Không Tên Phần 1

Tên eBook:


Plato Và Con


Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán


Bar





Nguồn:


tve-4u.org







Ebook:


Đào Tiểu Vũ eBook


-



http://www.dtv-ebook.com




Giới thiệu:




Sáng tạo thêm bên cạnh TRIẾT HỌC một


khái niệm mới: TIẾU HỌC,


Thomas


Cathcart



Daniel Klein


đã mở rộng


cánh cửa để ánh sáng của rừng cười tràn


vào ngôi đền triết học.


PLATO VÀ CON


THÚ MỎ VỊT BƯỚC VÀO QUÁN


BAR


... dẫn dắt người đọc vào cuộc du


hành vui vẻ và hài hước, qua truyện cười


để hiểu lịch sử triết học cổ kim, đưa ra


những câu trả lời đơn giản đến bất ngờ


cho những ai muốn đi sâu vào bản chất





Các Câu Hỏi Lớn mà không bị chìm


nghỉm trong lý luận hàn lâm.




Từ đây, các nhà tư tưởng lớn từ cổ chí


kim như


Aristotle, Plato, Descartes


Kant, Hegel, Wittgenstein, Sartre...


với


ta không còn quá xa cách; siêu hình học,


siêu triết học, nhận thức luận, triết học


tôn giáo hay đạo đức học... với ta không


còn nằm ngoài tầm hiểu.




Nhận định




"Không dễ tìm được món quà hoàn hảo


cho những người mà chúng ta yêu mến...


Thật tình cờ vì tôi có trên tay Plato và


con rái mỏ vịt bước vào quán bar... Sẽ


xảy điều gì, nếu pha trộn truyện cười,


những châm biếm sâu sắc và hài hước





vào các bài học lớn của đời sống? Bạn


được đọc một cuốn sách thật hay và bạn


muốn chia sẻ nó với càng nhiều người


càng tốt. Khi nó không thuần túy là truyện


cười!"


- Orlando Stinel




"Thế giới này dù tuyệt diệu đến


đâu,chúng ta cũng chỉ ghé qua trong


chuyến thăm ngắn ngủi.Nhưng ngắn ngủi


so với gì? Với vĩnh hằng ư?"


- Thomas


Cathcart và Daniel Klein (Về Vô Tận


và Vĩnh Hằng)




"Plato và con rái mỏ vịt bước vào một


quán bar... Lĩnh hội triết học thông qua


truyện cười, của Thomas Cathcart và


Daniel Klein là cuốn sách thật sinh


động."


- Chicago Sun-Times







Mời các bạn đón đọc


Plato và Con thú


mỏ vịt bước vào quán bar


của


tác giả


Thomas Cathcart


&


Daniel Klein


.




Xem thêm các tác phẩm khác


của Thomas


Cathcart:


http://www.dtv-


ebook.com/search/label/Thomas


Cathcart


Xem thêm các tác phẩm khác


của Daniel


Klein:


http://www.dtv-


ebook.com/search/label/Daniel





Klein




TRIẾT TẾU



PLATO VÀ CON THÚ MỎ VỊT


BƯỚC VÀO QUÁN BAR



Để tưởng nhớ GROUCHO MARX, ông


tổ về Triết lý của chúng tôi - người đã


tổng kết hệ tư tưởng cơ bản của chúng tôi


khi nói:


"Đây là những nguyên tắc của


tôi, nếu các vị không thích chúng, tôi


có những nguyên tắc khác."






Dẫn nhập




DIMITRI: Nếu thần Atlas đỡ Địa cầu,


vậy thì ai đỡ thần Atlas?


TASSO: Thần Atlas đứng trên lưng


con rùa.


DIMITRI: Nhưng con rùa ấy đứng


trên cái gì?


TASSO: Một con rùa khác.


DIMITRI: Thế con rùa


khác ấy


đứng


trên cái gì?


TASSO: Dimitri thân mến à,


trở





xuống toàn là rùa suốt lượt!



oOo



Mẩu đối thoại kiểu Hy Lạp cổ đại này


minh họa hoàn hảo cho khái niệm triết


học về sự hồi quy vô tận, một khái niệm


nảy sinh khi chúng ta đặt câu hỏi liệu có


hay không một Nguyên nhân Đầu tiên -


của cuộc sống, của vũ trụ, của thời gian


và không gian, và quan trọng nhất là của


một Đấng Sáng tạo. Phải có một cái gì


đó đã sáng tạo ra Đấng Sáng tạo, vậy thì


cái bệ đỡ nguyên nhân - hay con rùa -





không thể dừng lại



Đấng Sáng tạo ấy.


Hay - Đấng Sáng tạo đằng sau ông ấy.


Thậm chí không dừng lại



cái


ông sau


ông ấy nữa. Từ đó trở xuống - hay trở lên


-


đều là các Đấng Sáng tạo suốt lượt, nếu


đó có vẻ là hướng đúng để truy tìm các


Đấng Sáng tạo.



Nếu thấy rằng sự hồi quy vô tận sớm


chẳng đưa bạn đến đâu, bạn có thể lưu ý


đến học thuyết về


creatio ex nihilo


-


sáng tạo từ hư vô - hay, như John Lennon


diễn tả trong một bối cảnh hơi khác một


chút, "Trước Elvis, không có gì cả."






Nhưng chúng ta hãy lần nữa lắng nghe


ông lão Tasso. Lời đáp của ông - "Trở


xuống toàn là rùa suốt lượt!" không chỉ


làm sáng tỏ câu chuyện - mà rõ ràng còn


có tính tiếu lâm nữa. Ba-da-bing!


Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên


cả. Kết cấu và yếu tố gây cười của truyện


tiếu lâm cũng như kết cấu và kết luận đúc


rút từ các khái niệm triết học được tạo


nên từ cùng thứ chất liệu. Chúng chọc


ghẹo tâm trí theo cùng một cách. Đó là


bởi triết học và tiếu lâm xuất phát từ


cùng một thôi thúc: xáo trộn cảm thức





của chúng ta về cách mà sự vật hiện hữu,


lật ngược thế giới của chúng ta lên, và


lôi ra những sự thật bị che giấu, thường


là không hay ho gì, về cuộc đời. Cái mà


các triết gia gọi là thấu thị thì các tếu gia


gọi là châm biếm.


Chẳng hạn, hãy xem truyện cười nổi


tiếng sau đây. Thoạt nghe, nó chỉ có vẻ


ngớ ngẩn rất buồn cười, nhưng xét kỹ


hơn, nó nói tới điều hết sức cốt lõi của


triết học kinh nghiệm chủ nghĩa Anh -


vấn đề chúng ta có thể tin cậy loại thông


tin nào về thế giới này.






Anh chàng Morty về nhà, thấy vợ


đang trần như nhộng trên giường với gã


bạn chí cốt của mình là Lou. Trong khi


Morty còn chưa kịp há miệng ra thì Lou


đã nhảy phắt khỏi giường và kêu lên,


"Này bạn vàng, trước khi mày nói bất cứ


điều gì, hãy thử xem mày tin vào cái gì,


tin tao hay tin vào mắt mày?"



Bằng cách thách thức tính ưu việt của


kinh nghiệm cảm giác, Lou đã đặt ra câu


hỏi loại thông tin nào là chắc chắn và tại


sao. Có hay không, một cách thức thu


thập dữ kiện về thế giới - chẳng hạn như





nhìn


[bằng mắt] - đáng tin cậy hơn những


cách khác - chẳng hạn như bất chấp tất cả


để tin cậy và chấp nhận mô tả [bằng lời]


của Lou về thực tại?


Còn đây là ví dụ khác nữa về truyện


triết tếu, liên quan đến phép loại suy,


phát biểu rằng nếu có hai kết quả tương


tự thì chúng phải có chung một nguyên


nhân.



Một ông lão chín mươi tuổi đến gặp


bác sĩ và nói, "Thưa bác sĩ, cô vợ mười


tám tuổi của tôi sắp sinh con."


Ông bác sĩ bèn đáp, "Để tôi kể cụ





nghe câu chuyện này nhé. Một gã đi săn,


đáng lẽ mang súng thì hắn lại vác nhầm


theo cái ô. Khi bất thình lình bị gấu vồ,


hắn giương ngay ô lên, bắn chết tươi con


gấu."


Ông lão nói, "Làm gì có chuyện. Nhất


định phải có ai khác đã bắn con gấu đó


rồi."


Ông bác sĩ nói, "Thì ý tôi đúng là thế


đấy!"



Thật khó có thể kiểm được minh họa


nào hay hơn về phép Loại Suy, một mánh


khóe triết học vẫn đang được áp dụng





(và áp dụng sai) để bảo vệ thuyết Thiết


kế Thông minh (tức là, nếu có một nhãn


cầu, thì nhất định phải có một Đấng-


Thiết-kế-Nhãn-cầu-trên-Trời).


Chúng tôi có thể cứ tiếp tục mãi - và


thực tế là chúng tôi sẽ tiếp tục, từ thuyết


Bất khả tri đến Thiền, từ Thông diễn học


đến Vĩnh hằng luận. Chúng tôi sẽ cho


thấy các khái niệm triết học có thể được


soi sáng bằng những truyện tiếu lâm như


thế nào, và có biết bao nhiêu truyện tiếu


lâm chất chứa nội dung triết học hấp dẫn


ra sao. Khoan đã, hai khái niệm ấy có


phải là một không nhỉ? Chúng tôi có thể





trở lại đề tài này với các bạn được chứ?


Các sinh viên lơ ngơ bước vào lóp


Triết thường hy vọng sẽ đạt đến một nhãn


quan nào đó, về ý nghĩa của vạn sự


chẳng hạn, nhưng rồi có một gã đầu bù


tóc rối mặc bộ tuýt xộc xệch thong thả


bước lên bục giảng và bắt đầu giảng về ý


nghĩa của "ý nghĩa".


Phải tuần tự trước sau rõ ràng đã, gã


nói. Trước khi trả lời bất cứ câu hỏi nào,


lớn hay nhỏ, chúng ta cần phải hiểu được


bản thân câu hỏi có nghĩa gì. Miễn cưỡng


lắng nghe, chẳng mấy chốc chúng tôi phát


hiện ra rằng những gì gã kia nói thú vị ra





trò.


Triết học và các triết gia là như vậy


đấy. Câu hỏi nọ đẻ ra câu hỏi kia, rồi các


câu hỏi lại đẻ ra cả loạt những câu hỏi


khác.


Trở xuống toàn là câu hỏi suốt


lượt.


Chúng ta có thể bắt đầu vói những câu


hỏi cơ bản như, "Ý nghĩa của vạn sự là


gì?", "Chúa có tồn tại không?" rồi "Tôi


có thể là chính mình như thế nào?" và


"Có phải tôi đang ngồi nhầm lớp?"


nhưng rồi chúng ta sẽ chóng phát hiện ra


rằng chúng ta cần hỏi những câu hỏi khác


để trả lời cho những câu hỏi ban đầu của





mình. Quá trình này đã khai sinh ra một


loạt các phân môn triết học, mỗi môn


đào sâu vào Những Câu Hỏi Lớn riêng


bằng cách hỏi và cố gắng trả lời các cầu


hỏi nằm bên dưới chúng. Thế đấy, có ai


hỏi gì không?


Kết quả là, "Ý nghĩa của vạn sự là


gì?" được giải quyết bởi một môn có tên


là Siêu hình học, "Chúa có tồn tại


không?" bởi môn Triết học Tôn giáo,


"Tôi có thể là chính mình như thế nào?"


thuộc về trường phái Hiện sinh, "Có phải


tôi đang ngồi nhầm lóp?" thuộc địa hạt


mới của triết học gọi là Siêu Triết học,





bộ môn đặt ra câu hỏi "Triết học là gì?".


Và cứ như thế, mỗi lĩnh vực của triết học


đảm nhiệm những loại câu hỏi và quan


niệm khác nhau.


Chúng tôi sắp xếp cuốn sách này


không theo trật tự thời gian mà theo trình


tự những câu hỏi trong tâm trí mình khi


lơ ngơ bước vào giờ triết học đầu tiên -


và những phân môn triết học giải quyết


chúng. Thật vừa khéo là toàn bộ chùm


truyện tiếu lâm tình cờ lại nằm gọn trong


vùng lãnh địa khái niệm của các phân


môn kia. (Có hoàn toàn tình cờ không


nhỉ? Hay rốt cuộc có một Đấng Thiết kế





Thông minh?) Và có một lý do lớn giải


thích tại sao tất cả lại vừa khéo đến thế:


Khi ngập ngừng


rời


lớp học, hai chúng


tôi cảm thấy thật hoang mang bối rối bởi


tin chắc rằng mình không bao giờ lĩnh


hội được cái món nặng đầu này. Đúng


lúc đó, một sinh viên khóa trên ung dung


lại gần và kể cho chúng tôi nghe chuyện


anh chàng Morty về nhà bắt quả tang gã


Lou chí cốt đang trên giường với vợ


mình.


"Đấy


mới là triết học!" anh ta nói.


Còn chúng tôi gọi nó là


triết tếu.






THOMAS CATHCART DANIEL


KLEIN


Tháng Tám, 2006.



I



SIÊU HÌNH HỌC



Siêu hình học giải quyết Những Câu


Hỏi Lớn: Bản thể là gì? Bản chất của


thực tại là gì? Chúng ta có ý chí tự do


không? Bao nhiêu thiên thần có thể


nhảy múa trên đầu một cây kim? Cần


bao nhiêu vị để thay một bóng đèn?






DIMITRI: Gần đây có một điều cứ


làm tôi bất ổn, Tasso ạ.


TASSO: Điều gì vậy?


DIMITRI: Ý nghĩa của mọi sự là gì?


TASSO: Mọi sự gì?


DIMITRI: Cậu biết đấy: cuộc sống,


cái chết, tình yêu - toàn bộ cái mớ hổ lốn


đó.


TASSO: Sao cậu nghĩ rằng những thứ


đó đều có ý nghĩa?


DIMITRI: Bởi vì nó phải có chứ. Nếu


không cuộc


sống


sẽ chỉ


là...





TASSO: Là gì?


DIMITRI: Tôi cần một cốc ouzo.


(


Rượu khai vị đặc trưng của Hy Lạp.)



MỤC ĐÍCH LUẬN



Vũ trụ có mục đích không?


Theo Aristotle,


mọi vật


đều có một


telos,


tức là một mục đích nội tại mà nó


nhằm đạt tới. Một quả sồi có


telos:


một


cây sồi. Đó là cái mà quả sồi "nhằm đạt


tới". Chim có mục đích của chim, ong có


mục đích của ong. Người ta nói rằng ở


Boston ngay đến những quả đậu cũng có





mục đích. Mục đích là một phần trong


chính cấu trúc của thực tại.


Nếu các lập luận trên có vẻ hơi trừu


tượng, thì trong câu chuyện sau đây, bà


Goldstein đã khiến


telos


trở nên cụ thể.



Bà Goldstein đang xuôi phố cùng hai


đứa cháu nội. Một người bạn dừng lại


hỏi bà lũ nhỏ mấy tuổi.


Bà đáp, "Thằng bác sĩ này lên năm,


còn thằng luật sư kia lên bảy."



Đời người có


telos


không?





Aristotle cho rằng có. Ông cho rằng


telos


của đời người là hạnh phúc, một


quan điểm mà các nhà triết học khác đã


tranh cãi suốt cả lịch sử loài người.


Bảy


thế kỷ sau, Thánh Augustine tuyên bố


telos



của


đời người là yêu Chúa. Còn


với một nhà hiện sinh thế kỷ hai mươi


như Martin Heidegger, thì


telos


của con


người chính là sống không chối bỏ bản


chất người đích thực, đặc biệt là không


chối bỏ cái chết.


Hạnh phúc ư? Vớ vấn!


Các truyện cười về ý nghĩa cuộc sống


đua nhau sinh sôi cùng với các ý nghĩa


của cuộc sống, thứ vốn dĩ cũng sinh sôi





nảy nở nhanh như các nhà triết học.



Một kẻ tầm sư học đạo nghe nói


vị


guru


thông thái nhất toàn cõi Ấn Độ sống


trên đỉnh ngọn núi cao nhất của Ấn Độ.


Vì vậy anh ta vất vả lặn lội khắp núi non


và thành Delhi cho đến khi tới được


ngọn núi trứ danh nọ. Ngọn núi dốc đứng


quá sức tưởng tượng, anh ta trầy trật leo


lên ngã xuống không ít lần. Lên được tới


đỉnh núi, anh ta trầy xước thảm tím khắp


cả mình mẩy, nhưng rốt cuộc đã gặp


được


vị


guru


đang ngồi kiết già trước


cửa hang.





"Ôi, thưa tôn sư thông thái," kẻ tầm sư


học đạo lên tiếng. "Con đến để hỏi thầy


bí mật của cuộc sống là gì ạ."


"À, bí mật của cuộc sống," vị


guru


nói. "Bí mật của cuộc sống là một tách


trà."


"Một tách trà? Con cực nhọc đi bao


đường đất tới đây để tìm ý nghĩa cuộc


sống, thế mà thầy lại bảo con rằng nó là


một tách trà thôi ư!"


Vị


guru


nhún vai. "Vậy có thể nó


không phải là một tách trà."






Như vậy, vị


guru


thừa nhận rằng xác


định được


telos



của cuộc sống là điều


nan giải. Hơn nữa, không phải với ai nó


cũng là một tách trà.


Có sự khác biệt giữa


telos



của cuộc


sống - thứ mà con người được


ấn định


phải là - và những mục tiêu riêng của cá


nhân trong cuộc sống - thứ mà anh ta


muốn


là. Liệu Sam, chàng nha sĩ trong


câu chuyện dưới đây, thực ra đang tìm


kiếm


telos



phổ quát của cuộc sống hay


đơn giản chỉ giải quyết vấn đề của cá


nhân mình? Nhưng bà mẹ anh ta thì rõ


ràng là có hình dung riêng về


te


los



của





cuộc đời con trai bà.



Một nha sĩ người Philadelphia là Sam


Lipschitz sang tận Ấn Độ để tìm ý nghĩa


của cuộc sống. Hàng tháng trời đã trôi


qua mà mẹ anh ta không nhận được tin


tức gì của con mình. Cuối cùng, bà bèn


đáp máy bay sang Ấn Độ và hỏi thăm


xem người thông thái nhất xứ đó sống ở


đâu. Bà được chỉ đường đến một tịnh


thất, nơi người canh cửa nói với bà rằng


bà có thể phải đợi một tuần lễ đề được


tiếp kiến


guru


,


và khi gặp, bà chỉ được


phép nói ba từ với ông ấy. Bà mẹ đã đợi,





cẩn thận chuẩn bị những lời định nói. Khi


rốt cuộc cũng được dẫn vào gặp nhà


thông thái, bà nói với ông ta, "Sam, về


nhà!"


oOo


Hãy tra từ "Siêu hình học"


(Metaphysics) trong từ điển, bạn sẽ thấy


rằng nó xuất phát từ tên một khảo luận


của Aristotle, và rằng nó giải quyết


những vấn đề trừu tượng vượt ra ngoài


(


meta


) quan sát khoa học. Nhưng đây


hóa ra lại là một trường hợp mà trong


tiếng Latin gọi là


post hoc hokum


(từ cái


sai này dẫn đến cái sai khác). Trên thực





tế, Aristotle chưa bao giờ gọi khảo luận


của ông là "Siêu hình học",


hơn


nữa cái


tên này không dính dáng gì đến việc các


vấn đề được đề cập đến trong khảo luận


nằm ngoài phạm vi của khoa học. Thật


ra, nó được người sắp xếp tuyển tập của


Aristotle đặt cho cái tên này vào thế kỷ


thứ nhất Công nguyên. Ông ta chọn tên


này vì chương đó "vượt ra ngoài" (có


nghĩa là "có sau") khảo luận của


Aristotle về "Vật lý" (Physics).



BẢN


CHẤT LUẬN






Cấu trúc của thực tại là gì? Những


thuộc tính đặc thù nào khiến sự vật là


chính nó? Hay như các nhà triết học quen


nói: Những thuộc tính nào không làm cho


sự vật không phải là nó?


Aristotle rút ra sự khác biệt giữa đặc


tính


bản chất,



đặc


tính


ngẫu nhiên.


Theo cách ông trình bày, đặc tính bản


chất là những tính chất mà nếu không có


chúng thì sự vật không còn là nó nữa,


còn đặc tính ngẫu nhiên là những tính


chất xác định sự vật


như thế nào,


chứ


không phải nó


là gì.


Chẳng hạn, Aristotle


cho rằng lý trí là bản chất để làm nên





một con người, và vì Socrates là một con


người nên lý trí của ông là phẩm chất


thiết yếu để ông là Socrates. Không có


đặc tính lý trí, thì Socrates đơn giản


không phải là Socrates nữa. Thậm chí


ông còn không thể là một con người, vậy


thì sao có thể là một Socrates được? Mặt


khác, Aristotle nghĩ rằng đặc tính mũi


hếch của Socrates chỉ là ngẫu nhiên, cái


mũi hếch chỉ là một phần của việc


Socrates nom như


thế nào,


nhưng nó


không có tính bản chất đối vói việc ông


ta là ai, hay là cái gì. Nói cách khác, lấy


đi lý trí khỏi Socrates thì ông không còn





là Socrates nữa, nhưng nếu giải phẫu


thẩm mỹ cho ông thì ông


sẽ là Socrates


vói chiếc mũi mới. Nó nhắc chúng ta


nhớ


đến một câu chuyện cười.



Khi Thompson tròn bảy mươi, ông ta


quyết định thay đổi hoàn toàn lối sống để


thọ được lâu hơn. Ông duy trì một chế độ


ăn kiêng nghiêm ngặt, ông tập chạy bộ,


bơi lội và tắm nắng. Mới được ba tháng,


ông đã sút đi khoảng mười ba cân rưỡi,


giảm vòng bụng đi 15 cm, và ngực nở


thêm 13 cm. Người thon gọn và rám


nắng, ông quyết định hoàn thành quá trình





tân trang ấy bằng một kiểu đầu mới theo


phong cách xì-po. Sau đó, vừa bước ra


khỏi tiệm cắt tóc, ông bị xe buýt tông.


Giữa cơn hấp hối, ông kêu lên, "Ôi


Chúa, Người nỡ lòng nào làm chuyện


này với con?"


Và một giọng nói từ trên cao vọng


xuống, "Nói thật với con, Thompson ạ,


quả tình ta không nhận ra con."



Ông lão Thompson khốn khổ dường


như đã thay đổi một số đặc tính ngẫu


nhiên cụ thể của bản thân, mặc dầu chúng


ta biết rằng về bản chất ông ta vẫn là





Thompson. Chính Thompson cũng không


nghi ngờ gì về điều này. Thực ra, đối với


câu chuyện cười, cả hai điều kiện đó đều


quan trọng. Trớ trêu thay, nhân vật duy


nhất trong truyện


không


nhận ra


Thompson lại chính là Chúa, đấng mà ta


nghĩ thực ra phải Toàn tri. Sự khác nhau


giữa các đặc tính bản chất và ngẫu nhiên


được minh họa bằng khá nhiều truyện


cười khác cùng một dạng như thế này.



Abe: Này Sol, tớ có câu đố này cho


cậu. Cái gì màu xanh lá cây, được treo


trên tường và huýt sáo?





Sol: Tớ chịu.


Abe: Con cá trích.


Sol: Nhưng cá trích đâu có xanh lá


cây.


Abe: Thì cậu có thể sơn nó màu xanh


lá cây.


Sol: Nhưng cá trích đâu có treo trên


tường.


Abe: Cậu đóng một cái đinh và treo


nó lên.


Sol: Nhưng cá trích đâu có huýt sáo!


Abe: Vậy hả? Thế thì nó không huýt


sáo.






Dị bản dưới đây của truyện cười đó


có lẽ không khiến bạn cười ha hả như ở


Câu lạc bộ Hài kịch Caroline (


Caroline's


Comedy Club: Một trong những câu lạc bộ hài


kịch nổi tiếng ở New York),


nhưng nó có thể


giúp bạn ghi điểm



hội nghị thường niên


của Hội Triết học Hoa Kỳ.



Abe: Một vật thể "X" có các đặc tính


xanh lá cây, treo trên tường, và có khả


năng huýt sáo, là cái gì?


Sol: Tớ không nghĩ ra nổi một vật nào


khớp với mô tả của cậu.


Abe: Con cá trích.





Sol: Cá trích đâu có màu xanh lá cây.


Abe: Đặc tính


bản chất


thì không,


Solly ạ. Nhưng một con cá trích có thể


ngẫu nhiên


có màu xanh lá cây, đúng


không? Thử sơn nó đi. Cậu sẽ thấy.


Sol: Nhưng con cá trích không phải


vật treo trên tường.


Abe: Nếu cậu ngẫu nhiên đóng đinh


nó lên tường thì sao?


Sol: Làm sao mà cậu có thể ngẫu


nhiên đóng đinh nó lên tường?


Abe: Tin tớ đi. Mọi chuyện đều có


thể. Thế mới là triết học.





Sol: Ô kê, nhưng dù ngẫu nhiên thế


nào thì con cá trích cũng không huýt sáo.


Abe: Cậu có giỏi thì kiện tớ đi.


Abe và Sol quay về phía cử tọa của


Hội Triết học Hoa Kỳ, lúc này đang im


phăng phắc.


Sol: Cái gì thế nhỉ, hội nghị của các


nhà Khắc kỷ à? Này các vị, lúc công


kích Vatican, Nietzsche còn cười nhiều


hơn các vị đấy.


Đôi khi sự vật có những đặc tính thoạt


nhìn thì tưởng là ngẫu nhiên, nhưng hóa


ra chỉ là ngẫu nhiên trong giới hạn nhất





định, như được minh họa trong truyện


cười này:



"Tại sao một con voi lại to, màu xám


và nhăn nheo?"


"Bởi vì nếu nhỏ, trắng và tròn trịa, thì


nó là một viên aspirin mất rồi."



Chúng ta có thể tưởng tượng ra một


con voi có kích thước nhỏ - gọi nó là


"con voi nhỏ". Thậm chí chúng ta có thể


tưởng tượng ra một loại voi màu nâu xỉn,


và gọi nó là "loại voi màu nâu xỉn". Còn


một con voi không nhăn nheo có thể gọi





là "con voi trơn láng". Nói cách khác,


độ lớn, màu xám, và nếp nhăn hoàn toàn


không thỏa mãn tiêu chuẩn của Aristotle


về định nghĩa một con voi


bản


chất



là gì.


Thay vào đó chúng mô tả hình dung về lũ


voi, một cách chung chung, và


ngẫu


nhiên.


Tuy nhiên, suy ra từ truyện cười


thì điều này chỉ đúng đến một chừng mực


nhất định. Một cái gì đó nhỏ, trắng và


tròn như một viên aspirin không thế là


một con voi, và nếu bắt gặp


một



vật như


thế, chẳng có lý do gì chúng ta lại hỏi,


"Cậu đang cầm một viên aspirin phải


không, Bob, hay là một con voi đột





biến?"


Vấn đề là độ lớn, màu xám, và da


nhăn không phải là nhừng từ ngữ đủ


chính xác chuyển tải những đặc tính bản


chất của một con voi. Nó chỉ là một


phạm



vi


nhất định của kích


cỡ


,


một


phạm


vi


nhất định của màu sắc, trong số nhiều


phẩm chất khác xác định một vật nào đó


có phải là một con voi hay không. Mặt


khác, nói đến nhăn nheo, có thể là một


con cá trích màu đỏ, hay biết đâu một


con cá trích biết huýt sáo cũng nên.



CHỦ NGHĨA DUY LÝ






Còn bây giờ chúng ta sẽ chuyển hẳn


chủ đề, để bàn đến một trường phái triết


học siêu hình đã trở thành mục tiêu châm


biếm của không ít tác giả. Chỉ có một


vấn đề là: những truyện cười đó đều


nhắm trượt trọng tâm.


Khi triết gia duy lý thế kỷ 17


Gottfried Wilhelm Leibniz thốt ra câu


nói nổi tiếng:


"Đây là thế giới tốt nhất


trong tất cả các thế giới có thể


", ông đã


bị chế nhạo không thương tiếc. Tất cả bắt


đầu vào thế kỷ tiếp theo với


Candide


,


cuốn tiểu thuyết hết sức vui nhộn của





Voltaire về anh chàng tốt bụng (Candide)


và ông thầy triết của chàng, tiến sĩ


Pangloss (Voltaire ám chỉ Leibniz).


Trong những chuyến đi của mình, chàng


Candide trải qua bao nhiêu trận đòn roi,


những hình phạt bất công, dịch bệnh và


một trận động đất mô phỏng động đất


Lisbon năm 1755 từng san phẳng cả


thành phố. Tuy nhiên không gì lay chuyến


nổi lý lẽ khăng khăng của tiến sĩ


Pangloss rằng "Mọi sự đều hướng tới


hoàn thiện trong thế giới tốt nhất của tất


cả những thế giới có thể có này." Khi


Candide định lao xuống cứu Jacques,





một tín đồ phái Rửa tội lại (Anabaptist)


người Hà Lan sắp chết đuối, thì Pangloss


đã ngăn chàng lại, lý sự rẳng vịnh Lisbon


"được tạo ra cốt là để cho gã tín đồ giáo


phái Rửa tội lại này chết chìm trong đó".


Hai thế kỷ sau, vở nhạc kịch hài của


Leonard Berstein năm 1956 nhan đề là


Candide


đã góp thêm tiếng cười cho trò


vui. Khúc hát nổi tiếng nhất của vở diễn,


"Thế giới tốt nhất trong tất cả các thế


giới có thể" - lời của Richard Wilbur,


được Pangloss và ca đoàn hát lên ngợi


ca chiến tranh như một phúc lành trong


tai họa, bởi vì nó đoàn kết tất cả chúng ta





lại, như những nạn nhân.



Terry Southern và Mason Hoffenberg


cũng nhập cuộc vui này bằng việc sáng


tác một


phiên


bản thô tục,


Candy,


nói


về


một


cô gái


trẻ chất phác, mặc dù bị tất cả


những gã đàn ông mà cô ta gặp lợi dụng,


nhưng vẫn ngây thơ và lạc quan. Năm


1964, tác phẩm này được chuyển thể


thành phim với dàn diễn viên ngôi sao,


trong đó có triết gia Ringo Starr.



Tất cả đều rất vui nhộn, nhưng đáng


tiếc rẳng những tác phẩm hài hước nói





trên đều hiểu sai luận đề của Leibniz.


Leibniz là một


nhà duy lý,


một thuật ngữ


triết học để chỉ những người theo quan


điểm coi lý trí là ưu việt so với các cách


thức thu nhận tri thức khác (đối lập,


chẳng hạn, với các


nhà kinh nghiệm chủ


nghĩa


kiên trì quan điểm cho rằng cảm


giác là con đường chủ yếu để đạt đến tri


thức). Leibniz đi đến kết luận rằng thế


giới này là tốt nhất trong các thế giới có


thể nhờ lập luận thuần túy lý trí như sau:


1. Nếu Thượng đế không chọn


sáng tạo ra thế giới, thì có thể


chẳng hề có một thế giới nào hết.





2."Quy luật lý do đầy đủ" nói


rẳng khi có nhiều hon một lựa


chọn, ắt phải có giải thích tại sao


lại chọn cái này mà không chọn


cái khác.


3. Trong trường hợp Thượng đế


đã lựa chọn một thế


giới


nhất


định để sáng tạo, thì nguyên do


nhất thiết phải được tìm kiếm


trong các thuộc tính của chính


Thượng đế, vì tại thời điểm đó


ngoài ngài ra chưa có gì


khác.


4. Bởi vì Thượng đế là toàn năng


và toàn thiện, ngài ắt phải sáng





tạo ra thế giới


tốt nhất


có thể.


Nếu suy nghĩ một chút, thì trong


hoàn cảnh này, đây là thế giới


duy nhất


có thể. Là toàn năng và


toàn thiện, Thượng đế không thể


sáng tạo ra một thế giới không tốt


nhất.


Voltaire, Berstein và cộng sự, Terry


Southern và Mason Hoffenberg, thảy đều


châm biếm tư tưởng của Leibniz đã bị


hiểu theo cách của họ: "Mọi thứ thật


tuyệt cú mèo". Nhưng Leibniz không cho


rằng thế giới chẳng có gì xấu. Ông chỉ


cho rằng, nếu Thượng đế sáng tạo thế





giới khác đi, có thể cái xấu còn nhiều


hơn.


May thay, chúng ta cũng sẵn có hai


truyện cười thực sự rọi sáng triết học


Leibniz.


Một người lạc quan nghĩ rằng đây là


thế giới tốt nhất trong tất cả các thế giới


có thể. Một người bi quan lại sợ rằng nó


đúng là như vậy.


Mẩu chuyện cười này ngụ ý rằng


người lạc quan tán đồng quan điểm coi


thế giới này tốt nhất trong tất cả các thế


giới có thể, trong khi người bi quan thì





không. Từ cái nhìn duy lý của Leibniz,


thế giới chỉ đơn giản là cái mà nó là;


mẩu chuyện chứng tỏ sự thật hiển nhiên


rằng lạc quan và bi quan là những thái độ


cá nhân không liên quan đến mô tả trung


tính, duy lý của Leibniz về thế giới.


Người lạc quan nói: "Cốc này đầy


một nửa." Người bi quan nói: "Cốc này


vơi một nửa. "Người duy lý nói: "Cái


cốc to gấp đôi so với cần thiết."


Điều này thật sáng rõ như thủy tinh


vậy.



VÔ TẬN VÀ VĨNH HẰNG






Hóa ra, dù thế giới này tuyệt vời hay


không, thì chúng ta cũng chỉ ghé qua


trong một cuộc viếng thăm ngắn ngủi.


Nhưng ngắn ngủi so với cái gì nhỉ? Với


năm tháng vô tận ư?










Leibniz bước tới đối diện với Thượng


đế hiện ra ở góc trái (đừng nhầm với


Thượng đế trên kia). Là một nhà duy lý,


Leibniz không hài lòng với việc nói rằng


một cái gì đó chỉ đơn giản "xảy ra", như


thể một cái gì khác có thể dễ dàng xảy ra


thay thế. Ông cảm thấy phải có một




do


khiến mọi hoàn cảnh là


cần



thiết.


Tại


sao



Seattle mưa nhiều hơn ở


Albuquerque? Bởi vì các điều kiện A, B


và C khiến nó


không thế


xảy ra khác đi


được. Với các điều kiện A, B và C,


không thể có hoàn cảnh nào khác. Cho


đến nay, đa phần chúng ta đều đồng ý với


ông, đặc biệt là các cư dân Seattle.


Nhưng Leibniz lập luận tiếp, rằng


ngay


cả các điều kiện cho trước này (A, B và





C)


cũng không thể khác. Và các điều kiện


trước chúng, và trước chúng nữa, cứ thế


và cứ thế liên tu bất tận. Đây là cái mà


ông gọi là "Luật lý do đầy đủ", nghĩa là


lý do để bất kỳ trạng thái thực của sự


việc nào



thực, không thể diễn ra theo


cách nào khác. Một vũ trụ không có


lượng mưa chênh lệch ở Seattle và


tập


hợp các điều kiện dẫn đến tình trạng


mưa đó


đơn giản không còn là một vũ


trụ. Một vũ trụ mà không có cái "đơn


nhất" thì chỉ là hỗn độn.


(


Tác giả chơi chữ:


vũ trụ (universe), và cái đơn nhất (uni)


Ý niệm về vô tận, trạng thái vĩnh hằng


chẳng hạn vẫn làm cho các nhà siêu hình


học bối rối. Tuy nhiên các nhà phi-siêu





hình học thì không quan tâm lắm.



Hai con bò đang đứng trên bãi cỏ.


Một con quay sang con kia nói, "Mặc dù


pi


thường được rút ngắn còn năm con số,


thật ra nó kéo dài đến vô tận."


Con bò thứ hai quay sang con thứ nhất


và đáp, "Bòòòò."



Truyện cười tiếp theo sau đây gắn tư


tưởng về vĩnh hằng với một khái niệm


triết học nổi tiếng khác là tính tương đối:



Một bà được bác sĩ cho biết bà ta chỉ





còn sống thêm sáu tháng. "Liệu tôi có thể


làm gì được nữa không?" bà ta hỏi.


"Có chứ," bác sĩ đáp. "Bà có thể kết


hôn với một viên kế toán thuế."


"Việc ấy sẽ giúp tôi chữa bệnh thế


nào?"


"Ồ, chữa bệnh thì không," bác sĩ nói,


"nhưng nó sẽ làm cho sáu tháng đó như


thể vĩnh hằng!"



Câu chuyện nêu lên câu hỏi triết học


"Làm thế nào mà một thứ hữu hạn, như


sáu tháng, lại có thể tương tự một thứ vô





tận, như vĩnh hằng?" Những ai đặt câu


hỏi này hẳn chưa bao giờ phải sống với


một viên kế toán thuế.



QUYẾT ĐỊNH LUẬN ĐỌ VỚI Ý


CHÍ TỰ DO



Trong khi chúng ta đang ở đây lúc


này, liệu chúng ta có thể kiểm soát chút


nào vận mệnh của mình không?


Suốt nhiều thế kỷ qua, các triết gia đã


tốn không biểt bao nhiêu giấy mực để tìm


kiểm lời đáp cho câu hỏi: liệu con người


có tự do quyết định và hành động, hay





những quyết định và hành động của


chúng ta bị định đoạt bởi các lực lượng


bên ngoài: di truyền, môi trường, lịch sử,


số mệnh, Microsoft.


Các bi kịch gia Hy Lạp nhấn mạnh


rằng tính cách và các khiếm khuyết không


tránh khỏi của nó có ảnh hưởng quyết


định đến quá trình của các sự kiện.


Khi được hỏi ông có tin vào ý chí tự


do không, tiểu thuyết gia thế kỷ hai mưoi


Isaac Bashevis Singer hóm hỉnh đáp,


"Tôi làm gì có lựa chọn nào khác." (Thật


ra đây là quan điểm mà một số triết gia


hoàn toàn nghiêm túc tán thành: rằng





chúng ta buộc phải tin vào ý chí tự do


của bản thân, bởi nếu không thì sẽ không


có cơ sở cho niềm tin của chúng ta vào


trách nhiệm đạo đức. Những lựa chọn


đạo đức của chúng ta sẽ tuột khỏi tay


chúng ta).


Gần đây, thứ tư tưởng cho rằng những


tác động tâm lý ngoài tầm kiểm soát của


chúng ta quyết định hành vi của chúng ta,


đã ăn mòn quan niệm về trách nhiệm đạo


đức, đến mức ngày nay chúng ta có "lối


biện hộ chày cối", kiểu như một bị cáo


kêu rằng lượng đường trong chút rượu


hắn uống đã đẩy hẳn đến chỗ phạm tội





giết người. Đó vẫn là lối nói "ma dẫn lối


quỷ đưa đường" cũ kỹ ngụy trang dưới


lớp áo tâm lý học hiện đại.


Mặt khác, có những người theo quyết


định luận nói rằng, "Chúa khiến tôi làm


thế. Thật ra, Chúa đã định đoạt mọi thứ


trong vũ trụ cho đến từng chi tiết cuối


cùng." Baruch Spinoza, nhà triết học


người Hà Lan gốc Do Thái thế kỷ mười


bảy, và Jonathan Edwards, nhà thần học


Mỹ thế kỷ mười tám là những người đề


xuất quyết định luận thần học này. Con


đại bàng, con ếch và người lái xe tải


trong câu chuyện dưới đây hẳn đã nghĩ





rằng họ lựa chọn và thực hiện các hành


động của mình một cách tự do.



Moses, Jesus, và một ông lão để râu


đang chơi golf. Moses đánh một cú văng


xa, bóng đáp xuống đường lăn nhưng rồi


lại lăn thẳng về phía đầm nước. Moses


giơ gậy golf của ông lên, rẽ nước, và quả


bóng nhẹ nhàng lăn sang bờ bên kia.


Jesus cũng đánh một phát bóng xa về


phía cái đầm ấy, nhưng đúng lúc sắp rơi


xuống giữa đầm thì bóng bay lơ lửng lên


trên mặt nước. Jesus thong thả bước đi


trên mặt đầm nước và hất bóng lên cỏ.





Ông lão để râu đánh một phát, bóng


đập vào hàng rào và bật nảy ra phố, ở đó


nó đập trúng một chiếc xe tải vừa chạy


tới rồi văng trở lại phía đường lăn bóng,


thẳng hướng đầm nước, nhưng lại rơi


xuống một lá hoa súng. Một con ếch ngồi


trên chiếc lá trông thấy quả bóng, há


miệng đớp ngay lấy. Một con đại bàng sà


xuống, quắp con ếch và bay đi mất. Khi


con đại bàng và con ếch bay qua bãi cỏ


xanh, con ếch đánh rơi quả bóng, và nó


rơi trúng ngay vào lỗ.


Moses quay sang Jesus và nói, "Tôi


ghét chơi với bố của cậu."






TRIẾT HỌC DIỄN TIẾN



Đến một lúc nào đó, nhất định phải có


một triết gia chống lại quan niệm về vị


Chúa áp đặt, nhúng tay vào mọi sự. Triết


gia thế kỷ hai mươi Alfred North


Whitehead lập luận rằng không những


Chúa không có khả năng quyết định


tương lai, mà chính tương lai sẽ quyết


định ngài. Theo triết thuyết diễn tiến của


Whitehead thì Chúa không toàn năng


cũng chẳng toàn thiện, mà bị thay đổi


theo diễn biến của các sự kiện. Hay như





các vị thời Kỷ Nguyên Mới từng nói,


"Chúa ư, có vẻ ông ấy cũng tiến hóa


nhiều đấy."



Alvin đang làm việc trong cửa tiệm


của mình thì nghe thấy một giọng ồm ồm


từ trên cao phán xuống, "Alvin, hãy bán


cửa hiệu của ngươi đi!" Anh ta mặc kệ.


Nhưng giọng nói đó cứ tiếp tục ra lệnh


hết ngày nọ sang ngày kia, "Alvin, hãy


bán cửa hiệu của ngươi lấy ba triệu đô


la!" Sau nhiều tuần lễ, anh ta mềm lòng


và bán cửa hiệu.


Giọng nói phán, "Alvin, hãy đến Las





Vegas!"


Alvin hỏi tại sao.


"Alvin, cứ đem ba triệu đô và đến


Las Vegas đi."


Alvin vâng lời, đến Las Vegas và ghé


vào một sòng bạc.


Giọng đó nói, "Alvin, hãy đến bàn


chơi bài xì dách và đặt hết tiền đi!"


Alvin lưỡng lự nhưng cũng đặt cược.


Anh ta được chia hai quân, tổng điểm là


mười tám. Nhà cái lật ra một con sáu.


"Alvin, cầm một quân bài lên!"


"Cái gì cơ? Nhà cái có mỗi..."





"Cầm một quân bài lên!"


Alvin bảo nhà cái chia bài cho anh ta,


và nhận được một quân Át. Mười chín.


Anh ta thở dễ hơn.


"Alvin, lấy một quân bài nữa."


"Cái gì cơ?"


"LẤY MỘT QUÂN BÀI NỮA!"


Alvin xin một quân bài nữa. Lại là


một con Át. Anh ta có hai mươi.


"Alvin, lấy một quân bài nữa!" giọng


nói ra lệnh. "Tôi có hai mươi rồi!" Alvin


gắt lên.


"LẤY MỘT QUÀN BÀI NỮA!"





giọng nói vang lên.


"Lấy bài!" Alvin nói. Anh ta lại được


một con Át nữa. Hai mươi mốt!


Giọng nói ồm ồm từ trên cao thốt lên,


"Ôi ngũ linh, con bà nó không thể tin


được!


(Theo luật chơi bài xì dách Blackjack, khi có


năm quân bài trên tay mà tổng điểm từ 21 trở


xuống thì người chơi thắng tuyệt đối.)


Ô, có gì đó thật là thú vị khi Chúa có


thể ngạc nhiên về chính mình.



NGUYÊN TẮC TIẾT KIỆM






Trong triết học vẫn luôn tồn tại


khuynh hướng phản siêu hình học, phát


triển tới đỉnh điểm đồng thời với cuộc


khải hoàn của thế giới quan khoa học


trong hai thế kỷ qua. Rudolf Carnap và


Nhóm Vienna (


The Vienna Circle, hiệp hội


các nhà triết học tập hợp xung quanh đại học


Vienna năm 1922, còn có tên là Hội Ernst


Mach (the Ernst Mach Society


).(không phải


nhóm nhạc disco của thập niên bảy mươi


như nhiều người hay nhầm lẫn) còn đi xa


đến mức tuyên bố đặt dấu chấm hết cho


siêu hình học như một tập hợp các tư


tưởng phi lý đã bị khoa học bác bỏ.


Rudy và Nhóm Vienna đã lấy cảm


hứng từ nhà thần học thế kỷ mười bốn





William Occam, cha đẻ của nguyên tắc


tiết kiệm, nối tiếng với tên gọi "dao cạo


Occam". Nguyên tắc này tuyên bố rằng


"Các lý thuyết không nên phức tạp hơn


mức cần thiết." Hoặc, như Occam diễn tả


theo siêu hình học, các lý thuyết không


nên "sản sinh ra các thực thể một cách


vô ích".


Giá sử Isaac Newton nhìn quả táo rơi


và kêu lên, "Tôi hiểu rồi! Quả táo đang


bị kẹt trong một cuộc kéo co giữa hai lũ


quỷ, một lũ kéo lên và một lũ kéo xuống,


và bọn kéo xuống mạnh hơn!"


Occam chắc sẽ đập lại, "Tốt lắm,





Isaac, vậy là lý thuyết của ông giải thích


được tất cả những sự kiện có thể quan


sát, nhưng hãy tuân theo nguyên tắc - giữ


cho nó đơn giản!"


Carnap có lẽ tán thành.



Có lần sau bữa tối, một cậu bé năm


tuổi hỏi bố, "Bố ơi, mẹ đi đâu rồi?"


Bố cậu bé đáp, "Mẹ đang dự tiệc


Tupperware."


Câu trả lời chỉ làm cậu bé thỏa mãn


trong tích tắc, sau đó nó lại hỏi, "Tiệc


Tupperware là cái gì hở bố?"





Ông bố nghĩ một cách giải thích đơn


giản là hay nhất. "Thế này, con trai ạ,"


ông nói, "ở bữa tiệc Tupperware, có một


đám các bà tụ tập lại và bán những chiếc


bát nhựa cho nhau."


Thăng bé bật cười. "Thôi mà, bố!


Thật ra nó là cái gì?"


Sự thật đơn giản, bữa tiệc


Tuppperware đúng là một đám các bà tụ


tập và bán bát nhựa cho nhau. Nhưng các


chuyên gia tiếp thị ở Tập đoàn


Tuppperware, vốn là những người siêu


hình, hẳn sẽ khiến chúng ta tin rằng nó


phức tạp hơn thế.





(Công ty Tupperware sản xuất đồ đựng thức


ăn và dụng cụ nhà bếp do Earl Silas Tupper sáng


lập vào năm 1946 tại Mỹ hiện nay đã phát triển


thành một tập đoàn bán lẻ trực tiếp đa quốc gia.


Bữa tiệc Tupperware là hình thức bán lẻ bát đĩa


thông qua tổ chức tiệc, người đứng ra tổ chức


tiệc thường là phụ nữ, tình cảm của khách mời


dành cho nữ chủ nhân sẽ khiến họ mua hàng hóa


của chủ nhà.)



DIMITRI: Tôi hỏi cậu một câu hỏi


đơn giản, mà cậu lại cho tôi cả chục câu


trả lời khác nhau. Thật chả giúp ích gì.


TASSO: Nếu cậu cần được giúp, thì


đi mà tìm đám công tác xã hội. Tôi nghe





nói ở Sparta bọn họ đông lắm.


DIMITRI: Không, tôi chỉ muốn biết


câu trả lời nào là đúng thôi.


TASSO: Aha! Bây giờ chúng ta đã đạt


được cái gì rồi đó.




II


LOGIC



Không có logic, lý lẽ vô dụng.


Có nó, bạn có thể thắng trong những


cuộc tranh cãi





và khiến các đám đông phải tránh xa.



DIMITRI: Có nhiều môn phái triết


học cạnh tranh nhau quá. Làm sao tôi


biết chắc cái nào đúng?


TASSO: Ai nói có cái gì đúng nào?


DIMITRĨ: Cậu lại thế rồi. Tại sao cậu


luôn trả lòi một câu hỏi bằng một câu hỏi


khác vậy?


TASSO: Cậu bực mình vì thế à?


DIMITRI: Tôi thậm chí chẳng biết tại


sao tôi lại hỏi nữa, vì một số thứ nhất


định phải đúng chứ. Như hai cộng hai





bằng bốn chẳng hạn. Nó đúng, chấm hết.


TASSO: Nhưng sao cậu tin chắc như


thế?


DIMITRI: Bỏi vì tôi là một người


Athen thông minh.


TASSO: Đó là vấn đề khác. Nhưng lý


do cậu có thể tin chắc hai cộng hai bằng


bốn là bởi vì nó tuân theo những quy tắc


logic bất di bất dịch.


oOo



LUẬT PHI MẦU THUẪN


Tasso đúng.





Chúng ta hãy bắt đầu bằng một truyện


cười kinh điển xuất phát từ logic của


Aristotle.



Một giáo sĩ Do Thái đang xử kiện


trong làng. Schmuel đứng lên tố cáo:


"Thưa thầy, hằng ngày Itzak lùa cừu của


hắn qua ruộng nhà tôi và giẫm nát lúa


của tôi. Đây là đất của tôi. Như vậy


không công bằng."


Giáo sĩ nói, "Anh nói đúng!"


Nhưng Itzak đứng lên và nói, "Nhưng


thưa thầy, đi qua đất của hắn là con


đường duy nhất để bẩy cừu của tôi có thể





uống được nước ở đầm. Nếu không thế,


chúng sẽ chết. Hàng trăm năm nay, những


người chăn cừu có quyền lùa cừu qua


mảnh đất xung quanh đầm, và tôi cũng


thế."


Giáo sĩ nói, "Ông nói đúng!"


Bà quét dọn nghe lỏm được câu


chuyện, nói với giáo sĩ, "Nhưng thưa


thầy, không thể cả hai người đều đúng


được!"


Và giáo sĩ trả lời, "Bà nói đúng!"



Bà quét dọn đã thông báo cho giáo sĩ





biết rằng ông ta vi phạm Luật Phi Mâu


Thuẫn của Aristotle; đối với giáo sĩ thì


việc này không đến nỗi tồi tệ như vi


phạm luật cấm thèm muốn đầy tớ gái nhà


hàng xóm, nhưng cũng gần như thế. Luật


Phi Mâu Thuẫn nói rằng không có cái gì


cùng lúc vừa như thế lại vừa không như


thế.



LẬP LUẬN PHI LOGIC



Lập luận phi logic là tai họa của các


triết gia, nhưng có Trời hiểu, đôi khi nó


cũng có ích. Có lẽ đó là lý do vì sao nó





phổ biến đến thế.



Một người Ireland bước vào một quán


bar ở Dublin, gọi ba vại bia Guinness,


lần lượt uống mỗi vại một ngụm cho đến


khi cả ba vại bia đều cạn sạch. Ông ta


gọi thêm ba vại nữa. Chủ quán nói, "Có


lẽ, ông nên gọi mỗi lần một cốc thì nó sẽ


đỡ nhạt đi."


Người kia nói, "Ồ tôi biết chứ, nhưng


tôi có hai ông anh, một ở Mỹ, một ở Úc.


Khi chia tay nhau mỗi người đi một ngả,


chúng tôi đã cùng hứa sẽ uống theo cách


này để nhớ những ngày còn được ngồi





uống với nhau. Mỗi một cốc này là uống


cho mỗi anh tôi, còn cốc thứ ba là uống


cho tôi."


Chủ quán xúc động nói, "Thật là một


thói quen tuyệt vời!"


Người Ireland ấy trở thành khách


quen ở quán và luôn luôn gọi bia theo


cách đó.


Một hôm, ông ta bước vào và gọi hai


vại bia. Các khách quen khác nhận ra


điều này, và một bầu không khí im lặng


bao trùm trong quán. Khi ông ta đến quầy


để gọi lượt hai, chủ quán nói, "ông bạn,





tôi xin chia buồn cùng ông."


Người Ireland nói, "Ồ không, mọi


người vẫn khỏe cả. Chỉ là tôi vừa gia


nhập Giáo hội Mormon, và tôi phải bỏ


bia rượu."



Nói cách khác, logic vị kỷ cũng có thể


được việc cho bạn lắm chứ.



LOGIC QUY NẠP



Logic quy nạp đi từ các trường hợp


riêng biệt đến các lý thuyết chung, và là


phương pháp được sử dụng để khẳng





định các lý thuyết khoa học. Nếu quan


sát đủ lượng táo rụng từ trên cây, bạn sẽ


kết luận rằng táo luôn rơi xuống chứ


không bay lên hoặc sang ngang. Từ đó,


bạn có thể đi đến một giả thuyết tổng


quát hơn, gộp cả những vật thể rơi khác,


như quả lê chẳng hạn. Tiến trình khoa


học diễn ra như vậy đấy.


Trong lịch sử văn học, không có nhân


vật nào nổi tiếng về năng lực "suy diễn"


như thám tử Sherlock Holmes gan dạ,


nhưng phương pháp của Holmes nhìn


chung không hề dùng logic diễn dịch.


Thực ra ông dùng logic quy nạp. Trước





tiên, ông nghiên cứu kỹ tình huống, sau


đó, dựa trên những kinh nghiệm trước đó


của mình, dùng phép loại suy và xem xét


các khả năng có thể xảy ra, rồi mới đưa


ra kết luận chung, tương tự như trong


mẩu chuyện sau đây:



Holmes và Watson đi cắm trại. Nửa


đêm Holmes thức giấc, huých bác sĩ


Watson một cái:


"Watson," ông nói, "hãy nhìn lên bầu


trời và nói cho tôi biết anh thấy gì?"


"Tôi thấy hàng triệu ngôi sao, Holmes


ạ," Watson đáp.





"Và từ đó anh rút ra kết luận gì hả


Watson?"


Bác sĩ Watson suy nghĩ một lát. "ờ",


ông nói, "về thiên văn, tôi thấy rằng có


hàng triệu thiên hà và có thể có hàng tỷ


hành tinh, về chiêm tinh, tôi thấy Sao


Thổ đang ở trong cung Sư tử, về thời


khắc, tôi suy ra bây giờ vào khoảng ba


giờ mười lăm. Về thời tiết, tôi hy vọng


ngày mai chúng ta sẽ có một ngày đẹp


trời, về thần học, tôi thấy Chúa là toàn


năng còn chúng ta thật nhỏ bé và vô


nghĩa. À, còn anh thì thấy gì, Holmes?"


"Watson, anh ngốc quá! Có kẻ đã trộm





mất cái lều của chúng ra rồi!"



Chúng ta không biết chính xác Holmes


đã đi đến kết luận của mình như thế nào,


nhưng có lẽ đại khái là thế này:


1. Tôi đã đi ngủ trong lều, nhưng bây


giờ tôi có thể thấy sao trời.


2. Trực giác của tôi đưa ra giả thuyết,


dựa trên việc loại suy các kinh nghiệm


tương tự tôi có trong quá khứ, rằng ai đó


đã lấy trộm lêu của chúng tôi.


3.Để kiểm tra giả thuyết đó, chúng ta


hãy xem xét các giả thuyết lựa chọn





khác:


a.Có lẽ chiếc lều vẫn còn đấy, nhưng


ai đó đang chiếu một bức tranh trời sao


lên mái lều. Điều này khó có thể xảy ra,


dựa trên kinh nghiệm quá khứ của tôi về


hành vi của con người và kinh nghiệm


bảo tôi nhất định phải có thiết bị trong


lều trại, nhưng rõ ràng là không có.


b.Có lẽ chiếc lều bị gió thổi bay đi


mất. Điều này khó có thể xảy ra, vì kinh


nghiệm quá khứ của tôi đã dẫn tôi đến


kết luận rằng nếu gió mạnh đến thế hẳn


đã đánh thức tôi dậy, mặc dù có thế


không làm Watson thức giấc.





c.Vân vân, vân vân và vân vân.


4.Không, tôi nghĩ giả thuyết ban đầu


của tôi có lẽ là đúng. Kẻ nào đó đã lấy


trộm cái lều.


Đây chính là quy nạp. Hóa ra bao lâu


nay chúng ta đã dùng sai thuật ngữ khi ca


ngợi kỹ năng suy luận của Holmes.



KHẢ NĂNG PHẢN NGHIỆM



Bệnh nhân: Đêm qua tôi mơ thấy tôi


lên giường với Jennifer Lopez và


Angelina Jolie, và ba chúng tôi đã làm


tình suốt đêm.





Bác sĩ tâm thần: Không còn nghi ngờ


gì nữa, ông có mong muốn thầm kín ngủ


với mẹ ông.


Bệnh nhân: Cái gì?! Không ai trong


hai người đó giống mẹ tôi chút xíu nào.


Bác sĩ tâm thần: A ha! Một phản ứng


ngược! Ổng nhất định đang kim nén


những dục vọng thật của ông.



Trên đây không phải là một truyện


cười, thực ra đó là cách mà một số tín đồ


của Freud lập luận. Và cách lập luận này


phức tạp ở chỗ: không lấy đâu ra những


tình huống thực tế mà ta có thể nhận biết





để bác bỏ lý thuyết về phức cảm Oedipe


kia. Trong bài phê phán logic quy nạp,


triết gia thế kỷ hai mươi Karl Popper lập


luận rằng để một lý thuyết đứng vững


được, nhất định phải có một số tình


huống khả dĩ có thể chứng minh rang nó


là sai. Trong câu chuyện núp bóng tiếu


lâm ở trên, không có tình huống nào như


thế để ông bác sĩ tâm thần tín đồ của


Freud có thể thừa nhận là chứng cứ.









Còn đây là một truyện cười thực thụ,


mô tả quan điểm của Popper rõ ràng


hơn:



Hai gã đang ăn sáng. Một gã phết bơ


vào miếng bánh mì nướng và nói, "Cậu


có bao giờ để ý thấy, nếu cậu đánh rơi


một lát bánh mì, mặt phết bơ luôn úp


xuống dưới không?"


Gã thứ hai nói, "Không, tớ dám cá là


chỉ có vẻ thế thôi, vì nếu mặt phết bơ úp


xuống thì phải lau dọn sàn nhà rất khó


chịu. Tớ cược là khi nó rơi mặt có bơ





thường quay lên trên."


Gã thứ nhất nói, "Thế hả? Nhìn đây


này." Anh ta thả lát bánh xuống sàn nhà,


mặt phết bơ quay lên trên.


Gã thứ hai nói, "Thấy chưa, tớ đã bảo


mà".


Gã thứ nhất nói, "Ồ, tớ biết tại sao


rồi. Tại tớ phết bơ sai mặt!"


Đối với anh chàng này, không có bất


kỳ chứng cứ nào có thể chứng minh lý


thuyết của gã là sai.



LOGIC DIỄN DỊCH






Logic diễn dịch đi từ cái chung đến


cái riêng. Cốt lõi của lập luận diễn dịch


là phép tam đoạn luận "Mọi người đều


phải chết; Socrates là người; suy ra


Socrates phải chết." Điều đáng ngạc


nhiên là mọi người rất hay lẫn lộn, và họ


lập luận thế này, "Mọi người đều phải


chết; Socrates chết, suy ra Socrates là


người," như vậy là phi logic. Nói thế


chẳng khác nào nói, "Mọi người đều


phải chết, con chuột lang của thằng con


tôi chết, vậy con chuột lang là người."


Một cách khác để làm hỏng suy luận





diễn dịch là lập luận từ một tiền đề sai.



Một anh cao bồi già bước vào quán


rượu gọi một ly. Trong lúc anh ta đang


ngồi nhấm nháp whiskey thì có một cô


gái trẻ ngồi xuống bên cạnh. Cô gái quay


sang hỏi, "Anh có phải là cao bồi chính


hiệu không?"


Anh ta đáp, "ờ, tôi sống cả đời ở nông


trại, chăn ngựa, chữa hàng rào, đóng dấu


gia súc, nên tôi nghĩ tôi là cao bồi."


Cô gái nói, "Còn tôi là người đồng


tính nữ, suốt ngày tôi chỉ nghĩ về đàn bà.


Buổi sáng vừa ngủ dậy tôi nghĩ ngay đến





đàn bà. Khi tôi tắm hay xem ti vi, dường


như cái gì cũng khiến tôi nghĩ đến đàn bà


cả."


Lát sau, một đôi trai gái ngồi xuống


bên cạnh gã cao bồi và hỏi, "Anh có phải


là cao bồi chính hiệu không?"


Anh ta đáp, "Trước tôi cứ tưởng tôi là


cao bồi, nhưng tôi vừa mới phát hiện hóa


ra tôi là người đồng tính nữ."



Phân tích chính xác xem anh chàng


cao bồi kia đã sai ở đâu có lẽ là một


việc khá vui. Cũng có thể không vui.


Nhưng dù sao chúng tôi cũng sẽ thử.





Lần đầu tiên, trả lời cho câu hỏi anh


ta có phải cao bồi thật không, anh ta lập


luận như sau:


1.Nếu ai đó dành toàn bộ thời gian


của mình làm những công việc của cao


bồi, thì anh ta là cao bồi chính hiệu.


2.Tôi dùng toàn bộ thời gian của tôi


làm những công việc của cao bồi.


3 Do đó, tôi là một cao bồi chính


hiệu.


Cô gái lập luận:


1. Nếu một người phụ nữ dành toàn bộ


thời gian của mình nghĩ về phụ nữ, thì cô





ta là một người đồng tính nữ.


2. Tôi là một phụ nữ.


3. Tôi dành toàn bộ thời gian của


mình nghĩ về phụ nữ.


4. Do đó, tôi là một người đồng tính


nữ.


Khi anh cao bồi đi đến cùng kết luận


như cô gái, anh ta đã thừa nhận một tiên


đề sai đối với trường hợp của bản thân:


đó là (2) - tôi là một phụ nữ.


Sao nào, chúng tôi chưa từng hứa với


các bạn rằng triết học và truyện cười là


một.






LẬP LUẬN QUY NẠP THEO PHÉP


LOẠI SUY



Không có gì giống như một lập luận từ


phép loại suy. Ờ, có lẽ một con vịt thì


giống. Có thể thấy lập luận loại suy được


sử dụng trong câu trả lời cho câu hỏi: ai


hoặc cái gì đã tạo ra vũ trụ. Một số nhà


tư tưởng lý luận rẳng: Vì vũ trụ giống


như chiếc đồng hồ, nên phải có Đấng chế


tạo đồng hồ. Như triết gia Anh theo chủ


nghĩa kinh nghiệm thế kỷ mười tám


David Hume đã chỉ ra, đó là một lý lẽ





không đáng tin cậy, vì không có cái gì


hoàn toàn tương tự với cả vũ trụ, trừ phí


nó là một vũ trụ khác, do đó chúng ta


không nên đi chệch sang bất cứ cái gì


vốn chỉ là một phần của vũ trụ


này


. Tại


sao lại là chiếc đồng hồ? Hume đặt câu


hỏi. Tại sao không nói vũ trụ tương tự


con chuột túi chẳng hạn? Nói cho cùng,


thì cả hai đều là những hệ thống gắn kết


hữu cơ. Nhưng nếu dùng con chuột túi


chúng ta sẽ đi dến một kết luận rất khác


về nguồn gốc vũ trụ: đó là, nó được sinh


ra từ một vũ trụ khác sau khi vũ trụ khác


đó giao phốí với một vũ trụ thứ ba. Lập





luận loại suy cơ bản dựa trên giả định


rằng, vì một số khía cạnh của A tương tự


với B, nên các khía cạnh khác của A


cũng tương tự với B. Tuy nhiên thực tế


không phải lúc nào cũng thế.



oOo


Gần đây, lập luận về chiếc đồng hồ và


Đấng chế tạo đồng hồ đã quay lại dưới


hình thức "lý thuyết" Thiết kế Thông


minh. Lý thuyết này cho rằng cấu tạo cực


kỳ phức tạp của các vật thể tồn tại trong


tự nhiên (như bông tuyết, nhãn cầu, hạt


quartz) chứng tỏ phải có một nhà thiết kế





siêu thông minh. Khi Hội đồng Giáo dục


của thành phố Dover, Pennsylvania được


đề nghị đưa Thiết kế Thông minh vào


chương trình giảng dạy trong nhà trường


như một "lựa chọn thêm" bên cạnh thuyết


tiến hóa, ông chủ tịch Hội đồng John


Jones III đã khuyên các tác giả của ý


tưởng này nên quay trở lại ngồi trên ghế


nhà trường. Trong ý kiến trả lời bằng văn


bản thường là hóm hỉnh của mình, Jones


đã không cưỡng lại được việc châm chọc


những chuyên gia phe bảo vệ lý thuyết


Thiết kế Thông minh. Chẳng hạn, một vị


giáo sư thừa nhân rằng lập luận theo





phép loại suy thường có khiếm khuyết,


nhưng "nó vẫn hữu hiệu trong các phim


khoa học giá tưởng".


Thế đấy, còn ai tiếp tục bênh vực nữa,


xin mời!



Lập luận loại suy còn có một vấn đề


khác là từ những quan điểm khác nhau


bạn sẽ có những cách loại suy hoàn toàn


khác nhau.



Ba sinh viên ngành kỹ thuật đang thảo


luận về ngành nghề của vị Chúa đã thiết


kế cơ thể con người. Sinh viên thứ nhất





nói, "Chúa phải là kỹ sư cơ khí. Cứ xem


các khớp thì biết."


Anh thứ hai nói, "Tôi nghĩ Chúa phải


là kỹ sư điện. Hệ thần kinh có hàng ngàn


mối liên kết điện."


Người thứ ba nói, "Thật ra, Chúa là


kỹ sư xây dựng dân dụng. Ngoài Ngài ấy


ra, còn ai có thể đặt đường ống nước thải


độc hại đi qua khu vui chơi giải trí nào?"



Nói chung, các lập luận loại suy


không thuyết phục lắm. Chúng không


cung cấp cho ta độ chắc chắn cần thiết


trong những vấn đề liên quan đến những





niềm tin cơ bản như sự tồn tại của Chúa.


Không gì tệ hơn phép loại suy tồi của


một nhà triết học, có lẽ chỉ trừ phép loại


suy của một học sinh trung học. Bằng


chứng là kết quả cuộc thi "Những câu


loại suy dở nhất trong một bài luận


trường trung học" do tờ Washington Post


tổ chức:


1. "Bị số phận nghiệt ngã chia cắt lâu


ngày, đôi tình nhân bất hạnh băng qua


đồng cỏ lao đến gặp nhau như hai đoàn


tàu chở hàng, một đoàn tàu rời Cleveland


lúc 6:36 chiều, chuyển động với tốc độ


55 dặm một giờ, đoàn tàu kia xuất phát





từ Topeka lúc 7:47 tối với tốc độ 35


dặm một giờ"


2. "John và Mary chưa bao giờ gặp


nhau. Họ giống như hai con chim ruồi


cũng chưa bao giờ gặp nhau."


3. "Con thuyền nhỏ êm đềm trôi qua


đầm đúng như cái cách mà một quả bóng


bowling không bao giờ có thể trôi."


4. Từ trên căn buồng áp mái vọng


xuống tiếng hú ghê rợn. Toàn bộ cảnh này


có một tính chất ma quái, dị thường - như


thể bạn đang đi nghỉ ở một thành phố


khác và chương trình Jeopardy lên sóng





lúc 7 giờ tối thay vì 7:30.



PHÉP NGỤY BIỆN "POST HOC


ERGO PROPTER HOC"*



*


Tiếng Latinh, có nghĩa là: "Đến


sau do đó là hậu quả của cái trước" -


một lỗi logic có thể diễn giải như sau:


"Vì sự kiện đó đi sau sự kiện này, nên


sự kiện đó do sự kiện này mà ra."


Trước hết, xin nói qua về tập quán xã


hội của thuật ngữ này: trong một số nhóm


giao tiếp, khi được thốt lên kèm một bộ


mặt nghiêm trang, câu này có thể giúp





bạn gặp may ở một bữa tiệc. Thật thú vị,


hiệu quả sẽ ngược lại hoàn toàn khi nó


được nói bằng tiếng Anh: "After this,


therefore because of this." ("Đến sau, do


đó là kết quả của cái trước.") Hãy tự tìm


hiểu đi.


Câu này mô tả lỗi giả định rằng vì một


sự vật


theo sau


sự vật khác, nó phải do


cái kia


gây ra


. Vì những lý do rõ ràng,


cách suy luận sai lầm này phổ biẽn trong


những diễn ngôn chính trị xã hội, như


"phần lớn những người dính vào heroin


đều bắt đầu từ cần sa". Đúng, nhưng còn


nhiều người bắt đầu từ sữa hơn.





Post hoc


được luận giải khá thú vị


trong một số nền văn hóa: "Mặt trời mọc


khi gà gáy, do đó tiếng gà gáy làm mặt


trời mọc." Cảm ơn gà trống nhé. Hoặc


đây, một câu chuyện của đồng nghiệp


chúng tôi:



Sáng nào cô ấy cũng bước ra trước


hiên nhà và trang trọng nói lớn, "Cầu cho


ngôi nhà này không bị lũ hổ quấy nhiễu!"


Rồi lại bước vào.


Cuối cùng, chúng tôi bảo cô ấy, "Cô


nói cái gì thế? Trong bán kính một nghìn


dặm quanh đây làm gì có hổ."





Cô ấy đáp, "Các anh thấy chưa? Có


tác dụng thế còn gì!"



Truyện cười theo mô tip


post hoc


sinh


sôi tỷ lệ thuận với những nhầm lẫn của


con người.



Một quý ông Do Thái lớn tuổi cưới


một cô vợ trẻ, và họ yêu nhau thắm thiết.


Tuy nhiên, dù đức ông chồng nỗ lực cách


mấy trên giường, chị vợ cũng không bao


giờ đạt cực khoái. Vì một người vợ Do


Thái có quyền hưởng khoái cảm tình dục,


nên họ quyết định đến hỏi giáo sĩ. Nghe





đôi vợ chồng trình bày xong, ông giáo sĩ


vuốt râu, và đưa ra lời gợi ý sau đây:


"Hãy thuê một thanh niên to khỏe. Khi


hai người làm tình, thì nhờ anh ta vẫy


vẫy chiếc khăn tay ở phía trên. Việc đó


sẽ giúp cho người vợ trở nên mơ màng


và hẳn sẽ đem lại cực khoái."


Đôi vợ chồng đi về nhà và làm theo


lời khuyên của giáo sĩ, họ thuê một anh


chàng đẹp mã vung vảy chiếc khăn khi họ


làm tình. Vô ích, chị vợ vẫn không thỏa


mãn.


Bối rối, họ lại tìm tới ông giáo sĩ.





"Thôi được", giáo sĩ nói với đức ông


chồng, "hãy thử làm ngược lại. Để người


thanh niên làm tình với vợ ông, còn ông


thì vẫy khăn phía trên họ." Một lần nữa,


hai vợ chồng lại làm theo lời khuyên của


giáo sĩ.


Anh chàng đẹp trai lên giường với chị


vợ, còn ông chồng đứng vẫy khăn. Chàng


trai vào việc hết sức khí thế, chẳng mấy


chốc chị vợ đã cực khoái, la hét rung


chuyển cả căn buồng.


Người chồng mỉm cười nhìn chàng


trai, đắc thắng nói, "Thằng đần ạ, phải


biết vẫy khăn như thế chứ!"






Tiếp nhé, một truyện cười


post hoc


cuối cùng. Chắc chắn đấy.



Trong nhà dưỡng lão, một ông lão


ngoại bát tuần diện quần lửng màu hồng


tươi đến gặp một bà sắp lên lão và nói,


"Hôm nay là sinh nhật tôi!"


"Tuyệt," bà kia đáp. "Tôi cá tôi có thể


nói chính xác ông bao nhiêu tuổi."


"Thật ư? Bao nhiêu?"


Bà kia nói, "Dễ lắm, ông cởi quần


ra."





Ông già cởi quần.


"Tốt lắm," bà ta nói, "bây giờ cởi tiếp


quần đùi ra."


Ông lão làm theo lệnh của bà ta. Bà ta


sờ mó ông một lúc rồi nói, "ông tám


mươi tư tuổi!"


Ông lão sửng sốt, "Sao bà biết?"


Quý bà đáp, "Ông nói với tôi hôm


qua."



Ông lão đã sập một cái bẫy cũ nhất


trong những cái bẫy được mô tả trong


sách này,


post hoc ergo propter hoc


:





quý bà nói tuổi của ông lão


sau khi


sờ


mó, còn ông lão nghĩ vì đã sờ mó nên bà


ta đoán được... Những thứ gọi là


nhân


quả


này lúc nào cũng khiến người ta lẫn


lộn.


Nói chung, chúng ta thường bị


post


hoc ergo propter hoc


đánh lừa vì không


để ý đến tác động của một nguyên nhân


khác.



Một thằng bé người New York được


anh họ dẫn đi qua đầm lầy ở Louisiana.


"Có phải cá sấu sẽ không tấn công nếu


mình mang theo đèn pin không?" thằng bé





thành thị hỏi.


Anh họ nó đáp, "Tùy mày mang đèn


pin có nhanh không?"



Thằng bé thành thị nghĩ đèn pin là


proter


(nguyên nhân) trong khi nó chỉ là


chỗ dựa tinh thần.



NGỤY BIỆN MONTE CARLO



Các tay cờ bạc không xa lạ gì với


Ngụy biện Monte Carlo. Nhưng một số


họ có thể sẽ ngạc nhiên khi biết ra nó là


một phép ngụy biện. Có thể bọn họ coi





nó là Chiến lược Monte Carlo. Quả thật,


đó chính là điều đám hồ lì trông đợi.


Chúng ta biết rằng bánh xe rulét có


một nửa số ô đỏ và một nửa số ô đen,


nghĩa là có 50% cơ hội nó dừng ở ô đỏ.


Nếu chúng ta quay bánh xe rất nhiều lần -


chẳng hạn 1.000 - và bánh xe không bị


chơi gian hay bị lỗi, thì trung bình nó


dừng lại 500 lần ở vị trí đỏ. Do đó, nếu


quay bánh xe sáu lần mà cả sáu lần nó


đều dừng lại ở ô đen, chúng ta có khuynh


hướng nghĩ mình có lợi thế nếu đặt cược


ô đỏ ở vòng thứ bảy. Đỏ phải "tới" rồi


chứ, đúng không? Sai. Bánh xe cũng có





xác suất dừng ở đỏ trong vòng quay thứ


bảy đúng 50 phần trăm y như ở các vòng


quay khác, và dù đen liên tục xuất hiện


bao nhiêu lần đi nữa thì điều này vẫn


đúng.


Và đây là một lời khuyên khôn ngoan


dựa trên Ngụy biện Monte Carlo dành


cho các bạn:



Nếu sắp lên một chiếc máy bay


thương mại, vì lý do an toàn cho bản


thân, hãy mang theo một quả bom... bởi


vì xác suất có hai gã mang bom lên cùng


một chiếc máy bay là quá nhỏ.






LẬP LUẬN VÒNG QUANH



Lập luận vòng quanh là lối lập luận


mà trong đó luận cứ cho một mệnh đề


chứa đựng chính mệnh đề đó. Thông


thường, lập luận vòng quanh vốn đã khôi


hài, chẳng cần ai phải thêm mắm dặm


muối cả.



Mùa thu. Dân trong khu Anh-điêng


đến hỏi thủ lĩnh mới của mình liệu mùa


đông tới có lạnh giá hay không. Nhưng vị


thủ lĩnh này lại là người hiện đại, chưa





hề được truyền dạy các bí quyết cổ xưa,


không sao biết được mùa đông tới sẽ


lạnh giá hay ấm áp. Để phòng xa, ông


khuyên bộ lạc hãy đi kiếm củi chuẩn bị


cho mùa đông giá rét. Mấy ngày sau, sực


nghĩ ra, mặc dù hơi muộn, ông gọi điện


cho Nha Khí tượng, hỏi họ có dự báo


mùa đông sẽ lạnh hay không. Nha Khí


tượng trả lời rằng quả thật họ nghĩ mùa


đông này có thể sẽ rất lạnh. Vị thủ lĩnh


bèn khuyên bộ lạc trữ thêm nhiều củi


nữa.


Vài tuần sau, vị thủ lĩnh quyết định


hỏi lại Nha Khí tượng. "Các vị vẫn dự





đoán mùa đông sẽ lạnh đấy chứ?"


"Chắc đấy," Nha Khí tượng trả lời.


"Có vẻ sẽ là một mùa đông rất lạnh."


Thủ lĩnh bèn khuyên bộ lạc tích cả đến


từng mảnh củi vụn mà họ kiếm được.


Vài tuần sau, thủ lĩnh gọi điện cho


Nha Khí tượng, hỏi tới đây mùa đông sẽ


thế nào. Nha Khí tượng nói, "Chúng tôi


dự báo sẽ là một mùa đông lạnh nhất từ


trước đến nay."


"Thật ư?" vị thủ lĩnh kêu lên. "Làm


sao các ông biết chắc thế?"


Nha Khí tượng đáp: "Người Anh-





điêng đang đi kiếm củi như điên!"



Vậy là luận cứ để vị thủ lĩnh cần tích


trữ thêm nhiều củi té ra chính là việc ông


đang cho tích trữ củi. May sao, ông ấy


đang dùng cưa máy.



NGỤY BIỆN DỰA VÀO TÔN


TRỌNG THẨM QUYỀN


ARGUMENTUM AD


VERECUNDIAM.



Lập luận dựa vào tôn trọng thẩm


quyền là một trong những kiểu lập luận





ưa thích của những người có chức tước.


Viện dẫn thẩm quyền để hỗ trợ lập luận


tự thân không phải là một ngụy biện


logic; ý kiến chuyên gia là luận cứ chính


đáng, bên cạnh những luận cứ khác. Cái


sai ở đây là ta dùng sự tôn trọng thẩm


quyền như khẳng định duy nhất cho ý


kiến của mình, bất chấp các luận cứ có


tính thuyết phục khẳng định điều ngược


lại.



Ted gặp bạn mình lal Al, kêu lên, "Al!


tớ nghe nói cậu đã chết!"


"Làm gì có chuyện đó," Al bật cười





đáp. "Cậu thấy đấy, tớ đang sống nhăn


răng."


"Không thể thế được!" Ted lẩm bẩm.


"Người nói với tớ điều đó đáng tin hơn


cậu nhiều."



Lập luận dựa vào thẩm quyền luôn


gắn vói nhân vật được ai đó xem là có


thẩm quyền chính đáng.



Một người bước vào tiệm bán vật


nuôi hỏi xem vẹt. Chủ tiệm cho anh ta


xem hai con vẹt đẹp nhất trong gian hàng.


"Con này 5.000 đô la còn con kia 10.000





đô la", ông ta nói.


"Chà!" người kia nói. "Con 5.000 đô


la biết làm gì?"


"Con vẹt này có thể hát mọi khúc aria


do Mozart sáng tác," chủ tiệm nói.


"Còn con kia?"


"Nó hát được cả chùm Opera Ring


của Wagner. Còn con nữa ở trong kia giá


30.000 đô la."


"Ôi trời! Nó làm được gì?"


"Tôi chưa nghe nó hát cái gì bao giờ,


nhưng hai con kia gọi nó là 'Đại sư'.






Theo các ý kiến có thẩm quyền của


chúng tôi, có một số bậc thẩm quyền có


uy tín hơn những bậc thẩm quyền khác;


nhưng rắc rối nảy ra khi người đối thoại


với bạn không chấp nhận những uy tín ấy.


Ta hãy xem câu chuyện từ kinh Talmud


của người Babylon hồi thế kỷ 1 dưới


đây.



Bốn vị giáo sĩ thường xuyên tranh cãi


về thần học, nhưng có ba vị luôn hùa


nhau chống lại một vị. Một hôm, ông


giáo sĩ lẻ loi, sau khi lại một lần nữa


thua do ba chọi một, quyết định cầu đến





một bậc thẩm quyền cao hơn.


"Lạy Chúa!" ông kêu lên. "Trong thâm


tâm con biết rằng con đúng và họ sai!


Xin Chúa cho con một dấu hiệu để chứng


minh điều đó với họ!"


Hôm đó là một ngày nắng đẹp. Giáo


sĩ vừa cầu nguyện xong, lập tức có ngay


một đám mây dông lướt qua bầu trời trên


đầu bốn người. Một tiếng sấm nổ rền, và


đám mây tan biến. "Một dấu hiệu từ


Chúa! Thấy chưa, tôi đúng, tôi biết mà!"


Nhưng ba người kia không đổng ý, họ lý


sự rằng mây dông vẫn thường hình thành


vào những ngày nóng nực.





Vì vậy, giáo sĩ kia lại cầu nguyện lần


nữa. "Lạy Chúa, con cần một dấu hiệu


lớn hơn để chứng tỏ rằng con đúng và họ


sai. Vậy con cầu xin Chúa cho con một


dấu hiệu lớn hơn!"


Lần này, bốn đám mây dông xuất hiện,


lao thẳng vào nhau để hình thành một


đám mây lớn, rồi một tia sét giáng xuống


cái cây trên ngọn đồi gần đó.


"Tôi đã bảo các ông là tôi đúng mà!"


ông giáo sĩ kêu lên, nhưng các bạn ông


khăng khăng nói rằng mọi hiện tượng xảy


ra không thể giải thích được bằng nguyên


nhân tự nhiên.





Vị giáo sĩ kia đang chuẩn bị cầu xin


một dấu hiệu rất, rất lớn, nhưng mới vừa


thốt lên "Lạy Chúa..." thì bầu trời bỗng


đen kịt, mặt đất rung chuyển, rồi một


giọng nói vang dội phán xuống,


"ÔÔÔÔÔÔÔÔNG ẤY Đ Ú Ú Ú Ú NG!"


Vị giáo sĩ chống tay ngang hông, quay


lại ba người kia và nói, "Được chưa?"


"Thế thì," một trong ba giáo sĩ còn lại


nhún vai, "bây giờ là ba chọi hai."



NGHỊCH LÝ ZENO



Nghịch lý là đoạn lập luận tưởng như





hợp lý dựa trên những giả định có vẻ


đúng nhưng dẫn đến một kết luận mâu


thuẫn hoặc sai bét. Nói khác đi một chút


thì ý trên có thể dùng để định nghĩa cho


truyện cười - hoặc ít ra là cho hầu hết


các truyện cười trong cuốn sách này. Có


gì đó thật phi lý khi những lập luận đúng


lại biến ra sai một cách có logic; và điều


phi lý thì thường gây cười. Nếu cùng lúc


giữ hai ý tưởng đối chọi nhau trong đầu,


óc bạn sẽ choáng váng. Nhưng quan


trọng nhất là, bạn có thể kể một nghịch lý


lắt léo trong bữa tiệc và đem lại tiếng


cười vui cho mọi người.





Về truyện cười liên quan đến hai ý


tưởng mâu thuẫn, Zeno thành Elea là bậc


thầy. Bạn hẳn đã nghe câu chuyện của


ông về cuộc chạy đua giữa Achilles và


con rùa? Achilles vốn chạy nhanh hơn


con rùa, nên con rùa được chấp cho xuất


phát sớm hơn nhiều. Khi nghe tiếng súng


lệnh, hay như người ta nói vào thế kỷ


năm trước Công nguyên, khi ngọn lao


phóng ra, mục tiêu đầu tiên của Achilles


là đến được điểm xuất phát của rùa. Tất


nhiên, lúc đó thì con rùa đã đi được một


đoạn đường ngắn rồi, cho nên bây giờ


Achilles phải đến được điểm


đó


. Nhưng





lúc chàng đến đó, con rùa đã lại rời đi


rồi. Dù Achilles đến được điểm mà rùa


đã tới trước đó bao nhiêu lần, thậm chí


vô hạn lần, Achilles cũng không bao giờ


bắt kịp được con rùa, mặc dù chàng đã


đến cực gần. Tất cả những gì mà con rùa


cần làm để thắng cuộc đua là không dừng


lại.


Phải, Zeno không phải là Leno (


James


Douglas Muir "Jay" Leno, người dẫn chương


trình và là diễn viên hài nổi tiếng người Mỹ


),


nhưng ở thế kỷ năm trước Công nguyên,


ông là một triết gia không tồi. Và giống


như một diễn viên tấu hài nổi tiếng của


thời ấy, Zeno có thể nói, "Truyện thế này





tôi có cả triệu." Thực ra tất cả chỉ có


bốn truyện. Một truyện khác là nghịch lý


đường đua của ông. Để chạy đến cuối


đường đua, người chạy trước hết phải


hoàn thành vô số quãng đường. Anh ta


phải chạy đến điểm giữa, rồi phải chạy


đến điểm giữa của khoảng cách còn lại,


rồi điểm giữa của khoảng cách vẫn còn


lại, v.v. và v.v. Nói theo lý thuyết, vì anh


ta phải chạy đến các điểm giữa vô hạn


lần, anh ta sẽ không bao giờ đến được


cuối đường. Nhưng tất nhiên [thực tế


thì], anh ta đến được. Ngay cả Zeno cũng


có thể thấy điều đó.


Còn đây là một truyện hài cũ như thể


do chính Zeno nghĩ ra:






Người bán hàng: "Thưa bà, cái máy


hút bụi này sẽ khiến công việc của bà


vơi đi một nửa."


Bà khách: "Hay quá! Lấy cho tôi hai


cái."



Trong câu chuyện này có một điều lạ


lùng. Nghịch lý đường đua đi ngược với


lẽ thường, ngay cả khi không thể chỉ ra


nó sai ở đâu, chúng ta vẫn tin rằng có


cái


gì đó


sai. Trong truyện cười về máy hút


bụi, cách lập luận của Zeno lại không hề


nghịch lý. Nếu mục đích của bà khách là


hoàn thành công việc mà không hề tốn dù





chỉ một chút thời gian, thì không có số


lượng máy hút bụi tiết kiệm thời gian nào


(và người sử dụng chúng đồng thời với


bà) có thế đáp ứng. Bật hai máy hút bụi


chỉ có thể giảm thời gian làm sạch thảm


đi ba phần tư; chạy ba cái, giảm được


năm phần sáu; và tiếp tục như thế, khi số


lượng máy hút bụi tăng đến vô hạn.



NGHỊCH LÝ LOGIC VÀ NGHỊCH


LÝ NGỮ NGHĨA



Gốc của toàn bộ các nghịch lý logic


và nghịch lý ngữ nghĩa là nghịch lý





Russell - gọi theo tên tác giả của nó, triết


gia Anh thế kỷ hai mươi - Bertrand


Russell. Nghịch lý đó thế này: "Liệu tập


hợp của tất cả các tập hợp không phải là


phần tử của chính chúng có phải là phần


tử của chính nó?" Điều này thật gây sốc -


đúng thế, nếu bạn tình cờ có bằng cấp


cao về toán học. Nhưng hẵng khoan. Thật


may, hai nhà logic học khác của thế kỷ


hai mươi là Grelling và Nelson đã xuất


hiện, với phiên bản dễ tiếp cận hơn của


nghịch lý Russell. Nghịch lý ngữ nghĩa


này xét khái niệm của các từ có ý nghĩa


với chính bản thân chúng.





Nghịch lý ngữ nghĩa còn được gọi là Nghịch


lý Grelling, hay Nghịch lý Nelson, hoặc Nghịch


lý heterological: Nếu nó là vậy, thì nó không


vậy; còn nếu nó không vậy, thì nó là vậy. Tiến sĩ


Kurt Grelling (1886-1942) là một nhà toán học


Đức từng có nhiều công trình chung với triết


gia người Đức Leonard Nelson (1882-1927).


Về cuối đời hai người tuyệt giao do nhiều bất


đồng "không thay đổi" được, trong đó có bất


đồng chính trị.


Thử tìm hiểu tiếp: có hai loại từ, một


loại tự nó mô tả nó (từ tự tả -


autological), còn loại kia không tự nó mô


tả được nó (từ không tự tả -


heterological). Ví dụ, các từ như "ngắn"





(bản thân nó ngẳn), hoặc "dài ngoẵng"


(bản thân vốn dài, nhiều âm tiết) là


autological. Còn "dài" (chỉ có một âm


tiết) là heterological. Vậy từ


heterological phải chăng là


heterological? Nếu nó không là vậy, thì


nó không vậy; còn nếu nó không là vậy,


thì nó là vậy. Ha! Ha!


Các bạn vẫn chưa cười được? Vậy


thì, đây là một trường hợp khác, khái


niệm triết học được chuyển dịch sang


truyện cười để trở nên sáng tỏ hơn:



Một thị trấn nọ chỉ có một bác phó





cạo duy nhất - nhân tiện nói thêm, bác ta


là đàn ông - cạo mặt cho tất cả đàn ông


trong thị trấn, và chỉ cạo cho những


người đàn ông nào không tự cạo mặt.


Vậy bác phó cạo có tự cạo mặt cho mình


không?


Nếu bác ta có (tự cạo mặt) thì không.


Nếu bác ta không (tự cạo mặt) thì có.



Đó là một nghịch lý Russell mà bạn


có thể kể khi dự tiệc.


Chúng tôi không thường vào thăm nhà


vệ sinh nữ, nên không biết trong đó xảy


ra những gì, nhưng chúng tôi biết chắc





rằng các độc giả nam giới đã quá quen


thuộc với những nghịch lý nguệch ngoạc


trên tường các ngăn vệ sinh nam, nhất là


trong các khu đại học. Chúng là những


nghịch lý logic ngữ nghĩa kiểu Russell


và Grelling - Nelson, nhưng ngắn gọn


hơn. Các bạn còn nhớ những nghịch lý


đó không? Có nhớ bạn đã bắt gặp chúng


ở đâu không?



"Câu này sai." Nó đúng hay sai?



Hay:






Một người cố gắng để thất bại và đã


thành công, vậy anh ta đã thất bại hay


thành công?



Chỉ để cho vui, lần tới, nếu vào nhà


vệ sinh, bạn hãy viết lên tường: "Từ


'không tự tả' thuộc loại từ


tự tả


hay từ


không tự tả


?" Một chuyện hay đáng để


làm đấy.


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: