PPNCKH
Kể từ năm 2007 đến nay, Trung Quốc thể hiện tham vọng bành trướng lãnh hải bằng những va chạm liên quan đến xác lập và bảo vệ chủ quyền ở biển Đông,theo đuổi lợi ích về mặt kinh tế theo kế hoạch phát triển kinh tế“5 năm lần thứ 12”(2011-2015):”exploit and utilise marine resources rationally,and to actively develop the marine oil and gas,marine transport,marine fishing ,and coastal travel industries” , tranh cãi gay gắt ở những diễn đàn khu vực như ở hội nghị ARF lần thứ 17 tại Hà Nội.
Những động thái của Trung Quốc nhằm mở rộng lãnh hải ở biển Đông từ năm 2007 đến 2012 gồm: 3/7/2007, Quốc Vụ Viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để trực tiếp quản lý ba quần đảo: Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa),gây ra hàng loạt vụ biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam .Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thông qua hàng loạt văn bản pháp lý nhằm kiện toàn bộ máy nhà nước quản lý về biển, hải đảo như Cương yếu phát triển hải dương với Tầm nhìn 2020 (tháng 6/2010), Kế hoạch xây dựng khu kinh tế Quảng Tây, Chương trình hỗ trợ công dân sử dụng các đảo không người nhằm vào Trường Sa và Hoàng Sa).Năm 2011, các tàu tuần tra của Trung Quốc đã quấy nhiễu các tàu khai thác dầu của Việt Nam và Philippines gần quần đảo Trường Sa. Năm 2011, Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough sau một cuộc đối đầu với Philippines, nước cũng đưa ra tuyên bố chủ quyền. Tháng 11/2012, Trung Quốc cho in đường lưỡi bò lên mẫu hộ chiếu phổ thông điện tử mới cấp cho công dân nước này.Động thái trên cho thấy Bắc Kinh từng bước nội luật hóa, tăng cường ý thức của người dân về yêu sách đường lưỡi bò không có cơ sở pháp lý.
Năm 2014,Trung Quốc tăng cường khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác. 5/2014,Trung Quốc hạ giàn khoan Hải Dương 981 một cách phi pháp ở vùng biển chủ quyền Việt Nam.Trung Quốc tiến hành xây dựng đảo nhân tạo trên các đảo hiện đang có tranh chấp ở biển Đông.
Từ năm 2015 , sau hàng loạt những động thái cứng rắn của Trung Quốc nhằm mở rộng lãnh hải, Trung Quốc chuyển mục tiêu chiến lược sang tổ chức tư vấn chiến thuật nhằm đưa ra lý lẽ học thuật giải thích cho sự quyết đoán được ủng hộ một cách mơ hồ của Trung Quốc rằng phần lớn vùng biển có ý nghĩa sống còn về mặt chiến lược này đều nằm bên trong lãnh thổ của họ – bất chấp những tuyên bố chủ quyền đối lập của các nước Đông Nam Á.21/9/2017,trang mạng FreeBeacon (Mỹ) đưa tin Trung Quốc đã đưa ra quan điểm về yêu sách chủ quyền đối với “Tứ Sa” thông qua một số lập luận pháp lý thay thế cho yêu sách “đường đứt đoạn” trong một đối thoại kín giữa quan chức Trung Quốc và Mỹ về luật pháp quốc tế cuối tháng 8/2017. Theo báo chí Mỹ đưa tin, Phó Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Tân Dân đã đưa ra khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với “Tứ Sa” bao gồm bốn nhóm đảo: Đông Sa (Pratas), Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) và Trung Sa (Macclesfield); đồng thời, cũng đòi hỏi quyền được hưởng vùng biển rộng lớn (gần như toàn bộ Biển Đông) xung quanh bốn khu vực quần đảo này.
Đâu là những nguyên nhân cho hàng loạt những động thái bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông? Biện pháp để Mỹ và các nước đồng minh như Nhật Bản kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc ở biển Đông?
Có 3 nguyên nhân cơ bản vì sao Trung Quốc bành trướng ở biển Đông.
Thứ nhất,biển Đông là khu vực địa chiến lược và có tiềm năng phát triển kinh tế..Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á nên thương mại và vận chuyển hàng hải rất phát triển ở khu vực này.Biển đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên biển phong phú, một trong 5 bồn trũng chứa dầu khí nhiều nhất thế giới đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tề của các nước trong khu vực.Vì thế,Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn cả của châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ.
Thứ hai, việc Trung Quốc bành trướng trên biển Đông ngoài vấn đề chính sách đối ngoại của Trung Quốc.Đối với nhiều người dân Trung Quốc, phần lớn vùng biển tự nhiên và do con người kiến tạo ở biển đông là 1 phần của tỉnh Hải Nam(Trung quốc) và nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyển Trung Quốc.
Thứ ba, Trung Quốc viện cớ cho những động thái trên biển đông xuất phát từ những nỗi sợ của họ.Đầu tiên, họ sợ các cường quốc phương tây xâm chiếm nước họ trên những con tàu trên biển Nam Trung Hoa( biển Đông) như thế kỷ 19. Tuy nhiên hoàn cảnh của thế kỷ 21 khác với thế kỷ 19.Nước Mỹ không có ý định tấn công Trung Quốc bằng đường biển, đường bộ, hoặc trên không, và Bắc Kinh biết điều đó.Thứ hai,Trung Quốc sợ Hoa Kỳ can thiệp vào chính sách đối nội và đối ngoại của họ.Điều mà Mỹ muốn là Trung Quốc có thể tham gia, hợp tác xây dựng và phát triển nền kinh tế chính trị toàn cầu. Vậy, tại sao Trung Quốc muốn quân sự hóa biển Đông chống lại quân đội Mỹ?
Vậy phải làm thế nào để có thể kiềm chế được Trung Quốc ở Biển Đông? Mỹ cần thực hiện một chiến lược “Phản ứng Linh hoạt” với mục tiêu lớn nhất là hạn chế và vô hiệu hoá các nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng lãnh thổ và cán cân quyền lực ở Biển Đông bằng cách buộc nước này phải trả giá cho mọi hành động thiếu xây dựng và gây leo thang căng thẳng. Chiến lược này có bốn đặc điểm chính: kịp thời, độc lập, chọn lọc và tương xứng.
Thứ nhất là, kịp thời: Mỹ cần trả đũa kịp thời sau khi Trung Quốc có hành động leo thang căng thẳng để gửi đi tín hiệu rằng Trung Quốc sẽ phải trả giá cho bất kì hành động nào không mang tính chất xây dựng, dù lớn dù nhỏ. Ví dụ thực tế là chỉ hai ngày sau khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thiết lập ADIZ trên vùng biển Hoa Đông, Mỹ đã lặp tức đưa hai “pháo đài bay” B-52 bay qua để gửi đi tín hiệu rằng mình không công nhận ADIZ của Trung Quốc. Việc buộc Trung Quốc phải trả giá ngay lập tức cho tất cả các hành động thiếu tính xây dựng ở Biển Đông sẽ thuyết phục các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh rằng những bước đi gây leo thang căng thẳng của họ sẽ “lợi bất cập hại”.
Thứ hai là, độc lập: biện pháp trả đũa phải được thực hiện một cách độc lập, tức mỗi đòn trả đũa đều phải là một hành động cụ thể và đủ đơn giản để Mỹ có thể triển khai tức thì. Ví dụ cụ thể của một hành động trả đũa độc lập là việc Mỹ đưa tàu khu trục USS Lassen đi qua vùng 12 hải lý để thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông vào cuối năm 2015. Một đòn trả đũa sẽ độc lập nếu nó không cần phải được triển khai cùng lúc với nhiều biện pháp khác và không cần sự đồng ý hay phối hợp của các bên khác.
Thứ ba là, chọn lọc: đòn trả đũa phải nhắm vào các mục tiêu cụ thể để nhắm vào. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng bởi chọn lọc mục tiêu sẽ giảm thiểu rủi ro Trung Quốc leo thang qua việc đáp trả bằng các đòn trừng phạt ở quy mô lớn. Điều này cũng sẽ giúp xây dựng tính chính đáng cho chính sách kiềm chế của Mỹ bởi các đòn trả đũa hoàn toàn chỉ nhắm vào các đối tượng trực tiếp tham dự vào các hành động nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông. Ví dụ như thay vì bao vây cấm vận Trung Quốc, Mỹ nên ngăn chặn các hành động cải tạo và bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc thông qua việc trừng phạt các cá nhân và công ty có liên quan đến hành động này. Trong trường hợp này, Mỹ phải nhắm vào công ty nạo vét thuộc Tập đoàn Giao thông và Xây dựng Trung Quốc (CCCC). Đồng thời Mỹ có thể cấm đi lại và phong toả tài sản ở nước ngoài của các quan chức Trung Quốc có liên quan đến các hành động cải tạo và bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông. Hơn nữa, việc nhắm vào các công ty có thể sẽ tránh cho Mỹ phải đối đầu trực tiếp với chính phủ Trung Quốc.
Cuối cùng là, tương xứng: độ mạnh của đòn trả đũa phải tương xứng với hành động khiêu khích của Trung Quốc. Yếu tố này sẽ giúp giảm thiểu khả năng leo thang xung đột giữa hai bên, tránh xảy ra chiến tranh chính quy ở diện rộng. Hơn nữa, việc phản ứng một cách tương xứng như vậy sẽ giúp người Trung Quốc hiểu rằng họ mới là người quyết định xem Trung Quốc sẽ phải trả cái giá lớn đến mức nào cho các hành động của mình. Nói cách khác, Bắc Kinh cư xử càng thô bạo thì đòn trả đũa càng cứng rắn, Trung Quốc càng mềm mỏng thì đòn trả đũa càng nhẹ nhàng.
Động thái bành trướng lãnh hải của Trung Quốc ở biển Đông đã và đang làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia khác ở biển Đông. Dù nguyên nhân chủ quan và khách quan của động thái này là gì cũng không thể phủ định được sự thật này. Vì thế trong thời kỳ toàn cầu hóa,hội nhập và phát triển, các quốc gia khác trong đó có Mỹ cần hợp tác để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc ở biển Đông.Ngoài ra, Trung Quốc và các quốc gia trên khu vực biển Đông cần ngồi lại đàm phán để tránh những xung đột, đối đầu trực tiếp căng thẳng trên biển Đông.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top