Không Tên Phần 5

TÍNH TƯƠNG ĐỐI TUYỆT ĐỐI



Nhiều sai lầm triết học nảy sinh từ


việc nhìn nhận những chân lý tương đối


như thể tuyệt đối. Thomas Jefferson, ảnh


hưởng từ nhà triết học Anh John Locke,


tuyên bố rằng quyền sống, quyền tự do và


quyền mưu cầu hạnh phúc là "hiển


nhiên", có lẽ vì ông nghĩ chúng là những


giá trị phổ quát và tuyệt đối. Nhưng điều


này rõ ràng không phải là hiển nhiên đến





mức như thế đối với một người từ nền


văn hóa khác - ví dụ, một tín đồ Hồi giáo


cực đoan coi mưu cầu hạnh phúc chính


là bản tính của những kẻ dị giáo.


Cũng có thể có sai lầm ngược lại.


Chúng ta có thể quy tính tương đối cho


một thứ tuyệt đối.



Người gác trên một chiếc tàu chiến


phát hiện ra có ánh sáng phía trước mũi


tàu. Viên thuyền trưởng bảo anh ta đánh


tín hiệu cho tàu kia. "Yêu cầu anh đổi


hướng hai mươi độ ngay lập tức!"


Câu trả lời đáp lại, "Yêu cầu anh đổi





hướng hai mươi độ ngay lập tức!"


Viên thuyền trưởng nổi cáu, ông ta


đánh tín hiệu, "Tôi là thuyền trưởng.


Chúng ta sắp đâm vào nhau. Hãy đổi


hướng hai mươi độ ngay tức khắc!"


Câu trả lời đáp lại, "Tôi là thủy thủ


binh nhì, tôi khẩn thiết yêu cầu ông thay


đổi hướng tàu của ông đi hai mươi độ."


Lúc này viên thuyền trưởng giận điên


người. Ông ta đánh tín hiệu, "Tôi là một


tàu chiến!"


Câu trả lời nhận được, "Tôi là một


hải đăng."






Lần tới hãy nghiền ngẫm các ý tưởng


sâu sắc này về tính tương đối, khi bạn


gọi món ăn Trung Hoa, hay nói đúng hơn


là thứ mà người Trung Hoa gọi là món


ăn.


oOo


DIMITRI: Vậy là, Tasso ạ, cậu có vẻ


là một trong những gã cho rằng không có


chân lý tuyệt đối, vì mọi chân lý đều


tương đối.


TASSO: Cậu nói đúng.


DIMITRI: Cậu chắc chắn về điều đó





chứ?


TASSO: Tuyệt đối.



X


SIÊU TRIẾT HỌC



Triết học của Triết học. Đừng nhầm


với Triết học về Triết học của


Triết học.



DIMITRI: Giờ thì tôi mói thật hiểu rõ


món này, Tasso ạ.


TASSO: Hiểu rõ cái gì?





DIMITRI: Triết học, tất nhiên rồi!


TASSO: Cậu gọi đây là triết học à?



oOo



Tiếp đầu ngữ 


meta


 (siêu), về cơ bản


có nghĩa là "vượt ra khỏi và bao gồm tất


cả những cái bên dưới", bỗng nhiên xuất


hiện khắp nơi trong diễn ngôn triết học,


như trong siêu ngôn ngữ (metalanguage),


một ngôn ngữ có thể dùng để mô tả ngôn


ngữ. Hoặc trong siêu đạo đức, nó tìm


hiểu các nguyên tắc đạo đức của chúng ta


từ đâu mà ra, và chúng có ý nghĩa gì.





Bởi vậy chỉ có 


siêu


 thời gian là cái duy


nhất có trước khi xuất hiện siêu triết học.


Siêu triết học vật lộn với câu hỏi cấp


bách, "Triết học là gì?" Có lẽ bạn nghĩ


các nhà triết học hẳn phải biết câu trả lời


cho câu hỏi rằng họ thực sự đang làm gì.


Điều đó khiến bạn băn khoăn về lý do vì


sao họ biết họ muốn trở thành nhà triết


học lúc ban đầu. Chúng ta không bao giờ


nghe thấy người thợ làm tóc hỏi "Làm


tóc là gì?" Nếu người thợ làm tóc bây


giờ không biết việc làm tóc là thế nào thì


anh ta đã chọn nhầm nghề. Chắc chắn


chúng ta không bao giờ muốn để anh ta





bới tóc cho các bà vợ của mình.


Tuy nhiên, các nhà triết học hiện đại


vẫn liên tục định nghĩa lại triết học. Ở


thế kỷ hai mươi, Rudolf Carnap và các


nhà thực chứng logic đã loại trừ khỏi


triết học một mảng lớn khi tuyên bố siêu


hình học vô nghĩa. Họ nói nhiệm vụ duy


nhất của triết học là phân tích các mệnh


đề khoa học.


 (Rudolf Carnap (1891 -1970),


nhà triết học người Mỹ gốc Đức, ủng hộ thuyết


thực chứng logic.)



Người cùng thời với Carnap, Ludwig


Wittgenstein, cha đẻ của triết học ngôn


ngữ thông thường, thậm chí còn đi xa


hơn. Ông cho rằng cuốn sách lớn đầu tiên





của mình đã khép lại lịch sử triết học,


bởi vì ông đã chứng minh rằng tất cả


những luận đề triết học là vô nghĩa, 


kể cả


của chính ông. 


Ông tin rằng ông đã khép


lại quyển sách về triết học đến mức


chuyển sang làm giáo viên dạy tiểu học.


Ít năm sau, ông lại mở cuốn sách triết


học với quan niệm mới về mục đích của


triết học - chỉ là trị liệu, không hơn


không kém! Bằng tuyên bố ấy, Ludwig


ngụ ý rẳng nếu chúng ta biết cách đơn


giản hóa thứ ngôn ngữ rắc rối của mình,


thì chúng ta tự chữa trị được nỗi buồn


chán do những vấn đề triết học vô nghĩa





gây ra.


Ngày nay, "các nhà logic tình thái" -


các nhà logic học phân biệt giữa những


mệnh đề 


có thể 


đúng và những mệnh đề


tất yếu


 đúng - băn khoăn không biết các


mệnh đề của họ rơi vào loại phạm trù


nào. Còn với chúng ta thì tất cả có lẽ đều


như siêu mệnh đề cả.


Chính trong truyền thống siêu triết học


này chúng ta bắt gặp Seamus.



Seamus sắp sửa có cuộc hò hẹn đầu


tiên, bèn xin lời khuyên từ anh trai, một


tay sát gái. "Chỉ em cách nói chuyện với





con gái thế nào đi."


"Đây là bí quyết," ông anh nói. "Các


cô gái Ireland thích nói về ba thứ: thức


ăn, gia đình và triết học. Nếu em hỏi một


cô gái rằng cô ta thích ăn gì, có nghĩa là


em tỏ ra quan tâm đến cô ấy. Nếu em hỏi


cô ta về gia đình, thì chứng tỏ em là


người có ý định nghiêm túc. Nếu bàn về


triết học, chứng tỏ là em đánh giá cao trí


thông minh của cô ta."


"Được! Cám ơn anh," Seamus nói.


"Đồ ăn, gia đình, triết học, em chơi


được."





Đêm ấy, Seamus gặp cô gái trẻ, cậu ta


buột miệng, "Em có thích ăn bắp cải


không?"


"Ồ, không," cô gái bối rối nói.


"Em có anh trai không?" Seamus hỏi.


"Không."


"Vậy ư? Thế nếu em có anh trai, thì


liệu anh ấy có thích ăn bắp cải không?"


Đó là triết học đấy.



oOo



Nhà triết học đương thời của chúng ta


là William Vallicella (


Nhà triết học Mỹ,





sinh năm 1950


) viết, "Siêu triết học là triết


học về triết học. Bản thân nó là một


ngành của triết học, không giống như triết


học về khoa học không phải là một ngành


của khoa học, hay triết học về tôn giáo


không phải là một ngành của tôn giáo."


Chính những tuyên bố như thế này


khiến cho Vallicella thành một người


được săn đón trong những bữa tiệc đồng


tính.



Luận đề nền tảng sâu xa của cuốn sách


này lại một lần nữa đúng. Nếu có siêu


triết học, ắt phải có siêu truyện cười.






Một người bán hàng lưu động đang


chạy xe ở vùng nông thôn thì xe bị hỏng.


Anh ta đi bộ nhiều dặm tới một ngôi nhà


trang trại và hỏi xin chủ nhà cho ngủ nhờ


qua đêm. "Được," chủ nhà nói. "Vợ tôi


chết đã nhiều năm, hai đứa con gái tôi


đứa hăm mốt đứa hăm ba, nhưng hai đứa


đi học đại học cả, còn tôi thì ở nhà một


mình, nên tôi có nhiều phòng cho anh."


Nghe vậy, người bán hàng quay đầu


và đi bộ ngược trở lại đường cao tốc.


Người nông dân gọi với theo, "Anh


không nghe tôi nói gì à? Tôi có nhiều


phòng."





"Tôi có nghe, nhưng tôi nghĩ tôi đã


lạc vào nhầm truyện cười rồi."



Và, tất nhiên, một siêu truyện cười


cho bạn:



Một người mù, một người đồng tính


nữ và một con ếch bước vào một quán


bar.


Người chủ quán nhìn họ và nói, "Cái


gì đây-đùa nhau à?"



Còn cuối cùng, một siêu truyện cười


động chạm chính trị. Cũng như siêu triết





học cần đến các siêu triết gia để người ta


có một số hiểu biết thế nào là triết học


nói chung, siêu truyện cười cần những


hiểu biết thế nào là truyện cười nói


chung. Trong trường hợp này, là một


truyện cười Ba Lan.



Một gã đàn ông bước vào một quán


rượu đông người và tuyên bố gã có một


truyện cười Ba Lan cực sốc để kể.


Nhưng gã chưa kịp kể, ông chủ quán bar


đã nói, "Từ từ nào, anh bạn. Tôi là người


Ba Lan đấy."


Và gã kia nói, "ô kê, tôi sẽ kể rất, rất





chậm thôi."



oOo



DIMITRI: Vậy là chúng ta đã bỏ cả


buổi chiều để thảo luận về triết học và


cậu thậm chí không biết triết học là gì?


TASSO: Vậy tại sao cậu còn hỏi?



TỔNG QUAN: MỘT KẾT LUẬN



Xem xét lại một cách cô đọng và


toàn diện những gì chúng ta đã lĩnh hội


được hôm nay.






Tasso cầm micro tại Câu lạc bộ Hài


Acropolis.


TASSO: Nhưng, hoàn toàn nghiêm


túc, thưa quý vị... Quý vị đã nghe nhà


kinh nghiệm chủ nghĩa người Anh nói với


vợ rằng nàng chẳng là cái gì khác ngoài


một mớ dữ kiện cảm giác chưa?


"Ồ thế hả?" nàng nói. "Anh nghĩ cảm


giác sẽ như thế nào khi tối tối lên giường


với một người đàn ông không có 


ding an


sich


 (vật tự thân)?"


Tôi không đùa đâu, tôi đã có vợ mười


năm trước khi nhận ra rằng vợ tôi chỉ là





sự tồn tại và không có bản thể. Ý tôi


muốn nói đến sự tồn tại (esse) thực sự


được tri giác


 (was percipi) của cô ấy.


Có chuyện gì thế, quý vị? Ở đây im


ắng quá, quý vị có thể nghe thấy tiếng


cây đổ trong rừng... ngay cả khi quý vị


không ở đó! Schopenhauer đã nói sẽ có


những đêm như đêm nay.


Bọn trẻ ngày nay hả? Hôm trước,


thằng con tôi hỏi mượn chìa khóa xe của


tôi, tôi bảo, "Con ạ, trong thế giới tốt


nhất trong tất cả các thế giới có thể này,


con nên có xe riêng của con."





Nhưng nó nói, "Nhưng, ba ơi, đây đâu


phải thế giới tốt nhất trong tất cả các thế


giới có thể."


Thế là tôi bảo, "Vậy thì về mà sống


với mẹ mày!


Nhân tiện, có một chuyện buồn cười


xảy ra trên đường tôi đến đây tối nay:


Tôi đã bước vào cùng một dòng sông...


hai lần.


Còn nữa, một hôm Plato và con thú


mỏ vịt bước vào một quán bar. Gã đứng


quầy ném cho triết gia cái nhìn chế nhạo,


còn Plato đáp, "Tôi biết nói gì đây? Ở





trong hang trông nó xinh đẹp hơn."


DIMITRI (từ trong khán giả): Lôi hắn


xuống đi!



oOo



THI CUỐI KHÓA



Sao nhỉ? Các bạn chưa lường đến


việc này? Các bạn nghĩ tất cả chỉ để đùa


chơi?


Vậy thì, hãy nghĩ lại đi, các bạn.


Không có cái gì kết thúc nếu bạn chưa đi


đến đích.





Tin vui là nó chỉ chiếm 35% điểm của


các bạn. Tin buồn là nó chiếm 85% lòng


tự tôn nói chung của các bạn.


Nhưng tin vui nhất là nếu bạn gửi bài


thi của bạn đến website của chúng tôi,


http:// platoandaplatypus.com/ và bạn


nhận được một bằng danh dự cao nhất


cho bài viết của bạn, chúng tôi sẽ gửi


đến bạn phần thưởng là một chai retsina


(vang Hy Lạp) có 


chữ ký của các tác giả


hoặc


 một cốc



nhỏ chứa độc cần do


người thắng cuộc tự chọn.


Độc cần: Chất độc có thể đã giết chết nhà


triết học Socrates.






Đề thi như sau:


Xem ba truyện cười sau. Dùng không


quá ba mươi lăm từ cho mỗi câu chuyện,


để mô tả quan điểm triết học hay trường


phái tư tưởng mà chúng minh họa, và mô


tả cách chúng minh họa. Gian lận tùy ý.



TRUYỆN CƯỜI SỐ 1: [XIN LỖI


CÁC BẠN SARDAR CỦA CHÚNG


TÔI]


Một gã Sardar đi du lịch bằng tàu


hỏa. Gã cảm thấy buồn ngủ, nên đưa cho


người ngồi đối diện hai mươi rupi để





đánh thức gã dậy khi tàu đến ga của gã.


Ngẫu nhiên anh chàng kia lại là một thợ


cạo, và anh ta nghĩ với số tiền hai mươi


rupi gã kia đáng được phục vụ nhiều


hơn, nên khi gã Sardar đang ngủ, anh ta


lặng lẽ cạo râu cho gã.


Tàu đến ga, người thợ cạo đánh thức


gã Sardar dậy, gã xuống tàu và về nhà.


Vừa bước vào toilet để rửa mặt, gã nhìn


vào gương và gào lên.


"Có chuyện gì thế?" vợ gã hét lên hỏi.


Gã Sardar trả lời, "Thằng lừa đảo


trên tàu lấy mất của tôi hai mươi rupi rồi





đi đánh thức một người khác!"



TRUYỆN CƯỜI SỐ 2:


Ba gã cùng chết trong một tai nạn và


lên thiên đường. Khi họ đến nơi, Thánh


Peter nói, "ở đây, trên thiên đường này


chỉ có một quy tắc duy nhất: không đuợc


giẫm vào lũ vịt."


Thế rồi họ đi vào thiên đường, quả


tình, đâu đâu cũng thấy toàn vịt là vịt.


Hầu như không thể đi một bước mà


không giẫm phải một con vịt. Mặc dù họ


đã hết sức cố tránh giẫm vào chúng, gã


đầu tiên bất ngờ đạp trúng một con.





Thánh Peter lập tức hiện ra cùng với


một người đàn bà xấu xí nhất mà gã kia


từng nhìn thấy. Thánh Peter xích họ lại


với nhau và bảo, "Hình phạt của ngươi


vì đã giẫm lên vịt là sẽ vĩnh viễn bị xích


với người đàn bà xấu xí này!"


Hôm sau, gã thứ hai lại vô tình giẫm


trúng một con vịt, Thánh Peter lại hiện


ra, và cùng với ngài là một người đàn bà


cực kỳ xấu xí khác. Ngài xích họ lại với


nhau với cùng hình phạt: họ bị buộc với


nhau vĩnh viễn.


Gã thứ ba đã chứng kiến tất cả cảnh


ấy và không muốn bị xích vĩnh viễn vào





một người đàn bà xấu, nên rất, rất cẩn


thận khi bước đi. Gã đã cố đi được một


tháng mà không giẫm phải con vịt nào,


nhưng một hôm Thánh Peter đến trước gã


với một người đàn bà đẹp lộng lẫy mà gã


chưa từng trông thấy, một cô gái tóc vàng


hoe cao ráo, đẫy đà, và sexy. Thánh


Peter xích họ lại với nhau mà không nói


một lời. Gã trai băn khoăn: "Tôi tự hỏi


mình đã làm gì để xứng đáng được xích


cùng với nàng đến vĩnh cửu?"


Người phụ nữ đáp: "Tôi không biết


anh, nhưng tôi đã giẫm phải một con vịt."






TRUYỆN CƯỜI SỐ 3:


Một người đàn ông đang lái xe xuôi


theo một con đường.


Một phụ nữ lái xe chạy ngược lên


cũng trên con đường đó.


Họ đi qua nhau.


Người phụ nữ hét lên qua cửa xe,


"Lợn!"


Người đàn ông hét lại, "Chó cái!"


Người đàn ông quay đầu xe ở khúc


cua kế tiếp, đụng phải một con lợn to


tướng nằm ngay giữa đường, và chết.



















CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ



Bản chất luận (essentialism)


: Quan


điểm triết học cho rằng mỗi đối tượng


đều có những bản chất, hay các đặc tính


thuộc bản



chất, có thể phân biệt với các


đặc tính ngẫu nhiên, không bản chất.


Chẳng hạn, đặc tính bản chất của một


người đàn ông có vợ là anh ta có vợ (có


khi là người vợ giống đực). Nhưng sự


hiện diện của chiếc nhẫn cưới trên ngón


tay người đàn ông có vợ chỉ là đặc tính





ngẫu nhiên. Anh ta có thể vẫn là người


có vợ mà không đeo nhẫn cưới, mặc dầu


vợ anh ta có thể cãi vã về điều này.



Bản thể (Noumenal)


: liên quan đến


sự vật tự thân, đối lập với những gì sự


vật thể hiện trước cảm giác của chúng ta.


Xem 


vật tự thân


... nhưng một lần nữa,


bạn không thể, đúng không? Trái nghĩa:


Hiện tượng


.



Chủ nghĩa duy lý (rationalism)


:


Quan điểm cho rằng lý trí là con đường


chính - hay duy nhất - dẫn đến tri thức.





Nó thường tương phản với chủ nghĩa


kinh nghiệm, quan điểm cho rằng kinh


nghiệm tri giác là con đường chính dẫn


đến tri thức. Theo truyền thống, các nhà


duy lý thích lý trí hơn bởi vì cảm giác


vốn mang tiếng không đáng tin cậy, và vì


vậy tri thức dựa trên chúng là không chắc


chắn. Họ thích sự 


chắc chắn


 tột độ của


những kết luận đạt được nhờ lý trí, như


"Đây là thế giới tốt nhất trong những thế


giới có thể có." Bạn cần phải đến đó...



Chủ nghĩa hiện sinh


(existentialism)


: Trường phái triết học





tìm cách mô tả thực trạng sự tồn tại của


cá nhân con người chúng ta, thay vì


những phẩm chất người phổ quát, trừu


tượng. Theo khẳng định của Sartre, "tồn


tại có trước bản chất". Điều đó có nghĩa


là đời sống thực của chúng ta là điều cốt


yếu nhất trong chúng ta, và chúng ta tự


tạo ra bản chất của chính mình. Tư tưởng


này tác động sâu sắc đến đạo đức học


hiện sinh, nó cổ vũ chúng ta luôn luôn


sống ''đích thực," ý thức đầy đủ về việc


chúng ta có thể chết và không lầm tưởng


về những lựa chọn của chúng ta - tóm lại,


những mối bận tâm đại loại là thích hợp





nhất để nghiền ngẫm bên tách cà phê kèm


điếu thuốc lá trong một tiệm cà phê


Paris, hơn là, chẳng hạn, bên băng


chuyền lắp ráp xe hơi trong một nhà máy


ở Detroit.



Chủ nghĩa kinh nghiệm


(empiricism)


: Quan điểm cho rằng kinh


nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm cảm


giác, là con đường chủ yếu - hay duy


nhất - dẫn đến tri thức. "Làm sao anh


biết


 có con kỳ lân?" "Bởi vì tôi vừa


trông thấy một con trong vườn!" Giờ thì


chúng ta gọi đấy là chủ nghía kinh





nghiệm cực đoan. Trái nghĩa với 


chủ


nghĩa duy lý


.



Chủ nghĩa thực dụng (pragmatism)


:


Một trường phái triết học nhấn mạnh đến


mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tế.


Chẳng hạn, William James định nghĩa


một lý thuyết đúng là một lý thuyết có


ích, hay là một lý thuyết sinh ra nhiều


hiểu biết mới. Một số người cho định


nghĩa của James là hữu ích, một số khác


thì không cho là vậy.



Chủ nghĩa vị lợi (Utilitarianism)


:





Triết lý đạo đức cho rằng hành động


đúng là hành động mang lại nhiều điều


tốt lành cho những người chịu tác động


của nó hơn bất kỳ hành động nào khác.


Lợi ích có hạn của triết lý đạo đức này


trở nên rõ ràng khi bạn cố gắng làm vừa


lòng cả mẹ đẻ và mẹ vợ trong ngày Lễ


Tạ Ơn.



Công án (koan)


: trong Thiền Phật


giáo câu đố có mục đích khiến chúng ta


bị sốc đến mức đốn ngộ. 'Tiếng vỗ của


một bàn tay là gì?" như thể một trò lừa.


"Tiếng vỗ của hai bàn tay là gì?" thì





không lừa nữa. Xem thêm 


Đốn ngộ


(satori).



Đạo nghĩa học (deontologicai


ethics)


: Môn đạo đức học đặt nền tảng


trên lý thuyết cho rằng các nghĩa vụ đạo


đức dựa trên bổn phận (lấy từ chữ 


deon


của tiếng Hy Lạp) hoàn toàn không phụ


thuộc vào hậu quả thực tế của hành động.


Chẳng hạn, một lãnh tụ chính trị tin rằng


bổn phận cao cả của ông ta là bảo vệ


cộng đồng khỏi sự tấn công của bọn


khủng bố có thể biện luận rằng để thực


hiện bổn phận ấy ông ta phải cho đặt máy





nghe trộm ở phòng ngủ của mọi người,


bất kể hậu quả của việc này đối với đời


sống tình dục của bạn.



Ding an sich


: Vật-tự-thân, đối lập với


biểu hiện cảm quan của một sự vật. Ý


niệm này cho rằng một sự vật bất kỳ hàm


chứa trong nó nhiều hơn tổng số những


dữ liệu cảm quan của nó (nghĩa là trông,


nghe, ngửi, sờ, nếm nó như thế nào), và


rằng có vật-tự-thân tồn tại đằng sau tất cả


nhũng dữ liệu cảm quan, và nó độc lập


với các dữ liệu ấy. Một số nhà triết học


cho rằng khái niệm vật-tự-thân thuộc





cùng một phạm trù như con kỳ lân và ông


già Noel.



Đốn ngộ (Satori)


: Trong Thiền tông


Phật giáo, một kinh nghiệm giác ngộ


trong đó chúng ta đột nhiên thấy rõ chân


tính của chúng ta và thế giới. Trích dẫn


Red Hot Chili Peppers: "Nếu anh phải


hỏi, nghĩa là anh không biết."


Ban nhạc rock của Mỹ, thành lập năm 1983.



Hậu nghiệm (a posteriori)


: Biết nhờ


kinh nghiệm, biết qua trải nghiệm. Để


biết một loại bia nào đó uống ngon mà





không gây đầy hơi, chúng ta phải từng có


trải nghiệm (uống) ít nhất một loại bia


ngon và không bị đầy hơi. Trái nghĩa với


tiên nghiệm


.



Hiện tượng (phenomenal)


: liên quan


đến kinh nghiệm cảm giác của chúng ta


về sự vật. "Đó lả chiếc mũ đỏ" gắn với


kinh nghiệm cảm giác của chúng ta về


một vật thể có màu đỏ và có hình dạng


chiếc mũ. Nhưng câu "Ôi! Chiếc mũ màu


đỏ của cô đúng là một hiện tượng" thì có


thể không phải vậy. Trái nghĩa với 


Bản


thể


.






Hiện tượng học (phenomenology)


:


Phương pháp nghiên cứu cố gắng mô tả


thực tại như nó được tiếp nhận và hiểu


bởi ý thức con người, ngược lại với,


chẳng hạn, mô tả có tính khoa học. Ví dụ,


hiện tượng học mô tả hiện tượng "thời


gian sống" hay thời gian như chúng ta


trải nghiệm nó, so với "thời gian đồng


hồ." Trong phim 


Manhattan


 khi Woody


Allen nói, "chúng ta hầu như chẳng mấy


khi làm tình, chỉ có hai lần một tuần" thì


anh ta nói đến "thòi gian sống"; cũng như


khi người vợ trong phim của anh tuyên





bố, "Anh ấy 


luôn luôn


 muốn làm tình -


gần như hai lần một tuần!"



Lập luận hồi quy vô tận (infinite


regress argument)


: Sự chứng minh


không giải thích thỏa mãn được hiện


tượng vì cần đến một chuỗi bất tận những


"giải thích" tương tự nhau. Chẳng hạn,


việc giải thích sự tồn tại của thế giới


bằng cách thừa nhận có một "Đấng Sáng


thế" làm phát sinh câu hỏi vậy phải giải


thích được sự tồn tại của Đấng Sáng tạo


đó như thế nào. Nếu thừa nhận có một


Đấng Sáng tạo khác, sẽ có câu hỏi: "Ai





sáng tạo ra Đấng Sáng tạo đó?" Và sẽ cứ


như thế mãi, đến bất tận; hoặc đến lúc


phát nôn, tùy cái gì xảy đến trước.



Logic diễn dịch (deductive logic)


:


Lập luận từ một tập hợp các tiền đề mà


từ đó có thể suy ra kết luận một cách hợp


lý. Dạng cơ bản nhất của logic diễn dịch


là 


tam đoạn luận


, ví dụ "Mọi tác giả hài


đều là triết gia; Larry, Moe, Curly là


những tác gia hài; vậy Larry, Moe, Curly


là những triết gia." Trái nghĩa với 


logic


quy nạp


.






Logic quy nạp (inductive logic)


: Lập


luận đi từ những trường họp riêng đến


một kết luận chung có hàm ý rộng hơn


những gì có thể suy ra một cách hợp lý từ


những trường họp riêng ấy. Chẳng hạn,


khi quan sát thấy mặt trời mọc hôm nay,


hôm qua và mọi ngày từ hôm qua trở về


trước, chúng ta đi đến kết luận rằng mặt


trời đã luôn mọc và sẽ tiếp tục mọc lên


hằng ngày, ngay cả khi kết luận này không


thể suy ra được một cách hợp lý từ


những trường hợp đã biết. Ghi chú: ví dụ


này vô tác dụng với các độc giả của


chúng ta ở Bắc Cực. Trái nghĩa với


 logic





diễn dịch


.



Mệnh đề phân tích (analytic


statement)


: Mệnh đề đúng theo định


nghĩa. Chẳng hạn "Mọi con vịt đều là


chim" là mệnh đề phân tích vì khi nói


"vịt" chúng ta ngụ ý đến một loài thuộc


họ chim. Mặt khác, "Mọi con chim đều


là vịt" không phải là mệnh đề phân tích


vì tính chất vịt không phải là yếu tố bắt


buộc trong khái niệm "chim". Hiển nhiên,


"Mọi con vịt đều là vịt" là mệnh đề phân


tích, cũng như "Mọi con chim đều là


chim". Thật phấn khởi khi thấy triết học





có khả năng giúp ích thiết thực cho các


môn khác, chẳng hạn điểu cầm học. Trái


nghĩa với 


mệnh đề tổng hợp


.



Mệnh đề tổng hợp (synthetic


statement)


: Một mệnh đề không đúng


theo định nghĩa. Chẳng hạn "Mẹ anh đi


đôi giày quân dụng". Nó thêm vào một


thông tin vốn không có trong định nghĩa


"mẹ anh". Điều này cũng đúng với mệnh


đề hệ quả "Mã Hữu Hữu đi đôi giày


quân dụng". Trái nghĩa với 


mệnh đề


phân tích


.






Mệnh lệnh tuyệt đối tối cao


(supreme categorical imperative)


:


Nguyên tắc đạo đức quan trọng nhất của


Immanuel Kant, rằng người ta chỉ nên


hành động theo những châm ngôn đạo


đức nào có thể nhất quán áp dụng như


một quy luật phổ biến. Nó khá giống quy


tắc vàng với đôi chút biến tướng, nhưng


không hoàn toàn như vậy.



Nghịch lý (Paradox)


: a) một đoạn


lập luận sử dụng logic có vẻ chặt chẽ và


những tiền đề có vẻ đúng, nhưng vẫn dẫn


đến mâu thuẫn; b) hai bác sĩ bất kỳ.






Post hoc ergo propter hoc:


 Một


ngụy biện logic, có nghĩa nguyên văn là


"xảy ra sau cái này, do đó, do cái này


gây ra"; ngụy biện rằng vì A xảy ra trước


B, do đó A phải là nguyên nhân của B.


Cuốn sách 


Freakonomics



(Kinh tế học


hài hước)


 dẫn ra cho chúng ta vô số


những ngụy biện như thế, đặc biệt trong


lĩnh vực nuôi dạy con cái. Một ông bố


nói "Thằng bé nhà tôi thông minh bởi vì


tôi chơi Mozart cho nó nghe khi nó còn


trong bụng mẹ," trong khi hai sự việc này


thực sự chẳng có mối liên hệ nào. May





ra thằng bé thông minh vì nó có bố mẹ đã


nghe Mozart (tức là họ có giáo dục và do


đó có thể cũng thông minh).



Quy luật phi mâu thuẫn (Law of


Noncontradiction)


: Quy tắc logic của


Aristotle, rằng một vật không thể đồng


thời vừa là A vừa là không A. Sẽ là tự


mâu thuẫn khi nói "Quần của anh đang


cháy, với quần của anh không đang


cháy." Bất chấp luật này của Aristotle,


trong hoàn cảnh này cứ dùng vòi mà tưới


nưóc cho mạnh cũng không hại gì.






Telos


: Mục đích nội tại. Mục đích nội


tại của một quả sồi là trở thành một cây


sồi. Tương tự, mục đích nội lại của một


nghiên cứu sinh triết học là được phong


hàm giáo sư ở Harvard. Đó là mục đích


nội tại của anh hay chị ta, cho dù có


những cơ hội thăng tiến tuyệt vời ở chuỗi


siêu thị Wal-Mart.



Thuyết cảm xúc (emotivism)


:


Khuynh hướng triết học đạo đức cho


rằng các phán xét đạo đức không đúng


cũng không sai, mà chỉ biểu hiện sự tán


thành hay phản đối của chúng ta đối với





một hành động hoặc một cá nhân thực


hiện một hành động nhất định hay một


loạt hành động. Theo quan điểm triết học


này, mệnh đề "Saddam là kẻ ác" chỉ đơn


giản có nghĩa là "Saddam không phải là


thứ nằm trong bộ nhớ của tôi. Tôi không


biết; tôi không quan tâm thằng cha đó."



Tiên nghiệm (a priori)


: Biết 


trước


kinh nghiệm, không phụ thuộc vào kinh


nghiệm. Chẳng hạn, dù chưa từng xem


một buổi biểu diễn 


American Idol


 nào,


chúng ta vẫn có thể chắc chắn rằng, tất cả


những người tham gia vào buổi diễn đều





tin ràng mình là ca sĩ, vì 


American Idol


là một cuộc thi hát cho những người - vì


những lý do mà bản thân họ biết rõ nhất -


tin rằng mình là ca sĩ. Trái nghĩa với


Hậu nghiệm


.



Triết học ngôn ngữ thông thường


(ordinary lauguage philosophy)


: Trào


lưu triết học tìm cách hiểu những khái


niệm triết học thông qua khảo sát việc sử


dụng ngôn ngữ thông thường. Theo các


triết gia của trường phái này, nhiều vấn


đề khiến các nhà tư tưởng rối trí suốt


nhiều thiên niên kỷ, chỉ vì sự mơ hồ và





lệch lạc logic tồn tại ngay trong cách nêu


vấn đề. Trào lưu này đanh dấu sự chấm


dứt của Kỷ nguyên hoang mang.



HẾT



Dịch từ nguyên bản tiếng Anh:


Plato and the Platypus Walk into a


Bar... Understanding Philosophy


Through Jokes 


của Thomas Cathcart và


Daniel Klein.


Người dịch: Tiết Hùng Thái.







Mời các bạn ghé thăm 


Đào Tiểu Vũ


eBook


 để tải thêm nhiều ebook hơn


nữa.





Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: