International commercial law

Xuất xứ hàng hóa là gì 

Xuất xứ hàng hóa (từ tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là CO) là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó. 

Mục đính của xuất cứ hàng hóa 

Để xác định sản phẩm nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế suất hay không: Xuất xứ hàng hoá có liên quan đến việc tính thuế quan nhập khẩu, cụ thể là đến việc vận dụng mức thuế (thuế ưu đãi, hoặc thuế bình thường hay thuế trả đũa), đến những thủ tục hải quan (nếu hàng đến từ các nước trong nhóm thì thủ tục có thể đơn giản, nếu hàng đến từ các nước ngoài nhóm có thể bị kiểm tra, khám xét kỹ càng hơn). Chính sách thương mại của các quốc gia và thoả thuận thương mại khu vực đôi khi có sự phân biệt. Việc xác định được xuất xứ hàng hoá giúp có thể phân biệt được đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thoả thuận thương mại đặc biệt và đâu là hàng không được hưởng ưu đãi. 

Để thiết lập biện pháp và là công cụ của chính chính sách thương mại; Xác định xuất xứ hàng hoá còn có tác dụng trong việc thực hiện chính sách thương mại của một nước hay một khối nước dành cho nước hay khối nước cụ thể nào khác. Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.

Mục đích thống kê thương mại của một quốc gia: xác định xuất xứ hàng hoá là yếu tố cần thiết cho việc thu thập số liệu thống kê thương mại. Xác định xuất xứ khiến cho việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại hàng năm được tiến hành dễ dàng hơn. Như vậy, việc xác định xuất xứ hàng hoá là chỉ tiêu quan trọng cho việc đánh giá chất lượng, là công cụ để thực hiện chính sách thương mại trong quan hệ song phương và đa phương của các quốc gia. Trong điều kiện hiện nay, khi việc gia nhập các liên kết kinh tế thương mại khu vực và thế giới trở thành một xu thế, một nhu cầu bức thiết nhằm duy trì và đẩy mạnh quan hệ thương mại, thì việc xác định xuất xứ hàng hoá càng có ý nghĩa quan trọng Ngoài ra, xuất xứ hàng hoá là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hàng hoá, nhất là những sản phẩm thô và đặc sản. Xuất xứ hàng hoá giúp chúng ta hình dung được nguồn gốc, quê hương, nơi sản xuất của hàng hoá, từ đó chúng ta có thể nhìn nhận hay đánh giá được chất lượng của hàng hoá đó. Điều này đã được chứng thực ở nhiều quốc gia, chẳng hạn nói đến Pháp người ta nghĩ ngay đến đất nước của rượu vang đỏ được chiết xuất từ những cánh đồng nho bạt ngàn, hay nói đến Braxin người ta nghĩ ngay đến quê hương của cà phê với chất lượng nổi tiếng thế giới. Như vậy có thể coi việc xác định xuất xứ hàng hoá là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hàng hoá.

Thuế quan

Thuế quan thường được hiểu là khoản thu của nhà nước đánh vào hàng hóa khi hàng

hóa đó di chuyển từ lãnh thổ hải quan này sang lãnh thổ hải quan khác nhằm tăng

nguồn thu ngân sách quốc gia và bảo hộ hàng hóa tương tự, ngành kinh tế hàng hóa tương tự trong nước.

Thuế quan là các loại thuế được Quốc gia áp đặt cho hàng hóa nhập khẩu

Các loại thuế quan

Thuế: phần trăm, phi phần trăm ( thuế tuyệt đối, thuế  tuyệt đối thay thế và thuế tổng hợp), thuế đặc chủng ( hạn ngạch thuế quan: 2 mức thuế suất, thuế đối kháng: thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá, thuế thời vụ, thuế bổ sung).

Phương pháp xác định trị giá hải quan: phương pháp tính chuẩn ( giá thực trả, giá sẽ phải trả), phương pháp tính thay thế ( trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt, hàng hóa tương tự, trị giá khấu trừ, trị giá tính toán)

Các vấn đề tiếp cận: Danh mục thuế quan, mức thuế trần , lộ trình giảm thuế.

Giá tính thuế theo trị giá khấu trừ  = Giá bán tại thị trường nước NK (của hàng tương tự hoặc giống hệt) _ Thuế nhập

khẩu (và thuế khác) _ Phí vận tải và bảo hiểm _ Lợi nhuận _ Các chi phí khác từ lúc nhập khẩu.

Giá tính thuế theo trị giá tính toán = Giá thành sản xuất ra hàng hoá đó + Lợi nhuận + Chi phí chung

Dịch vụ

GATS không đưa ra định nghĩa về dịch vụ.

Các phương thức cung cấp dịch vụ: Cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, tiêu dùng dịch vụ ở

nước ngoài, hiện diện thương mại, hiện diện thể nhân.

Quy chế pháp lý cho một số lĩnh vực thương mại đặc thù: Dịch vụ vận tải hàng không, Dịch vụ tài chính, Dịch vụ viễn thông.

Quyền của doanh nghiệp: Hiệp định còn ghi nhận nhiều quyền của doanh nghiệp (mà đặc biệt là quyền của nhà nhập khẩu):

Quyền được đưa ra ý kiến trong suốt quá trình xác định trị giá tính thuế (và hải quan phải tính đến các ý kiến này);

Quyền rút hàng khỏi cơ quan hải quan nếu thấy quá trình xác định trị giá tính thuế chậm trễ (nhưng phải đặt cọc một khoản bằng thuế mà có thể sẽ phải trả);

Quyền yêu cầu hải quan giữ bí mật các thông tin mà mình cung cấp dưới dạng thông tin mật;

Quyền khiếu nại cơ quan hải quan hoặc kiện ra toà án.

Chú ý: Đến thời điểm này, tất cả các thành viên WTO đều phải thực hiện tất cả các nghĩa vụ quy định trong Hiệp định (không có ngoại lệ nào). Vì vậy, hải quan tất cả các nước thành viên WTO đều phải tôn trọng các quyền nói trên của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tự mình hoặc thông qua Chính phủ nước mình để bảo vệ các quyền này nếu hải quan nước nhập khẩu không tuân theo nghia vụ.

Quyền của doanh nghiệp trong trường hợp hải quan nghi ngờ giá giao dịch không chính xác?

Theo quy định, Hải quan được quyền nghi ngờ giá giao dịch mà nhà nhập khẩu khai báo là không chính xác và có thể sử dụng các phương pháp xác định giá tính thuế khác. Tuy nhiên, Hiệp định cũng đồng thời quy định một số quyền của người nộp thuế trong trường hợp này:

Khi hải quan nghi ngờ sự chân thực hoặc chính xác của trị giá kê khai, người nhập khẩu phải được quyền giải thích (bao gồm cả việc xuất trình các bằng chứng, giấy tờ chứng tỏ trị giá mình kê khai là chân thực); Khi hải quan không thoả mãn với giải thích mà người nhập khẩu đưa ra, người nhập khẩu có quyền yêu cầu hải quan gửi văn bản nêu rõ lý do nghi ngờ tính chân thực của trị giá khai báo.

Theo quy định của Hiệp định CVA, Hải quan có quyền nghi ngờ giá mà nhà nhập khẩu khai báo. Và hải quan không có nghĩa vụ phải chứng minh nghi ngờ của mình (họ chỉ cần “có lý do để nghi ngờ”).

WTO

Nguồn gốc của WTO: WTO (World Trade Organization) được thành lập ngày 01/01/1995 với

mục tiêu là thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.

Kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về thương mại và thuế quan GATT 1947 và là kết quả trực tiếp của vòng đàm phán Uruguay.

Mục tiêu của WTO: Nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống, Đảm bảo đầy đủ việc làm, Tăng trưởng thu nhập và nhu cầu thực tế, Mở rộng sản xuất, thương mại hàng hóa và dịch vụ.

Chức năng của WTO: Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định vàcam kết, Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết các Hiệp định, cam kết mới về tự do hóa và tạo thuận lợi cho thương mại, Giải quyết tranh chấp thương mại phát

sinh giữa các thành viên WTO, Rà soát định kỳ chính sách thương mại

của các thành viên, Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác, Hỗ trợ kỹ thuật các quốc gia đang phát

triển

Các quy định trong WTO: 

nhóm các hiệp định chung ( đa biên): có yếu tố bắt buộc các quốc gia thành viên  của WTO liên quan đến thương mại dịch vụ, hàng hóa các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ. Hiện nay có tổng cộng 16 HĐ đa biên.

Nhóm các biểu cam kết ‘

Nhóm các hiệp định nhiều bên: Chỉ có hiệu lực với các thành viên tham gia ký kết. WTO có 02 Hiệp định nhiều bên:Hiệp định mua sắm chính phủ và Hiệp định về thương mại máy bay dân dụng.

WTO rà soát chính sách thươngmại của các thành viên: Việc rà soát các chính sách thương

mại được tiến hành định kỳ 2 năm/1lần đối với 04 thành viên có tỉ trọng thương mại lớn nhất, 4 năm/1 lần đối với 16 thành viên tiếp theo; 6 năm/1lần đối với tất cả các thành viên còn lại

CƠ CHẾ BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA WTO :

1, Cơ chế thông thường

2, Cơ chế bỏ phiếu đặc biệt

3, Sự tham gia của các quốc gia đang phát

triển

4, Sự liên quan của các tổ chức phi chính phủ

5, Hình thức và cơ sở pháp lý của các quyết

định WTO

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #mywork