Không Tên Phần 3



TRIẾT HỌC ĐẦU RỖNG






Triết học đầu rỗng xuất hiện trong


khung cảnh cuối thập niên 1960, trùng


hợp với thời điểm giáo sư Harvard


Timothy Leary tuyên bố 


rằng 


con đường


tới khai sáng thông qua tiêu hóa nấm ma


thuật. Sau này được mang tên "Triết học


Kỷ Nguyên Mới", chủ nghĩa đầu rỗng là


hỗn hợp các triết học cổ phương Đông


và một số tín ngưỡng thời Trung cổ như


thuật chiêm tinh, bói bài tây, và


Kabbalah (


Do Thái giáo có Công truyền và


Mật truyền. Công truyền là đạo Do Thái chính


thống hiện nay, ra đời từ thời Moses (1250


trước Công nguyên). Phần Mật truyền hay Mật


tông Do Thái được gọi là Kabbalah, hình thành


vào khoảng thế kỷ XIII.


). "Những khẳng





định" 


-


 những mệnh đề kiểu như "Tôi


đồng nhất với nhị nguyên của tôi" hay là


"Vì tôi đã học tin vào Quá trình, tôi


không còn cần mang súng nữa" - cũng là


một phần quan trọng của triết học Kỷ


Nguyên Mới. Điều này gợi nhắc cho


chúng ta về một bà lão hồi đầu thập niên


1800, sau khi nghe một bài giảng đã tiến


lại gần nhà thơ Anh Samuel Taylor


Coleridge và nói, "Ông Coleridge, tôi đã


tiếp nhận vào mình cả vũ trụ!!"


Coleridge nhìn lên qua phía trên cặp


kính và nói, "Lạy Chúa, bà nên như thế,


thưa bà!"


May thay, chúng ta đã có các bậc thầy


hài hước rọi sáng những mơ hồ của tư


duy Kỷ Nguyên Mới.






Cần bao nhiêu triết gia Kỷ Nguyên


Mới để thay một cái bóng đèn?


Không cần đâu, họ vừa lập nhóm hỗ


trợ "Đương đầu với Bóng tối" rồi.



Nếu trong triết học Kỷ Nguyên Mới


có gì đó phù họp với tinh thần thời đại


mới thì đó hẳn là niềm tin của họ về các


sinh thể ngoài Trái Đất không chỉ đến


thăm chúng ta mà còn mời chúng ta lên


tàu không gian của họ để ăn tối và


chuyện trò lãng mạn. Để đẩy giới hạn của


những niềm tin Kỷ Nguyên Mới đó đến





tột cùng logic của chúng thì cần phải có


một tác giả châm biếm.



Một người Sao Hỏa hạ cánh khẩn cấp


xuống Brooklyn và phát hiện ra phụ tùng


then chốt, một 


troover


 cực kỳ quan trọng


trong đĩa bay của mình đã hỏng. Anh ta


vào một cửa hàng đồ ăn sẵn hỏi người


bán hàng có biết ở đâu có thể kiếm được


một 


troover


 không. Người bán hàng hỏi


lại, "Trông nó như thế nào?"


Người Sao Hỏa đáp, "Nó hình tròn,


bên ngoài cứng, bên trong mềm, có một


lỗ nhỏ ở giữa."





Người bán hàng nói, "Có vẻ giống cái


bánh vòng. Đây, trông có giống thứ anh


đang cần không?"


Người Sao Hỏa reo lên, "Tuyệt vời!


Ở đây các anh dùng cái này để làm gì?"


Người bán hàng đáp, "ờ, có thể anh


khó mà tin được, nhưng chúng tôi ăn."


Người Sao Hỏa kinh ngạc, "Anh đùa!


Các anh ăn 


troover


 à?"


Người bán hàng nói, "Đúng thế, đây,


anh thử xem."


Người Sao Hỏa hơi nghi ngại, nhưng


cũng cắn thử một miếng. "Này," ông ta





nói, "thêm ít pho mát kem, sẽ không tệ


lắm."



Một thứ khác nữa trong mớ đồ lề của


các nhà Kỷ Nguyên Mới là sự đam mê


những hiện tượng cận tâm lý của họ,


chẳng hạn ngoại cảm. Trong khi đó nhiều


người Kỷ Nguyên Cũ - còn gọi là những


nhà tư tưởng duy lý - vẫn tiếp tục tin


rằng luôn luôn có một cách giải thích có


lý cho những hiện tượng như thế.



"Ông nội tôi biết chính xác giờ nào


ngày nào năm nào mà ông sẽ chết."





"Chà, một con người thấu thị! Làm


sao ông có khả năng ấy?"


"Quan tòa thông báo."



Hay


.



oOo



DIMITRI: Tôi vẫn còn một câu hỏi:


Nếu Zeus không tồn tại, Poseidon vẫn cứ


là anh của ông ấy chứ?


TASSO: Dimitri ạ, cậu biết không,


hoặc cậu là một Phật tử đã giác ngộ,


hoặc cậu là đồ óc bã đậu.







VI


CHỦ NGHĨA HIỆN SINH



"Tồn tại có trước bản chất." Nếu anh


đồng ý với mệnh đề này, anh là một nhà


hiện sinh chủ nghĩa. Nếu không, anh vẫn


tồn tại, chỉ có điều về bản chất anh nằm


ngoài sự tồn tại


.



oOo



DIMITRI: Tasso ạ, tôi phải thú nhận





rằng, đôi khi tôi ước gì mình giống cậu


hơn.


TASSO: Nhưng cậu không thể giống


tôi được! Theo quan điểm hiện sinh, cậu


là con người tự tạo nên chính mình! Cậu


là kẻ do cậu tạo ra!


DIMITRI: Thế thì tuyệt quá! Vì tôi


lúc nào cũng muốn được cao như cậu.



oOo



Để tiếp cận chủ nghĩa hiện sinh, chúng


ta cần nhắc lại đôi chút về chủ nghĩa


tuyệt đối ở thế kỷ mười chín của Hegel,





quan điểm triết học cho rằng chỉ có thể


thấy được bức tranh chân thực của đời


sống khi nhìn từ bên ngoài vào. Phải


chăng là Rodney Dangerfield từng nói,


"Nhiều phần trong một hài kịch xuất sắc


nhất có thể tìm thấy 



 xung đột giữa cái


Tuyệt đối của Hegel và cảm thức tồn tại


vong thân của con ngườì?" Có lẽ không


phải. Nhưng nếu đó là ông, thì truyện


cười kinh điển sau đây có lẽ là điều mà


Rodney ngụ ý.



Một anh chàng đang làm tình với vợ


bạn thân nhất của mình thì nghe thấy tiếng





xe của người chồng về. Anh chàng vội


trốn vào tủ áo. Người chồng vào nhà, mở


tủ để treo áo thì thấy bạn chí cốt của


mình đang đứng trần truồng bên trong.


"Lenny, 


cậu


 làm gì ở đây vậy?"


Lenny ngượng nghịu nhún vai đáp,


"Ai cũng phải ở đâu đó chứ."



Đó là câu trả lòi của trường phái


Hegel cho câu hỏi của chủ nghĩa hiện


sinh. Người chồng muốn biết tại sao lại


là Lenny chứ không phải ai khác 



 trong


tình huống tồn tại đặc biệt này - trần


truồng và ở trong tủ áo của anh! Nhưng





người được coi là bạn của anh, Lenny, vì


lý do riêng của mình, lại chọn trả lời câu


hỏi khác: "Tại sao bất cứ ai cũng phải ở


đâu đó, chứ không thể không ở đâu?",


một câu hỏi chỉ có ý nghĩa khi bạn là một


triết gia Đức cao siêu cỡ Hegel.


Georg Wilhelm Friedrich Hegel


khẳng định lịch sử là "Tinh thần Tuyệt


đối" diễn tiến theo thời gian. Tinh thần


của một thời đại (chẳng hạn, chủ nghĩa


tuân thủ cứng nhắc của thập niên 1950)


đã sinh ra phản đề của nó (phong trào


hippie ở thập niên 1960) và sự va chạm


của chúng tạo nên 


hợp 


đề mới ("các





hippie giả hiệu" của thập niên 1970 như


những chủ nhà băng ở Wall Street với


mốt tóc Beatles).


Và cứ thế tiểp diễn, liên tục không


ngừng, 


phép biện chứng


 của chính đề /


phản đề / hợp đề (đang trở thành một


chính đề mới...


Hegel cho rằng ông đã nhảy ra ngoài


lịch sử và nhìn xuống "Toàn Thể" từ


điểm nhìn siêu nghiệm. Ông gọi điểm


nhìn này là cái Tuyệt đối. Và nhìn từ đó,


thế giới xem ra không quá tệ. Chiến tranh


ư? Chỉ là những vận động biện chứng.


Dịch hạch ư? Chỉ là một vận động khác.





Bất an ư? Đừng lo. Phép biện chứng


đang vận hành, và chúng ta không thể làm


gì được cả. Chỉ nên giữ cho chắc và dự


phần vào hoạt cảnh. Hegel cho rẳng ông


đang nhìn vào lịch sử từ điểm nhìn của


Chúa!


Hãy nhớ lại ca khúc vàng một thời


"From the Distance" của Bette Midler,


trong đó Divine Miss M.(


Một nghệ danh


của nữ ca sĩ Mỹ Bette Midler


) tưởng tượng


nhìn thế giới từ trên cao, thấy mọi thứ hài


hòa và đẹp đẽ. Đó chính là khoảng cách


mà từ đó Hegel đã nhìn thế giới. Bài hát


kết thúc với hình ảnh Chúa nhìn xuống


khung cảnh mênh mông qua đôi vai của


Bette. Ai có thể ngờ được rằng Bette





Midler là môn đệ của Hegel?


Nhưng người cùng thời của Hegel là


Søren Kierkegaard đã xuất hiện, và ông


thẳng tay sổ toẹt. "Tất cả đều tốt đẹp từ


điểm nhìn của cái Tuyệt đối thì có nghĩa


lý gì?" Soren hỏi. Đó không phải - và


không thể - là điếm nhìn của những 



nhân hiện sinh.


 Với tuyên bố này, chủ


nghĩa hiện sinh ra đời. 


"Tôi


 không phải


là Chúa," Soren nói. 


"Tôi


 là một cá


nhân. Ai quan tâm đến sự thanh bình 



 tít


trên cao ấy? Tôi đang ở ngay đây, chính


trong giây phút này và 


tôi đang


 bất an.


Tôi đang


 rơi vào tuyệt vọng. Chính 


tôi.





Sẽ ra sao, nếu vũ trụ vẫn cứ tiếp tục lăn


đi - nếu nó luôn đe dọa đè bẹp tôi!"


Vì vậy, nếu Kierkegaard phát hiện ra


bạn trong tủ của ông và hỏi, "Anh đang


làm gì ở đây vậy?" thì chớ có đáp, "Ai


cũng phải ở đâu đó chứ." Lời khuyên của


chúng tôi là: Hãy tùy cơ ứng biến.


Triết gia Pháp thế kỷ hai mươi Jean-


Paul Sartre tiếp tục tư tưởng của


Kierkegaard về nỗi cô đơn vô vọng của


cá nhân và mở rộng các luận điểm về tự


do và trách nhiệm của con người. Ồng


thể hiện tư tưởng chính của mình bằng


mệnh đề 


"tồn tại có trước bản chất",


 ý





nói con người vốn không có bản chất tiền


định, như chiếc mắc áo chẳng hạn. Chúng


ta 


là bất định, luôn tự do tái tạo chính


mình.



oOo



Jean-Paul Sartre bị lác và nói chung


không phải là một anh chàng đẹp mã. Vì


vậy, hoàn toàn có khả năng ông đã sửng


sốt khi nghe người đồng sự hiện sinh chủ


nghĩa Albert Camus mở rộng ý niệm của


mình về tự do của con người với phát


biểu, "Than ôi, đến một độ tuổi nhất


định, mỗi con người phải chịu trách


nhiệm về diện mạo của chính mình."





Thật thú vị, vì bản thân Camus có bề


ngoài rất giống Humphrey Bogart (


Diễn


viên huyền thoại Hoa Kỳ, có gương mặt rất điển


trai kiểu đàn ông


).



Nếu chúng ta thấy bản thân mình chỉ


như những khách thể có nhận dạng cố


định, thì chúng ta ngừng Tồn tại, với chữ


T viết hoa. Và có một cách để chúng ta


thấy bản thân như những khách thể là


thông qua đồng nhất với một vai trò xã


hội. Sartre gọi điều đó là 


mauvaise foi


(ngụy tín),


 hay niềm tin giả, một phương


cách không đúng đắn.





Sartre quan sát người hầu bàn trong


quán cà phê và nhận xét rằng làm người


hầu bàn tức là 


làm ra vẻ


 một người hầu


bàn. Những người hầu bàn học cách làm


thế nào để trở thành hầu bàn bằng cách


thể hiện ấn tượng của họ 


về 


một người


hầu bàn. Những hầu bàn bước đi theo


một điệu nhất định, gây ấn tượng bằng


một thái độ nhất định, và lựa chọn một


điểm nào đó trên cán cân giữa thân mật


và thờ ơ xa cách... Điều này đúng đắn,


chừng nào người hầu bàn ý thức được


rằng đó chỉ là một vai diễn. Nhưng tất cả


chúng ta đều biết những người hầu bàn





đều tin rẳng họ 


thật sự


 là hầu bàn, rằng


về bản chất họ 



 kẻ đó. 


Très mauvaise


foi!


Bằng những ví dụ cường điệu phóng


đại, các truyện cười cười nhạo khuynh


hướng đồng nhất bản thân một cách


không suy xét của chúng ta với những


thái độ và giá trị của các nhóm xã hội.


Đây vốn là một kiểu "thí tốt" trong triết


học: 


reductio ad absurdum (phép hệ


quả phi lý


 hay 


phép phản chứng).



oOo


Reductio ad absurdum


 là kiểu lập





luận logic mở rộng giả thuyết đến điểm


phi lý để đi đến khẳng định rằng giả


thuyết ngược lại do đó phải đúng, Có


một lập luận 


reductio


 vẫn lan truyền khá


phổ biến gần đây đã đi đến mức: "Nếu


chúng ta mở rộng khái niệm hôn nhân đến


mức gộp cả những kết hợp đồng giới, thì


điều gì ngăn cản chúng ta chấp thuận cả


những cuộc hôn nhân giữa người với thú


mỏ vịt?"



Trong truyện vui 


reductio


 dưới đây,


Sol đã cung cấp cái nhìn mới cho ý niệm


ngụy tín liên quan đến sự đồng nhất bản





thân với một nhóm.



Abe cùng dạo phố 


với 


người bạn của


mình là Sol. Họ đi ngang qua một nhà


thờ Công giáo, thấy trước cổng có dòng


yết thị: "1.000$ cho bất kỳ ai cải đạo."


Sol quyết định vào bên trong xem


thực hư ra sao. Abe đợi 


ở 


ngoài. Nhiều


giờ trôi qua. Cuối cùng, Sol ló ra.


"Thế nào?" Abe hỏi. "Có chuyện gì


vậy?"


"Tớ cải đạo rồi," Sol nói.


"Đừng đùa!" Abe nói. "Cậu đã nhận





một ngàn đô rồi hả?"


Sol nói, "Những người như cậu chỉ


nghĩ đến chuyện đó thôi à?"



(Ồ, chúng tội lại đụng chạm mất rồi.


Nhưng chúng tôi là triết gia. Có giỏi thì


kiện chúng tôi đi!)


Mặt khác, cũng là ngụy tín khi chúng


ta hình dung bản thân mình có những khả


năng vô hạn, 


không 


bị bất kỳ câu thúc


nào đối với tự do của chúng ta.



Hai con bò đứng trên đồng cỏ. Một


con nói, "Cậu nghĩ thế nào về cái bệnh





bò điên này?"


"Tớ quan tâm làm quái gì?" con kia


đáp. "Tớ là một chiếc trực thăng."



Đối với các triết gia hiện sinh, nỗi lo


âu 


đích thực - 


họ gọi là "angst" (nỗi lo


âu hiện sinh) bởi vì khi nói lên nó có vị


cay đắng - không phải là một triệu chứng


bệnh lý cần trị liệu. Không, nó là phản


ứng căn bản của con người đối với chính


những trạng thái hiện hữu của con người:


cái chết tất yếu của chúng ta, sự bất lực


không thể thực hiện trọn vẹn tiềm năng


của chúng ta, và sự vô nghĩa nói chung





của đời sống. Chỉ riêng điều đó cũng đủ


khiến bạn ao ước trở thành một triết gia


đầu rỗng thay vì một nhà hiện sinh.


Các nhà hiện sinh phân biệt rất rõ


ranh giới giữa "nỗi lo âu hiện sinh",


chẳng hạn nỗi lo âu về cái chết mà họ coi


là nền tảng của tồn tại người, với nỗi lo


âu thông thường do phản ứng thần kinh,


chẳng hạn nỗi lo của Norman:



Trông thấy bác sĩ, Norman thở dốc.


"Thưa bác sĩ, tôi chắc chắn mình mắc


bệnh gan rồi."


"Vớ vẩn," bác sĩ nói. "Nếu mắc bệnh





gan thì anh không biết được đâu. Không


có bất cứ biểu hiện khó chịu nào cả."


"Chính xác!" Norman kêu lên. "Đúng


là những triệu chứng của tôi đấy."



Triết gia hiện sinh Đức thế 


kỷ 


hai


mươi Martin Heidegger hẳn sẽ đáp,


"Anh gọi đó là lo âu ư, Norman? Đúng


là anh chưa hề sống. "Sống" theo ý tôi


nghĩa là mỗi khoảnh khắc đều luôn nghĩ


về cái chết!" Heidegger còn đi xa đến


mức phát biểu rằng sự tồn tại của con


người là 


tồn-tại-hướng-đến-cái-chết.


Để sống đích thực, chúng ta phải đối mặt





với sự thật là chúng ta sẽ phải chết, và


nhận lấy trách nhiệm sống một cuộc đời


có ý nghĩa dưới bóng của cái chết.


Chúng ta không được cố tránh thoát nỗi


lo âu cá nhân và trách nhiệm cá nhân


bằng cách chối bỏ sự thật về cái chết.



Ba người bạn chết trong một tai nạn


xe hơi gặp lại nhau tại họp mặt đầu tiên


trên thiên đường. Vị thiên sứ chủ trì hỏi


họ thích nghe bạn bè thân hữu nói gì về


mình nhất khi đang nằm trong linh cữu.


Người thứ nhất nói, "Tôi mong mọi


người sẽ nói tôi là một bác sĩ xuất sắc và





là người chồng, người cha tốt của gia


đình."


Người thứ hai nói, "Tôi muốn nghe


mọi người nói rằng tôi là một thầy giáo


đã tạo nên lại những thay đổi lớn trong


cuộc đời lũ trẻ."


Người thứ ba nói, "Tôi thì muốn nghe


có ai đó kêu lên, Trông kìa, anh ấy đang


động đậy!'"



Đối với Heidegger, sống dưới bóng


cái chết không chỉ là can đảm hơn; đó


còn là cách sống đích thực duy nhất, bởi


vì tận số của chúng ta có thể đến bất cứ





lúc nào.








Bức biếm họa này minh họa cho giới


hạn tự do của chúng ta. Một người có thể


cân nhắc hợp lý việc trở thành một chứng


nhân Jehovah, nhưng anh ta liệu có thể


cân nhắc nghiêm túc việc biến thành vịt


không?


Bức tranh này còn ẩn chứa một câu đố


hiện sinh, ấy là "Lũ vịt nghĩ chúng là cái


quái gì nhỉ?"


oOo



Một người hỏi thầy bói, thiên đường


trông như thế nào. Thầy bói chăm chú


nhìn vào quả cầu pha lê và nói, "Hừ, tôi





thấy cả tin vui lẫn tin buồn. Tin vui là


trên thiên đường có mấy sân golf đẹp


không tưởng tượng được."


"Chà, tuyệt quá! Thế còn tin buồn?"


"Sáng mai 8:30 ông bắt đầu phải chơi


ở đó."



Bạn vẫn chối bỏ cái chết? Hãy thử


đọc thêm câu chuyện sau:



Họa sĩ: Tranh của tôi bán chác thế


nào?


Chủ phòng tranh: ờ, có cả tin hay lẫn





tin dở đây. Có một người đến hỏi tôi liệu


ông có phải là họa sĩ mà tác phẩm sẽ có


giá trị hơn sau khi chết không. Thấy tôi


bảo đúng, ông ta đã mua toàn bộ tranh


của ông ở đây rồi.


Họa sĩ: "Chà, tuyệt quá! Thế còn tin


dở?"


Chủ phòng tranh: "ông ta là bác sĩ của


ông."



Nhưng thỉnh thoảng chúng ta cũng


được nghe những câu chuyện về cái chết


mà nhân vật trong đó dám nhìn thẳng vào


nỗi sợ hiện sinh tột cùng và cười nhạo





nó. Gilda Radner đã có dũng khí để kể


câu chuyện dưới đây với khán giả sau


khi bà bị chẩn đoán ung thư giai đoạn


cuối.


Gilda Radner (1946-1989): diễn viên hài


nổi tiếng của Mỹ.



Một phụ nữ bị ung thư đến gặp bác sĩ


chuyên khoa. Bác sĩ nói, "ừm, e rằng


chúng tôi cũng hết cách rồi. Cô chỉ còn


sống được tám giờ nữa thôi. Hãy về nhà


và tận hưởng nốt."


Người phụ nữ về nhà, báo tin cho


chồng, rồi nói, "Anh yêu, chúng ta hãy





làm tình với nhau suốt đêm nay nhé."


Anh chồng đáp, "Em cũng biết là có


khi em có hứng làm tình, có khi không


phải không? Đúng đêm nay anh lại không


có."


"Chiều em đi," người vợ cầu xin.


"Đây là ước nguyện cuối cùng của em


đó, anh yêu."


"Nhưng mà anh không có hứng," anh


chồng nói.


"Em van anh đấy, anh yêu!"


"Này," người chồng nói, "em nói thì


dễ đấy. Sáng mai em có phải thức dậy





đâu!"



Nhấn mạnh sự cần thiết phải đối mặt


với nỗi sợ chết, các nhà hiện sinh đã


giúp thúc đẩy một phong trào hỗ trợ


những người bệnh hấp hối, dựa trên nền


tảng triết lý đạo đức sinh học thế kỷ 20


của bác sĩ Elisabeth Kübler-Ross, kêu


gọi chấp nhận cái chết một cách trung


thực nhất.



Khách trong tiệm ăn: Anh chuẩn bị gà


này như thế nào?


Đầu bếp: 


Ô


,


 chẳng có gì đặc biệt lắm.





Chúng tôi chỉ nói với chúng là chúng sắp


chết thôi.



oOo



TASSO: Cậu cười cái gì? Tôi đang


nói về nỗi sợ hiện sinh trước cái chết.


Đấy đâu phải chuyện đáng cười.


DIMITRI: Nhưng có những thứ còn tệ


hơn cái chết.


TASSO: Tệ hơn cái chết? Chẳng hạn


như cái gì?


DIMITRI: Cậu đã bao giờ phải ngồi





nguyên buổi tối với Pythagoras chưa?




VII


TRIẾT HỌC VỀ NGÔN NGỮ



Khi cựu Tổng thống William


Jefferson Clinton trả lời một chất vấn,


"Nó phụ thuộc vào định nghĩa 


'là'


 của


bạn là cái gì", thì ông đang làm Triết


học ngôn ngữ. Đồng thời ông ấy cũng


có thể vừa làm cả những thứ khác.



DIMITRI: Cuối cùng tôi đã bắt đầu





hiểu được cậu, Tasso ạ. Toàn bộ cái mớ


triết học này chỉ là trò chơi ngôn từ thôi!


TASSO: Chính xác! Xem ra cậu đã


hiểu được chút gì đó thật.


DIMITRI: Vậy là cậu đã thừa nhận rồi


nhé! Triết học chỉ là ngữ nghĩa học!


TASSO: 


Chỉ là


 ngữ nghĩa học ư? Thế


cậu còn có thể làm triết học cách nào


nữa, vừa cằn nhằn vừa khúc khích ư?



TRIẾT HỌC NGÔN NGỮ THÔNG


THƯỜNG



Ludwig Wittgenstein (


Ludwig Josef





Johann Wittgenstein (1889-1951), nhà triết


học người Áo



có đóng góp quan trọng trong


triết học tâm thức và triết học ngôn ngữ thế kỷ


hai mươi.


) và các môn đệ của ông 



 Đại


học Oxford giữa thế kỷ hai mươi tuyên


bố rằng những vấn đề triết học kinh điển


- ý chí tự do, sự tồn tại của Chúa, vân


vân - gây bối rối chỉ vì chúng được thể


hiện bằng thứ ngôn ngữ rắc rối khó hiểu.


Công việc của họ với tư cách triết gia là


gỡ những nút rối ngôn ngữ, điều chỉnh


các câu hỏi, và làm những việc thiết thực


nhất có thể làm cho bất kỳ câu đố nào:


giải quyết nó.


Chẳng hạn, ở thế kỷ mười bảy,


Descartes tuyên bố rằng con người được





hợp thành bởi tinh thần và thể xác - với


tinh thần như


 bóng ma 


trong một cỗ máy.


Hàng thế kỷ sau, các nhà triết học vẫn


bối rối không hiểu bóng ma này là loại


sự vật gì. Một học trò của Wittgenstein ở


Đại học Oxford là Gilberg Ryle nói


thẳng, "Câu hỏi sai! Nó không là loại sự


vật nào cả, bởi vì nó không hề là một sự


vật. Nếu nhìn vào cách chúng ta mô tả


cái gọi là những sự kiện tinh thần, có thể


thấy rằng ngôn từ của chúng ta thực sự


chỉ là những ký hiệu ước lệ để mô tả


hành vi. Không mất mát gì cả, nếu chúng


ta quẳng đi từ ngữ dùng để xác định 'nơi'





được coi là từ đó hành vi xuất hiện."


Gilly thân mến, ông thực sự cho rằng vấn


đề đã được giải quyết ư?


Đôi vợ chồng trẻ trong câu chuyện sau


đây rõ ràng cần điều chỉnh lại câu hỏi


của họ:



Một cặp vợ chổng son chuyển đến căn


hộ mới và quyết định thay giấy dán tường


phòng ăn. Họ sang thăm bác hàng xóm có


phòng ăn cùng kích thước và hỏi, "Bác


mua bao nhiêu cuộn giấy khi dán tường


căn phòng này."


"Bảy," bác hàng xóm đáp.





Đôi vợ chồng bèn đi mua bảy cuộn


giấy đắt tiền, và bắt đầu dán tường. Mới


dùng đến cuộn giấy thứ tư thì các bức


tường phòng ăn đã được dán kín. Bực


bội, họ chạy sang nhà hàng xóm ca cẩm,


"Chúng tôi nghe lời bác, nhưng mới dùng


hơn ba cuộn giấy đã dán xong hết cả


phòng rồi."


Bác hàng xóm kinh ngạc, "Vậy sao!


Các vị cũng bị thế à?"



Ôi!


oOo






Nhà thơ Gertrude Stein nằm trên


giường hấp hối; bạn tình của bà là Alice


B. Toklas ghé xuống thì thầm, "Câu trả


lời là gì vậy, Gertrude?"


Stein đáp, "Thế câu hỏi là gì vậy?"



Wittgenstein quy kết mọi vấn đề của


triết học phương Tây cho cái mà ông gọi


là "sự phù phép của ngôn từ", ý nói ngôn


từ có thể khiến chúng ta sa vào lẫn lộn


phạm trù hiện tượng. Chúng ta bị che mắt


bởi hình thức cú pháp của các câu hỏi


triết học. Chẳng hạn trong tác phẩm lớn


của mình, 


Hữu thể và thời gian,





Heidegger luận về "hư vô" như thể định


danh nó là một 


sự vật


 phi thường nào đó.


Đây là một thí dụ tương tự về sự rắc rối


của ngôn ngữ:



"Freddy, chúc anh sống lâu trăm tuổi,


cộng thêm khoảng ba tháng."


"Cám ơn anh, Alex. Nhưng sao lại ba


tháng?"


"Tôi không muốn anh chết đột ngột."



Nếu bạn nghĩ Alex bị ngôn ngữ phù


phép, thì hãy xem Garwood trong câu


chuyện sau đây:






Garwood than thở với bác sĩ tâm thần


rằng anh không sao kiếm được bạn gái.


"Có gì lạ đâu!" bác sĩ tâm thần nói.


"Người cậu hôi quá!"


"Ông cứ nói thế," Garwood phản ứng.


"Tại công việc của tôi đấy chứ. Tôi làm


ở rạp xiếc, trông voi và dọn chất thải của


chúng. Dù tắm rửa kì cọ thế nào đi nữa


vẫn cứ bị ám mùi hôi."


"Vậy thì bỏ việc ấy đi và kiếm một


việc khác!" bác sĩ tâm thần khuyên.


"Ông có điên không?" Garwood cãi.





"Thế thì từ bỏ cả nghề diễn à?"



Garwood đã lẫn lộn nghĩa rộng của


"nghề diễn" là hoạt động dưới ánh đèn


sân khấu với trường hợp cụ thể của anh


ta là dọn phân voi.


Theo các nhà triết học ngôn ngữ thông


thường, ngôn ngữ có nhiều hơn một mục


đích, và được sử dụng khác nhau trong


các ngữ cảnh khác nhau. Nhà triết học


John Austin của Đại học Oxford chỉ ra


rằng khi nói "Tôi hứa" là hoàn toàn khác


về mặt ngôn ngữ với "Tôi vẽ". Nói "Tôi


vẽ" không phải là cùng một sự việc





"vẽ", nhưng nói "Tôi hứa" 



 cùng một


sự việc với "hứa". Việc dùng ngôn ngữ


chỉ thích hợp trong khung ngôn ngữ học


vào một khung ngôn ngữ khác là nguyên


nhân gây ra những rối rắm triết học và


những nan đề giả, cũng có thể gọi theo


cách khác là chính lịch sử triết học.


Các nhà triết học ngôn ngữ thông


thường cho rằng cuộc đấu tranh triết học


kéo dài nhiều thế kỷ về niềm tin vào


Chúa đã lớn vượt ra ngoài nỗ lực đóng


khung vấn đề này như một sự kiện thực


tế. Họ nói rằng ngôn ngữ tôn giáo là một


ngôn ngữ hoàn toàn khác. Một số người





nói rằng nó là một ngôn ngữ định giá


giống như loại mà các nhà phê bình điện


ảnh Ebert và Roeper dùng, "Tôi tin


Chúa'' thật ra chỉ có nghĩa là "Tôi tin


những giá trị nhất định mà tôi giơ cả hai


tay tán thành". Những người khác nói


rằng ngôn ngữ tôn giáo biểu hiện tình


cảm. "Tôi tin Chúa" có nghĩa là "Khi tôi


trầm tư về vũ trụ, tôi sởn da gà!" Không


ngôn ngữ nào trong hai ngôn ngữ này dẫn


đến tình trạng rối ren về triết học mà anh


vấp phải vì nói "Tôi tin Chúa". Phù! Câu


đố được giải! Và 


2.500 năm triết học tôn


giáo đi vào bế tẳc.





Trong câu chuyện sau đây, Goldfinger


và Fallaux đang nói trong hai ngữ cảnh


khác nhau. Việc hai người nói bằng hai


ngôn ngữ khác nhau cũng không làm thay


đổi ý nghĩa câu chuyện.



Goldfinger du ngoạn trên biển. Đêm


đầu tiên, anh dùng bữa tối với quý ông


Fallaux người Pháp. Ông này nâng ly


cụng với Goldfinger và nói, "Bon


appétit!"


Goldfinger nâng ly đáp, "Goldfinger!"


Việc này cứ lặp đi lặp lại, hết bữa này


sang bữa 


khác, trong suốt cả chuyến đi.





Cuối cùng người 


quản lý tàu không chịu


nổi nữa, và giải thích với Goldfinger


rằng "Bon appétit" tiếng Pháp có nghĩa


là "Chúc ngon miệng".


Goldfinger rất xấu hổ và nóng lòng


đợi đến bữa ăn sau để chuộc lại sai lầm.


Thế rồi trước khi Fallaux cất lời,


Goldfinger nâng ly và nói, "Bon


appétit!"


Và Fallaux đáp lại, "Goldfinger!"



Các câu chuyện với những nhân vật có


toan tính khác nhau dưới đây cung cấp


những tình huống ngốc nghếch tương tự





về sự khác biệt khung ngôn ngữ gây rối


giao tiếp như thế nào.



Tommy đến xưng tội và nói với cha


đạo rằng, "Xin hãy cầu nguyện cho con,


thưa Cha, vì con là kẻ có tội. Con đã


dính vào một ả đàn bà phóng đãng."


"Con ư. Tommy?" cha đạo hỏi.


"Dạ, chính con thưa Cha."


"Con dính với ai thế, Tommy?"


"Tốt hơn là con không nên nói, thưa


Cha."


"Có phải Bridget không?"





"Không, thưa Cha."


"Có phải Colleen không?"


"Không, thưa Cha."


"Có phải Megan không?"


"Không, thưa Cha."


"Thôi được, Tommy. Hãy đọc bốn lần


kinh lạy Cha, bốn lần kinh lạy Đức Mẹ


Maria."


Khi Tommy ra ngoài, anh bạn Pat hỏi


cuộc xưng tội diễn ra như thế nào.


"Hay lắm," Tommy nói. "Tớ được bốn


lần kinh lạy Cha, bốn lần kính lạy Đức


Mẹ Maria, và ba gợi ý tuyệt vời!"






Trong câu chuyện dưới đây, vị linh


mục bị nhốt trong hiểu biết riêng của ông


về khuôn khổ cuộc trao đổi mà ông tiến


hành trong buổi xưng tội và không thấy


được khả năng có một khuôn khổ khác.



Một người đàn ông bước đến gần bục


xung tội và nói với cha đạo. "Thưa Cha,


tôi năm nay bảy mươi lăm tuổi, và đêm


qua tôi làm tình với hai cô gái hai mươi


tuổi - cùng một lúc."


Cha đạo hỏi, "ông đến xưng tội lần


cuối khi nào?"





Người đàn ông nói, "Tôi chưa đi xưng


tội lần nào, thưa Cha. Tôi là người Do


Thái."


Cha đạo hỏi, "Thế sao ông lại nói với


tôi?"


Người đàn ông nói, "Tôi nói chuyện


này với tất cả mọi người!"



Có rất nhiều truyện cười dựa trên


nghĩa kép, 


trong đó một câu được đặt


sang khung ngôn ngữ khác sẽ có nghĩa


khác hẳn. Trên thực tế, chính 


độ rung


giữa hai khuôn khổ tạo ra tiếng cười.






Trong một quán bar, một người chơi


piano 


có một con khỉ đi vòng



quanh 


nhận


tiền thưởng



Trong khi nghệ sĩ piano


đang chơi, con khỉ nhảy tót lên quầy


rượu, bước đến gần một ông khách 



ngồi lên ly rượu của ông ấy, để hòn dái


nhúng



vào rượu, ông khách điên tiết, đến


gần người chơi piano và nói, "Anh có


biết con khỉ của anh ngâm 


bi



vào cốc


martini của tôi không?"


Nguời chơi đàn nói, "Không, anh bạn


ạ, nhưng ngân thêm vài nhịp nữa đi, có lẽ


tôi sẽ chơi được."






Nhiều câu đố cố gài bẫy làm chúng ta


tưởng rằng mình đang ở trong một khung


ngôn ngữ, trong khi thực ra chúng ta đang



 trong một khung ngôn ngữ hoàn toàn


khác.



"Cái gì thừa trong danh sách này:


herpes (bệnh mụn rộp), gonorrhea (bệnh


lậu), hay một condominium (chung cư) ở


Cleveland?"


"Rõ ràng là condo."


"Sai, gonorrhea. Đó là cái duy nhất


cậu có thể bỏ được."






Triết học ngôn ngữ thông thường bị


phê phán như những trò chơi chữ thuần


túy, nhưng Wittgenstein tin chắc rằng sự


lẫn lộn khung ngôn ngữ có thể dẫn đến


hậu quả cực kỳ tai hại.



Billingsley đến thăm bạn, Hatfield,


đang bệnh nặng ở bệnh viện. Khi


Billingsley đứng bên giường, bệnh trạng


của Hatfield trở nên xấu đi, và anh ta rối


rít ra hiệu lấy cái gì cho anh viết lên.


Billingsley đưa cho anh ta một chiếc bút


và một mảnh giấy, và Hatfield cố thu


chút hơi tàn viết nguệch ngoạc đôi dòng





chữ. Vừa viết xong thì anh chết.


Billingsley bỏ mảnh giấy vào túi, quá


đau đớn nên không thể đọc ngay lúc đó.


Mấy ngày sau, khi đang nói chuyện


với gia đình bên thi hài người chết thì


Billingsley nhớ ra mảnh giấy đang ở


trong túi áo vest anh đang mặc. Anh nói


với tang gia, "Hat trao cho tôi mấy chữ


trước khi anh ấy chết. Tôi chưa đọc,


nhưng tôi biết anh ấy, đây chắc là những


lời động viên an ủi tất cả chúng ta."


Và anh đọc to, 'Anh đang giẫm lên


ống dẫn ôxy của tôi!' "






Điều trớ trêu là một trào lưu triết học


đấu tranh vì sự sử dụng chính xác ngôn


ngữ đã ra đời trong cộng đồng dân Anh,


trong khi có vô khối truyện cười châm


biếm thực tế rằng họ thường xuyên bị rối


trí vì ngôn ngữ.



Một giáo dân đến thăm vị linh mục


của một xứ đạo thuộc Giáo hội Anh, và


nói rằng, "Thưa cha, gần đây con biết


một bài thơ hài hước rất vui mà chắc cha


cũng thích, nhưng con xin báo trước, nó


hơi thô tục đấy ạ."


"Ồ, bình thuờng thôi," cha đạo nói.





"Thỉnh thoảng cha cũng chẳng quan tâm


nếu có đôi chút tục tĩu."


"Vâng, nó thế này:


Có chàng trai trẻ tên Mắm thối,


Cùng một thiếu phụ dùng bữa tối.


Họ ngồi ăn


Vào lúc chập tối,


Và lúc 9:45, nó vào trong nàng.


"Cái gì vào trong nàng?" linh mục hỏi.


"Bữa ăn tối ấy à?"


"Không, thưa cha, đó là Mắm thối.


Mắm thối vào trong nàng."


"Ôi, lạ nhỉ, phải. Chuẩn! Rất hay."





Vài tuần sau, ngài giám mục đến thăm


linh mục, và linh mục nói, "Thưa Đức


giám mục, một giáo dân của con kể cho


con nghe một bài thơ hài hước rất hay mà


con rất muốn kể lại với cha, nếu cha


không phiền nó hơi dâm một tí."


"Đọc đi," Giám mục nói.


"Nó như thế này," linh mục nói:


Có chàng trai trẻ tên Séc-măng-


tuya,


Cùng một thiếu phụ dùng bữa khuya.


Đầu tiên họ uống trà


Vào lúc gần khuya,





Và lúc 3:45, nó lên nàng.


"Lên nàng?" Giám mục nói. "Cái gì


lên nàng? Bữa ăn hả?"


"Không, không, thưa Giám mục. Thật


ra, đó là một người hoàn toàn xa lạ tên là


Mắm thối."



Và chính những người này dạy triết


học ngôn ngữ thông thường cho chúng ta


chăng?



Chúng ta đang quan sát cuộc thảo luận


căng thẳng giữa Wittgenstein và một nhà


triết học truyền thống hơn, có thể phân





biệt rõ nhờ chuỗi hạt trai cổ điển trên cổ


bà. Có thể nhận ra rằng nữ triết gia


truyền thống thấy "Anh yêu em" và "Anh


yêu iem" là hai lối diễn đạt tương


đương.


Wittgenstein thì thấy cần thiết phải


chỉnh lại ý kiến của bà ta bằng cách giải


thích rằng ý nghĩa 


của 


một từ được xác


định bởi quy tắc sử dụng nó. Bởi vì hai


lối diễn đạt "Anh yêu em" và "Anh yêu


iem" được sử dụng rất khác nhau trong


ngôn ngữ thông thường, nên chúng có


nghĩa rất khác nhau, và đồng thời cũng có


ngụ ý xã hội rất khác nhau.






TÌNH TRẠNG NGÔN NGỮ CỦA


TÊN RIÊNG



Trong khoảng năm mươi năm lại đây,


triết học ngày càng mang nặng tính kỹ


thuật, bớt quan tâm những vấn đề rộng


lớn như ý chí tự do hay sự tồn tại của


Chúa, mà nỗ lực tập trung hơn vào các


vấn đề về sự trong sáng của logic và


ngôn ngữ. Chúng tôi không nêu tên,


nhưng một số triết gia hiện đại dường


như đã đi chệch đích, chẳng hạn gần đây


có những người trở nên hứng thú với





việc tìm hiểu ý nghĩa của các tên riêng.


Bertrand Russeli quan niệm tên riêng


thực ra là bản mô tả vắn tắt đặc tính của


chủ thể. Chẳng hạn "Michael Jackson"


chỉ là rút gọn của "ca sĩ da màu có chiếc


mũi đã giải phẫu thẩm mỹ".


Với triết gia đương đại có cái tên đặc


biệt "Saul Kripke", thì tên của các cá thể


không chứa định nghĩa mô tả nào hết.


Chúng là những "định danh cứng" (hoặc


theo diễn đạt thông thường, là những cái


nhãn); và gắn với người hoặc vật được


chúng định danh chỉ bởi chuỗi xích


truyền dẫn lịch sử gồm những mắt xích





mà thông qua đó tên gọi được truyền đến


cho người hay vật mang.



Khi bước chân vào 


showbiz,


 Myron


Feldstein đổi tên thành Frank


Williamson. Để ăn mừng dịp nhận được


vai diễn chính ở Broadway, anh mở đại


tiệc trong căn hộ 


penthouse


 sang trọng


của mình. Anh đã mời 


mẹ đến dự tiệc,


nhưng bà không xuất hiện


.


Sáng hôm sau, anh phát hiện ra mẹ


ngồi ngoài sảnh. Anh hỏi bà làm gì ở


đây, và tại sao bà không đến dự bữa tiệc


tối qua.





"Mẹ không tìm thấy căn hộ của con,"


bà mẹ 


đáp.


"Ồ, thế sao mẹ không hỏi ông gác


cổng?"


"Tin mẹ đi, mẹ đã nghĩ đến chuyện đó.


Nhưng mẹ nói thật, mẹ quên mất tên con


rồi.



Frank, hay như mẹ anh gọi, Myron, đã


cắt đứt sợi xích truyền dẫn lịch sử của


"Myron".



oOo






CÂU



HỎI KIỂM TRA



Truyện cười sau đây nhắm vào lý


thuyết về tên riêng của ai, Russell hay


Kripke nhỉ?


Một chàng trai bị đắm tàu giạt đến


hoang đảo. Một ngày đẹp trời nọ, anh


trông thấy có người bơi về phía mình.


Đó không thể là ai khác ngoài Halle


Berry! Chỉ vài giờ sau, họ đã trở thành


đôi tình nhân say đắm. Tiếp theo là


những tuần làm tình cuồng nhiệt. Rồi một


hôm chàng trai hỏi Halle, "Em có vui


lòng ban cho anh một đặc ân không?"





"Bất cứ chuyện gì," người phụ nữ xinh


đẹp đáp. "Tuyệt lắm. Em có thể cắt tóc


thật ngắn và để anh gọi em là Ted được


không?"


"Ồ, chuyện này nghe lạ đấy nhỉ,"


Halle nói.


"Em làm ơn đi, làm ơn đi mà!"


"Thôi được," Halle đáp.


Tối hôm đó, khi hai người đang đi


dạo trên bờ biển, chàng trai quay sang


nàng và nói: "Ted này, cậu không thể tin


nổi là tớ đang quan hệ với ai đâu!"






oOo



TRIẾT HỌC VỀ TÍNH MỜ



Một khái niệm ngôn ngữ đương đại,


mang tính kỹ thuật được biết đến dưới


tên gọi đơn giản dễ gây ngộ nhận là


"mờ". "Mờ" là thuật ngữ do các nhà triết


học được gọi là "các nhà logic mờ" (lạy


Chúa!) dùng để mô tả tính chất "có một


giá trị đúng từ một đến mười" chứ không


đơn giản là tuyệt đối đúng hay sai. Chẳng


hạn "Ông này hói" có thể dùng để chỉ bất


cứ ai từ Michael Jordan đến Matt Lauer.


Theo quan điểm của Matt, thuật ngữ này


quá mơ hồ. (


Matt Lauer, nhà báo người Mỹ,


nổi tiếng với các chương trình trên truyền





hình.


)


Một số nhà triết học nhận thấy tính mờ


là một khiếm khuyết phổ biến trong các


ngôn ngữ tự nhiên - chẳng hạn tiếng Thụy


Điển hay tiếng Swahili - và đã chủ


trương xây dựng thứ ngôn ngữ nhân tạo,


giống như toán học, để loại trừ tính mờ.


Trong câu chuyện sau đây, người


trông coi bảo tàng đã cố trộn lẫn ngôn


ngữ tự nhiên mơ hồ và ngôn ngữ toán học


chính xác, với kết quả hoàn toàn có thể


dự đoán được.



Các du khách đang trầm trồ thán phục





trước bộ xương khủng long trong Bảo


tàng Lịch sử Tự nhiên. Có một người


trong số họ quay sang người trông coi


bảo tàng và hỏi, "Xin anh cho biết bộ


xương này có niên đại bao nhiêu?"


Người trông coi bảo tàng đáp, "Nó


được ba triệu bốn năm và sáu tháng tuổi


rồi."


"Thật là một con số chính xác đến


kinh ngạc," du khách thốt lên. "Làm sao


mà anh biết niên đại của nó chính xác


đến thế?"


Người trông bảo tàng trả lời, "À, bộ





xương khủng long này được ba triệu năm


khi tôi bắt đầu đến làm việc ở đây, và từ


bấy đến nay đã bốn năm sáu tháng rồi."



William James mô tả một chuỗi


phươmg pháp tư duy, từ "tư duy mềm"


đến "tư duy cứng". Các triết gia tư duy


mềm khẳng định các ngôn ngữ tự nhiên


mơ hồ có ưu thế so với toán học: chúng


cho ta nhiều khoảng trống hơn để vẫy


vùng.



Một bà già tám mươi tuổi đột ngột lao


vào một phòng đàn ông trong nhà dưỡng





lão. Bà vung bàn tay nắm chặt lên và


tuyên bố, "Ai đoán được tôi đang cầm


cái gì sẽ được làm tình với tôi đêm nay!"


Một ông già ở cuối phòng kêu lên,


"Một con voi?"


Bà già nghĩ ngợi một lát rồi đáp, "Gần


đúng!"



Các triết gia tư duy cứng có thể dành


cho bà lão một khoảng không để ngọ


nguậy, nhưng họ sẽ chỉ ra những trường


họp trong đó tính chính xác quan trọng và


tính mờ của ngôn ngữ tự nhiên có thể là


tai họa. Có lẽ một ngôn ngữ nhân tạo sẽ





ngăn được tai họa sau đây:


Nhân viên trực tổng đài 911 nhận


được cú điện hoảng loạn từ một người đi


săn. "Tôi vừa thấy một thân người đẫm


máu ở trong rừng! Đó là một người đàn


ông, và tôi nghĩ ông ta đã chết! Tôi phải


làm gì bây giờ?"


Nhân viên trực tổng đài bình tĩnh nóí,


"Sẽ ổn thôi, ông ạ, chỉ cần làm theo chỉ


dẫn của tôi. Trước hết hãy đặt máy xuống


và chắc chắn là ông ta đã chết rồi."


Điện thoại im lặng một lúc, rồi có


tiếng súng nổ. Giọng người đàn ông lại





vang lên, "Xong rồi, Bây giờ tôi phải


làm gì?"



O


O


O



CÁC 


QUY TẮC MƠ HỒ



Câu chuyện có thật:


Guy Goma đang ngồi trong phòng tiếp


tân đài BBC, chờ được phỏng vấn vào vị


trí trợ lý dữ liệu thì một nhà sản xuất


chương trình truyền hình bước vào phòng


và hỏi, "Anh là 


Guy Kewney ư?"


Anh chàng Goma đến từ Congo và





mới học tiếng Anh, đáp, "Vâng".


Nhà sản xuất lôi anh vào phòng ghi


hình, nơi người chủ trì chương trình thời


sự trực tiếp đang đợi để phỏng vấn


chuyên gia thương mại về cuộc tranh


chấp thương hiệu giữa Apple Computer


và công ty thu âm Apple Corps. "Ông có


ngạc nhiên về phán quyết hôm nay của


tòa không?" người phỏng vấn hỏi.


Sau mấy giây hốt hoảng, Goma quyết


định liều. "Tôi rất ngạc nhiên về phán


quyết đó, bởi vì tôi không hề chờ đợi


nó," anh trả lời.





"Một ngạc nhiên lớn, phải không thưa


ông?" người phỏng vấn nói.


"Đúng thế," Goma đáp.


Người phỏng vấn hỏi liệu có phải


phán quyết đó cho phép nhiều người tải


nhạc xuống hơn không, và Goma công


nhận rằng càng ngày càng nhiều người tải


nhạc xuống trong tương lai.


Người phỏng vấn đồng tình. "Thực sự


cảm ơn ông rất nhiều!" ông ta thốt lên.



oOo






DIMITRI: Câu chuyện này làm sáng


tỏ tất cả những điều chúng ta đang bàn


luận.


TASSO: Bằng cách nào kia?


DIMITRY: Thứ mà cậu gọi là "triết


học," tôi gọi là "truyện cười."




VIII



TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ VÀ XÃ


HỘI



Triết học chính trị và xã hội nghiên





cứu các vấn đề về công bằng xã hội. Tại


sao chúng ta cần có chính phủ? Phúc lợi


nên được phân phối như thế nào? Làm


thế nào thiết lập được một hệ thống xã


hội công bằng? Những vấn đề này thường


được giải quyết theo cách kẻ mạnh phang


gậy vào đầu kẻ yếu, nhưng sau nhiều thế


kỷ tồn tại triết học chính trị


 và 


xã hội, xã


hội đã nhận ra rằng tên lửa hiệu quả hơn


nhiều.



DIMITRI: Tasso này, chúng ta có thể


luận bàn triết học cho đến khi xanh mặt


xanh mày, nhưng nếu đến mức phải động





chân động tay thì tất cả những gì tôi thực


sự muốn từ cuộc sống chỉ là ngôi nhà nhỏ


của riêng mình, một con cừu, và ba bữa


ăn tươm tất mỗi ngày.


Tasso huých 


Dimitri.


DIMITRI: Cậu làm cái quái gì thế?


TASSO: Ai cấm được tôi huých cậu -


hoặc huých ai đó khác - nếu tôi thích thế


hả?


DIMITRI: Vệ binh của Nhà nước chứ


còn ai!


TASSO: Làm sao họ biết phải làm gì


và tại sao?





DIMITRI: Nhờ Zeus. Nhưng chúng ta


lại luận bàn triết học đấy à?



TRẠNG THÁI TỰ


 NHIÊN



Các triết gia chính trị thế kỷ mười bảy


và mười tám như Thomas Hobbes, John


Locke, và Jean-Jacques Rousseau cho


rằng sự bất an của con người sống trong


trạng thái tự nhiên lộn xộn là động lực


dẫn đến hình thành chính phủ. Các nhà


triết học này không chỉ nói về sự nguy


hiểm của những mãnh thú hoang dã trong


thiên nhiên; họ còn nói về tình trạng vô





luật lệ: những nguy cơ của giao thông hai


chiều, những người láng giềng ồn ào, nạn


cướp vợ, và những sự việc đại loại.


Những phiền toái như vậy khiến con


người phải tự tổ chức lại thành các nhà


nước có chủ quyền. Hạn chế tự do cá


nhân được chấp nhận như là sự trao đổi


công bằng lấy những lợi ích mà nhà nước


mang lại.



Một con thỏ rừng bị bắt đưa đến


phòng thí nghiệm của Viện Sức khỏe


Quốc gia. Tại đây, nó kết bạn với một


con thỏ sinh ra và được nuôi lớn lên





trong phòng thí nghiệm.


Một buổi tối, thỏ rừng phát hiện ra


chuồng của nó cài then không kỹ và quyết


định tẩu thoát tìm tự do. Nó rủ con thỏ


phòng thí nghiệm cùng đi trốn. Con thỏ


phòng thí nghiệm rất do dự vì nó chưa


bao giờ ra khỏi phòng thí nghiệm, nhưng


cuối cùng cũng bị thỏ rừng thuyết phục.


Khi đã tự do, con thỏ rừng nói, "Tớ sẽ


dẫn cậu đến cánh đồng tốt thứ ba," và


dẫn bạn đến một cánh đồng trồng đầy rau


diếp.


Sau khi ăn no nê, con thỏ rừng nói,





"Tớ sẽ dẫn cậu đến cánh đồng tốt thứ


hai," và nó dẫn con thỏ phòng thí nghiệm


đến cánh đồng trồng toàn cà rốt.


Sau khi ăn no cà rốt, con thỏ rừng nói,


"Tớ sẽ dẫn cậu đến cánh đồng tốt nhất,"


và nó dẫn con thỏ phòng thí nghiệm đến


một nơi có nhiều hang thỏ đầy những thỏ


cái. Cả hai như lạc vào thiên đường, làm


tình liên miên suốt đêm.


Trời vừa rạng đông, con thỏ phòng thí


nghiệm tuyên bố rằng nó phải quay trở về


phòng thí nghiệm.


"Tại sao?" con thỏ rừng ngạc nhiên.





"Tớ đã dẫn cậu đến cánh đồng tốt thứ ba


với rau diếp, cánh đóng tốt thứ hai với



 rốt, và cánh đồng tốt nhất với các cô


nàng. Tại sao cậu còn muốn quay lại


phòng thí nghiệm?"


Con thỏ phòng thí nghiệm trả lời, "Tớ


không chịu được. Tớ đang thèm thuốc lá


muốn chết!"



Đó là những lợi ích của một xã hội có


tổ chức.


Mô tả cuộc sống của con người sẽ thế


nào nếu không có chính phủ, Hobbes


từng có nhận xét nổi tiếng về trạng thái tự





nhiên của con người là "cô độc, nghèo


[sic], dơ bẩn, dã man, và ngắn". Như


chúng ta biết, Hobbes không có mấy


khiếu hài hước, nhưng các danh sách dài


luôn gắn theo một thứ đặc sắc rất nghịch


lý ở cuối lại làm bật ra tiếng cười, chẳng


hạn một quý bà phàn nàn rằng thực phẩm



 nơi nghỉ dưỡng của bà ta "lạnh, sống


sít, ghê tởm và khẩu phần quá ít!"


Nhưng Hobbes đã không lường đến


một khía cạnh trong bản chất con người,


đó là sự lãng mạn của đời sống trong


trạng thái tự nhiên, đặc biệt là hiện nay,


khi rất nhiều người trong chúng ta đang





cố tìm cách nối kết với con người hoang


dã bên trong mình.



Trudy và Josephine đăng ký một


chuyến đi săn ở miền hoang dã nước Úc.


Đêm khuya, một thổ dân đóng khố đột


nhập vào lều của họ và lôi Trudy ra khỏi


võng, kéo cô vào rừng sâu và "làm cái


cách của anh ta với cô". Mãi đến sáng


hôm sau người ta mới tìm thấy cô, nằm


mê man dưới gốc một cây cọ. Cô được


đưa khẩn cấp vào bệnh viện ở Sydney để


chữa chạy. Hôm sau, Josephine đến thăm


Trudy và thấy bạn mình đang rất ủ rũ.





Josephine: Chắc cậu cảm thấy khủng


khiếp lắm.


Trudy: Tất nhiên, quá khủng khiếp ấy


chứ! Hai mươi tư giờ đã trôi qua rồi,


vậy mà không thiệp cũng không hoa. Anh


ấy thậm chí còn không gọi điện nữa!



LẼ



PHẢI THUỘC 


VỀ 


KẺ MẠNH



Niccolò Machiavelli thế kỷ mười sáu,


tác giả của 


Quân vương,


 được coi như


cha đẻ của thuật cai trị hiện đại bởi vì


ông khuyên các nhà cai trị thời Phục


hưng đừng đếm xỉa đến những tiêu chuẩn





đã được thừa nhận về phẩm hạnh và "sử


dụng cái ác khi cần". Ông quan niệm


không quyền lực nào cao hơn nhà nước,


nên lời khuyên của ông đối với các nhà


cai trị là... theo xu hướng Machiavelli.


Ông thừa nhận thẳng thừng rằng tiêu


chuẩn của ông về phẩm hạnh là bất cứ


điều gì cho phép nhà cai trị sống còn về


phương diện chính trị. Mặc dù đối với


nhà cai trị, được sợ thì tốt hơn là được


yêu, nhưng ông ta phải tránh bị ghét, vì


điều đó có thể đe dọa quyền lực của ông


ta. Tốt nhất là theo đuổi quyền lực một


cách nhẫn tâm, trong khi tỏ ra liêm chính.





Ví dụ sau đây là để suy ngẫm:



Một phụ nữ kiện một người đàn ông


đã phỉ báng, bôi nhọ thanh danh của bà


ta, tố cáo ông kia đã gọi bà ta là con lợn.


Người đàn ông bị kết tội và phải chịu


bồi thường. Sau phiên tòa, ông ta hỏi


quan tòa, "Như thế có nghĩa là từ nay tôi


không thể gọi bà Harding là con lợn nữa


à?"


Quan tòa nói, "Đúng."


"Và điều đó có nghĩa là tôi không


được gọi con lợn là bà Harding?"





Quan tòa nói, "Không, ông được tự do


gọi một con lợn là bà Harding. Như thế


không có tội."


Người đàn ông nhìn vào mắt bà


Harding và nói, "Xin chào bà Harding."



Các truyện cười luôn luôn thừa nhận


rằng tất cả chúng ta đều bị những thủ


đoạn theo xu hướng Machiavelli cám dỗ,


đặc biệt khi chúng ta tin chắc mình sẽ


không bị lật tẩy.



Một người thắng 100.000$ ở Las


Vegas, và không muốn cho ai biết, anh ta





mang tiền về nhà, chôn ở sân sau. Sáng


hôm sau, anh ta ra tìm thì thấy hố trống


không. Anh ta thấy vết chân người huớng


sang nhà kế bên, là nhà của một người


câm-điếc, nên anh ta nhờ một giáo sư ở


dưới phố, là người biết ngôn ngữ ra hiệu,


giúp anh ta nói chuyện với người hàng


xóm. Anh ta lấy khẩu súng và cùng với


giáo sư gõ cửa nhà bên. Khi người hàng


xóm mở cửa, anh ta chĩa súng vào mặt


hắn và nói với giáo sư, 


"


Ông bảo hắn


rằng nếu hắn không trả lại tôi 100.000$,


tôi sẽ giết hắn ngay bây giờ!"


Ông giáo sư dùng ngôn ngữ cử chỉ để

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: