MNCs
Lịch sử hình thành đầu tư quốc tế bắt nguồn từ việc di chuyển vốn giữa các trung tâm thương mại của các vương quốc phong kiến vào thế kỷ XVI, XVII bởi các thương nhân Anh, Hà lan, Italy. Đến thời kỳ chủ nghiã thực dân, đầu tư bắt đầu mở ra ngoài Châu Âu và đổ vào các nước thuộc địa dưới cái tên ‘ xuất khẩu tư bản”. Sang thế kỷ XX, dần dần cùng với sự phát triển của kinh tê xã hội, hoạt động đầu tư cũng đã có nhiều biến đổi, không còn bó hẹp trong khuôn khổ giữa các nước chính quốc với các nước thuộc địa, có sự gia tăng cả về quy mô, lĩnh vực và địa bàn đầu tư. Sự xuất hiện và phát triển của các công ty đa quốc gia đã tạo ra nhiều thay đổi trong quan hệ kinh tế chính trị quốc tế.
Vậy công ty đa quốc gia là gì? Các công ty đa quốc gia là các công ty tiến hành các hoạt động sản xuất ở hai hay nhiều quốc gia trở lên. Các công ty này đặt trụ sở chính ở quốc gia gốc và mở rộng ra nước ngoài bằng cách đầu tư trực tiếp bằng việc đầu tư mới ( nhà đầu tư nước ngoài tiến hành xây dựng các cơ sở kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài hoặc mở rộng cơ sở kinh doanh hiện có) hoặc bằng hình thức mua lại và sát nhập. Điển hình, Ford thiết lập nhà máy sản xuất xe hơi ở Mexico, Citibank đặt văn phòng chi nhánh ở London để cung cấp dịch vụ tài chính. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, phần lớn các công ty đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên ví dụ như công ty sản xuất dầu Shell. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các công ty đa quốc gia về sản xuất và chế tạo sản phẩm như GM, Ford, Siemens, Sony hay Phillip Electronics thống trị FDI. Dần dần, làn sóng phát triển mới nhất và nhanh nhất của các công ty đa quốc gia là trong lĩnh vực dịch vụ, với các công ty như Citibank và Nomura Securities.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty đa quốc gia đến từ các quốc gia giàu và phát triển đến các quốc gia nghèo và đang phát triển là quan niệm sai lầm của nhiều người. Nhưng thực tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra giữa các nước phát triển với nhau. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai các nước phát triển không chỉ là nước chủ nhà (nước đi đầu tư) của trên 95% dòng chảy FDI mà còn là những nước tiếp nhận của trên 80% dòng vốn này. Kể từ năm 1985, chỉ 5 quốc gia giàu (Mĩ, Anh, Đức, Nhật và Pháp) là nước chủ nhà của khoảng 70% và là nước tiếp nhận của 57% FDI toàn cầu.
Điều đó đặt ra câu hỏi” Tại sao các công ty đầu tư ra nước ngoài?” Một, lợi thế cạnh tranh riêng của từng công ty buộc các công ty phải đầu tư ra nước ngoài.Các công ty đa quốc gia thường rất lớn và có năng lực thị trường. Họ có thể thu xếp được nguồn vốn tài chính tương đối dễ dàng và với các điều kiện cho vay thuận lợi. Hơn nữa, họ thường là người dẫn đầu về kĩ thuật công nghệ và chiến lược marketing trong ngành nghề của mình. Giống như tập đoàn Xerox, họ cũng có thể là người đi tiên phong về một sản phẩm đặc biệt nào đó, hay như Toyota, đã phát triển một hệ thống sản xuất có năng suất cao. Hay họ cũng có thể có năng lực marketing rất lớn nhờ có thương hiệu, như Coca-Cola, McDonald’s, hay Hilton Hotels. Những thuận lợi này làm cho các công ty có thể cạnh tranh một cách thành công ở nước ngoài. Hai, các quốc gia đầu tư ra nước ngoài vì lợi thế về vị trí địa lý. Khi các công ty đa quốc gia đóng ở nước ngoài, họ có thể thu được nhiều thông tin tốt hơn về các thay đổi trong thị hiếu khách hàng và có thể đáp ứng những thay đổi đó một cách nhanh nhạy hơn. Ngoài ra họ cũng tránh được các chi phí vận chuyển hàng hóa xuất khẩu qua khoảng cách xa và có thể tận dụng được giá lao động rẻ, tương đương với đối thủ của họ tại thị trường nước ngoài đó. Một vài chính phủ còn thắt chặt hàng rào nhập khẩu nhằm trợ giúp cho các nhà sản xuất trong nước. Chính vì vậy, lách qua các rào cản thương mại trở thành một lí do khác rất quan trọng khiến các công ty quyết định đặt cơ sở của mình tại nước ngoài, qua đó có thể loại trừ được những bất lợi như vậy. Một ví dụ trong số đó là Nissan và Honda khi họ mở rộng các chi nhánh sản xuất tại Anh, qua đó có thể vượt qua được rào cản hạn ngạch của Ý và Pháp áp dụng đối với việc nhập khẩu xe hơi Nhật Bản. Với việc sản xuất tại Anh, một quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu, những công ty này có thể tránh được những hạn chế nêu trên. Ba là, thuyết vòng đời sản phẩm cũng là một trong những lý do chính tại sao các công ty tăng cường vốn đầu tư nước ngoài. tại thời điểm ra đời của một sản phẩm mới, các công ty phải đối mặt với ít đối thủ cạnh tranh và sẽ có xu hướng đặt tất cả cơ sở sản xuất gần với khách hàng cũng như trung tâm nghiên cứu và phát triển của mình.Khi sản phẩm ra đời đã lâu, quy trình sản xuất đã trở nên quen thuộc và dễ bắt chước hơn, các đối thủ cạnh tranh sẽ dễ dàng bắt chước và ảnh hưởng doanh số công ty. Khi sản phẩm bước vào thời kỳ bão hòa, các công ty buộc phải đem sản phẩm và thiết lập các cơ sở sản xuất tại nước ngoài để bắt đầu chu kỳ sống mới của sản phẩm.
Trong thập niên 1960 và 1970, khi sự bùng nổ mạnh mẽ về số lượng và sự bành trướng phạm vi hoạt động trên toàn cầu của các công ty đa quốc gia được công chúng và giới học thuật để ý tới, đã xuất hiện rất nhiều chỉ trích gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm mà các công ty đa quốc gia gây ra đối với chủ quyền của các quốc gia và an sinh cũng như sự ổn định của công nhân sống trên toàn cầu. Ngày nay, sau vài thập kỉ, khi các công ty đa quốc gia trở thành một bộ phận cấu thành và vững chắc của đời sống kinh tế chính trị quốc tế thì các nhà phê bình đã im hơi lặng tiếng. Các công ty đa quốc gia ngày nay trở thành “con quái vật mà ai cũng yêu thích” theo cách dùng từ của tạp chí The Economist. Các công ty đa quốc gia nên được chào đón như những lực lượng mang đến sự thay đổi tích cực và tiến bộ cho nền kinh tế chính trị quốc tế, hay chính chúng góp phần tạo nên một nền kinh tế toàn cầu tiêu cực và không công bằng? Chúng thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia nghèo, hay bóc lột và bóp méo nền kinh tế của các nước ấy? Không có câu trả lời đơn giản hay có tính thuyết phục cho những tranh cãi này. Việc đánh giá ảnh hưởng của những công ty đa quốc gia phụ thuộc vào những nhân tố hoàn cảnh như: nước nhận đầu tư là nước giàu hay nghèo; sự đầu tư này là căn bản và mang tính dài hạn, hay hời hợt và mang tính ngắn hạn; những phương án thay thế dành cho nước tiếp nhận đầu tư; và rất nhiều những nhân tố khác ta sẽ xem xét sau đây. Sự đánh giá cuối cùng còn phụ thuộc vào quan điểm và tiêu chuẩn của từng cá nhân. Nếu một người cho rằng sự phát triển của nền kinh tế quan trọng hơn hết thảy những vấn đề khác, anh ta sẽ có khuynh hướng cho rằng các công ty đa quốc gia là mấu chốt cho sự phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, nếu anh ta tin rằng việc theo đuổi một sự phát triển công bằng và ổn định (thậm chí là chậm chạp) là nên làm hơn, các công ty đa quốc gia sẽ trở thành những thế lực khoét sâu thêm bất công và sự bóc lột. Thay vì đứng về một quan điểm nhất định, chúng ta sẽ phân tích khách quan những ảnh hưởng của các công ty đa quốc gia bằng cách trình bày những yếu tố tích cực và tiêu cực đối với các quốc gia đầu tư cũng như nhận đầu tư. Để từ đó, bản thân mỗi người rút ra kết luận riêng cho mình về sự bành trướng của công ty đa quốc gia, nên hay không nên.
Tác động tích cực của các công ty đa quốc gia với các nước nhận đầu tư bao gồm: giảm áp lực cạnh tranh đối với các đối thủ cạnh tranh trong nước, tăng sức hút, doanh thu đối với thị trường hải ngoại. Ở cấp độ thế giới, các công ty đa quốc gia làm giảm chủ nghĩa dân tộc cũng như các căng thẳng quốc tế, tạo sự kết nối giữa những người lao động ở các quốc gia khác nhau trong một mạng lưới, xóa nhòa khoảng cách giữa các quốc gia,.. Các công ty đa quốc gia có tác động tiêu cực đối với nước đầu tư. Việc outsource vốn, công nghệ ra nước ngoài đồng thời cũng làm giảm việc làm trong nước và “ phi công nghiệp hóa” nước đi đầu tư.
Các quốc gia giàu, nghèo đều cạnh tranh nhau kêu gọi các công ty đa quốc gia đầu tư vào đất nước mình. Các công ty đa quốc gia có hai yếu tố giúp tăng vị thế, lợi thế trong quá trình đàm phán bao gồm kiểm soát nguồn lực kinh tế khan hiếm và chính yếu và khả năng di chuyển nguồn lực trên toàn cầu. Các nước phát triển điển hình Ấn Độ với cơ sở hạ tầng phát triển và hiện đại, lực lượng nhân công được đào tạo, tình hình chính trị ổn định hấp dẫn các công ty như Apple, Motorola, Dell đặt chi nhánh ở đây. Trong một “ thế giới phẳng” khi “ chúng ta kết nối các quỹ tri thức lại, thúc đẩy thương mại và hội nhập càng làm cho cái bánh toàn cầu lớn rộng hơn nhiều, phức tạp hơn nhiều. Do đó, bất cứ nước nào nuôi dưỡng được 1 lực lượng lao động gồm những người đàn ông , đàn bà ngày càng đặc biệt, chuyên dụng, hay liên tục thích nghi với việc làm có giá trị phát triển cao thì nó ngoạm được miếng của nó trong chiếc bánh to hơn” ( Thomas Friedman)
Tóm lại, các tiến bộ công nghệ về vận tải truyền thông sẽ làm cho” thế giới phẳng” và tính linh hoạt của các công ty đa quốc gia cùng cuộc chiến tranh ác liệt giữa chúng sẽ thúc đẩy chúng vươn tới tất cả các ngõ ngách của toàn cầu. Robert Reich nhìn thấy một tương lai nơi mà các công ty sẽ đánh mất bản sắc quốc gia trở thành những tổ chức toàn cầu liên kết thế giới. Raymond Vernon nhận định:” Việc làm, cán cân thanh toán và thành tựu công nghệ dưường như đang bị đe dọa khiến các chính phủ phải nỗ lực hành động để bảo vệ lợi ích quốc gia và phản ứng lại những áp lực trong nước”. Các cá nhân vẫn còn gắn chặt với chính bản sắc quốc gia của mình và chính các quốc gia dân tộc mới là người thực thi pháp luật, đánh thuế, tổ chức quân đội chứ không phải các công ty. Thực chất các quốc gia thực hiện những chính sách nhằm quốc tế hóa các công ty đa quốc gia của họ nhằm gia tăng khả năng kiểm soát của quốc gia đối với môi trường bên ngoài.
Danh mục tài liệu tham khảo:
Leon Grunberg, hiệu đính Lê Hồng Hiệp (15/10/2014). Tác động kinh tế chính trị của các công ty đa quốc gia ( nghiên cứu quốc tế. org). http://nghiencuuquocte.org/2014/10/15/cong-ty-da-quoc-gia/, truy cập ngày 29/04/2019
Thomas Friedman. Thế giới là phẳng chương 6 trang 249, Nxb trẻ, 05/2014
Definition of 'Invisible Hand, the economic times. https://economictimes.indiatimes.com/definition/invisible-hand
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top