha mẹ, và ít nhất, không phải xa nhau...
Anh giật mình tỉnh giấc khi nghe tiếng chó sủa từ nhà hàng xóm, mặt trời đã lặn tự khi nào, những áng mây nối đuôi nhau rời đi về phía cuối chân trời sau cả ngày lười nhác ườn mình phơi nắng, trời tối sầm lại như báo hiệu một cơn mưa lớn sắp sửa kéo tới. Thạc Trân cất bước vào nhà, nhác thấy chiếc vali quen thuộc của cha anh đặt trên tấm phản nhà trước, anh biết, ông đã về.
Bữa cơm tối hôm ấy, cha liên tục cằn nhằn má vì đã giấu cán bộ ở sau nhà.
"Bộ bà hết chỗ giấu người rồi hay sao mà đem nhét vào sau nhà? Tụi Ngụy mà moi được người ra thì đừng nói là tịch biên tài sản, có khi cả nhà này còn chẳng được yên thân."
"Tại...tại tui cuống quá hóa liều mà ông chứ tui cũng đâu muốn đem tính mạng cả gia đình ra giỡn đâu"
Tắm rửa xong, anh lại xuống kho để kiểm tra tình hình cậu thanh niên bị thương kia, có vẻ vẫn còn sốt nhưng đã đỡ hơn nhiều, anh Tám hỏi anh:
"Thằng này có khỏe lên trong nay mai được không hả cậu?"
Thạc Trân lắc đầu, vết thương tuy không sâu nhưng cũng đủ dày vò cậu ta cả tháng, đừng nói là dăm ba bữa, chí ít cũng phải 1-2 tuần để thịt liền lại.
"Vết thương này phải mất kha khá thời gian để lành, nay mai cậu ta chắc chắn còn chưa tỉnh lại được nói gì đến việc khỏe mạnh mà đi tiếp."
Anh nói xong, mọi người lặng im chìm vào những dòng suy nghĩ cá nhân, nhiệm vụ quan trọng cần phải hoàn thành trong nay mai, họ đã trì hoãn cả một ngày ở lại đây, nếu tiếp tục như thế thì hỏng cả chuyện, huống hồ Nam Tuấn còn chưa thể khỏi ngay được. Chủ nhà cũng đã tỏ thái độ muốn tiễn khách, quả thực chỉ riêng việc cứu họ một mạng họ đã mang ơn lắm rồi, đâu dám đòi hỏi gì thêm. Nhưng nếu để lại cậu ta ở đây thì chẳng được, đem theo cũng chẳng xong. Anh Tám vò đầu, rối bời, anh thân là đội trưởng, phải quan tâm chăm sóc các thành viên trong đội là việc tất nhiên, mặt khác lại phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hôm nay nếu đưa Nam Tuấn đi thì khả năng cậu bỏ mạng giữa đường là rất cao, bởi lẽ một người đã lâm vào hôn mê còn phải trải qua một hành trình dài như thế là quá nguy hiểm, huống chi còn bẫy rập khắp nơi, một người tự lo thân mình còn chưa chắc chắn thoát khỏi vòng vây của địch, nói gì đến việc vác theo một bệnh nhân. Anh Tám bóp trán, thầm nghĩ có nên ném Nam Tuấn xuống sông để cá rỉa cho xong chứ tính toán gì cho thuận cả đôi đường bây giờ?
Dường như Thạc Trân nhận ra nỗi lòng khó nói của anh Tám, anh suy nghĩ một lát, cuối cùng hạ quyết tâm:
"Hay anh gửi cậu này lại đây để tôi chữa trị, rồi các anh cứ đi trước, có gì báo tin về để cậu ta lần theo sau chứ chần chừ mãi ở đây mà để lỡ nhiệm vụ thì e là không hay lắm."
"Lần: mò mẫm, đi*
Mắt anh Tám thoắt cái sáng rực, nhưng vẫn e ngại thái độ của cha Thạc Trân, cau mày:
"Nhưng cha cậu..."
"Không sao, cha tôi là người ngoài cứng trong mềm, ông tuy không thích nhưng cũng chẳng đến nỗi vứt một người thương tích đầy mình như vầy ra đường đâu."
*Vầy: này*
Anh Tám thoáng yên tâm, vô cùng cảm kích mà liên tục nói cảm ơn Thạc Trân, đoạn, anh lục lọi chiếc balo màu xanh lá cây đã hơi sờn cũ, lấy ra mấy tờ tiền giấy dúi vào tay Thạc Trân:
"Cậu..cậu cầm lấy số tiền này rồi chăm lo thằng bé giùm tôi, tôi biết trong mắt cậu nhiêu đây chẳng đáng là bao nhưng vẫn đủ cho nó ăn uống vài ngày còn hơn là phải phiền cậu lo thêm phần ăn uống của nó."
*Giùm: Giúp*
Thạc Trân lắc đầu, nhét tiền lại vào tay anh Tám:
"Nhà tôi thì như anh cũng thấy, chẳng phải là dạng nghèo khó gì cho cam, cậu ta ăn cũng chẳng sạt nghiệp nhà tôi được đâu mà anh lo, coi như tôi miễn phí cho bệnh nhân đầu tiên của mình đi hen."
Anh Tám còn định nói gì đó thì Thạc Trân phất phất tay:
"Cứ quyết định như vậy đi, giờ mấy anh khiêng cậu ta lên gian phòng gần phòng tôi để tôi tiện theo dõi, ở trong kho thóc vừa nóng bức vừa không sạch sẽ mắc công côn trùng hay con gì đó cắn thì không hay."
Mọi người trong đội cố gắng nhẹ nhàng chuyển Nam Tuấn từ kho lúa lên căn phòng kế bên phòng Thạc Trân để anh tiện theo dõi bệnh tình. Sau đó anh bảo con bé Dậu chuẩn bị chút lương khô và cơm cho mọi người ngày mai lên đường, xong việc, ai về phòng nấy nghỉ ngơi chuẩn bị cho những dự định ngày mai.
Sáng hôm sau,khi cái đồng hồ quả lắc lại cọc cạch gõ đúng sáu giờ ba mươi, như thường lệ anh thức dậy ra sân tập thể dục cùng cha má, đây là nếp sống lành mạnh mà anh được rèn dũa từ những ngày còn bé, ông nội của anh học y nên sức khỏe của cả gia đình luôn được chú trọng. Đúng bảy giờ ăn sáng, cha anh có vẻ không hài lòng về việc căn nhà của mình đột nhiên phải chứa chấp thêm một cán bộ bị thương nhưng ông chỉ cau mày trong suốt bữa ăn mà không nói gì, sau đó anh đi kiểm tra và thay băng gạc cho cậu bệnh nhân kia, còn cha anh đi bàn công việc với bạn hàng đến tận tối. Có vẻ vết thương bên mạn sườn đã đỡ, cơn sốt cũng lui dần nhưng cậu ta còn chưa tỉnh táo được, cứ mê man như thế, con bé Dậu phải theo má anh đi công chuyện, nhà chỉ còn một mình, Thạc Trân đành bắt cái ghế kế bên giường cậu trai kia ngồi đọc sách, tiện thể theo dõi bệnh tình, cứ như thế cũng hết cả ngày, chiều tối, má anh hồ hởi trở về, nói rằng Doãn Kỳ sắp sửa trở về từ Mỹ sau năm năm du học, nghe anh đánh điện báo về rằng chuyến này ngoài việc về thăm cha má thì cũng là dịp để ra mắt "chị dâu tương lai" của Thạc Trân nên má anh mừng hết lới. Quyết định chuẩn bị bữa tiệc linh đình chào mừng đứa con trai cưng trở về.
*Bắt cái ghế: kê cái ghế*
*Mừng hết lới: chỉ sự vui mừng*
Doãn Kỳ là con một người họ hàng xa của bà Tư, mẹ anh mất vì băng huyết ngay sau khi sinh ra anh, cha đem anh gửi lại cho nhà Thạc Trân khi anh còn đỏ hỏn rồi bỏ đi tha hương cầu thực, sau đó chẳng còn tăm hơi. Doãn Kỳ lớn hơn Thạc Trân ba tháng tuổi nên người ngoài quen miệng gọi cậu hai, anh mang họ Mẫn của người mẹ quá cố, tuy là con nuôi nhưng anh cùng Thạc Trân, Tại Hưởng và Ngọc Anh lớn lên, thân thiết như anh em một nhà. Cũng đã mấy năm kể từ lần cuối gặp anh hai, Thạc Trân mang tâm thế vui vẻ cùng mong chờ ngồi nghe bà Tư dông dài về việc sẽ đón tiếp cô con dâu tương lai của mình như thế nào, hôm đó sẽ nấu những món gì, trong suốt bữa cơm, cha anh cũng nở nụ cười hằn đầy vết chân chim nơi khóe mắt, chẳng quá khó để nhận ra thái độ mong chờ của gia đình Thạc Trân đối với lần trở về này của Doãn Kỳ như thế nào.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top