LSNGVN
Đề bài: Quá trình đấu tranh chống đồng hóa của nhân dân Việt Nam thời kỳ Bắc Thuộc
Năm 179 TCN, Triệu Đà thôn tính Âu Lạc, sát nhập Âu Lạc vào Nam Việt, mở đầu cho triều đại 1000 năm Bắc thuộc. Trong suốt một ngàn năm các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta, chúng tìm mọi cách bám chặt lấy đất nước ta. Chúng luôn luôn đưa thêm quân, dồn nhiều dân sang nước ta,mưu đồ biến nước ta thành lãnh thổ của chúng, biến nhân dân ta thành nô lệ. Chúng áp dụng chính sách chia để trị, xóa bỏ tên nước, chia nước ta thành nhiều quận, huyện, ghép thành một bộ phận lãnh thổ của chúng. Chúng đặt một hệ thống quan lại và binh lính dày đặc khắp đất nước để đàn áp, bóc lột nhân dân ta. Nhưng nguy hiểm và thâm độc nhất là chính sách di dân và đồng hóa của chính quyền thống trị thực hiện từ đời nọ truyền đời kia trên đất nước ta. Nhưng như tre mọc thẳng, nhân dân ta” không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Vì thế, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan,... đã diễn ra trong suốt một ngàn năm bị phương Bắc đô hộ dài dai dẳng. Nhiều cuộc đấu tranh chống đồng hóa của nhân dân đã diễn ra để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Dân tộc Việt Nam có khả năng tiếp biên văn hóa một cách mạnh mẽ. Tiếp biến văn hóa là một quá trình biến đổi kép về văn hóa và tâm lý xảy ra do kết quả của sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều nhóm văn hóa và những cá nhân thành viên của nhiều nhóm văn hóa đó. Chính sự tiếp biến văn hóa mạnh mẽ ấy đã làm nhân dân ta không bị ảnh hưởng đậm sâu của “ chính sách nô dịch về văn hóa, tư tưởng và sự áp bức nhiều mặt trong đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta”.
Các triều đại phong kiến phương Bắc ấy muốn ta nói tiếng của chúng, viết chữ của chúng để xóa bỏ sự tồn tại của dân tộc Việt trên con đường phát triển của lịch sử loài người. Có thể thấy được rằng, đồng hóa ngôn ngữ là công cụ đồng hóa văn hóa thông dụng nhất, quan trọng nhất, hiệu quả nhất. Một dân tộc bị mất tiếng nói mẹ đẻ của mình và phải nói tiếng của một dân tộc khác thì không còn giữ được bản sắc dân tộc nữa. Hiểu được rằng “ Tiếng ta còn thì nước ta còn”, nhân dân ta trong suốt một ngàn năm Bắc Thuộc đã có những cách riêng để bảo tồn tiếng Việt bên cạnh tiếp nhận và biến đổi sự đa dạng của tiếng Hán thành tiếng Việt. Để hiểu được quá trình bảo tồn tiếng nói của cha ông ta, ta phải hiểu tường tận về nguồn gốc cũng như lịch sử phát triển của tiếng Việt.Tiếng Việt(thuộc họ ngôn ngữ Nam Á) có lịch sử phát triển lâu đời cùng với nền văn minh lúa nước, phát triển thêm một bước dưới thời Văn Lang - Âu Lạc, tiếng Việt đương thời đã có kho từ vựng phong phú và những hình thức diễn đạt uyển chuyển, đáp ứng yêu cầu giao tiếp xã hội.Trong nhiều thiên niên kỉ, qua sự tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ thuộc các họ ngôn ngữ khác, họ ngôn ngữ Nam Á đã phân chia thành một số dòng, trong đó có dòng Môn - Khmer. Hai ngôn ngữ Môn và Khmer được lấy làm tên gọi cho dòng vì đó là hai ngôn ngữ sớm có chữ viết; những dân tộc nói hai ngôn ngữ này đã xây dựng nên những nền văn hóa khá phát triển. Từ dòng Môn - Khmer đã tách ra tiếng Việt Mường chung (tiếng Việt cổ) và cuối cùng tách ra thành tiếng Việt và tiếng Mường. Khi đối chiếu tiếng Việt với tiếng Mường, có thể thấy sự tương ứng về ngữ âm, ngữ nghĩa của nhiều từ.Tiếng Việt, với nguồn gốc Nam Á, có nhiều đặc trưng khác tiếng Hán, tuy nhiên, trong quá trình tiếp xúc, để tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tiếng Việt đã vay mượn rất nhiều từ ngữ Hán. Chiều hướng chủ đạo của việc vay mượn này là Việt hóa về mặt âm đọc, ý nghĩa và phạm vi sử dụng. Với hướng Việt hóa âm đọc của chữ Hán, qua nhiều thế kỉ, người Việt đã xác lập được cách đọc chữ Hán riêng biệt, gọi là cách đọc Hán Việt (hoặc âm Hán Việt của chữ Hán). Từ ngữ Hán được vay mượn bằng nhiều cách như rút gọn, đảo lại vị trí các yếu tố, đổi yếu tố (trong các từ ghép), đổi nghĩa hoặc thu hẹp, mở rộng nghĩa... Nhiều từ Hán được dùng như yếu tố tạo từ để tạo ra nhiều từ ghép chỉ thông dụng trong tiếng Việt.Đọc chữ Hán bằng tiếng Việt: Một sáng tạo xuất sắc của tổ tiên ta.Có thể suy ra: Việt Nam thời xưa không có chữ viết (hoặc đã có chữ Việt cổ nhưng chưa hoàn thiện, chưa diễn tả được các khái niệm trừu tượng), vì thế khi tiếp xúc với chữ Hán, tầng lớp tinh hoa của tổ tiên ta đã nhận thấy đây là một phương tiện cực kỳ hữu ích dùng để truyền thông tin được xa và lâu, không bị hạn chế về khoảng cách và thời gian như cách truyền thông tin bằng tiếng nói, do đó họ đã sớm nghĩ tới việc mượn thứ chữ này làm chữ viết của dân tộc ta.Muốn vậy dân ta phải biết chữ Hán, một thứ ngoại ngữ. Làm cho dân chúng học và dùng được một ngoại ngữ là việc hoàn toàn bất khả thi ở thời ấy. Hơn nữa chữ Hán cổ khó đọc (vì không biểu âm), khó viết (vì có nhiều nét và cấu tạo phức tạp), khó nhớ (vì có quá nhiều chữ), thuộc loại chữ khó học nhất trên thế giới.Muốn vậy, mỗi chữ Hán được tổ tiên ta quy ước đọc bằng một (hoặc vài, tùy chữ Hán gốc) âm tiếng Việt xác định có gốc là âm chữ Hán — ngày nay gọi là âm Hán-Việt, nghĩa là mỗi chữ Hán đều được đặt cho một (hoặc vài) cái tên tiếng Việt xác định, gọi là từ Hán-Việt.Thí dụ chữ 水 được đặt tên là chữ Thủy, âm đọc thủy khác với âm đọc shuẩy của người Hán. Chữ 色, tiếng Hán đọc sưa, ta đọc sắc. Thủy và Sắc là từ Hán-Việt, cũng là âm Hán-Việt của 水và色.Quá trình tiến hành Việt Nam hóa phần ngữ âm của chữ Hán kéo dài trong hàng nghìn năm, là một thành tựu văn hóa vĩ đại. Có thể phỏng đoán đó là một quá trình mở, do nhiều thế hệ người Việt thực hiện, thể hiện sức sáng tạo bất tận của tổ tiên ta.
Diễn ra liên tiếp trong khoảng thời gian 1000 năm, các triều đại phong kiến phương Bắc bên cạnh ngôn ngữ thi hành chính sách ‘đồng hóa cưỡngbức’ dân ta bằng cách áp đặt văn hóa, tư tưởng, lễ nghi phong tục của người Hán lên văn hóa Việt. Tuy nhiên, người Việt vẫn kiên trì bám đất bám làng, bám chắc địa bàn sinh tụ, không từ bỏ nơi chôn rau cắt rốn , đấu tranh để sinh tồn và phát triển. Người Việt ta vẫn duy trì những nếp sinh hoạt truyền thống, những phong tục như búi tóc, xăm mình, ăn trầu, chôn người chết trong quan tài hình thuyền hay thân cây khoét rỗng, nhuộm răng đen,...
Tuy nhiên, trong quá trình áp đặt văn hóa, tư tưởng, lễ nghi phong tục của người Hán lên văn hóa Việt, cha ông ta đã có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hóa Hán và biến đổi mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Có thể thấy, quá trình giao lưu tiếp xúc văn hoá mạnh mẽ đã đưa đến sự du nhập của các luồng tư tưởng, tôn giáo lớn như Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo… Nho giáo vào Việt Nam. Thái thú Sĩ Nhiếp “có học vấn sâu rộng lại thông hiểu về chính trị” mở trường dạy học và đẩy mạnh truyền bá Nho giáo ở Luy Lâu. Ngôi trường dạy học của ông ở trong thành Luy Lâu sau này trở thành đền thờ Nam Giao học tổ (ông tổ Nho học của nước Nam). Bên cạnh Nho giáo, Đạo giáo từ Trung Quốc cũng được truyền sang khu vực Luy Lâu từ khoảng cuối thế kỷ thứ II. Đặc biệt Phật giáo được truyền bá trực tiếp vào Luy Lâu . Ngay từ khi mới vào Luy Lâu, Phật giáo đã có sự kết hợp một cách tự nhiên và hài hòa với tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa, hình thành Phật tổ Man Nương chùa Tổ (làng Mãn Xá) và Tứ pháp: Pháp Vân (chùa Bà Dâu), Pháp Vũ (chùa Bà Đậu), Pháp Lôi (chùa Bà Giàn) và Pháp Điện (chùa Bà Tướng) nay vẫn còn tại khu vực xung quanh thành Luy Lâu. Nhìn chung dù là Nho, Phật hay Đạo được truyền vào Luy Lâu bằng con đường nào, trong hoàn cảnh nào thì khuynh hướng thích nghi và hòa nhập với tín ngưỡng dân gian cổ truyền của người Việt vẫn là khuynh hướng chủ đạo. Khuynh hướng này đã tạo nên săc thái đa nguyên và hỗn hợp trong cuộc sống tôn giáo và tín ngưỡng ở Luy Lâu và ở Giao Châu. Đây cũng chính là hình ảnh thể hiện sự dung hợp và xác lập mô thức Việt - Hán. Như vậy, mặc dù phải chịu đựng ách cai trị tàn bạo và chính sách đồng hoá khốc liệt của các triều đại phong kiến phương Bắc, nhưng người Việt đã biết tiếp thu, học hỏi những yếu tố tiến bộ trong văn hoá Hán, tạo nên những chuyển biến to lớn trong nền kinh tế, xã hội, văn hoá. Lối sống và văn hoá Việt tiếp xúc lâu dài và trực tiếp với văn hoá Hán, đã diễn tiến dưới ảnh hưởng của văn hoá Hán và dần dần biến đổi từ mô hình Đông Sơn cổ truyền sang mô thức mới: Việt - Hán. Các chính quyền phong kiến phương Bắc, mặc dù đã cố gắng tìm mọi cách để đồng hoá người Việt, song về căn bản trong suốt thời Bắc thuộc vẫn không thể nào trực tiếp với tay tới và can thiệp làm biến đổi được cơ cấu xóm làng cổ truyền của người Việt. Các xóm làng dựa trên cơ sở công xã nông thôn vẫn tồn tại như thế giới riêng của người Việt, là nơi nuôi dưỡng và phát huy những tinh hoa của văn hoá truyền thống làm cơ sở cho cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hoá.
Có thể thấy được rằng trong suốt 1000 năm Bắc thuộc cha ông ta đã bền bỉ đấu tranh trên tất cả các bình diện quân sự, văn hóa,...để giành độc lập, “ kiên quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” . Quá trình ấy rất khó khăn gian khổ khi các triều đại phong kiến phương bắc đàn áp dân ta nặng nề, sưu cao thuế nặng, chính sách cai trị man rợ dã man đặc biệt là chính sách đồng hóa, di dân,..để xóa đi sự tồn tại của dân tộc Việt. Nhưng như chính Hồ Chí Minh đã từng nói :” Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Và vì thế, cha ông ta vẫn đứng lên đấu tranh chống âm mưu đồng hóa của kẻ thù để bảo vệ giống nòi, duy trì sự tồn tại của dân tộc, giữ vững bản sắc, chống sự đồng hóa với kẻ ngoại xâm, tạo điều kiện cho các phong trào giải phòng dân tộc phát triển liên tục, không ngừng nghỉ, lúc âm thầm, sâu lắng, lúc bùng lên dữ dội như các cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713-722), khởi nghĩa Phùng Hưng (791), khởi nghĩa Dương Thanh (819-820), các cuộc đấu tranh giành khôi phục quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương… và cuối cùng là cuộc trung hưng vĩ đại của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền năm 938.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top