Kinh tế quốc tế
Đề tài: Một trong những nội dung chính của hội nhập kinh tế quốc tế là chủ động tham gia vào thương mại quốc tế và thực hiện các cam kết đối với thương mại tự do. Từ sau Đổi Mới, quá trình này đã mang lại nhiều tác động tích cực đến bức tranh kinh tế của Việt Nam.
Trong giới hạn tối đa 2000 từ, bạn hãy nêu các cột mốc chính của quá trình Việt Nam từng bước tham gia vào sân chơi thương mại toàn cầu từ những năm 1990 trở lại đây. Trên cơ sở đó, phân tích các tác động của thương mại quốc tế đến kinh tế Việt Nam và nêu một số hạn chế hoặc khókhăn cần khắc phục.
Từ sau Đổi mới ( 1986), Việt Nam từng bước hội nhập vào kinh tế quốc tế bằng cách tham gia vào những tổ chức thương mại khu vực và quốc tế, thực hiện cam kết đối với thương mại tự do. Tiến trình này đã ảnh hưởng tích cực đến kinh tế Việt Nam cũng như ” tạo đà cho con tàu Việt Nam tiến ra biển lớn”. Đặc biệt, từ năm 1990 trở đi, Việt Nam đã thực hiện những “bước đi chiến lược đúng đắn và sáng suốt” để tham gia vào tiến trình hội nhập quốc tế.
Quyết định gia nhập Asean (28/7/1995) đã mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích quan trọng và thiết thực. Từ bước đệm này, Việt Nam chủ động, tự tin khẳng định vị thế trên trường kinh tế quốc tế bằng việc trở thành thành viên APEC ( 11/1998), ký kết hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ (BTA) năm 2000,gia nhập WTO năm 2007,ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 4 tháng 2 2016. Đến tháng 9 năm 2018, Việt Nam có 3 đối tác chiến lược toàn diện (Liên Bang Nga, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Cộng Hòa Ấn Độ), 16 đối tác chiến lược bao gồm Nga (2001), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Ban Nha (2009), Anh (2010), Đức và Italy (2011), Thái Lan, Indonesia, Singapore và Pháp (2013), Malaysia và Philippines (2015), Úc (2018),và 12 đối tác toàn diện gồm Nam Phi (2004), Chile, Brazil và Venezuela (2007), New Zealand (2009), Argentina (2010), Ukraine (2011), Hoa Kỳ và Đan Mạch (2013), Myanmar (2017), Canada (2017), Hungary (2018).
Việc chủ động tham gia vào thương mại quốc tế và thực hiện các cam kết đối với thương mại tự do đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Điển hình, việc tham gia ASEAN, tạo cơ hội cho Việt Nam thực hiện Khu vực Mậu dịch tự do (AFTA) vào đầu năm 2006 theo Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung(CEPT). Thông qua lộ trình này, Việt Nam và các nước ASEAN mở rộng quan hệ buôn bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ mang đến thách thức và rủi ro đối với các nước có khả năng cạnh tranh hàng hóa và dịch vụ thấp trong khu vực . Điều này thể hiện thông qua tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến khu vực ASEAN liên tục giảm qua các năm, gặp phải không ít khó khăn đặc biệt trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) . Trong những ngày đầu gia nhập,Việt Nam chưa thật sự hấp dẫn và chưa có tính cạnh tranh cao đối với các nước ASEAN. Sau những bước đi khó khăn ban đầu, chúng ta cũng đã gặt hái được không ít kinh nghiệm. Nhờ đó đã đạt được những hiệu quả tích cực trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sau khi Hiệp địnhThương mại Việt-Mỹ có hiệu lực vào năm 2001. đối với hoạt động xuất khẩu (tỷ trọng xuất khẩu đến Hoa Kỳ tăng từ 8% trong năm 2001 lên 16% trong năm 2002). Ngoài ra, Hiệp định tăng cường sự ổn định và phù hợp của môi trường pháp lý liên quan hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như hiệu lực trong quản lý nhà nước đối với việc ban hành, thực hiện và quản lý các chính sách kinh tế, tài chính và tiền tệ. Việc tham gia vào WTO đã đóng góp tích cực vào mở cửa nền kinh tế, làm cho kinh tế Việt Nam nhạy cảm hơn với các cú sốc của kinh tế thế giới như việc gia tăng bất thường gần đây trong giá nguyên liệu thô và giá hàng hóa trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên,thâm hụt thương mại của Việt Nam gia tăng nhanh chóng trong năm 2007, chủ yếu do nhập khẩu thép, phôi thép, xăng dầu, máy móc, hàng điện tử và linh kiện điện tử cho thấy mức độ phát triển công nghiệp và khả năng cạnh tranh thấp đối với hàng các sản phẩm công nghiệp nặng. Về xu hướng nhập khẩu, từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc đã gia tăng đột biến. Đối với xuất khẩu, thị trường xuất khẩu đã có sự thay đổi đáng kể từ sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Năm 2007, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, tiếp theo đó là Liên minh Châu Âu, các nước Đông Nam Á và Trung Quốc.
Tiến trình Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế gần 30 năm qua đã mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam, mở rộng quan hệ hợp tác sâu, rộng với các quốc gia trong khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế với một số tác động tích cực chủ yếu như .Một là, tác động mạnh đến sự tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường trong một số lĩnh vực cụ thể như: công nghiệp, thương mại, các ngành dịch vụ, thúc đẩy thương mại, tăng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và mở rộng quan hệ hợp tác phát triển (ODA). Hai là, góp phần tạo thêm việc làm, tác động tích cực tới tiền lương và thu nhập của mọi tầng lớp cư dân, tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh (quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm).Ba là, tiếp thu được khoa học-công nghệ mới và kỹ năng quản lý tiên tiến trên nhiều lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp, kỹ thuật, văn hóa-xã hội… góp phần đào tạo cho Việt Nam có được đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ và năng lực cả về chuyên môn lẫn quản lý. Bốn là, góp phần hoàn thiện thể chế trong nước trên góc độ: pháp luật và tổ chức bộ máy, cùng với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tạo hiệu ứng tích cực thúc đẩy cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hoàn thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế nước ta trong dài hạn, tạo ra môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng, minh bạch, dễ dự đoán hơn và ngày càng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế..Năm là, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất khu vực, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn (Năm 2015, công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành động lực chính cho tăng trưởng GDP).
Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế trong một số lĩnh vực vẫn còn một số hạn chế, như:Một là,tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhưng chưa thực sự vững chắc, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, khoáng sản, xuất khẩu hàng nông sản thô với hàm lượng chế biến thấp và gia công hàng hóa ở công đoạn thấp của chuỗi giá trị (dệt may, da giày, điện tử…). Thứ hai, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung còn thấp, chịu sức cạnh tranh lớn từ doanh nghiệp nước ngoài,thu hút đầu tư vẫn dựa vào lợi thế nhân công và chi phí mặt bằng rẻ, chi phí năng lượng thấp. Ba là, khả năng tích lũy vốn nhân lực và tiến bộ công nghệ của Việt Nam còn rất khiêm tốn, biểu hiện ở mức năng suất lao động thấp và trình độ công nghệ của đa số doanh nghiệp còn khá lạc hậu Bốn là, Chất lượng nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng chậm được cải thiện. Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, doanh nhân chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập.
Từ năm 1990 cho đến nay, Việt Nam thực sự tích cực và chủ động tham gia vào tiến trình hội nhập hội nhập kinh tế quốc tế như tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế và thực hiện các cam kết đối với thương mại tự do. Trong quá trình này, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và góp phần nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập diễn ra trong tiến trình Việt Nam hội nhập vào nền thương mại toàn caut62 do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Do đó, trong những năm tiếp theo, Việt Nam cần cố gắng và nỗ lực để phát huy hết tiềm lực, khả năng bản thân, “tận dụng các cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, vuợt qua các khó khăn thách thức, giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trình hội nhập”.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top